Để hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh của mình, công ty đã không ngừng phải đảm bảo chất lượng lao động của chính mình mà còn phải đảm bảo kết cấu lao động hợp lý. Công ty có đội ngũ lao động làm việc khoa học, bài bản với kết cấu trình độ cao, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu kinh doanh và quản lý. Với những cố gắng đó sau 5 năm thành lập công ty đến nay đã tạo cho mình một đội ngũ nhân viên 58 thành viên gồm:
Khối gián tiếp (quản lý): 15 CNV
Bảng 2.1: Bảng phân loại cơ cấu lao động
TT Chỉ tiêu phân loại Số lượng Tỷ trọng
(người) (%)
1 Khối kinh doanh 43 74,14
2 Khối gián tiếp 15 25,86
Tổng 58 100
Xét theo Bảng phân loại ta có thể thấy: Tỷ lệ lao động ở khối kinh doanh chiếm 72,14% trong tổng số lao động gấp gần 3 lần so với tỷ lệ lao động gián tiếp chỉ có 2,86%. Với một công ty thương mại mới thành lập chưa lâu, cơ cấu trên là hợp lý vừa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh và quản lý
Bảng 2.2: Bảng đánh giá trình độ lao động Stt Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ trọng ( % ) - Trình độ Đại học trở lên 21 36,2 - Trình độ Trung cấp và Cao đẳng 37 63,8
Qua bảng đánh giá về trình độ lao động trong công ty ta có thể thấy: Tỷ lệ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao còn chiếm tỷ lệ thấp. Công ty cần tăng cường đào tạo, tuyển dụng thêm lao động có trình độ cao.
2.4.2. Nội dung quỹ lương và công tác quản lý quỹ lương của công ty
Quỹ tiền lương là toàn bộ số tiền lương tính theo số công nhân viên
của doanh nghiệp do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương. Quỹ tiền lương của công ty bao gồm các khoản sau:
Tiền lương tính theo thời gian
Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian điều động công tác, đi làm nghĩa vụ trong phạm vi chế độ quy định
Tiền lương trả cho người lao động khi đã nghỉ phép, đi học theo chế độ quy định
Phụ cấp làm đêm, thêm giờ, thêm ca
Phụ cấp khu vực, thâm niên ngành nghề
Phụ cấp trách nhiệm
Trợ cấp thôi việc
Ngoài ra quỹ tiền lương còn gồm cả khoản chi trợ cấp bảo hiểm xã hội cho công nhân viên trong thời gian ốm đau, thai sản, tai nạn lao động (BHXH trả thay lương)
Quỹ tiền lương trong doanh nghiệp cần được quản lý và kiểm tra một cách chặt chẽ đảm bảo việc sử dụng quỹ tiền lương một cách hợp lý và có
hiệu quả. Quỹ tiền lương thực tế phải được thường xuyên đối chiếu với quỹ lương kế hoạch trong mối quan hệ với việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ đó nhằm phát hiện kịp thời những khoản tiền lương không hợp lý, kịp thời đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động.
Trong kế toán và phân tích tiền lương của công nhân viên trong doanh nghiệp được chia làm hai loại: tiền lương chính và tiền lương phụ.
• Tiền lương chính: là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân viên thực hiện nhiệm vụ chính của họ bao gồm tiền lương trả theo thời gian và chức danh, ngoài ra còn có các khoản phụ cấp kèm theo lương như phụ cấp khu vực, phụ cấp thâm niên…
• Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian CNV thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian công nhân viên nghỉ theo chế độ được hưởng lương như đi nghỉ phép, đi học, đi họp…
Việc phân chia tiền lương chính, tiền lương phụ có ý nghĩa quan trọng trong công tác kế toán tiền lương.
Quỹ Bảo hiểm xã hội:
Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định là trên tiền lương phải trả CNV trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 24% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả CNV trong tháng, trong đó: 17% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 7% trừ vào lương của người lao động.
Quỹ BHXH được trích lập tạo ra nguồn vốn tài trợ cho người lao động trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động. Thực chất của BHXH là giúp mọi người đảm bảo về mặt xã hội để người lao động có thể duy trì và ổn
định cuộc sống khi gặp khó khăn, rủi ro khiến họ bị mất sức lao động tạm thời hay vĩnh viễn.
Theo chế độ hiện hành, toàn bộ số trích BHXH được nộp lên cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm xã hội để chi trả các trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động. Tại công ty, hàng tháng công ty trực tiếp chi trả BHXH cho CNV bị ốm đau, thai sản... trên cơ sở các chứng từ hợp lệ. Cuối tháng, công ty phải quyết toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH.
Quỹ Bảo hiểm y tế:
BHYT là một khoản trợ cấp cho việc phòng chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động. Cơ quan bảo hiểm sẽ thanh toán về chi phí khám chữa bệnh theo tỷ lệ nhất định mà Nhà nước quy định cho những người đã tham gia đóng bảo hiểm.
Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả CNV trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, công ty trích quỹ BHYT theo tỷ lệ 4,5% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả CNV trong tháng, trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao
động, 1,5% trừ vào lương của người lao động.
Quỹ BHYT được trích lập để tài trợ cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh.
Theo chế độ hiện hành, toàn bộ quỹ BHYT được nộp lên cơ quan chuyên môn chuyên trách quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế.
Kinh phí công đoàn:
Kinh phí công đoàn là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ CNV trong doanh nghiệp nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động đồng thời duy trì hoạt động của công đoàn tại doanh nghiệp.
Theo chế độ hiện hành hàng tháng doanh nghiệp trích 2% kinh phí công đoàn trên tổng số tiền lương thực tế phải trả CNV trong tháng và tính toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động.
Toàn bộ số kinh phí công đoàn trích được một phần nộp lên cơ quan công
đoàn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp. Kinh phí công đoàn được trích lập để phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp:
Bảo hiểm thất nghiệp là khoản tiền được trích để trợ cấp cho người lao động bị mất việc làm.Theo Điều 81 Luật BHXH, người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
•Đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi thất nghiệp.
•Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức BHXH.
•Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp. Theo điều 82 Luật BHXH, mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Nguồn hình thành quỹ BHTN như sau:
•Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN •Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của những người lao động tham gia BHTN
•Hàng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của những người tham gia BHTN và mỗi năm chuyển một lần
Vậy tỷ lệ trích lập BHTN của doanh nghiệp là 2%, trong đó người lao động chịu 1% và doanh nghiệp chịu 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
2.4.3. Hình thức trả lương và cách trả lương
Hiện nay Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian: Theo hình thức này tiền lương trả cho người lao động tính theo thời gian làm việc, cấp bậc và tháng lương tiêu chuẩn do Nhà nước quy định. Thời gian làm việc của người lao động càng dài thì hệ số lương càng cao nhưng nó chỉ tăng đến mức giới hạn của thang lương thì không còn tăng nữa.
Thời gian lao động của nhân viên cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để phản ánh kịp thời, chính xác tình hình sử dụng thời gian lao động, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động của CNV trong doanh nghiệp, kế toán sử dụng “Bảng chấm công”. Bảng chấm công được lập hàng tháng cho từng ban, phòng,…và do người phụ trách bộ phận hoặc người được ủy quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày theo các ký hiệu trong chứng từ. Cuối tháng người chấm công và phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công và chuyển bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu quy ra công để tính lương và BHXH.
Bảng chấm công nhằm theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ BHXH… để có căn cứ tính trả lương, BHXH trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị vì vậy bảng chấm công phải được treo công khai tại nơi làm việc để CNV có thể thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấm công hàng ngày, tham gia ý kiến vào công tác quản lý và sử dụng thời gian lao động.
Bảng chấm công là tài liệu quan trọng để tổng hợp, đánh giá phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động, là cơ sở để kế toán tính toán kết quả lao
động và tiền lương cho CNV. Bên cạnh bảng chấm công, kế toán còn sử dụng một số chứng từ khác để phản ánh cụ thể tình hình sử dụng thời gian lao động của CNV như bảng chấm công làm thêm giờ.
Căn cứ tính lương là hệ số lương của người lao động và mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Bảng chấm công được hoàn thành vào ngày cuối cùng của tháng. Công ty hiện đang làm việc 6 ngày/ tuần.
2.4.4. Hạch toán tiền lương, tiền thưởng và thanh toán với người lao động
Công thức tính tiền lương theo thời gian :
Trong đó :
- Ltt: Lương thực tế - Ltg: Lương thời gian - Hcb : Hệ số lương
Số công lương làm lương thời gian: là số ngày vắng mặt của người lao động nhưng vẫn được tính để hưởng lương thời gian, phải đảm bảo các yêu cầu cụ thể của Công ty hoặc theo đúng quy định của Nhà nước.
- Hiện nay công ty áp dụng 9 ngày nghỉ (lễ, tết) chế độ theo quy định của Nhà nước.
- Nghỉ phép theo chế độ phải có "Giấy xin nghỉ phép" của người lao động và "Giấy nghỉ phép" thể hiện sự đồng ý của đại diện công ty.
Ltg =
Ltt x Hcb
Số ngày công theo chế độ
x Số ngày công thực tế
Ltgbs =
Ltt x Hcb
Số ngày công theo chế độ
Cuối tháng trên cơ sở quy chế trả lương đã được quy định cụ thể của Công ty đồng thời trên số liệu hạch toán về thời gian và kết quả lao động, kế toán sẽ tiến hành tính tiền lương và trợ cấp BHXH phải trả cho người lao động.
Công ty cổ phần Nicotex Thái Bình đã áp dụng hình thức trả lương theo
tháng. Để thanh toán tiền lương và các khoản phải trả công nhân viên, kế toán lập Bảng thanh toán tiền lương và BHXH (nếu có phải thanh toán). Bảng thanh toán lương và BHXH được lập về cơ bản đúng quy định và chế độ kế toán hiện hành. Các chứng từ làm cơ sở để chi trả lương và các khoản phải trả người lao động là: Bảng chấm công, phiếu nghỉ hưởng BHXH, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, hợp đồng giao khoán...
