1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng theo chương trình dạy học của intel trong môn lịch sử ở trường THPT (vận dụng vào lịch sử việt nam (1858 1884), lớp 11

125 537 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 678,5 KB

Nội dung

Nếu giáo viên biết thiết kế bộ câu hỏi địnhhướng theo chương trình của Intel, vận dụng vào quá trình dạy học sẽ có tácdụng tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát triển các

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Chúng ta đang sống trong thế kỉ XXI với sự phát triển nhanh chóng,

mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, của “làn sóng văn minh thứ ba” Trong

bối cảnh ấy, mỗi quốc gia không thể phát triển trong biên giới chật hẹp củamình mà phải vươn lên hoà nhịp cùng với sự phát triển chung của khu vực và

thế giới Nhân tố đóng vai trò quyết định cho sự hòa nhịp đó chính là “con người”, là thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước Nghị quyết Đại hội lần thứ XI (2011) của Đảng chỉ rõ: “Con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa” và “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước” [13; 41].

Thời đại đó đã đặt ra cho nền giáo dục nước ta nhiệm vụ trọng đại làđào tạo những con người phát triển toàn diện để phục vụ cho sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Mỗi môn học ở trường phổ thông với đặctrưng của mình đều góp phần vào đào tạo thế hệ trẻ, trong đó có bộ môn Lịch

sử Những kiến thức lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc từ cổ chí kim không chỉgóp phần nâng cao tri thức và sự hiểu biết mà còn tác động lớn đến trái tim,

nhân cách học sinh tức là “dạy chữ” gắn liền với”dạy người” Lịch sử vừa là

quá khứ, vừa là sự kết tinh của nhiều giá trị mà các thế hệ sau cần tiếp nối vàphát huy Rất nhiều nhà khoa học và giáo dục nước ngoài đã đánh giá cao vaitrò, ý nghĩa của bộ môn Lịch sử trong đào tạo thế hệ trẻ Họ coi lịch sử là

“một trong bốn bộ môn quan trọng đối với giáo dục thế hệ trẻ, bên cạnh tiếng

mẹ đẻ, Địa lí và Toán học” [27; 10] Những sự kiện lịch sử gắn với con người

thực, việc thực trong quá khứ sẽ khơi dậy trong học sinh những tư tưởng, tìnhcảm đúng đắn mà những tư tưởng, tình cảm này là hành trang không thể thiếucho thế hệ trẻ trong bối cảnh mở cửa, hội nhập với thế giới

Trang 2

Bộ môn Lịch sử có vị trí quan trọng như vậy, nhưng thực tiễn dạy vàhọc lịch sử ở trường phổ thông vẫn còn nhiều bất cập, chưa phát huy hếtkhả năng vốn có của nó Để môn Lịch sử thực sự phát huy tốt chức năng,nhiệm vụ của mình trong việc giáo dục học sinh, bồi dưỡng nhân tài thìphải coi trọng và nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học bộ môn Muốn vậy,yêu cầu cấp thiết là phải đổi mới, cải tiến đồng bộ các khâu của quá trìnhdạy học: từ nhận thức, quan điểm, nội dung đến phương pháp dạy học, kiểmtra, đánh giá…

Trong hệ thống các phương pháp, biện pháp tiến hành nhằm nâng caochất lượng dạy học lịch sử, việc thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng có

ý nghĩa đặc biệt quan trọng Câu hỏi nếu được xây dựng và sử dụng hợp lý sẽ

là phương tiện hữu hiệu để phát triển tư duy, phát huy tính tích cực của họcsinh, nâng cao chất lượng dạy học Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết giáoviên đều phải mất thời gian thiết kế và tìm ra phương pháp tối ưu nhất khi sửdụng các câu hỏi trong giờ dạy của mình Tuy nhiên, thực tế cho thấy giáoviên sử dụng câu hỏi còn rất lan man, nặng về hình thức, không theo mộtlogic chặt chẽ hay nói cách khác là không có sự định hướng Điều này đã làmgiảm sự hứng thú khám phá lịch sử của học sinh, cũng là một trong nhữngnguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ tiếp thu kiến thức của người học

Tiếp cận với bộ câu hỏi định hướng theo chương trình dạy học của Intel(gồm câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung), giáo viên sẽhướng học sinh vào những hoạt động có chủ đích hơn, từ đó tạo cho các em

sự hứng thú để tìm tòi, suy nghĩ các phương án cho câu trả lời Tuy nhiên,việc thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng nhằm kích thích tư duy củahọc sinh, lôi cuốn các em vào từng hoạt động của bài dạy không phải đơngiản, nếu giáo viên không hiểu rõ chương trình của Intel

Lịch sử Việt Nam (1858 - 1884), lớp 11 THPT - chương trình chuẩn cómột vị trí đặc biệt quan trọng Với những biến cố của lịch sử dân tộc từ nửa

Trang 3

cuối thế kỉ XIX như việc Pháp xâm lược Việt Nam, tinh thần kháng chiếnchống Pháp của nhân dân ta, trách nhiệm của vua quan triều đình nhà Nguyễntrong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp… là những vấn đề lớn cầnkhai thác làm rõ cho học sinh Nếu giáo viên biết thiết kế bộ câu hỏi địnhhướng theo chương trình của Intel, vận dụng vào quá trình dạy học sẽ có tácdụng tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát triển các nănglực nhận thức, hành động và tư tưởng, tình cảm cho học sinh.

Xuất phát từ lí luận và thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Thiết

kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng theo chương trình dạy học của Intel trong môn Lịch sử ở trường THPT (vận dụng vào lịch sử Việt Nam (1858 - 1884), lớp 11 - chương trình chuẩn) làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp, chuyên

ngành Lí luận và phương pháp dạy học môn Lịch sử

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Vấn đề thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng trong dạy học nóichung, môn Lịch sử nói riêng từ lâu đã được nhiều nhà giáo dục học, tâm líhọc, giáo dục lịch sử trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu Trong phạm

vi của đề tài, chúng tôi xin khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề gồm 2 nhómchính sau:

2.1 Những tài liệu về Giáo dục học, Tâm lí học

2.1.1Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài

Ngay từ thời cổ đại, ở Hy Lạp, Xô - cơ - rat đã đề xuất và thực hiện mộtphương pháp dạy học (PPDH) bằng cách hỏi - đáp giữa hai người mà giúp

người khác đi đến chân lí và tự rút ra chân lí Đó chính là “phương pháp Xô crat” hay phương pháp đàm thoại trong dạy học Cho đến nay, phương pháp

này vẫn được sử dụng trong dạy học ở nhiều mức độ khác nhau và đem lạinhiều hiệu quả đáng kể

Trang 4

Đến J.A Cômexky, nhà sư phạm lỗi lạc người Tiệp Khắc (nay là Cộnghòa Séc) thế kỷ XVIII cũng đã coi việc nêu những câu hỏi gợi mở, kích thíchtính tích cực và lôi cuốn học sinh vào công việc học tập, nghiên cứu là cầnthiết và có ý nghĩa thực tiễn

Petty trong tác phẩm “Dạy học ngày nay” cũng rất quan tâm nghiên

cứu về vấn đề đặt và sử dụng câu hỏi trong dạy học Tác giả đã khẳng địnhnhiều ưu điểm của phương pháp đặt câu hỏi trong dạy học, nó như chiếc cầunối giúp các em chuyển giao hiểu biết của mình sang một vấn đề mới Theo

ông “Ta chỉ có thể hình thành được các kĩ năng tư duy quý giá cho học sinh bằng cách sử dụng có hiệu quả phương pháp chất vấn” [10; 171] Ngoài ra,

ông cũng đưa ra kĩ thuật đặt câu hỏi trên phương diện tâm lí hay phương diệnnhận thức, đưa ra quy trình đặt câu hỏi

Ivan Hanel trong tác phẩm “Đặt và sử dụng câu hỏi hiệu quả cao (HEQ) - cách thức giúp học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động học tập” đã đưa ra vấn đề “tại sao phải đặt câu hỏi” cũng như cách thức diễn đạt câu hỏi như thế nào để đạt hiệu quả cao trong dạy học Theo ông “đặt câu hỏi

là chính là việc tạo ra các phương tiện giao tiếp sẵn có cho giáo viên trên lớp học Cùng với kiến thức, dạy học là một hành vi giao tiếp Dạy học là giao tiếp” [21; 25].

Ngoài ra, các công trình “Dạy học nêu vấn đề” của I.Ja.Lene (qua bản dịch của Phan Tất Đắc, NXB Giáo dục, Hà Nội 1977) hay “Những cơ sở của dạy học nêu vấn đề” (Ô Kôn, 1976, NXB Giáo dục, Hà Nội) cũng đều khẳng

định và đánh giá cao vai trò ý nghĩa của việc nêu câu hỏi, trả lời câu hỏi đốivới việc phát triển nhận thức, tư duy của học sinh

2.1.2 Nghiên cứu của các tác giả trong nước

Các nhà giáo dục học có uy tín trong nước như Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ

Hoạt trong cuốn “Giáo dục học” (tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1987) cũng

Trang 5

đã đề cập đến việc thiết kế và sử dụng câu hỏi trong dạy học nhằm phát huytính tích cực hoạt động độc lập của học sinh trong việc tìm ra tri thức mới, rút

ra những kết luận cần thiết từ những tài liệu đã học

Đặng Thành Hưng trong cuốn “Dạy học hiện đại: lý luận biện pháp

-kỹ thuật” (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003) đã bước đầu đi sâu nghiên

cứu câu hỏi Tác giả đã phân chia câu hỏi thành 3 loại và 4 kiểu câu hỏi trongdạy học, nêu ra quy trình chung và những quy tắc của việc sử dụng câu hỏi

Như vậy, hầu hết các nhà giáo dục học, tâm lí học đều có chung quanđiểm cho rằng khi tiến hành đàm thoại, giáo viên có khả năng hướng dẫn họcsinh đi đến những kết luận cần thiết Và trong việc hướng dẫn, tổ chức họcsinh tự giải quyết vấn đề thì câu hỏi có chức năng đánh thức cái mà

X.T.Satxki gọi là “giấc ngủ sư phạm” Thiết kế và sử dụng câu hỏi một cách

hợp lí sẽ kích thích tính tự giác, tích cực, độc lập nhận thức của học sinh Tuynhiên, các nhà nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc khẳng định tầm quantrọng của việc sử dụng câu hỏi nói chung mà chưa tiếp cận hay đi sâu nghiêncứu việc thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng theo chương trình dạy họccủa Intel

2.2 Những tài liệu về giáo dục lịch sử

Trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào” (qua bản dịch của

Đặng Bích Hà, Nguyễn Cao Lũy, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1973), Đai-ri đãcoi phương pháp đàm thoại là một trong những cách thức dạy học có hiệuquả, thu hút được sự chú ý của học sinh Theo tác giả, phương pháp đàm thoạinếu được sử dụng hợp lí, giáo viên sẽ đạt được mục đích giúp học sinh tựmình nêu ra các kết luận đúng đắn Đàm thoại chính là một trong những hình

thức quan trọng để phát huy tính tự lập của học sinh: “trao đổi, thảo luận là trường học tuyệt vời của tư duy”

Trang 6

Ở trong nước, cuốn: “Giáo trình sơ thảo phương pháp dạy học lịch sử” của các tác giả Lê Khắc Nhân, Hoàng Trọng Hanh, Hoàng Triều (NXB

Giáo dục, Hà Nội, 1961) là tài liệu đầu tiên đề cập một cách hệ thống về vấn

đề sử dụng câu hỏi và những quy tắc khi nêu câu hỏi trong dạy học lịch sử

Trong giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” tập 1 của Phan Ngọc

Liên chủ biên, xuất bản và tái bản nhiều lần qua các năm 1992, 1998, 2002,

2009 (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội và NXB Đại học Sư phạm Hà Nội)cũng đề cập đến vai trò quan trọng của câu hỏi gợi mở trong việc phát triển tưduy Các tác giả coi việc hỏi và trả lời câu hỏi phù hợp với trình độ, yêu cầucủa học sinh, phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước hiện nay sẽ đưa lạikết quả tốt

Các công trình “Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh” (Trịnh Đình Tùng, 2002, chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội), hay “Vấn đề đặt câu hỏi của giáo viên đứng lớp kiểm tra đánh giá việc học tập của học sinh”

(Nguyễn Đình Chỉnh, NXB Hà Nội, 1995) đã đánh giá cao vai trò của câu hỏitrong dạy học lịch sử, đưa ra các loại câu hỏi, yêu cầu khi xây dựng và sửdụng câu hỏi trong dạy học lịch sử

Ngoài ra, việc thiết kế và sử dụng câu hỏi nói chung, sử dụng bộ câuhỏi định hướng nói riêng cũng được đề cập đến trong các cuốn tạp chí, luận

án, luận văn như:

“Câu hỏi và việc sử dụng câu hỏi trong dạy học” của Lê Phước Lộc,

Tạp chí nghiên cứu khoa học, trường Đại học Cần Thơ (2005)

Nguyễn Thị Duyên, “Thiết kế và sử dụng câu hỏi trong dạy học lịch sử

ở trường trung học phổ thông”, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSPHN, 2001.

Đặng Kiều Giang, “Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy

Trang 7

học lịch sử nhằm phát triển tư duy độc lập của học sinh khi dạy học chương khái quát tiến trình lịch sử Việt Nam từ nửa cuối thế kỉ XIX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất”, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSPHN, 1999.

Đặc biệt, trong một số luận văn, luận án của các môn khoa học kháccũng đã đề cập đến việc thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng trong dạy

học như Bùi Thị Hương Lan với “Xây dựng bộ câu hỏi định hướng bài học chương nhóm Nitơ lớp 11 - nâng cao ở trường THPT góp phần tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh” (Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lí luận và

Phương pháp dạy học Hóa học, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2010), hay công

trình của tác giả Đặng Hồng Vân “Thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học phần phi kim, Hóa học lớp 10 - nâng cao theo chuẩn kiến thức kỹ năng”, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2011 Tuy nhiên, các công trình mới chỉ

dừng lại ở mức độ khái quát chung chung chứ chưa đi sâu vào tìm hiểu cụ thểquy trình thiết kế cũng như sử dụng bộ câu hỏi định hướng một cách hiệu quảnhất trong quá trình dạy học

Nhìn chung, trong các công trình nghiên cứu của mình, hầu hết các tácgiả đều khẳng định vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng câu hỏi, coi nónhư là một công cụ đắc lực giúp giáo viên và học sinh nâng cao chất lượng,hiệu quả trong dạy học Tuy nhiên, trong bộ môn Lịch sử chưa có công trìnhhay đề tài nào đi vào tìm hiểu việc thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướngtheo chương trình dạy học của Intel Chính vì vậy, với mong muốn tìm hiểumột hướng tiếp cận mới trong việc nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng câu

hỏi, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng theo chương trình dạy học của Intel trong môn Lịch sử ở trường THPT (vận dụng vào lịch sử Việt Nam (1858 - 1884), lớp 11 - chương trình chuẩn)” làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp của mình Với tinh thần nghiên cứu,

tiếp thu kinh nghiệm, những tài liệu nêu trên chính là những tài liệu mở,những góp ý quý báu về lý luận cho người viết khi tiến hành đề tài

Trang 8

Thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm:

- Tiếp tục làm sáng tỏ và khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc thiết kế

và sử dụng câu hỏi nói chung, bộ câu hỏi định hướng trong dạy học lịch sửnói riêng Đặc biệt, tác giả tập trung vào tìm hiểu những lí luận dạy học liênquan đến thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng theo chương trình củaIntel, vận dụng vào môn Lịch sử ở trường THPT

- Điều tra, khảo sát thực trạng sử dụng bộ câu hỏi định hướng trong dạyhọc lịch sử nói chung, bộ câu hỏi định hướng theo chương trình dạy học củaIntel nói riêng

- Thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng theo chương trình dạy họccủa Intel, vận dụng vào dạy học lịch sử Việt Nam (1858 - 1884), lớp 11,THPT - chương trình chuẩn

- Đề xuất các phương pháp, biện pháp sử dụng hiệu quả bộ câu hỏi địnhhướng đã thiết kế khi dạy học lịch sử Việt Nam (1858 - 1884), lớp 11, THPT

- chương trình chuẩn

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình thiết kế và sử dụng bộcâu hỏi định hướng theo chương trình dạy học của Intel, vận dụng vào lịch sửViệt Nam (1858 - 1884), lớp 11- chương trình chuẩn

3.2 Đề tài không đi sâu vào nghiên cứu chương trình dạy học của Intel

mà chỉ tập trung vào tìm hiểu phương pháp thiết kế và sử dụng bộ câu hỏiđịnh hướng theo chương trình của Intel, được vận dụng vào môn Lịch sử ởtrường THPT qua ví dụ dạy học lịch sử Việt Nam (1858 - 1884), lớp 11 -chương trình chuẩn

Trang 9

4 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

4.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn của vấn đề, đề tài khẳng địnhvai trò, ý nghĩa của việc thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng trong dạyhọc nói lịch sử nói chung, bộ câu hỏi định hướng theo chương trình dạy họccủa Intel nói riêng Đồng thời, tác giả cũng đề xuất việc thiết kế và sử dụng bộcâu hỏi định hướng phục vụ cho dạy học lịch sử Việt Nam (1858 - 1884), lớp

11 THPT - chương trình chuẩn

4.2 Nhiệm vụ của đề tài

Để thực hiện được những mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết cácnhiệm vụ sau đây:

- Nghiên cứu lý luận của việc thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi địnhhướng trong dạy học lịch sử nói chung, bộ câu hỏi định hướng theo chươngtrình dạy học của Intel nói riêng thông qua các tài liệu giáo dục học, tâm líhọc, giáo dục lịch sử trong và ngoài nước, tài liệu của chương trình Intel…

- Điều tra khảo sát thực tiễn (thông qua dự giờ, thăm dò ý kiến của giáoviên và học sinh)

- Nghiên cứu nội dung chương trình SGK, lớp 11 THPT- chương trìnhchuẩn, trọng tâm là lịch sử Việt Nam (1858 - 1884) để xác định kiến thức cơbản, làm cơ sở cho việc thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng theochương trình dạy học của Intel

- Đề xuất quy trình thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng theochương trình dạy học của Intel, vận dụng vào lịch sử Việt Nam (1858 - 1884),lớp 11 - THPT chương trình chuẩn theo hướng tích cực

Trang 10

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở phương pháp luận

- Cơ sở phương pháp luận của đề tài dựa trên quan điểm cơ bản của chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như quan điểm, đường lối củaĐảng, nhà nước ta về giáo dục lịch sử và nhận thức lịch sử, đảm bảo tínhđúng đắn, khoa học, tính logic, tính hệ thống

- Đề tài cũng dựa vào lý luận dạy học của Tâm lí học, Giáo dục học,Phương pháp dạy học lịch sử của các khoa học giáo dục có liên quan

5.2 Phương pháp nghiên cứu.

Tuân thủ những nguyên tắc của nghiên cứu khoa học nói chung và căn

cứ vào đặc thù của bộ môn, cũng như nội dung, tính chất của đề tài, chúng tôichủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau:

- Nghiên cứu lí thuyết: nghiên cứu tổ chức hoạt động nhận thức của họcsinh, vai trò của câu hỏi trong việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của họcsinh trong các tài liệu giáo dục học, giáo dục lịch sử,…

- Điều tra, khảo sát tình hình thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướngtrong dạy học lịch sử nói chung, theo chương trình của Intel nói riêng, làm cơ

sở đánh giá tình hình dạy học lịch sử ở trường THPT

- Nghiên cứu nội dung chương trình, đặc điểm nhận thức của học sinh

để đề xuất việc thiết kế và các phương pháp sử dụng bộ câu hỏi định hướngtrong dạy học lịch sử

6 Ý nghĩa của đề tài

6.1 Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng đóng góp một phần nhất địnhvào việc phát triển lý luận dạy học lịch sử nói chung thông qua phương phápthiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng theo chương trình dạy học của

Trang 11

Intel Đồng thời, nâng cao hiểu biết cho bản thân về lý luận của việc thiết kế

và sử dụng bộ câu hỏi định hướng trong dạy học lịch sử

6.2 Đề tài được hoàn thành sẽ góp phần nâng cao hiểu biết cho bản

thân, giúp tác giả vận dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn dạy học ở trườngphổ thông sau khi tốt nghiệp

7 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, nội dungcủa Khóa luận được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng trong dạy học lịch sử ở trường THPT.

Chương 2: Thiết kế bộ câu hỏi định hướng theo chương trình dạy học của Intel trong môn Lịch sử ở trường THPT (qua ví dụ lịch sử Việt Nam (1858 - 1884), lớp 11 - chương trình chuẩn).

