Chạm khắc vào lịch sử- Phùng Gia Thế

3 1.8K 3
Chạm khắc vào lịch sử- Phùng Gia Thế

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chạm khắc vào lịch sử- Phùng Gia Thế (Đọc Sương mù tháng Giêng, tiểu thuyết của Uông Triều, Nxb. Trẻ, 2015) Phùng Gia Thế Lịch sử là cái có thể xảy ra Sương mù tháng Giêng thể hiện rõ nét một đặc điểm trong cái nhìn của Uông Triều: lịch sử là những diễn ngôn. Lịch sử là cái “có thể xảy ra”, chứ không phải cái hẳn (hay nhất định) đã diễn ra. Nhà văn muốn sống cùng lịch sử, không cách nào khác, anh ta phải tạo sinh những diễn ngôn về lịch sử. Và, nếu mỗi “văn bản sử” là một diễn ngôn thì tiểu thuyết của Uông Triều là diễn ngôn về các diễn ngôn. Lịch sử trong Sương mù tháng Giêng là sự trùng điệp của nhiều văn bản. Nói theo cách khác, nó là lịch sử trong sương mù. Một tưởng tượng về lịch sử. Thực tiễn bấy lâu cho thấy, đề tài lịch sử là miền đất hứa, nhưng cũng là hiểm địa của văn học. Chọn một phân đoạn trong lịch sử triều Trần để không gian hoánó, nhà văn trầm tĩnh đối thoại, hiện tại hoá lịch sử, lắng nghe và kiên nhẫn diễn giải những tiếng nói thầm từ lịch sử. Trong điệp trùng khói sương của thời gian. Nguồn cơn “câu chuyện nghệ thuật” của Uông Triều bắt nguồn từ “Bão táp triều Trần”. Tâm lí hoá lịch sử Sương mù tháng Giêng có khá nhiều sự kiện, nhưng phần lớn đó là các sự kiện tâm tư. Bắt nguồn và kết thúc bằng câu chuyện quan hệ tay ba phức tạp giữa Thiên Thuỵ, Khánh Dư và Quốc Nghiễn, song Sương mù tháng Giêng không phải một truyện tình. Đặt trọng tâm vào việc sân khấu hoá tâm lí – lịch sử, Sương mù tháng Giêngngân vang những tiếng nói nội tâm. Có thể nhận ra, bất cứ nhân vật nào trong đây cũng có thế giới tâm tư cực kì phong phú. Một Khánh Dư tài ba, kiêu ngạo, luôn chất chứa âm ỉ dòng dung nham hoan lạc. Một Thiên Thuỵ luôn phải vật lộn giằng xé giữa những cơn bão lòng. Một Từ Ô đa ngã, đa đoan bao cung bậc đàn bà… Cuộc giằng co giữa tình cảm và lí trí, dục vọng và danh dự, dòng tộc với quốc gia, tình yêu hay nghĩa vụ, những suy tư cân não về quốc thể, về cá thể trở thành nội dung chính của tiểu thuyết. Nhân Tông, Quốc Tuấn, Quốc Nghiễn, cả Ích Tắc, Thoát Hoan, Ô Mã Nhi…, nhân vật nào của Uông Triều cũng đầy ắp những uẩn khúc tâm tư. Sáng tạo kiểu nhân vật nội tâm là đặc điểm nổi trội và cũng là thế mạnh trong thi pháp tiểu thuyết lịch sử của Uông Triều. Có thể nói, vớiSương mù tháng Giêng, Uông Triều đã góp phần đáng kể vào việc khắc phục một nhược điểm trường kì của nhiều nhà văn Việt: không đủ kiên nhẫn lắng nghe và tường giải tâm tư con người. Nói ngắn gọn thì đó là hiện tượng “không viết kĩ”. Điều này càng đúng hơn đối với trường hợp các tác phẩm có đề tài lịch sử (Có lẽ không phải ngẫu nhiên, phim lịch sử của chúng ta thường ngắn tập; nếu là truyện, thì thường là truyện ngắn!). Từ góc nhìn này, có thể xem Sương mù tháng Giêng của Uông Triều là sự trải nghiệm lịch sử thuần toàn bằng tâm lí, qua tâm lí, và từ sự đa dạng của các điểm nhìn tâm lí. Lịch sử kiêu hùng, hoan lạc và cay đắng Tái dựng lịch sử, Uông Triều không “ngoại biên hoá” sử chính thống, nhưng anh vẫn có điểm nhấn riêng. Lịch sử với Uông Triều là chính sử, đồng thời cũng là dã sử. Lịch sử là của người anh hùng, nhưng cũng là của những người vô danh. Đọc Sương mù tháng Giêng, thấy nhiều gương mặt Trần triều kiêu dũng, thâm trầm, vững chãi đưa dân tộc đi qua những cơn dâu bể can