của nhà máy
Sử dụng biện pháp cách ly, cách âm thích hợp.
Lắp đặt đệm chống rung, lò xo chống rung cho các thiết bị có công suất lớn. Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ cá nhân, mũ chụp tai hoặc nút chống ồn.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội một cách nhanh chóng và nhiều biến động trong những năm qua ở Việt Nam cho thấy, nhiều dự án phát triển chỉ mới đạt được mục tiêu kinh tế mà chưa đi đôi với phát triển xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên như định hướng đã đề ra. Vì vậy, yêu cầu đánh giá tác động môi trường không chỉ dừng lại ở hoạt động tuân theo quy định của pháp luật mà còn đòi hỏi đánh giá tác động môi trường ở trước và trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đánh giá tác động môi trường là một quy trình có tính hệ thống nhằm xem xét trước những hậu quả mà các hoạt động phát triển gây ra cho môi trường. So với cơ chế bảo vệ môi trường khác, cơ chế này tập trung vào ngăn ngừa ô nhiễm nhằm mục đích đảm bảo sự phát triển bền vững.
Việc tiến hành đánh giá công khai, minh bạch sẽ giúp công chúng phát huy quyền dân chủ, đồng thời họ cũng nói lên những tâm tư, nguyện vọng của mình vì họ là những đối tượng trực tiếp chịu tác động của văn bản đó.
Đánh giá tác động môi trường góp phần hình thành một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao, một xã hội văn minh, phát triển, đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng môi trường. Nói cách khác, việc đánh giá tác động môi trường sẽ kết hợp chặt chẽ, thống nhất, hài hòa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội và bảo vệ, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường trong hoạt động xây dựng pháp luật là nhằm xác lập phương thức đúng đắn phục vụ việc lồng ghép yếu tố phát triển bền vững vào nội dung của hoạt động pháp luật để cho ra đời những sản phẩm pháp luật có tính bền vững, ổn định, khả thi.
Việc đầu tư xây dựng Nhà máy Bia Hà Nội – Hưng Yên sẽ đóng góp cho ngân sách nhà nước đạt mức tăng trưởng cao, góp phần ổn định xã hội và cung cấp sản phẩm bia chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước.
Dự án góp phần tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường trong và ngoài KCN. Lợi ích kinh tế mang lại là tăng các khoản nộp thuế cho ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
Tuy nhiên, ngoài việc mang lại các lợi ích kinh tế cho xã hội, còn gây ra những tác động tiêu cực cho con người và tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, việc thực hiện đánh
giá TĐMT giúp ngăn ngừa và giảm thiểu các hậu quả tiêu cực và phát huy các kết quả tích cực về môi trường và xã hội.
Luận văn đã phân tích và chỉ rõ những tác động tiêu cực trong quá trình triển khai dự án cũng như đi vào sản xuất như:
Nước thải từ các công đoạn sản xuất Chất thải rắn, chất thải sinh hoạt
Là những tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu.
Trên cơ sở chỉ rõ nguồn gây ô nhiễm và dự báo các tác động, luận văn đã đưa ra các giải pháp khắc phục và phòng ngừa mang tính thực tiễn, dễ áp dụng.
Mục đích chính của đánh giá tác động môi trường là đảm bảo sự hài hòa phát triển kinh tếxã hội với việc bảo vệ môi trường, tạo ra sự phát triển bền vững.
Một số đề xuất:
Về nội dung đánh giá tác động môi trường:
Cần tập trung hoàn thiện các quy trình áp dụng của phương pháp đánh giá tác động môi trường không chỉ tập trung cho các dự án phát triển, tăng cường hơn nữa việc áp dụng vào các kế hoạch phát triển quy mô quốc gia, vùng, ngành;
Các vấn đề tồn tại trong các đánh giá ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường cần phải khắc phục, hoàn thiện hơn nữa các công cụ xử phạt nhằm nâng cao hiệu lực của pháp luật.
Về công tác triển khai thực hiện:
Cần có chính sách phù hợp để đảm bảo sự tham gia một cách hữu ích và đầy đủ của cộng đồng vào công tác đánh giá tác động môi trường;
Cần có lồng ghép các kết quả đánh giá tác động môi trường vào nghiên cứu khả thi và ra quyết định;
Xây dựng các chương trình tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ thực hiện, đặc biệt là ở cấp cơ sở. Để đảm bảo việc thực hiện ĐTM có hiệu quả cả khi đánh giá và khâu giám sát.
Cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm đảm bảo việc thực hiện ĐTM có thể đảm bảo về mặt khoa học mang đầy đủ ý nghĩa.
Do đề tài nghiên cứu còn khá mới mà thời gian và trình độ của em có hạn, chuyên đề sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy rất mong được Thày góp ý để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Để chuyên đề này được hoàn thành, em xin chân thành cảm ơn Thày giáo – TS. Đinh Đức Trường, Thày đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp
Em xin chân thành cám ơn các anh, chị ở Chi cục Bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên, Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội đã cộng tác với em để thực hiện đề tài có chất lượng, hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đề ra.