Chương 3: Phương pháp sử dụng bộ câu hỏi định hướng theo chương trình của Intel khi dạy học lịch sử Việt Nam (1858 - 1884), lớp 11 THPT - chương trình chuẩn).

Trang 12

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở

TRƯỜNG THPT 1.1 Cơ sở lí luận và xuất phát của đề tài

1.1.1 Một số khái niệm và thuật ngữ cơ bản sử dụng trong đề tài

* Thiết kế và sử dụng:

Có khá nhiều ý kiến, quan niệm liên quan đến khái niệm “thiết kế”.

Theo George Cox, trưởng khoa Đồ họa, Trường Đại học Luân Đôn thì

“Thiết kế là những gì liên kết sự sáng tạo và đổi mới Nó định hình các ý tưởng để trở thành những đề xuất thực tiễn và hấp dẫn người dùng hoặc khách hàng Thiết kế có thể được mô tả như sự triển khai sáng tạo đến một mục đích cụ thể nào đó.” [43].

Với định nghĩa trên, các thiết kế được tạo ra dựa trên sự kết hợp giữasáng tạo và đổi mới, hầu hết các kết quả đó đều trực quan tức là có thể nhìnthấy được mà không chỉ là những ý tưởng vô hình nữa

Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở, “thiết kế” là “động từ bao hàm ý nghĩa kiến thiết và sáng tạo nhằm mục đích phục vụ con người” [48].

Như vậy, một cách đơn giản nhất chúng ta có thể hiểu: Thiết kế làtất cả những gì xung quanh chúng ta, mọi thứ do con người làm ra đều đãđược thiết kế, dù có ý thức hay vô thức Dường như tất cả các thiết kế dù

ít dù nhiều đều có liên quan đến con người, xoay quanh con người, lấycon người làm trung tâm và tất nhiên mục đích cuối cùng của nó cũngchính là để phục vụ con người

Trang 13

Vậy thiết kế có gì khác so với với các hoạt động khác? Có lẽ thuộc tính

rõ ràng nhất của thiết kế là nó làm cho các ý tưởng trở nên hữu hình, nó tạo ra

từ những tư duy trừu tượng các nguồn cảm hứng khác nhau và biến một điều

gì đó trở nên hiện thực hơn Trong thực tế, công việc thiết kế không chỉ dừng

lại ở việc nghĩ và “biên dịch” các ý tưởng đó thành dạng hữu hình mà thực sự

phải tư duy nó thông qua những việc làm cụ thể từ đó mới có thể tạo ra nhữngthành quả cụ thể

Theo từ điển tiếng Việt “sử dụng” tức là đem dùng vào mục đích nào đó

Bất kỳ một thiết kế nào - dù đẹp hay xấu thì đều cần phải có mục đích,phải có một lý do tiềm ẩn xung quanh sự sáng tạo ban đầu và là sự giải thíchcuối cùng cho sự tồn tại của thiết kế đó Ví như, chiếc cốc của bạn được thiết

kế để uống nước, chiếc bàn bạn ngồi được thiết kế để học tập và làm việc,chiếc điện thoại bạn dùng được thiết kế để kết nối mọi người với nhau Mụcđích đó sẽ quyết định nội dung ra sao

Việc thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học cũng phải có mục đích sửdụng của nó, tức là áp dụng các bộ câu hỏi được xây dựng vào quá trình dạyhọc nhằm phát huy tính tích cực, năng lực tư duy sáng tạo của học sinh, từ đógóp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng

* Chương trình dạy học cho tương lai của Intel

Đây là một chương trình dạy học do Viện công nghệ máy tình (ICT) vàtập đoàn Intel của Mỹ thiết kế

Trong thời đại ngày nay, khi mà CNTT đã, đang và sẽ đóng vai trò vôcùng quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống (ngày nay 60% công việcđòi hỏi kiến thức cơ bản tối thiểu về máy tính và con số này sẽ chỉ tiếp tụctăng) thì kiến thức về tin học và kĩ năng sử dụng thành thạo những phần mềm

cơ bản cũng là một yêu cầu không thể thiếu đối với học sinh sau khi ra

Trang 14

trường Tuy nhiên, việc đào tạo thế hệ trẻ cho tương lai không chỉ dừnglại ở vấn đề chuẩn bị kiến thức cho họ sẵn sàng với công việc Học sinhcủa chúng ta còn cần phải được rèn luyện những kĩ năng sống, nên việctạo ra những hoạt động để học sinh tập ứng dụng những kiến thức đượchọc vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống cũng rất quan trọng.

“Chương trình dạy học cho tương lai của Intel” là một chương trình đào

tạo chuyên sâu được thiết kế để đưa công nghệ tiên tiến đang được sửdụng ngoài học đường vào trong lớp học, giúp giáo viên sử dụng côngnghệ máy tính để phát huy trí tưởng tượng của học sinh và cuối cùng làdẫn dắt các em tới một phương pháp học tập hiệu quả hơn

Trọng tâm của chương trình là đảm bảo rằng công nghệ được sử dụngmột cách có hiệu quả để cải thiện quá trình học tập của học sinh Chươngtrình được thiết kế không đơn giản là nhằm hỗ trợ người thầy tạo ra nhữnggiáo án điện tử với minh họa hấp dẫn, sinh động mà nhằm trợ giúp giáo viên

mở rộng khả năng sáng tạo của mình và của học sinh ra ngoài phạm vi họcđường Vì vậy, đây không phải là chương trình đào tạo ra những chuyên giaCNTT hay chỉ đơn thuần cung cấp kiến thức tin học phổ thông Đây làchương trình mà qua nó những người tạo lập mong muốn sử dụng CNTT như

là những phương tiện hữu hiệu không thể thiếu để đổi mới phương pháp giảngdạy theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học

Mục tiêu chương trình đặt ra cho các nhà giáo tương lai sau khi kết

thúc khóa học là hoàn tất một bộ “Hồ sơ bài dạy” có thể sử dụng trong lớp

học - một bài dạy giúp bạn nâng cao chất lượng dạy và học đồng thời đạtđược những mục tiêu học tập quan trọng cũng như các kỹ năng của thế kỷ 21

*Bộ câu hỏi định hướng

Bộ Câu hỏi định hướng là một thành phần quan trọng trong “Kế hoạch bài dạy” của Chương trình dạy học cho tương lai của Intel, gồm một hệ thống

Trang 15

các câu hỏi dùng để định hướng cho bài dạy nhằm đảm bảo đáp ứng mụcđích, chủ đề bài học đồng thời chú trọng nâng cao tư duy của học sinh

Bộ câu hỏi định hướng bài học bao gồm 3 loại câu hỏi:

- Câu hỏi khái quát (essential question): thúc đẩy tư duy độc lập, suyluận, mở rộng

- Câu hỏi bài học (unit question): hỗ trợ các mục tiêu học tập

- Câu hỏi nội dung (contents question): nhằm vào kiến thức quan trọng

có sẵn trong bài học

Trong 3 loại câu hỏi trên thì câu hỏi khái quát và câu hỏi bài học đưa ra

lý do căn bản của việc học, giúp học sinh nhận thức được “vì sao” và “như thế nào”, khuyến khích tìm hiểu, thảo luận và nghiên cứu Chúng giúp học

sinh trong việc cá thể hoá suy nghĩ và phát triển khả năng nhận thức đối với 1chủ đề Câu hỏi khái quát và câu hỏi bài học được thiết kế tốt sẽ giúp học sinhphát triển tư duy độc lập, kích thích hứng thú học của các em Để trả lời đượcnhững câu hỏi như thế, học sinh phải xem xét kỹ các chủ đề, xác lập ý nghĩanội dung rồi mới xây dựng câu trả lời cụ thể từ những thông tin thu thập được

Câu hỏi nội dung giúp học sinh xác định “ai”, “cái gì”, “ở đâu” và

“khi nào” cũng như hỗ trợ cho câu hỏi khái quát và câu hỏi bài học bằng cách

nhấn mạnh vào việc hiểu các chi tiết trong bài Các câu hỏi này giúp học sinhtập trung vào những thông tin xác thực cần phải tìm hiểu để đáp ứng các tiêuchí về nội dung và những mục tiêu học tập

Với bộ câu hỏi định hướng theo chương trình dạy học của Intel, khithiết kế người dạy không chỉ chú ý tới 1 bài, 1 phần, 1 chương mà còn phảichú ý mối quan hệ giữa môn học, bài học mà mình dạy với các bài, các mônkhác, thậm chí cả các lĩnh vực kiến thức khác (liên môn) để xác định hệ thốngcác câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung nhằm định hướngcho học sinh

Trang 16

Tất nhiên, ở đây chúng ta cần hiểu đúng, bộ câu hỏi định hướng bài họccủa chương trình Intel không phải là việc đưa ra, sáng tạo ra các câu hỏi hoàntoàn mới mà các giáo viên chưa hề biết Các thầy cô có thể phát hiện ra cáccâu hỏi mà mình đang sử dụng hoặc đang có ý định sử dụng trong bộ câu hỏiđịnh hướng Điều đó đúng nhưng cái khác biệt của bộ câu hỏi của chươngtrình là tính hệ thống, sự logic, khái quát cao, tính định hướng rõ ràng khi đếnvới học sinh Các câu hỏi định hướng của chương trình đều có sự logic, liênquan với nhau, đòi hỏi học sinh phải lấy thông tin từ câu hỏi nội dung để trảlời câu hỏi bài học Trên cơ sở đó suy nghĩ một cách thấu đáo, sâu sắc và sángtạo thì mới có thể giải quyết được câu hỏi khái quát cho toàn bộ bài học haykhóa học Kết quả cuối cùng mang lại là học sinh không chỉ hiểu bài, nắm bàihọc một cách chắc chắn hơn mà còn có tác dụng rất lớn trong việc phát triển

tư duy sáng tạo – mục tiêu cao nhất mà nền giáo dục nước ta đang hướng tới

1.1.2 Đặc điểm tâm lí của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT

Theo tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm thì học sinh ở cấp THPTnói chung (từ 16 đến 18 tuổi) và học sinh lớp 11 nói riêng đang trong thời kìphát triển mạnh mẽ và toàn diện cả về mặt tâm sinh lí và hoạt động xã hội

Theo B.D Ananhiep trong cuốn “Con người là đối tượng của nhận thức” thì lứa tuổi THPT đánh dấu “… sự bắt đầu trưởng thành của con người như một cá thể (tức là sự trưởng thành về chất), một nhân cách (sự trưởng thành công dân) và một chủ thể lao động (năng lực lao động) là trùng hợp nhau về thời gian” [2; 169] Sự trưởng thành này ở học sinh THPT dẫn đến

nội dung và tính chất hoạt động nhận thức, học tập biến đổi cả về chất vàlượng Đặc điểm nhận thức của học sinh biến đổi là yếu tố quan trọng đầu tiênquy đinh nội dung và phương pháp giảng dạy

Các em ngày càng trưởng thành hơn, bắt đầu hình thành thế giới quanriêng và ở lứa tuổi này, các em cũng đã tích lũy được một hệ thống tri thức

Trang 17

văn hóa phong phú Chính vì vậy, thái độ của các em đối với các môn họccũng trở nên có lựa chọn hơn Ở các em đã hình thành hứng thú học tập gắnliền với khuynh hướng nghề nghiệp Từ đó nảy sinh tâm lí: một mặt tích cựchọc một số môn mà các em cho là quan trọng đối với nghề nghiệp mà mình

đã chọn, còn các môn khác hoặc là sao nhãng hoặc là chỉ học để đạt điểmtrung bình Môn Lịch sử cũng không nằm ngoài sự lựa chọn đó của các em

Hầu hết học sinh đều coi lịch sử là “môn phụ”, môn học khô khan khó hiểu,

khó nhớ và ít có tác dụng cho nghề nghiệp tương lai sau này Quan niệm nàyđòi hỏi giáo viên cần phải làm cho học sinh hiểu được ý nghĩa và chức năngcủa bộ môn đối với sự phát triển toàn diện, giúp các em định hướng, điềuchỉnh động cơ, thái độ học tập đúng đắn

Trong lứa tuổi này, học sinh có sự phát triển nhanh về cả thể chất

và trí tuệ, đặc biệt hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúcbên trong của não phức tạp Nhờ các chức năng của não phát triển nên các

em có trình độ hiểu biết hơn hẳn lứa tuổi học sinh THCS, có khả năng tưduy lí luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo Tư duy của các

em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn, đồng thời tính phê phán của

tư duy cũng phát triển

Những đặc điểm đó tạo điều kiện cho học sinh THPT thực hiện cácthao tác tư duy phức tạp, có khả năng phê phán các vấn đề cả lí luận và thựctiễn, có khả năng khái quát cao cũng như đi sâu vào tìm hiểu bản chất của sựvật, hiện tượng khách quan, tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượngtrong tự nhiên và xã hội… Tuy vậy, số học sinh THPT đạt tới mức tư duy đặctrưng cho lứa tuổi như trên còn chưa nhiều Đôi khi các em còn chưa chú ýphát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân mà kết luận vội vàngtheo cảm tính… Việc giúp các em phát triển năng lực nhận thức, tư duy độclập là một nhiệm vụ quan trọng của giáo viên Cách làm tốt nhất mà giáo viên

có thể sử dụng không gì hơn là kết hợp các biện pháp dạy học khác nhau,

Trang 18

trong đó đặc biệt chú ý việc đưa ra các câu hỏi mang tính chất mở, địnhhướng nội dung của bài học, khóa học từ đó học sinh tự lĩnh hội kiến thức,phát triển khả năng nhận thức, tư duy độc lập một cách hiệu quả nhất.

Tìm hiểu đặc điểm tâm lí học sinh THPT nói chung, học sinh lớp 11nói riêng cho phép tác giả có thể thiết kế những bộ câu hỏi phù hợp nhấtvới khả năng cũng như trình độ của các em nhằm đạt được mục tiêu dạyhọc cao nhất

1.1.3 Đặc trưng của dạy - học lịch sử và con đường hình thành kiến thức cho học sinh với việc thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng.

Mỗi môn học đều có đặc trưng riêng với những chức năng, nhiệm

vụ cụ thể để góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của hệ thống giáo dụcquốc dân Bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông với tư cách là một mônkhoa học cũng mang trong mình những đặc trưng riêng quy định quá trìnhdạy và học lịch sử

Lịch sử là quá trình phát triển không ngừng của xã hội loài người từ khicon người và xã hội hình thành đến nay Vì vậy, nói đến lịch sử là nói đếnnhững gì đã diễn ra trong quá khứ, không bao giờ lặp lại và chỉ xảy ra một lầnduy nhất gắn với khoảng thời gian, không gian, nhân vật cụ thể

Xuất phát từ những đặc trưng riêng của mình nên việc dạy - học lịch sửcủa không giống bất cứ môn nào ở trường phổ thông Giáo viên dạy lịch sử vàhọc sinh nhận thức lịch sử không phải là sáng tạo ra cái mới, cái chưa biết mà

là tái hiện những kiến thức lịch sử đã được khoa học thừa nhận, khôi phục lạibức tranh quá khứ Nhiệm vụ giáo viên dạy lịch sử là làm thế nào để học sinh

có thể dễ dàng tưởng tượng, hình dung lại những sự kiện, hiện tượng đúng

như nó đã tồn tại, làm sao để “quá khứ phải được khôi phục trước mắt học sinh dưới những hoạt động sinh động và rõ ràng” [22; 13], làm sao để giúp học sinh không chỉ đơn giản ở việc“ghi nhớ” các sự kiện mà còn phải là

Trang 19

“hiểu” được những “chuyện đã xảy ra trong quá khứ đó” rồi “vận dụng, liên hệ” tìm ra mối liên hệ bản chất giữa các sự kiện để so sánh, đánh giá,

nhận xét theo quan điểm của mình Từ đó, giúp học sinh phát triển đượckhả năng tư duy, năng lực thực hành bộ môn… Đây là yêu cầu không phải

dễ đối với giáo viên

Theo quy luật về sự nhận thức khách quan của con người, quá trình

nhận thức nói chung và nhận thức lịch sử nói riêng bao giờ cũng đi “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” và “từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn” Đương nhiên, con đường nhận thức của HS cũng vậy, đó là con đường nhận thức đi từ “cảm tính” tới “lí tính”, thông qua một chuỗi kiểm nghiệm từ

thực tiễn để nhận thức được chân lí khách quan Tính quá khứ, tính không lặplại của lịch sử gây ra cản trở nhất định cho quá trình nhận thức của học sinhkhi mà các em không thể trực tiếp quan sát diễn biến của đối tượng nghiên

cứu giống như các môn khoa học tự nhiên khác mà chủ yếu là “nhận thức được một cách gián tiếp thông qua các tài liệu được lưu lại” [18; 41] Vậy

quá trình nhận thức thông qua tài liệu được tiến hành như thế nào?

Trước tiên, học sinh buộc phải thực hiện những thao tác như nghe,quan sát, tri giác các tài liệu, sự kiện hiện tượng lịch sử để từ đó hình dung lại,tưởng tượng lại các sự kiện đó diễn ra như thế nào Đây chỉ là giai đoạn nhậnthức cảm tính, bởi học sinh mới chỉ quan sát, biết được cái hình thức bên ngoàicủa các sự kiện, hiện tượng lịch sử mà chưa đi sâu vào bản chất của các sựkiện, hiện tượng đó Để phát triển lên một bước cao hơn (nhận thức lí tính), đòihỏi học sinh phải thực hiện hàng loạt các thao tác của tư duy như so sánh, phântích, khái quát hóa, tổng hợp hóa để tìm ra dấu hiệu, bản chất Và kết quả của

cả quá trình nhận thức lịch sử của học sinh là phải hiểu được bản chất của vấn

đề được đưa ra Tuy nhiên, quá trình này không phải tự diễn ra mà phải có sựkích thích, định hướng nhất định từ hệ thống các câu hỏi của giáo viên Từ đó,các em suy nghĩ, tự tìm ra câu trả lời và rút ra những kết luận cần thiết

Trang 20

Mặt khác, chúng ta dễ dàng nhận thấy, hoạt động tư duy chỉ xuất hiệnkhi gặp một tình huống có vấn đề và ý thức được, thu hút được sự tập trungchú ý, kích thích lòng say mê hứng thú, gây ra tình trạng bức xúc về tâm líbuộc chủ thể phải tìm cách giải quyết vấn đề qua đó vừa lĩnh hội được kiếnthức mới, phương pháp mới vừa bồi dưỡng được năng lực tư duy sáng tạo vàhình thành nhân cách Mâu thuẫn biện chứng giữa cái đã biết và cái chưa biết

là bản chất tâm lí của tình huống có vấn đề Mối quan hệ biện chững đóthường được diễn đạt dưới dạng câu hỏi

Nhận thức lịch sử cũng giống như quá trình nhận thức nói chung Nócũng trải qua giai đoạn nhận thức cảm tính và lí tính Do đặc trưng của lịch sửtạo nên điểm khác biệt so với các bộ môn khác đó là việc nhận thức xuất phát

từ sự kiện, từ việc tri giác các tài liệu đến tạo biểu tượng, hình thành kháiniệm, rút ra quy luật và bài học lịch sử Các câu hỏi được xây dựng và sửdụng có hệ thống và hợp lí, kết hợp đồng bộ với các phương pháp khác sẽ làcông cụ thường xuyên và hiệu quả nhất giúp học sinh dễ dàng hơn trong việcđịnh hướng kiến thức và phát triển tư duy sáng tạo, góp phần nâng cao chấtlượng dạy học lịch sử

1.1.4 Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông

Phương pháp dạy học là hình thức, cách thức hoạt động của giáoviên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mụcđích dạy học

Trong tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, với sự phát triển vượt bậc vềcông nghệ thông tin, tin tức và những điều kiện cơ sở vật chất khác mang lạicho học sinh một điều kiện vô cùng dễ dàng để có thể tiếp thu những tri thứcmới, những thông tin mới Trong khi đó, với cách giảng dạy trước đây củachúng ta, việc giáo viên đóng vai trò thuyết trình để trình bày hàng loạt những

Trang 21

kiến thức đến với học sinh là không còn phù hợp Việc đổi mới phương phápdạy học là tất yếu khách quan Đây không phải là vấn đề của riêng nước ta mà

là vấn đề đang được quan tâm ở hầu hết các quốc gia trong chiến lược pháttriển nguồn nhân lực phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội

Để thực hiện được mục tiêu trên, việc đổi mới phương pháp dạy họctrong môn Lịch sử ở trường phổ thông cần phải chú trọng vào việc khuyếnkhích học sinh học tập tích cực, chủ động, chống lại thói quen học tập tiêucực, thụ động, loại bỏ phương pháp dạy học truyền thụ một chiều, nhồi nhétkiến thức Việc đổi mới phương pháp dạy học cần hướng vào phát triển nănglực tự học của học sinh, đa dạng hóa các hình thức, phương pháp học tập để

từ đó học sinh tự khám phá kiến thức và giải quyết vấn đề, tự rút ra kết luậntrên cơ sở hướng dẫn, tổ chức và gợi ý của giáo viên Đồng thời, phải hướngtới tăng cường sự tương tác, phối hợp giữa người dạy với người học và giữangười học với nhau, coi trọng vốn hiểu biết, kinh nghiệm đã có của người học

và tăng cường sử dụng các phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại, đặc biệt làứng dụng hiệu quả những thành tựu của CNTT