qua. Nhiều trang văn trong Sương mù tháng Giêng thực sự đã gợi ra những xúc động mạnh mẽ ở người đọc về một trong những thời kì huy hoàng và kiêu hùng bậc nhất trong lịch sử dân tộc. Uông Triều cũng tỏ ra tinh tế khi không nhắc sâu chuyện Quốc Tảng có ý muốn lấy ngôi. Đại Việt sử kí toàn thư có đoạn: “Lại một hôm Quốc Tuấn đem câu ấy [lấy thiên hạ] nói với Quốc Tảng. Quốc Tảng nói: “Tống Thái Tổ là một ông lão làm ruộng mà thừa thì dấy vận được có thiên hạ”. Quốc Tuấn rút gươm kể tội rằng: “Kẻ làm tôi phản loạn là do ở đưa con bất hiếu”, ý muốn giết Quốc Tảng. Hưng Võ vương nghe tin ấy vội vàng chạy đến khóc xin lỗi hộ, Quốc Tuấn mới tha. Đến đây Quốc Tuấn bảo Hưng Võ vương rằng: Khi ta chết đi, đậy nắp quan tài rồi mới cho Quốc Tảng vào” (Đại Việt sử kí toàn thư, tập I, Nxb. Văn hoá Thông tin, tr. 550 -551). Với Uông Triều, lịch sử cũng là lịch sử của những thất bại, của kẻ chiến bại. Những trang viết về Ích Tắc, Thoát Hoan, Ô Mã Nhi, Phạm Nham… trong đây chiếm dung lượng khá nhiều. Trong Sương mù tháng Giêng, Uông Triều dụng công xây dựng kiểu nhân vật vô danh, nhiều nhất là những bóng ma, những đoàn ma không đầu, cụt tay, cụt chân. Những bóng ma vất vưởng có thể xem là một nỗi buồn chiến tranh, một thông điệp u trầm của nhà văn đằng sau những vinh quang chiến cuộc. Sự pha trộn thể loại, tính phần mảnh trong cấu trúc Viết Sương mù tháng Giêng, Uông Triều không ngần ngại thể hiện sự trải nghiệm các “văn bản lịch sử” của mình. Đọc Sương mù tháng Giêng, thấy bóng hình người xưa trong Đại Việt sử kí toàn thư, An Nam chí lược, Việt Nam sử lược,Thuyết Trần (Trần Văn Sinh), Địa chí Quảng Ninh, trong rất nhiều những huyền tích dân gian (và hiển nhiên, cả những điều do chính tác giả bịa ra). Phóng chiếu cái nhìn vào lịch sử, Uông Triều khéo lồng ghép quá khứ với thực tại. Việc xen cài, “lắp ghép” các truyện ngắn (Nước mắt sông Cầm, Đêm cuối cùng ở Ngoạ Vân) và những đoạn kịch ngắn khiến sắc điệu của tiểu thuyết thay đổi đáng kể (Điều đáng chú ý là, trong cấu trúc tiểu thuyết, chúng hoàn toàn có thể tháo dỡ được). Theo tôi, Nước mắt sông Cầm là những trang văn rất hay, thể hiện rõ chất tài hoa nghệ sĩ của Uông Triều. Sự pha trộn cái thực và cái huyễn ảo, giọng điệu khi trữ tình, u trầm, khi bi phẫn, tráng thiết, đôi khi xen cài tự nhiên yếu tố tác giả – người ghi truyện trong các tình huống gặp gỡ cổ nhân khiến tiểu thuyết của anh có những điểm nhấn và sức hấp dẫn riêng. Có thể nói, bằng sự chạm khắc tinh tế lịch sử, Sương mù tháng Giêng của Uông Triều đã giải toả được một phần điều tiếc nuối bấy lâu của người đọc Việt, về một “huyền thoại”: nước mình có nhiều chuyện hay nhưng ít người kể chuyện hay./. Đại Lải, 20/4/2015 Nguồn: Bản đăng trên Phê bình văn học do tác giả gửi . Chạm khắc vào lịch sử- Phùng Gia Thế (Đọc Sương mù tháng Giêng, tiểu thuyết của Uông Triều, Nxb. Trẻ, 2015) Phùng Gia Thế Lịch sử là cái có thể xảy ra Sương. khác, nó là lịch sử trong sương mù. Một tưởng tượng về lịch sử. Thực tiễn bấy lâu cho thấy, đề tài lịch sử là miền đất hứa, nhưng cũng là hiểm địa của văn học. Chọn một phân đoạn trong lịch sử triều. Trần để không gian hoánó, nhà văn trầm tĩnh đối thoại, hiện tại hoá lịch sử, lắng nghe và kiên nhẫn diễn giải những tiếng nói thầm từ lịch sử. Trong điệp trùng khói sương của thời gian. Nguồn

Ngày đăng: 05/06/2015, 11:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan