Nội dung quy trình xếp hạng khách hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh NHCT Ba Đình (Trang 43 - 50)

Bước 1: Thu thập thông tin về khách hàng

Thông tin sử dụng để chấm điểm và xếp hạng khách hàng là thông tin tài chính được cập nhật đến thời điểm lập báo cáo năm tài chính gần nhất và thông tin phi tài chính cập nhật đến thời điểm chấm điểm và xếp hạng.

Sau khi nhận được hồ sơ thông tin khách hàng, cán bộ CĐTD tiến hành điều tra, thu thập, xác minh và sàng lọc để tổng hợp thông tin về khách hàng từ các nguồn:

Thứ nhất: Nguồn từ các báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.

Đây là nguồn tài liệu hết sức quan trọng và cần thiết đối với ngân hàng trong việc chấm điểm và XHTD. Thông qua báo cáo tài chính, ta có thể tính được các tỷ số tài chính, qua đó rút ra được các nhận định cơ bản về hiệu quả hoạt động, khả năng tài chính của doanh nghiệp trong hiện tại. Từ đó, có thể đánh giá được tính khả thi và hiệu quả của chiến lược kinh doanh trong thời gian tới của doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra trước khi cho vay.

Thứ hai: Nguồn thông tin từ các đối tác kinh doanh của khách hàng, các

tổ chức tín dụng mà khách hàng đã từng quan hệ, trung tâm thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam(CIC)…

Theo Quyết định số 1253, CIC chính thức được phép thực hiện nhiệm vụ phân tích và XHTD doanh nghiệp nhằm mục đích tăng cường công tác quản lý rủi ro trong hệ thống ngân hàng và đánh giá năng lực của các doanh nghiệp. Do đó, ngân hàng có nhu cầu tự xếp hạng doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin của CIC để làm tài liệu tham khảo trước khi quyết định cho vay.

Ngoài ra, thông qua các đối tác của doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng mà doanh nghiệp đã từng có quan hệ, ngân hàng cho vay có thể lấy được các thông tin quan trọng như: lịch sử trả nợ lãi và gốc vay của khách hàng trong thời gian qua, tình hình tài chính của các đối tác để từ đó có thể dự báo được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới…

Thứ ba: nguồn thông tin có được thông qua phỏng vấn trực tiếp khách

hàng, đi thăm thực địa khách hàng…Đây là cách khai thác thông tin quan trọng vì giúp cho cán bộ tín dụng có cái nhìn tổng quan, thực tề về doanh nghiệp mình cần đánh giá.

Thứ tư: Các nguồn khác như báo chí và các phương tiện thông tin đại

chúng…

Bước hai: Xác định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Căn cứ vào ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính đăng ký trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, xác định phân loại ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thành 4 ngành nghề chính là:

- Ngành thương mại và dịch vụ. - Ngành xây dựng.

- Ngành công nghiệp.

Bảng 6: Bảng phân loại doanh nghiệp

Nông, lâm, ngư nghiệp

- Chăn nuôi

- Trồng trọt: Cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp...

- Trồng rừng

- Khai thác lâm sản

- Đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản - Làm muối

Thương mại, dịch vụ - Cảng sông, biển

- Khách sạn, nhà hàng, giải trí, du lịch

- Siêu thị, đại lý phân phối, kinh doanh bán buôn, bán lẻ các loại nông sản, lâm sản, hải sản, thực phẩm, rượu bia, nước giải khát, thuốc lá, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm, văn hoá phẩm, vật liệu xây dựng, hàng điện tử, máy móc, phương tiện giao thông vận tải, hoá chất (bao gồm cả phân bón, thuốc trừ sâu), hàng tiêu dùng, hàng mỹ thuật, mỹ nghệ, điện, khí đốt.

- In ấn, xuất bản sách, báo chí.

- Sửa chữa nhà cửa, các loại máy móc, phương tiện giao thông

- Chăm sóc sức khoẻ, làm đẹp. - Tư vấn, môi giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thiết kế thời trang, gia công may mặc - Bưu chính viến thông.

- Vận tải đường bộ, đường sông, đường biển, đường sắt, đường hàng không.

- Vệ sinh môi trường, văn phòng… Xây dựng - Hạ tầng giao thông, khu công nghiệp.

- Hạ tầng đô thị và nhà ở. - Xây lắp (xây dựng cơ bản)

Công nghiệp - Chế biến các loại nông sản, lâm sản, thuỷ hải sản, thực phẩm, rượu bia, nước giải khát.

- Sản xuất thuốc lá, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm, văn hoá phẩm, vật liệu xây dựng, hoá chất (bao gồm cả phân bón, thuốc trừ sâu), hàng tiêu dùng, hàng mỹ thuật, mỹ nghệ, nguyên vật liệu cho các ngành khác.

- Sản xuất, lắp ráp hàng điện tử, máy móc, phương tiện giao thông vận tải.

- Sản xuất điện, khí đốt. - Khai thác khoáng sản

- Khai thác than, vật liệu xây dựng (cát, đá…), dầu khí.

Nguyên tắc: Trường hợp doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề thì

ngành nghề/lĩnh vực nào đem lại trên 50% doanh thu hàng năm được xem là ngành sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Trường hợp không có ngành nghề nào đáp ứng được điều kiện trên, NHCV lựa chọn ngành có tiềm năng nhất theo kế hoạch và xu hướng phát triển của doanh nghiệp là ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính.

Bước 3: Chấm điểm và xác định quy mô doanh nghiệp

Khi đó, việc chấm điểm quy mô doanh nghiệp được tiến hành theo bảng sau:

Bảng 7: Bảng chấm điểm quy mô doanh nghiệp

STT Tiêu chí Trị số Điểm

1 Nguồn vốn kinh doanh

Từ 50 tỷ đồng trở lên 30 Từ 40 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ 25 Từ 30 tỷ đồng đến dưới 40 tỷ đồng 20 Từ 20 tỷ đồng đến dưới 30 tỷ đồng 15 Từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng 10 Dưới 10 tỷ đồng 5 2 Lao động Từ 1500 người trở lên 15

Từ 1000 người đến dưới 1500 người 12 Từ 500 người đến dưới 1000 người 9 Từ 100 người đến dưới 500 người 6 Từ 50 người đến dưới 100 người 3

Dưới 50 người 1

3 Doanh thu thuần

Từ 200 tỷ đồng trở lên 40 Từ 100 tỷ đồng đến dưới 200 tỷ đồng 30 Từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng 20 Từ 20 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng 10 Từ 5 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng 5 Dưới 5 tỷ đồng 2 4 Nộp ngân sách Từ 10 tỷ đồng trở lên 15 Từ 7 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng 12 Từ 5 tỷ đồng đến 7 tỷ đồng 9 Từ 3 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng 6 Từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng 3 Dưới 1 tỷ đồng 1

Căn cứ vào kết quả chấm điểm thu được, xếp loại quy mô doanh nghiệp theo bảng thang điểm sau:

Điểm Quy mô Ghi chú

Từ 70-100 điểm Loại 1 Lớn

Từ 30-69 điểm Loại 2 Vừa

Dưới 30 điểm Loại 3 Nhỏ

Việc xác định quy mô của doanh nghiệp dựa trên bốn tiêu chí trên của Chi nhánh là tương đối hợp lý và phù hợp với cách xác định chung trên thế giới. Tuy nhiên khi nói đến quy mô mà không xét đến quy mô tổng tài sản ( tổng nguồn vốn) là chưa chính xác. Mặt khác, với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau có thể có quy mô khác nhau đối với mỗi tiêu chí trên, do đó việc chấm điểm quy mô nhưng chưa xét đến loại hình doanh nghiệp là điều chưa hợp lý.

Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính

Các chỉ số tài chính mà chi nhánh NHCT Ba Đình áp dụng gồm 11 chỉ tiêu, được chia thành 4 nhóm cơ bản là: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản; nhóm chỉ tiêu hoạt động; nhóm chỉ tiêu cân nợ và nhóm chỉ tiêu sinh lời.

Căn cứ vào kết quả xác định ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh và quy mô của doanh nghiệp tại bước 2 và bước 3, chấm điểm các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp theo hướng dẫn theo phụ lục từ PL01 ->04: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PL01: Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành nông, lâm, ngư nghiệp.

PL02: Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành thương mại dịch vụ.

PL03: Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng.

PL04: Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp.

Nguyên tắc : Sử dụng các bảng tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số chấm điểm

tín dụng theo nguyên tắc: Đối với mỗi tiêu chí trên bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí, chỉ số thực tế gần với trị số nào nhất thì áp dụng cho loại xếp

hạng đó, nếu nằm giữa hai trị số thì áp dụng thang điểm của trị số có thang điểm thấp hơn.

Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính

Việc chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính tại chi nhánh NHCT Ba Đình được tiến hành dựa trên 5 tiêu chí: Chấm điểm theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ, theo tiêu chỉ năng lực kinh nghiệm và quản lý, theo tiêu chí uy tín trong giao dịch với ngân hàng, theo tiêu chí môi trường kinh doanh, theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác. Cụ thể được khái quát lần lượt theo các phụ lục từ PL05-> PL09. Sau khi hoàn tất việc chấm điểm theo các phụ lục trên, cán bộ chấm điểm tiến hành tổng hợp điểm các tiêu chí phi tài chính dựa trên kết quả chấm điểm từ PL05-PL09 và bảng trọng số áp dụng cho các tiêu chí phi tài chính theo PL10.

Bước sáu: Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng

Từ kết quả tính được theo bước bốn và bước năm ở trên, ta cộng tổng số điểm tài chính và phi tài chính, rồi nhân với trọng số áp dụng đối với nhóm chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính (có tính đến báo cáo tài chính có được kiểm toán hay không) để xác định điểm tổng hợp, cụ thể theo bảng sau:

Bảng 8: Bảng tổng hợp điểm tín dụng Báo cáo tài chính

không được kiểm toán

Báo cáo tài chính được kiểm toán

Các chỉ tiêu phi tài chính 60% 45%

Các chỉ tiêu tài chính 40% 55%

Căn cứ vào điểm tổng hợp, tiến hành xếp hạng doanh nghiệp theo bảng sau:

Bảng 9: Thang xếp hạng khách hạng doanh nghiệp Hạng Số điểm đạt được AA+ 92,4 - 100 AA 84,8 - 92,3 AA- 77,2 - 84,7 BB+ 69,6 - 77,1 BB 62 - 69,5 BB- 54,4 - 61,9 CC+ 46,8 - 54,3 CC 39,2 - 46,7 CC- 31,6 - 39,1 C <31,6

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh NHCT Ba Đình (Trang 43 - 50)