Một cách ngắn gọn, định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn

Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay là chuyển từ mô hình“lấy giáo viên làm trung tâm” sang mô hình “lấy học sinh làm trung tâm” thực hiện có hiệu quả phương châm ‘‘học đi đôi với hành”, ‘‘lý luận gắn với thực tiễn” nhằm khai

thác tối đa kinh nghiệm của người học, đem lại niềm vui, hứng thú học tậpcho học sinh Chỉ có đổi mới PPDH mới là động lực làm thay đổi căn bảnchất lượng đào tạo nguồn nhân lực toàn diện đáp ứng được yêu cầu CNH,HĐH đặt ra…

Tuy nhiên, trên thực tế khi đi vào thực hiện, quá trình đổi mới phươngpháp dạy học đã xuất hiện hai thái cực trái ngược nhau:

Trang 22

Thứ nhất, quá tích cực hưởng ứng các phương pháp dạy học mà thếgiới đang áp dụng nên một bộ phận giáo viên đã tuyệt đối hóa các phươngpháp dạy học từ bên ngoài truyền thụ vào (thảo luận nhóm, sử dụng CNTT,

kỹ thuật dạy học “kim tự tháp”…) và thường phủ nhận sạch trơn các phương

pháp đã được sử dụng trước đây như thuyết trình, thông báo, tường thuật vàxem đó là những phương pháp truyền thống cổ hủ lạc hậu

Thứ hai, phản đối (thậm chí rất gay gắt) những phương pháp dạy học

“nhập nội” trung thành tuyệt đối với các phương pháp truyền thống [19; 41]

Thực chất, chúng ta cần phải hiểu rằng, đổi mới phương pháp dạy họclịch sử không phải là thay đổi mục tiêu hay xóa bỏ mọi kinh nghiệm quý giá

đã được đúc kết trong thực tiễn dạy học ở trường phổ thông từ trước tới nay

mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệmđúng đắn, với những hình thức, bước đi và những biện pháp thích hợp Vì

theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới, cái gì cũ mà xấu thì bỏ, cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý Cái gì mà tốt thì phải phát triển thêm Cái gì mới mà hay thì ta phải làm” [19; 41] Nói cách khác,

mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử không phải là xóa

bỏ mọi phương pháp truyền thống đã được thừa nhận và sử dụng hiệu quảtrước đó thay thế hoàn toàn bằng các phương pháp dạy học hiện đại mà làthay đổi cách sử dụng chúng theo hướng tích cực, chủ động, kiên quyếtloại bỏ tận gốc những sai lầm của việc dạy học một chiều, nhồi nhét kiếnthức, không phát huy được năng lực nhận thức độc lập, trí tuệ thông minhcủa học sinh Để tiến tới mục đích trên, việc đổi mới phương pháp dạyhọc phải được tiến hành trên cả ba góc độ:

Một là, cải tiến, hoàn thiện các phương pháp dạy học đang sử dụng đểgóp phần nâng cao hiệu quả, tiến tới nâng cao chất lượng của việc dạy học

Trang 23

Hai là, bổ sung, phối hợp với nhiều phương pháp dạy học khác để khắcphục những mặt hạn chế của các phương pháp đang sử dụng nhằm đạt mụctiêu dạy học đề ra

Ba là, từng bước thay đổi, tiến tới loại bỏ phương pháp dạy học cũmang tính áp đặt, nhồi nhét kiến thức bằng các phương pháp mới ưu việt đểđem lại hiệu quả dạy học cao hơn [19; 41]

Tuy nhiên, đổi mới phương pháp dạy học lịch sử luôn là một quá trìnhphức tạp, diễn ra trong một thời gian dài, nó đòi hỏi người dạy, người học và

cả những người có liên quan phải có sự chuyển biến tích cực mạnh mẽ trongnhận thức, hành động, phải có ý chí bền bỉ quyết tâm cao khi thực hiện

Thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng theo chương trình dạy họccủa Intel, vận dụng vào môn Lịch sử ở trường phổ thông thể hiện việc tiếpcận với đổi mới PPDH theo hướng tích cực, là quá trình hoàn thiện cải tiếnphương pháp sử dụng câu hỏi truyền thống nhằm tiến tới một bộ câu hỏi tốtnhất, hiệu quả nhất đối với quá trình dạy và học của cả giáo viên và học sinh

1.1.5 Vai trò, ý nghĩa của việc thiết kế và sử dụng câu hỏi định hướng trong dạy học lịch sử ở trường THPT

Thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng trong dạy học lịch sử có vaitrò, ý nghĩa lớn đối với giáo viên và học sinh

* Đối với giáo viên:

- Việc thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng trong dạy học nếuthực hiện tốt sẽ là một trong những phương pháp làm cho lời giảng của giáoviên sinh động, hấp dẫn hơn Bài giảng mà không có câu hỏi tức là không có

sự giao tiếp tương tác giữa giáo viên với học sinh, giáo viên nói và học sinhchỉ có nhiệm vụ nghe và ghi chép Nếu vậy, đó thực chất chỉ là một bài thuyếttrình, một bài độc diễn khô khan, khó hiểu của riêng giáo viên mà thôi

Trang 24

- Câu hỏi trong dạy học còn là phương tiện hữu hiệu, độc đáo để giáoviên truyền đạt tri thức đến học sinh Giáo viên có thể có nhiều con đườngkhác nhau trong việc giúp học sinh tiếp thu kiến thức mới nhưng chỉ bằngcách sử dụng câu hỏi và thông qua việc trả lời các câu hỏi học sinh mới có cơhội vừa lĩnh hội tri thức mới vừa phát triển tư duy, năng lực bản thân Việcxây dựng và sử dụng được hệ thống câu hỏi phù hợp trong dạy học nói chung

và dạy học lịch sử nói riêng sẽ làm cho giờ học trở lên nhẹ nhàng hơn, giờhọc nhẹ không phải là mục tiêu đặt ra ít, cũng không phải là bài học diễn rađều đều theo lời giảng của cô và câu trả lời của trò mà quá trình dạy và họcdiễn ra cũng có lúc cao trào, sôi nổi tuỳ vào nội dung từng phần, yêu cầu giáoviên đặt ra cho học sinh - thông qua câu hỏi từ đó học sinh tiếp nhận kiến thứcmột cách tự nhiên

- Câu hỏi cũng là công cụ chủ yếu để kiểm tra tri thức, giúp giáo viênphát hiện những chỗ mà học sinh hiểu sai, những lỗ hổng kiến thức còn tồnđọng đồng thời đánh giá mức độ hiểu bài của học sinh một cách tức thì.Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với giáo viên, là cơ sở để giáo viênđiều chỉnh phương pháp giảng dạy của mình sao cho phù hợp với từng đốitượng học sinh

- Đặc biệt, câu hỏi giúp giáo viên khám phá được thái độ học tập củahọc sinh từ đó có những phương pháp để khuyến khích, động viên cũng nhưnhắc nhở các em chú ý hơn trong giờ học Trong giờ học, không phải học sinhnào cũng đều chú ý nghe giảng, nhất là đối với giờ lịch sử khi học sinh cho

rằng đây chỉ là “môn phụ”, không phải là môn thi đại học của mình Chính vì

vậy, các em thường không tập trung nghe giảng, làm việc riêng, thậm chí lấycác môn khác ra học Với việc đặt ra các câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời,giáo viên có thể biết học sinh đó đang chú ý đến bài giảng của mình haykhông, từ đó kịp thời nhắc nhở, điều chỉnh thái độ học tập, giúp các em chú ýhơn vào bài học

Trang 25

- Sử dụng các câu hỏi định hướng còn là biện pháp giúp giáo viên khơigợi động cơ học tập cho học sinh Đây cũng chính là biện pháp nhằm thu hút

sự chú ý của học sinh, các em biết chính mình cần làm gì để chủ động tiếpnhận kiến thức một cách phù hợp nhất với khả năng của mỗi em

- Trong thời đại bùng nổ mạnh mẽ của khoa hoc, công nghệ thông tin,học sinh có thể tìm hiểu kiến thức thông qua nhiều con đường khác nhau, vìvậy tầm hiểu biết cũng như khả năng của học sinh được nâng cao hơn nhiều.Giáo viên không phải là con đường duy nhất để tiếp cận thông tin nữa Để họcsinh chú ý vào bài giảng của mình, giáo viên cần có sự chuẩn bị, đưa ra câuhỏi kích thích lòng ham muốn trả lời, tìm tòi của các em Để làm được điều

đó, giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ bản thân, tìm hiểu sâu, rộnghơn nữa về nội dung bài học, các kiến thức liên quan cũng như đặc điểm đối

tượng học sinh Do đó, “hỏi” cũng chính là một cách thức bổ ích giúp giáo

viên học tập suốt đời

Câu hỏi dù giữ vai trò là một phương pháp, một phương tiện hoặc

kỹ thuật dạy học thì nó đều vô cùng quan trọng đối với quá trình dạy học.Làm sao để có được một bộ câu hỏi hay, vừa đáp ứng mục tiêu bài học,định hướng hoạt động cho học sinh, vừa tạo nên hứng thú học tập, kíchthích trí tò mò của các em? Đây là một bài toán khó, không dễ thực hiện

vì nó vừa là kiến thức nhưng cũng vừa là kinh nghiệm sống và cũng lànghệ thuật của giáo viên Việc tìm hiểu quá trình thiết kế và sử dụng bộcâu hỏi định hướng theo chương trình Intel sẽ là một hướng mới trongviệc giải quyết bài toán khó trên

* Đối với học sinh: Việc thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi mang tính chất

định hướng trong giờ học có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển học sinhtrên cả 3 mặt: giáo dưỡng, giáo dục và phát triển

Trang 26

Về mặt giáo dưỡng:

- Việc thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng trong dạy học lịch sửgiúp học sinh dễ dàng hơn trong việc định hướng kiến thức, tìm kiếm thôngtin, nhằm khôi phục lại bức tranh toàn diện của lịch sử quá khứ đúng như nó

