Nhóm chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh NHCT Ba Đình (Trang 51 - 55)

Thông qua các báo cáo tài chính, ngân hàng đánh giá các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá năng lực tài chính và đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Nhóm chỉ tiêu tài chính trong chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp gồm bốn nhóm chỉ tiêu chính:

Thứ nhất: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản

Thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Nếu chỉ số này không tốt cho thấy tình hình tài chính doanh nghiệp có thể gặp khó khăn về tài chính, khi đó cần kết hợp với báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đưa ra các biện pháp ngăn ngừa tình trạng gặp bức bách về tài chính.

Nhóm chỉ tiêu thanh khoản này bao gồm: - Tỷ số thanh toán hiện hành

Chỉ tiêu này là thước đo khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong ngắn hạn, nó cho biết mức độ các khoản nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Được tính theo công thức:

han ngan No han ngan san Tai han ngan n thanh toa nang kha ≡

- Tỷ số thanh toán nhanh

Chỉ tiêu này thể hiện khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn từ tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao mà không phụ thuộc vào viêc bán tài sản dự trữ (hàng tồn kho) của doanh nghiệp.

han ngan No cao long tinh co san Tai nhanh n thanh toa nang Kha =

Trong đó: tài sản có tính lỏng cao gồm: tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn.

Thứ hai: Nhóm chỉ tiêu hoạt động

Các tỷ số hoạt động đo lường tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị. Dưới giác độ người cho vay, thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, ngân hàng đánh giá năng lực của nhà quản trị. Từ đó, có thể đưa ra khuyến nghị để nâng cao tỷ số hoạt động, cần tác động vào khâu nào để cải tiến chất lượng kinh doanh, là cơ sở quan trọng để đạt hiệu quả lợi nhuận cao.

Nhóm chỉ tiêu hoạt động bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau: - Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động quản lý dự trữ và bán hàng của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ dự trữ và giải phóng hàng tồn kho trên doanh thu. Vòng quay hàng tồn kho càng lớn chứng tỏ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt, quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đảm bảo, hạn chế thời gian vốn bị tồn đọng. ky cuoi ky va dau quan binh kho ton Hang ban hang von Gia kho ton hang quay Vong =

- Kỳ thu tiền bình quân

Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết doanh nghiệp có thể thu hồi được một khoản nợ. Kỳ thu nợ bình quân càng ngắn thể hiện mức độ chiểm dụng vốn của doanh nghiệp càng ít, khả năng quản lý các khoản nợ của doanh nghiệp tốt. Điều này làm cơ sở để đảm bảo các khoản phải trả của doanh nghiệp được thanh toán đúng hạn.

360 thuan Doanh thu ky cuoi ky va dau quan binh mai g thu thuon phai khoan cac tri Gia quan binh n Ky thu tie = ×

- Tỷ số doanh thu thuần/ Tổng tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động của tổng tài sản, nó cho biết một đồng vốn đầu tư vào tài sản phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.

Thứ ba: Nhóm chỉ tiêu cân nợ

Các tỷ số cân nợ thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của đơn vị cũng như chính sách đòn bảy tài chính. Ngân hàng sử dụng nhóm chỉ tiêu này để đánh giá mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tăng tỷ lệ vốn vay trong cơ cấu vốn có thể giúp cho hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao( ROE), nhưng điều này có thể làm giảm mức độ an toàn tài chính của đơn vị. Do vậy, việc cân nhắc tỷ lệ nợ bao nhiêu có thể chấp nhận được là điều mà ngân hàng quan tâm đánh giá nhằm giảm thiểu rủi ro do doanh nghiệp có thể mất khả năng tài chính.

Các nhóm chỉ tiêu cân nợ gồm: - Tỷ lệ Nợ phải trả/ Tổng tài sản

Chỉ tiêu này thể hiện tỷ lệ tài sản của doanh nghiệp được tài trợ từ vốn vay. Tỷ suất này cao có thể dẫn đến mất an toàn về tài chính, nhưng nếu doanh nghiệp làm ăn hiệu quả thì việc sử dụng nợ cao có thể làm tăng ROE. Tỷ số này thay đổi tùy theo chính sách tài chính của doanh nghiệp trong từng thời kỳ và thường khác nhau đối vói những ngành nghề khác nhau,thường tù 30-70% đối với doanh nghiệp thương mại.

- Tỷ lệ Nợ phải trả/ Nguồn vốn chủ sở hữu

Tỷ số này đo lường tương quan giữa nguồn vốn trong và ngoài doanh nghiệp. Hệ số này càng cao thì doanh nghiệp mức độ tự chủ về tài chính của

doanh nghiệp càng thấp, doanh nghiệp càng dễ bị tổn thương khi có biến động lớn xảy ra.

- Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ ngân hàng

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của khách hàng tại ngân hàng, nó cho biết cứ một trăm đồng khách hàng vay ngân hàng thì có bao nhiêu đồng khách hàng không thể trả được nợ (gốc + lãi ) ngân hàng.

Thứ tư: Nhóm chỉ tiêu thu nhập

Các tỷ số lợi nhuận thể hiện hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, các tỷ số này không được thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng cũng như không nên thấp hơn tỷ suất bình quân ngành. Ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ bị đánh giá là quản lý kém nếu các tỷ số này thấp, tuy nhiên nếu như doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư lớn thì có thể các tỷ suất này không cao là điều hợp lý. Do đó, khi phân tích các chỉ tiêu này cần phải đặt trong tất cả các mối quan hệ và đánh giá trên nhiều khía cạnh nguyên nhân khác nhau.

Nhóm chỉ tiêu thu nhập bao gồm ba chỉ tiêu cơ bản sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tỷ lệ Tổng thu nhập trước thuế/ Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh mức độ doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số kỳ này cao hơn kỳ trước là dấu hiệu tốt. Tỷ số này khác nhau đối với các ngành kinh doanh khác nhau: Tỷ suất này thường thấp ở lĩnh vực kinh doanh ít rủi ro hoặc không có hàm lượng công nghệ cao và có thể cao đối với ngành kinh doanh độc quyền, hoặc những lĩnh vực sản xuất sản phẩm mới.

- Tỷ lệ Tổng thu nhập trước thuế/ Tổng tài sản

Đây là tỷ số tài chính quan trọng thể hiện mức độ sinh lời từ tài sản kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ số kỳ này cao hơn kỳ trước là dấu hiệu tốt. Trong điều kiện kinh doanh bình thường, nếu tỷ lệ này giảm liên tục và thấp hơn lãi

suất vay ngân hàng thì đây là dấu hiệu doanh nghiệp đang bị lâm nguy, cần có những giải pháp chữa bệnh kịp thời. Tuy nhiên, tỷ số này có thể thấp khi danh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư lớn.

- Tỷ lệ Tổng thu nhập trước thuế/ Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời từ nguồn vốn chủ của doanh nghiệp. Đây là tỷ số tài chính quan trọng nhất thể hiện hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Tỷ số này kỳ này cao hơn kỳ trước là dấu hiệu tốt, ROE cao giúp nâng cao hình ảnh của công ty, góp phần tăng giá cổ phiếu. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu ROE cao mà không có kế hoạch đầu tư mới sẽ dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh và đi vào thời kỳ suy thoái, lúc đó ROE giảm rất mạnh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh NHCT Ba Đình (Trang 51 - 55)