1) Công đoạn 1.Bông, xơ bông từ kho được đưa đến bàn bông, xếp theo tỉ lệ pha bông và theo phương án pha bông trong giàn bông qua máy xé kiện Bông
2.3.3. Quy trình quản lý chất lượng sợi của công ty Dệt Hà Nam.
Quy trình kiểm tra chất lượng
Để tiết kiệm thời gian và công sức, tiền của công ty Dệt Hà Nam tiến hành kiểm tra theo quá trình ngay từ khâu đầu tiên của quá trình sản xuất đến khâu cuối cùng. Mọi khâu kiểm tra đều được theo dõi kĩ lưỡng hạn chế tối đa sai sót có thể xảy ra. Hiện nay, Công ty đang sử dụng cả hai phương pháp kiểm tra thống kê là :
Kiểm tra quá trình: Được thực hiện trong tất cả các công đoạn đang sản xuất.
phẩm cuối cùng các loại sợi.
Nhân viên kỹ thuật chịu trách nhiệm theo dõi các chỉ tiêu của sản phẩm từ kích thước, số lượng chỉ đơn, độ xoắn chỉ xe xem đã đạt tiêu chuẩn chưa. Nếu chưa đạt tiêu chuẩn ở khâu nào thì cần điều chỉnh ngay ở khâu đó.
Mỗi mặt hàng đều kèm theo bảng tiêu chuẩn nhất định và kèm theo những yêu cầu riêng của khách hàng. Cho nên việc điều chỉnh ngay từ đầu có vai trò quan trọng để hạn chế rủi ro. Bộ phận thiết kế kết hợp với bộ phận kinh doanh và bộ phận KCS để điều chỉnh thông số cho phù hợp với từng đơn hàng. Mỗi bộ phận đều thống nhất theo một biểu mẫu quy định đã được xây dựng. với cách này giúp cho việc kiểm soát quá trình và tìm ra được lỗi dễ dàng và khắc phục nhanh chóng hơn.
Sơ đồ 2.8. Quy trình kiểm tra chất lượng
( Nguồn. Phòng KCS)
Những yếu tố cần thiết kiểm tra để làm căn cứ đánh giá chất sản phẩm
- Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào.
Phần lớn trong những năm gần đây nguồn nguyên liệu trong nước không dồi dào và công ty Dệt Hà Nam đã phải nhập nguồn nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài là chính chủ yếu là Đài Loan, Hàn Quốc, một số nước Châu Âu...và hóa chất của Trung Quốc. Vì là nhập khẩu nên việc kiểm định chất lượng bông, xơ khi đưa về nước là rất quan trọng nó không chỉ liên quan đến chất lượng sản phẩm sau này mà còn liên quan đến việc giá thành sản phẩm
Xác định hệ thống các tiêu chuẩn để kiểm tra chất lượng sợi
Đo lường và đánh giá các sản phẩm sợi
Không cần điều chỉnh Tiến hành điều chỉnh Mức độ phù hợp của sản phẩm so với tiêu chuẩn đặt ra.
khi bán ra. Bộ phận kiểm định chất lượng đầu vào của công ty luôn chú ý đến từng chỉ tiêu đánh giá chất lượng, nguyên vật liệu bông, xơ sau khi xác nhận đơn hàng qua hóa đơn và đã được các cơ quan kiểm định, hải quan kiểm tra qua các cửa khẩu, thì bộ phận KCS của công ty sẽ lấy mẫu nguyên liệu kiểm định lại lần nữa mới cho nhập kho.
Để đảm bảo chất lượng khi đưa vào sản xuất bộ phận kỹ thuật và kiểm định chất lượng sẽ kiểm tra lại lần nữa trước khi cho bông, xơ vào xé và sản xuất sợi.
- Kiểm tra trong quá trình sản xuất .
Trong quá trình sản xuất công ty đã chú ý đến yếu tố máy móc và con người bố trí máy móc theo dòng chảy sản xuất, từ khâu đưa bông xơ vào xé, qua máy ghép I, II, và máy OE đến khi tạo ra sản phẩm theo yêu cầu để tránh gián đoạn và mất thời gian trong quá trình sản xuất. Mỗi công đoạn đều có người giám sát và có những điều chỉnh kịp thời báo cáo xử lý những sự cố về máy móc và con người. Ngoài ra cần có sự giám sát của các cán bộ phòng kiểm định chất lượng, phòng kỹ thuật và phòng thí nghiệm. Mỗi một công đoạn đều có bảng tiêu chuẩn cho từng loại như sợi xe, sợi đơn, độ xoắn...mà công ty đã xây dựng. Khi tiến hành kiểm tra, những người có nhiệm vụ kiểm tra sẽ theo dõi va đối chiếu với từng chỉ tiêu.Mỗi chỉ tiêu được kiểm tra theo một chu kì nhất định, đảm bảo phát hiên các sai sót kịp thời xử lý.
( Nguồn: ((Nguồn: Tổ chất lượng nhà máy sợi)
- Kiểm tra sản phẩm cuối cùng.
Sản phẩm sau khi được xuất xưởng sẽ được cán bộ phòng KCS mang đi kiểm định, phân tích và đối chiếu với các chỉ tiêu xây dựng ban đầu cho lô hàng trước khi sản xuất nếu phù hợp, đạt yêu cầu kỹ thuật, thẩm mỹ sẽ được chuyển đi đóng gói
Trên bao bì mỗi cuộn sợi sẽ có ghi kèm các chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng của mỗi lô hàng, đơn hàng để khách hàng có thể kiểm chứng và đánh giá.
Tuy nhiên khi rủi ro xảy ra nếu lô hàng sản xuất bị lỗi bộ phận KCS sẽ báo ngay với bộ phận kỹ thuật để tìm hiệu nguyên nhân gây ra và tiến hành xử lý lỗi. Trong trường hợp xấu nhất không thể xử lý kịp thì đơn hàng có thể bị hủy bỏ hoặc giảm phần lớn giá trị.
Sơ đồ 2.10. Quy trình xử lý lỗi xảy ra
SVTH: Đặng Thị Ngọc Lớp: QTKDTH 13A-02
T T Chỉ tiêu Chu kỳ
1 Chi số cúi chải Cotton 2 lần/ ngày/ máy
2 Chi số cúi chải PE,OE 2 lần/ ngày/ máy
3 Kết tạp chải cotton 1 lần/ 1tuần/ máy
4 Chi số cúi ghép sơ bộ II 2 lần/ ca/ ngày 5 Chi số cúi ghép sơ bộ I, trộn 2 lần/ ca/ máy 6 Chi số cúi ghép I, trộn máy 1 lần/ ca/ máy
7 Định hướng cuộn cúi 2 lần/ tuần/ máy
8 Kết tạp chải PE 2 lần/ tuần/ máy
9 Chi số cúi chải kỹ 3lần/ tháng/ máy
10 Tỷ lệ bông rơi máy chải kỹ 2 lần/ tuần/ máy
40 Kết quả thực tế bị lỗi Đo lường kết quả thực tế đang bị lỗi Phân tích nguyên nhân sai lệch Xác định các sai lệch Xây dựng chương trình điều chỉnh sai lệch Thực hiện
( Nguồn. Phòng kỹ thuật)
Bảng 2.11: Nội dung kiểm tra trong quá trình kéo sợi
Đối tượng kiểm tra Chỉ tiêu kiểm tra Thiết bị, dụng cụ, thiết bị kiểm tra
- Nguyên liệu - Ngoại quan - Mắt, tay
- Cúi chải - Chi số
- Độ không bền U% - Kết tạp màng bông
- Quả lô, cân chi số - Uster Tester III- TB5 - Bảng đen 34 lỗ
- Cúi ghép - Chi số
- Độ không đều U%
- Quả lô, cân chi số - Uster Tester TB5 - Cuộn cúi - Định lượng ( g/m) - Thước mét, cân đo điện
- Cúi chải kỹ - Chi số
- Độ không đều U% - Tỷ lệ bông rơi
- Quả lô, cân chi số - Uster Tester III- TB5
- Sợi thô - Chi số
- Độ không đều U% - Độ săn
- Quả lô, cân chi số - Uster Tester III- TB5 - Máy đo độ săn sợi thô
- Sợi con - Chi số
- Độ không đều U%, điểm dày, mỏng, kết tạp
- Độ săn - Mối đứt
- Máy guồng, cân chi số - Uster Tester III- TB5 - Máy đo độ săn
- Mắt, tay
- Sợi xe - Độ săn - Máy đo độ săn
- Sợi ống - Ngoại quan
- Độ săn - Mắt, tay- Máy đo độ săn
( Nguồn: Tổ chất lượng nhà máy sợi)
Như vậy qua vào bảng trên ta có thể thấy được cách đánh giá chất lượng mỗi đối tượng sẽ có những cách đánh giá khác nhau. Công nghệ ngày càng phát triển đã giúp việc kiểm tra thuận lợi hơn nhờ máy móc. Cùng với việc tăng mở rộng quy mô phân xưởng công ty đã đầu tư thêm 1 máy Uster Tester III_ TB15, máy đo độ săn để đảm bảo cho công tác kiểm tra nhanh chóng hơn. Nhìn chung, hoạt động kiểm tra chất lượng của công ty Dệt Hà Nam được thực hiện khá chặt chẽ
từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của quá trình sản xuất đến khi xuất ra thị trường. Điều này đã mang lại nhiều thuận lợi trong kinh doanh làm cho doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng lên qua các năm.
Tuy nhiên, mặc dù đã siết chặt công tác đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng ở từng khâu từng bộ phận nhưng công ty đã bỏ qua yếu tố cũng khá quan trọng đó là, bên cạnh kiểm soát ngay từ đầu quá trình sản xuất nhưng chưa gắn trực tiếp trách nhiệm cho những người trực tiếp điều hành với lỗi xảy ra để họ có trách nhiệm hơn với công việc của mình phát hiện lỗi nhanh nhất tiết kiệm tiền bạc và thời gian cho công ty đến mức tối đa có thể .Cấp trên đưa cho cấp dưới một bản tiêu chuẩn mang tính chất thụ động và cấp dưới làm theo bảng đó mà không có sự sáng tạo trong khi làm việc.Công ty chưa có hướng dẫn, khuyến khích công nhân sản xuất tự kiểm tra sản phẩm của mình. Chính vấn đề này gây nên mối căng thẳng giữa hai bộ phận này. Ngoài ra khi nhập nguồn nguyên liệu từ nước ngoài công ty cần cân nhắc từng thời kì mà nhập nguyên liệu từ nước nào sẽ có lợi thế hơn. Ví dụ như trong năm 2013 các sản phẩm vải của thị trường Trung Quốc bị dư luận và báo chí các nhà khoa học lên án có sử dụng hóa chất gây hại đến sức khỏe con người nếu công ty vẫn nhập khẩu nguyên liệu hóa chất, thuốc nhuộm của Trung Quốc thì sẽ làm ảnh hưởng đến lượng khách hàng khi mua sản phẩm vì có thế họ nghi ngờ chất lượng sợi có chứa hóa chất… Đó cũng là một trong những điểm mà công ty cần lưu ý.