đã tồn tại Đồng thời, giúp các em xem xét sự kiện, hiện tượng trong nhữngđiều kiện không gian, thời gian đặc điểm cụ thể, riêng biệt không nhầm lẫn sựkiện này với sự kiện khác

Đây là mục tiêu đòi hỏi học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức mớiphải trải qua giai đoạn tìm tòi, nghiên cứu chứ không đơn thuần chỉ là bị độngtiếp thu kiến thức Từ những câu hỏi định hướng đơn giản như sự kiện, hiện

tượng này diễn ra ở đâu?, khi nào?, diễn biến ra sao? đến những câu hỏi

phức tạp hơn như so sánh, phân tích, đánh giá, bình luận về quá trình phátsinh, phát triển của các sự vật hiện tượng trong lịch sử Trả lời được các câuhỏi này học sinh không chỉ hình dung, tái hiện, khôi phục được bức tranh quákhứ một cách chính xác, chân thực nhất mà trên cơ sở đó hiểu sâu, nhớ lâubản chất của vấn đề, tự rút ra quy luật và bài học lịch sử

- Mặt khác, nhiều ý kiến đồng ý rằng khi học sinh tham gia quá trìnhhọc tập nói chung và môn Lịch sử nói riêng sẽ thú vị, sôi nổi và hiệu quả hơnnhiều nếu giáo viên đưa ra hệ thống các câu hỏi lôgic, đặc biệt là câu hỏi mởvới sự định hướng rõ ràng cho học sinh Các em được chủ động tham gia vàobài giảng chứ không chỉ thụ động ngồi nghe Bài giảng với nhiều câu hỏi hấpdẫn sẽ kích thích được sự tò mò, hứng thú trả lời cho học sinh

Về tư tưởng, tình cảm, thái độ:

Từ xa xưa, các nhà giáo dục cổ đại đã coi “Lịch sử là cô giáo của cuộc sống”, là “triết học của việc nêu gương”… như vậy, bản thân nội dung lịch

sử mang chức năng giáo dục rất lớn Chính vì vậy, môn Lịch sử có ưu thếnhất định trong việc bồi dưỡng và giáo dục cho thế hệ trẻ những truyền thống

Trang 27

yêu nước, đoàn kết, khơi gợi những xúc cảm mạnh mẽ của các em thông quanhân vật, sự kiện lịch sử, từ đó hình thành thế giới nhân sinh quan khoa họcđúng đắn Để giải đáp các câu hỏi mà thầy cô đưa ra như so sánh, đánh giá,nhận xét… đòi hỏi các em phải nỗ lực tìm tòi, thể hiện thái độ của mình (đồngtình hay phản đối; kính trọng khâm phục; tự hào hay căm ghét, khinh bỉ) Từ

đó, những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp của các em sẽ được hình thành

Bên cạnh việc giáo dục đạo đức, tư tưởng tình cảm, việc thiết kế và sửdụng bộ câu hỏi định hướng trong dạy học lịch sử còn có tác dụng giáo dục ýthức lao động trong học tập, lòng say mê và tính kiên trì, chuyên cần của họcsinh Bởi vì, để tìm được lời giải đáp đúng cho các câu hỏi mà giáo viên đặt rathì dù là loại câu hỏi nào cũng đòi hỏi học sinh phải nỗ lực suy nghĩ, tìm tòi

và sáng tạo chứ không đơn giản là ngay lập tức đưa ra đáp án mà không cầntrải qua quá trình tìm tòi, suy nghĩ nào Nhờ đó, học sinh tự rèn luyện chomình sự kiên nhẫn, tính nhẫn nại, không lùi bước trước những câu hỏi khó,câu hỏi mang tính thách thức cao Ngoài ra, câu hỏi trong dạy học còn tạo cơhội để giáo viên rèn luyện cho học sinh những phẩm chất trong giao tiếp nhưbiết lắng nghe, chấp nhận hay phê phán ý kiến người khác, nhất là khi giáoviên sử dụng kết hợp với phương pháp dạy học tranh luận

Về phát triển:

Thiết kế và sử dụng câu hỏi trong dạy học lịch sử có tác dụng lớn trongviệc phát triển năng lực nhận thức tư duy lịch sử của học sinh, từ nhận biếtđơn giản nhất (như quan sát tưởng tượng, ghi nhớ các sự kiện hiện tượng lịchsử) đến hình thức cao hơn là nhận thức (khái quát hóa trừu tượng hóa, biếtđánh giá, so sánh sự kiện này với sự kiện khác) để rút ra bản chất của của sựkiện, hiện tượng lịch sử đó

Học lịch sử, học sinh không chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ, học thuộc lòngcác sự kiện, hiện tượng lịch sử trong SGK mà điều quan trọng là học sinh

Trang 28

phải hiểu và vận dụng kiến thức đã học, đã biết vào cuộc sống từ đó phát huynăng lực thực hành bộ môn, hình thành kĩ năng, kĩ xảo trong học tập và trongcuộc sống

Ví dụ, khi dạy học bài: “Cách mạng tư sản Pháp 1789” để trả lời được câu hỏi định hướng khái quát “Tại sao cách mạng Pháp 1789 lại được coi là cuộc cách mạng tư sản điển hình?“ với cách hỏi này, học sinh không chỉ phải

tri giác tài liệu, quan sát để có biểu tượng về cách mạng tư sản Pháp mà cònphải liên hệ kiến thức, so sánh với cuộc cách mạng tư sản trước đó để tìm ratính chất điển hình của cuộc cách mạng này Như vậy, các em phải thực hiệncác thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, so sánh với cáccuộc cách mạng trước để rút ra kết luận Trên cơ sở đó, học sinh hiểu, ghi nhớkiến thức một cách sâu sắc và có hệ thống hơn

Hơn nữa, việc trả lời các câu hỏi cho phép học sinh thực hành và sửdụng những ý tưởng và từ ngữ mà giáo viên vừa dạy cho để bày tỏ những

ý kiến của bản thân Điều này giúp học sinh phát triển được kĩ năng lậpluận, khả năng diễn đạt, trình bày, trao đổi ngôn ngữ cũng như là thái độgiao tiếp với thầy cô, bạn bè Chúng ta phải biết rằng, câu hỏi là một dạngcấu trúc của ngôn ngữ, ngôn ngữ thực chất là hình thức biểu đạt của tưduy Rèn luyện ngôn ngữ và khả năng diễn đạt trình bày chính là rènluyện tư duy cho học sinh Đây cũng là hoạt động mà học sinh phải thamgia trong suốt cuộc đời của mình và cũng chính là mục tiêu cao nhất mànền giáo dục chúng ta đang hướng tới

1.2 Cơ sở thực tiễn

Trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, việc sử dụng bộcâu hỏi định hướng là một trong những biện pháp quan trọng có ưu thế đểphát triển tư duy học sinh, cho phép giáo viên thu nhận những thông tin phảnhồi từ phía người học Đồng thời, tạo ra một môi trường tương tác tích cực

Trang 29

giữa người học với người học và giữa giáo viên với học sinh Trong môitrường đó, học sinh có thể chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và ý tưởng củamình với các bạn trong lớp Song việc đặt câu hỏi của giáo viên vẫn đang làvấn đề khó khăn và phức tạp vì nó vừa là kiến thức vừa là kinh nghiệm sống,vừa là nghệ thuật Chính vì thế mà người ta nói rằng, qua câu hỏi có thể biếtđược tầm trí tuệ của người đó Với tầm quan trọng như vậy, câu hỏi đã thực

sự được coi trọng và sử dụng một cách hiệu quả trong quá trình dạy học?

Để đánh giá đúng thực trạng của việc thiết kế và sử dụng bộ câu hỏiđịnh hướng trong dạy học lịch sử ở trường THPT nói chung và việc sửdụng bộ câu hỏi định hướng theo chương trình dạy học của Intel nói riêng,chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát 15 giáo viên và 200 học sinh ởcác trường: THPT Bắc Thăng Long (Hà Nội), THPT chuyên Nguyễn Huệ(Hà Đông), THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định), THPT chuyênHùng Vương (Phú Thọ)

Từ kết quả điều tra, khảo sát cùng với nhận thức của bản thân, chúngtôi đưa ra một số thực trạng trong việc sử dụng câu hỏi nói chung, bộ câu hỏiđịnh hướng theo chương trình dạy học của Intel nói riêng:

1.2.1 Thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng trong dạy học lịch sử ở trường THPT

1.2.1.1 Đối với giáo viên

Nội dung câu hỏi Kết quả (số lượng) Tỉ lệ (%)

1 Quan điểm của thầy cô về việc thiết kế và sử dụng

bộ câu hỏi định hướng trong dạy học lịch sử như thế

93,3 6,7 0

2 Thầy/cô có thường xuyên thiết kế và sử dụng bộ

Trang 30

câu hỏi định hướng trong dạy học lịch sử không?

A: Thường xuyên

B: Đôi khi

D: Không bao giờ

15 0 0

100 0 0

3 Mục đích của thầy/cô khi thiết kế và sử dụng bộ

câu hỏi định hướng trong dạy học là gì(có thể

khoanh nhiều đáp án)?

A: HS trả lời các câu hỏi từ đó lĩnh hội kiến thức mới

B: Phát triển tư duy cho HS

C: Tạo hứng thú học tập cho HS

D: Ý kiến khác

15 15 15 0

100 100 100 0

4 Khi thiết kế bộ câu hỏi, thầy/cô thường yêu cầu

học sinh mức độ trả lời như thế nào?

26,7 33.3 60 20

5 Trong giờ học của các thầy/ cô, chất lượng câu trả

lời của học sinh thường

20 73,3 6.7

Kết quả bảng số liệu điều tra ở trên cho thấy:

Phần lớn giáo viên đã nhận thức rõ vai trò và vị trí quan trọng của mônLịch sử, cũng như việc thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng trong việcgiáo dục, phát triển toàn diện, hình thành thế giới quan khoa học cho học sinh.Bản thân giáo viên đã không ngừng tự học, tự nghiên cứu bồi dưỡng chuyênmôn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ Trong quá trình lên lớp, nhiều thầy côđều cố gắng thay đổi, cải tiến phương pháp giảng dạy của mình theo hướngphát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy học như

Trang 31

phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp trực quan, phương pháp vấnđáp thông qua sự trình bày sinh động, giàu hình ảnh của giáo viên trong tườngthuật, miêu tả, kể chuyện hoặc nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử… trong đóviệc thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng trong dạy học lịch sử được cácthầy cô coi trọng.