Khoản thu nhập của mỗi người lao động trong một tháng sẽ bao gồm các khoản lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp theo quy định trừ đi các khoản khấu trừ (bao gồm BHXH, BHYT, BHTN và các khoản phải khấu trừ khác).
Sau đây là cách tính lương cụ thể cho từng công nhân viên tại công ty: Công thức:
TN = Ltt - Các khoản giảm trừ
TN = (Ltg + Pc) - (BHXH+BHYT+BHTN) - (KPCĐ +ĐP) Trong đó:
- TN: Tổng thu nhập người lao động được hưởng trong tháng - Ltt: Lương thực tế
- Ltg: Lương thời gian - Pc: Phụ cấp
- ĐP: Đoàn phí
- BHXH + BHYT + BHTN: khoản trích theo quy định của Nhà nước trừ vào lương cơ bản của người lao động.
- Lcb: lương cơ bản = Hcb x Ltt - Hcb : Hệ số lương
- Ltt: lương tối thiểu
Ví dụ: Tháng 06 năm 2013, căn cứ vào Bảng chấm công và các chứng từ khác có liên quan, tính lương thực tế của Ông Nguyễn Văn Thuận - Phó giám đốc.
- Ngày công quy định: 26 ngày
- Ngày công làm việc thực tế: 26 ngày - Mức lương tối thiểu: 1.050.000đ - Hệ số lương: 5,65
- Hệ số công ty: 0,3 - Phụ cấp ăn ca: 26 ngày Từ đó ta có thể tính:
- Lương cơ bản = hệ số lương x mức lương tối thiểu = 5,65 x 1.050.000 = 5.838.000đ
- Thu nhập từ hệ số công ty = Lcb x hệ số công ty =5.838.000 x 0,3 = 1.751.400đ
- Phụ cấp ăn ca = Số ngày thực tế đi làm x 28.000 = 26 x 28.000 = 728.000đ
- Thu nhập = 1.751.400 +5.838.000+728.000=8.317.400đ
- Bảo hiểm người lao động phải nộp = 5.838.000x 9,5% = 554.610đ - Tạm ứng trong kỳ: 2.000.000đ
- Thuế TNCN = (Thu nhập - giảm trừ gia cảnh - BH) x 5%
= (8.317.400 - 4.000.000 - 1.600.000 - 554.610) x 5% = 108.139,5đ
Ltg =
5.838.000
26
- Thực lĩnh = Thu nhập - BHXH - Tạm ứng - Thuế TNCN =8.317.400 - 554.610 - 2.000.000 - 108.139,5= 5.654.650,5đ
2.4.5. Kế toán các khoản trích theo lương: BHXH, KPCĐ, BHYT, BHTN
Việc trích lập BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ là việc bắt buộc đối với các doanh nghiệp vì đó là lợi ích của người lao động mà Nhà nước đã quy định.
Bảo hiểm xã hội.
Số tiền trích nộp BHXH trừ vào lương của người lao động Số tiền BHXH = ( Lương cơ bản + PC có tính chất lương) x 7%
Số tiền phải nộp cho người lao động (tính vào chi phí) Số tiền BHXH = (Lương CB + PC có tính chất lương) x 17%
Ví dụ: Căn cứ vào cách tính lương của Ông Nguyễn Văn Thuận ta xác định: Lương cơ bản: 5.838.000
Số tiền BHXH phải nộp = 5.838.000 x 7%= 408660đ
Số tiền BHXH công ty phải nộp = 5.838.000 x 17% = 992.460đ
Công thức tính trợ cấp BHXH:
Số tiền Số ngày nghỉ Lương Tỷ lệ %
= X X
BHXH tính BHXH cấp bậc BHXH
Bảo hiểm y tế (BHYT)
Ở công ty mức trích BHYT cũng theo quy định:
Công ty nộp 3% tính vào chi phí kinh doanh trong kỳ
Người lao động nộp 1,5% trừ vào lương của người lao động
Người lao động sẽ được cấp thẻ BHYT được khám chữa bệnh khi có nhu cầu. Người có thẻ BHYT được hưởng các chế độ theo quy định khám, chữa bệnh.
Ví dụ: Căn cứ vào cách tính lương
- Số tiền BHYT ông Thuận phải nộp là: 5.838.000 x 1,5% = 87.570đ - Số tiền BHYT công ty nộp: 5.838.000 x 3% =175.140đ
Trích KPCĐ trên lương thực lĩnh của người lao động trong công ty. Mức trích 2% trên tổng quỹ lương tính vào chi phí. Kinh phí công đoàn công ty được chi cho những nội dung sau:
Chi cho hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao
Chi cho phát minh sáng kiến, cải tiến khoa học kỹ thuật ứng dụng vào hoạt động quản lý.