Về mức độ sử dụng câu hỏi: 15/15 giáo viên được hỏi trả lời thườngxuyên sử dụng Các thầy cô đều khẳng định: thiết kế được một hệ thống câuhỏi và sử dụng chúng là điều không thể thiếu trong quá trình dạy học lịch sử

Dù có đổi mới phương pháp đến đâu, sử dụng phương pháp tiên tiến như thếnào thì trong bài dạy của giáo viên cũng sẽ không bao giờ vắng bóng các câuhỏi Nhiều giáo viên đều thống nhất cho rằng trong quá trình dạy học, truyềnthụ tri thức, nếu biết thiết kế và sử dụng câu hỏi một cách đúng đắn kết hợpcác phương pháp, biện pháp thích hợp sẽ góp phần rất lớn trong việc tổ chứccác hoạt động nhận thức cho học sinh một cách toàn diện và hiệu quả

Xuất phát từ nhận thức đúng về tầm quan trọng của câu hỏi trong dạyhọc, nhiều giáo viên đã chú ý và đầu tư thời gian vào việc thiết kế và sử dụngcâu hỏi phù hợp, định hướng trả lời cho từng mục kiến thức Do đó, tạo đượchứng thú và sự yêu thích học tập của các em trong mỗi tiết học

Như vậy, trong xu hướng đổi mới nền giáo dục nhằm nâng cao hiệuquả bài học lịch sử, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo con người, đáp ứngyêu cầu phát triển đất nước, nhiều giáo viên đã ngày càng tiếp cận với quanđiểm đổi mới phương pháp giảng dạy, nhận thức được vai trò quan trọng củaviệc xây dựng và sử dụng câu hỏi đối với việc nâng cao hiệu quả dạy học bộmôn, biết sử dụng câu hỏi như là một phương tiện hữu hiệu để phát huy tínhtích cực, phát triển tư duy cho học sinh Tuy nhiên, cũng có một số giáo viênchưa ý thức được đầy đủ vai trò, vị trí của môn Lịch sử cũng như việc sửdụng câu hỏi

Trang 32

Thực tiễn cho thấy, nhiều giáo viên vẫn tồn tại quan niệm sai lầm chorằng dạy học lịch sử rất dễ, chỉ cần tóm tắt kiến thức trong sách giáo khoa là

đã có thể lên lớp bằng cách sử dụng phương pháp “thầy đọc, trò ghi” Giờ

giảng như vậy chỉ là thực hiện nghĩa vụ chứ chưa thể hiện tâm huyết của

người “kĩ sư tâm hồn” Phương pháp dạy học của giáo viên cơ bản vẫn theo

lối truyền thụ một chiều, coi đổi mới phương pháp chỉ là hình thức Chính vìvậy, việc sử dụng câu hỏi của giáo viên trong quá trình dạy học còn nhiềuhạn chế Các câu hỏi đưa ra còn mang tính ước lệ, tượng trưng, chưa chú ýđến từng đối tượng học sinh (hoặc quá khó, hoặc quá dễ) Giáo viên chưa cóphương pháp phù hợp để khuyến khích học sinh trả lời với các loại câu hỏikhác nhau từ đó dễ dẫn đến tâm lí thụ động, chán nản của học sinh trongsuốt tiết học, chất lượng câu trả lời của học sinh không cao, chỉ ở mức bìnhthường (chiếm tới 73,3%) trong khi đó chất lượng các câu trả lời tốt mới chỉdừng lại ở 20%

Mặt khác, do không được đào tạo về cách thiết kế và sử dụng câu hỏi

có chiều sâu trên lớp, nên đa số giáo viên thường đặt câu hỏi cho học sinh dựatrên kinh nghiệm của bản thân Giáo viên chủ yếu tiếp thu, bắt chước cách đặtcâu hỏi, cách thuyết trình hay giải bài tập từ các thầy cô giáo mà họ đã học từkhi còn là học sinh hay dựa trên các câu hỏi trong các cuốn tài liệu hướng dẫngiảng dạy Nhiều bằng chứng cho thấy việc đặt câu hỏi dựa trên trực giác,không có sự chuẩn bị chu đáo nên hạn chế về tác dụng, học sinh không cóhứng thú trả lời, ảnh hưởng tới hiệu quả, chất lượng của giờ học

Câu hỏi không đảm bảo các yêu cầu lí luận dạy học, vụn vặt làm cho hoạtđộng lên lớp của cả giáo viên và học sinh trở nên hình thức, không tạo được nhucầu nhận thức ở các em Trong nhiều giờ dạy, các câu hỏi giáo viên đưa ra chủyếu yêu cầu học sinh tái hiện kiến thức mà chưa thực sự chú trọng đến các câuhỏi nhằm phát triển tư duy sáng tạo như vận dụng, liên hệ thực tế…

1.2.1.2 Đối với học sinh

Trang 33

Chúng tôi đã tiến hành điều tra 200 học sinh của 4 trường THPT và thu được kết quả như sau:

Nội dung câu hỏi Kết quả (số lượng) Tỉ lệ (%)

1 Quan niệm của các em về môn Lịch sử ở

22,5 31,5 46

2 Em có mong muốn thầy cô hướng dẫn thu

nhận kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi

75 18 7

3 Em có thường trả lời được các câu hỏi của

20 57,5 15 7,5

4 Trong giờ học, khi thầy cô đưa ra câu hỏi

em thường:

A: Tập trung suy nghĩ và tự đưa ra câu trả lời

B: Trao đổi với các bạn để đưa ra câu trả lời

C: Chờ câu trả lời từ phía các bạn và thầy/cô

D: Ý kiến khác

35 103 55 7

17,5 51,5 27,5 3,5

5 Thầy cô không đặt câu hỏi mà giải thích tỉ

9,5 35,5 48,5 4,5

6 Em nhận thấy tác dụng của các câu hỏi mà

thầy/cô đưa ra là gì?

Trang 34

B: Nâng cao năng lực tư duy

C: Tạo hứng thú học tập

D: Không có tác dụng gì

E: Ý kiến khác

55 130 20 15

27,5 65 10 7,5

Theo kết quả điều tra, có tới 75% học sinh được hỏi mong muốn thầy

cô hướng dẫn, thu nhận kiến thức mới thông qua hệ thống câu hỏi Học sinhmuốn tự mình chiếm lĩnh kiến thức cho bản thân hơn là việc ngồi nghe giáo

viên dạy bảo một cách tỉ mỉ theo kiểu “thầy đọc - trò chép” Các em đều

nhận thấy tác dụng của các câu hỏi mà thầy cô đưa ra trong việc tiếp nhậnkiến thức mới, phát triển năng lực tư duy (chiếm 27,5 %) và đặc biệt tạo hứngthú hơn trong các giờ học (chiếm 65%) Vì vậy, để thành công trong côngviệc giảng dạy của mình giáo viên cần phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi đúng,phù hợp nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh

Phương pháp dạy học bằng cách đặt câu hỏi được nhiều học sinh hưởngứng, vì vậy giáo viên cần chú ý và quan tâm nhiều hơn nữa để phát huy tất cảnhững ưu điểm của phương pháp này nhằm nâng cao hiệu quả của bài lên lớp

Tuy nhiên, bên cạnh 22,5 % học sinh coi môn Lịch sử ở trường phổthông là môn học bổ ích, lí thú, cần thiết thì vẫn có gần một nửa số học sinhđược hỏi (khoảng 46%) có quan niệm sai lầm, lệch lạc về môn Lịch sử Các

em cho rằng đây chỉ là “môn phụ”, môn học khô khan, khó hiểu nên đã

không quan tâm, không coi trọng đầu tư công sức như các môn học khác dẫntới việc nắm kiến thức lịch sử còn nhiều sai sót

Theo kết quả điều tra, khi giáo viên đưa ra câu hỏi thì chỉ có 17,5 %học sinh tự mình suy nghĩ rồi đưa ra câu trả lời mà chủ yếu là trao đổi thảoluận với các bạn (chiếm 51,5%) hoặc thụ động chờ câu trả lời từ các bạn kháchay của giáo viên (chiếm 27,5%) Tâm lí thụ động, ỷ lại của nhiều học sinh

Trang 35

làm mất đi tác dụng của các câu hỏi, khiến giờ học chỉ là của một số thànhviên tích cực hay sự độc diễn của giáo viên Cái khó của giáo viên là làm saoxây dựng những câu hỏi có sức thu hút, định hướng ngay từ đầu, kích thíchđược ham muốn tìm hiểu của các em trên cơ sở đó học sinh sẽ tiếp nhận kiếnthức một cách chủ động và sâu sắc hơn.

1.2.2 Thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng theo chương trình dạy học của Intel trong môn Lịch sử ở trường THPT

Bộ câu hỏi định hướng là một phần trong kế hoạch bài dạy của chươngtrình dạy học cho tương lai của Intel, được áp dụng ở Việt Nam từ năm 2004.Đến nay, nội dung của chương trình với việc sử dụng bộ câu hỏi định hướng

đã được đưa vào tập huấn ở nước ta được 10 năm Tính đến tháng 6 năm

2013, hơn 100.000 giảng viên, giáo viên và sinh viên được thụ hưởng từchương trình này, chủ yếu là ở các trường Sư phạm Đại học Sư phạm Hà Nội

và Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh là 2 cơ sở đầu tiên được tập huấnchương trình này, rồi nhân rộng cho sinh viên của trường và tập huấn chogiáo viên theo chương trình mà Bộ GD - ĐT đã kí với tập đoàn Intel

Trên cơ sở đó, một số giáo viên đã bắt đầu vận dụng định hướng vàotrong quá trình dạy học, nhiều giáo viên tỏ ra khá thích thú, nhận thấy vai tròcủa việc thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng trong việc phát triển họcsinh một cách toàn diện Bộ câu hỏi không những đáp ứng mục tiêu kiến thức

cơ bản cần đạt cho học sinh khi kết thúc bài dạy, mà còn giúp học sinh tự địnhhướng, tự chiếm lĩnh kiến thức, vận dụng vào trong thực tiễn và đặc biệt cótác dụng to lớn đối với sự phát triển tư duy sáng tạo, năng lực thực hành bộmôn Không phải ngẫu nhiên mà trường ĐHSP TP.HCM đã đưa Khoá học Cơbản (Intel Teach Essentials 10.1) thành môn học chính thức và bắt buộc trongChương trình đào tạo sinh viên sư phạm của trường từ năm học 2012 - 2013,trong đó nhấn mạnh chú ý đào tạo và bồi dưỡng cho sinh viên việc thiết kế và

sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học

Trang 36

Tuy nhiên, không phải giáo viên nào cũng biết và sử dụng bộ câu hỏiIntel một cách hiệu quả Theo kết quả điều tra thực tế 15 giáo viên ở 4 trườngphổ thông trên thì có tới 11 giáo viên (chiếm 73%) được hỏi trả lời không biếthoặc chỉ biết sơ lược về chương trình dạy học của Intel, cũng như bộ câu hỏiđịnh hướng của chương trình Nhiều giáo viên cho rằng bộ câu hỏi địnhhướng không khác biệt so với các câu hỏi truyền thống và không có tác dụngtrong việc phát triển tư duy cho học sinh Quan niệm đó khiến nhiều giáo viênvẫn trung thành với phương pháp sử dụng câu hỏi truyền thống, tỏ ra e ngạikhi áp dụng bộ câu hỏi mới vào quá trình dạy học Nguyên nhân của thựctrạng trên là do mặc dù chương trình này đã được triển khai từ năm 2004nhưng chưa mang tính phổ biến, đại trà, mới chỉ tập trung ở một số trườngĐại học Sư phạm, không phải tất cả các giáo viên đều biết và hiểu rõ về tácdụng chương trình

Nhiều sinh viên sư phạm và giáo viên các trường phổ thông mặc dùđược thụ hưởng tập huấn về chương trình nhưng khi áp dụng vào dạy học ởcác trường phổ thông chưa đạt được hiệu quả cao Giáo viên còn lúng túngtrong việc thiết kế một bộ câu hỏi hoàn chỉnh, phù hợp cho từng bài, từngchương, nhất là đối với các câu hỏi khái quát và bài học (vì 2 loại câu hỏi nàykhông những đòi hỏi giáo viên phải nắm chắc, hiểu cốt lõi của vấn đề mà cònyêu cầu sự liên hệ, khái quát cao giữa môn học, bài học mà mình dạy với cácbài, các môn khác thậm chí cả các lĩnh vực kiến thức khác)

Nhìn chung, do đây là một phương pháp dạy học mới, nhiều người tiếpcận chương trình không bài bản nên trong quá trình thực hiện gặp nhiều khókhăn khi vận dụng Tuy nhiên, trên cơ sở tìm hiểu và tiếp xúc với chươngtrình, bên cạnh những khuyết điểm, thiếu sót, chúng tôi nhận thấy ưu thế, tiềmnăng của bộ câu hỏi định hướng trong quá trình dạy học Vì vậy, chúng ta cầntiếp tục đi sâu nghiên cứu để vận dụng vào chuyên môn hiệu quả, nâng caohơn nữa chất lượng dạy học bộ môn trong nhà trường phổ thông

Trang 37

1.2.3 Nguyên nhân của thực trạng

Từ thực tiễn điều tra, khảo sát qua các kênh thông tin khác nhau, chúngtôi rút ra một số nguyên nhân sau:

* Về phía giáo viên:

Thứ nhất, công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên về mặt lí

luận và các kĩ năng tổ chức dạy học bằng phương pháp tích cực chưa đồngđều, thường xuyên, chưa thực sự mang lại hiệu quả Phần đông giáo viên vẫncòn lúng túng trong việc đổi mới phương pháp dạy học như thế nào, bằngcách nào, nhiều giáo viên cho rằng sử dụng phương tiện hiện đại trong dạyhọc là đã đổi mới phương pháp rồi

Thứ hai, cách thiết kế câu hỏi đưa ra cho học sinh trả lời còn nhiều

hạn chế, nhiều giáo viên chỉ sử dụng các câu hỏi có trong SGK, theo thứ

tự đưa ra trong SGK mà không có gia công sư phạm để phù hợp với trình

độ tiếp thu bài của từng lớp, từng đối tượng học sinh Việc ra đề kiểm trađánh giá chưa khuyến khích được cách học thông minh, sáng tạo của họcsinh vì chủ yếu vẫn là yêu cầu tái hiện kiến thức Các đề kiểm tra cònnặng về lí thuyết, ít đòi hỏi thực tiễn, làm cho học sinh chán nản, nảy sinhtâm lí thụ động, học chỉ là đối phó

Thứ ba, nhiều giáo viên còn có những hạn chế nhất định về mặt thao

tác cũng như kĩ thuật sử dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả Một sốgiáo viên khi tham gia tập huấn, bồi dưỡng trở về địa phương chưa được nhàtrường tạo điều kiện, ủng hộ Hơn nữa, để xây dựng một bộ câu hỏi địnhhướng bài học phù hợp, đem lại hiệu quả cao cần đòi hỏi đầu tư thời gian,công sức nên giáo viên đã không tích cực, nhiều câu hỏi đưa ra chỉ mang tínhhình thức, ước lệ, tượng trưng, chưa đáp ứng yêu cầu bộ câu hỏi đề ra

* Về phía học sinh:

Trang 38

Một là, do ảnh hưởng của cơ chế thị trường với tính thực dụng đã chi

phối rất lớn đến việc học sinh lựa chọn thi vào những ngành ra trường dễ tìmviệc làm, thu nhập cao Môn Lịch sử không nằm trong sự lựa chọn này, hầuhết học sinh đều coi môn sử là môn phụ, khó học, khô khan nên ngay khibước vào bậc THPT, học sinh đã có tư tưởng học lệch, chỉ chú trọng vào cácmôn thi đại học, ít đầu tư công sức vào việc học Nhiều học sinh học lịch sửchỉ mang tính chất đối phó, qua loa, đại khái

Hai là, các em chưa biết cách học, chỉ học thuộc lòng, học thụ

động, chưa tích cực, sáng tạo trong việc tìm kiếm kiến thức mới, đến lớpchỉ chờ giáo viên đọc bài rồi ghi chép hoặc trông chờ ỷ lại vào kết quảhọc tập của các bạn khác Các em chưa có sự phân bố các môn học mộtcách hợp lí nên có ít thời gian tham khảo các loại sách khác để bổ sung,

mở rộng kiến thức ngoài SGK

Ba là, các câu hỏi mà thầy cô đưa ra chưa đòi hỏi tư duy sáng tạo,

trí thông minh nên học sinh không có thói quen tự học, không có thóiquen tư duy

Để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện naycũng như giải quyết được những thực trạng trên, chúng ta phải có nhiều giảipháp mang tính chất đồng bộ từ trên xuống dưới:

Trước hết, phải thay đổi quan niệm của xã hội và bản thân học sinh về

bộ môn Lịch sử Mỗi môn học đều có một ưu thế và tác dụng riêng của mình

và môn lịch sử cũng có vị trí và vai trò quan trọng như tất cả những môn họckhác ở trường phổ thông, góp phần phát triển toàn diện hình thành ở các emnhững phẩm chất của một chủ nhân tương lai của đất nước

Phải gắn lí luận với thực tiễn, vì “lí luận mà không có thực tiễn thì chỉ là lí thuyết suông” Lịch sử vốn đã mang trong mình nhiều sự kiện,

nhiều vấn đề phức tạp của cuộc sống vì vậy, để học lịch sử trở nên dễ

Trang 39

dàng hơn thì việc đưa lịch sử đến gần với cuộc sống, với thực tiễn có thểxem là một giải pháp khả thi.

Thứ hai, đào tạo đội ngũ giáo viên chuẩn, có tâm huyết với nghề Đây

là vấn đề có tính quyết định đối với việc nâng cao chất lượng dạy học nóichung và dạy học lịch sử nói riêng Công việc này đòi hỏi những sinh viên sưphạm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phải ý thức rõ trách nhiệm,nghĩa vụ của mình đồng thời phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, kĩnăng dạy học để sau này sau khi ra trường có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm

vụ xã hội giao phó là đào tạo ra những nhân tài thực sự góp phần vào sự pháttriển phồn vinh của đất nước

Như vậy, qua việc tìm hiểu một số vấn đề chung về lí luận và thực tiễncủa đề tài, chúng ta càng thấy được tầm quan trọng của việc thiết kế và sửdụng bộ câu hỏi nói chung, bộ câu hỏi định hướng theo chương trình dạy họccủa Intel nói riêng Nó sẽ góp phần đáp ứng mục tiêu giáo dục mà Đảng đã đề

ra, phù hợp với đặc trưng, chức năng và nhiệm vụ của bộ môn, phù hợp vớitâm lí lứa tuổi về đặc trưng và nhận thức lịch sử của học sinh

Tuy nhiên, việc thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng như thế nào

để đem lại hiệu quả cao nhất, phát huy tối đa năng lực của học sinh? Đây sẽ lànội dung chính mà đề tài sẽ tập trung ở chương 2

Trang 40

Chương 2 THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG THEO CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC CỦA INTEL TRONG MÔN LỊCH SỬ Ở

TRƯỜNG THPT (qua ví dụ lịch sử Việt Nam (1858 1884), lớp 11

-chương trình chuẩn)

2.1 Tổng quan về chương trình dạy học của Intel

Trong những năm trở lại đây, việc tích cực đổi mới phương phápdạy và học là một trong những yêu cầu trọng tâm, quan trọng và mangtính quyết định đến sự phát triển tư duy học sinh cho phù hợp với yêu cầumới Chất lượng dạy và học phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song xét đếncùng, yếu tố quyết định nhất là cách giảng dạy của thầy và cách học củatrò Càng ngày, với sự hội nhập tình hình kinh tế quốc tế cộng với nhữnggiao thoa giữa các nền văn hóa khác nhau, học sinh có rất nhiều cơ hộitiếp cận với những nền văn hóa tiên tiến của các nước, có cơ hội để tựmình tìm thêm những kiến thức, những kỹ năng và đón nhận hàng loạtnhững thách thức mới Vậy, trước tình hình đó, bản thân mỗi giáo viênlàm gì để nâng cao hơn nữa hiệu quả và chất lượng dạy học?

Chương trình dạy học cho tương lai của Intel ra đời với mục tiêu:

“Giúp cho bạn sử dụng sức mạnh của công nghệ thông tin để đánh thức trí tưởng tượng của học sinh, hướng các em đến những mục tiêu học tập lớn hơn” [9]

Để đạt mục tiêu đề ra, khóa học được triển khai với nội dung chủ yếu:

Một là, sử dụng công nghệ một cách hiệu quả trong lớp học để phát

triễn các kĩ năng của thế kỷ 21 như:

+ Dám nhận trách nhiệm và khả năng thích nghi: thể hiện trách nhiệm

cá nhân và tỏ ra linh động trong các hoàn cảnh cụ thể, ở nơi làm việc và với

Ngày đăng: 05/04/2017, 11:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w