Giải pháp nâng cao chất lượng sợi ở công ty Dệt Hà Nam.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Nâng cao chất lượng sợi của công ty Dệt Hà Nam (Trang 55)

SỢI CỦA CÔNG TY DỆT HÀ NAM

3.2.Giải pháp nâng cao chất lượng sợi ở công ty Dệt Hà Nam.

Trên cơ sở tìm hiểu về công ty và phân tích thực trạng về tình hình chất lượng và cách quản lý chất lượng của công ty Dệt Hà Nam, thấy được một số tồn tại chưa được khắc phục. Em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nào đó nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty Dệt Hà Nam như sau:

- Trên cơ sở xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng công ty nên đi đôi với việc gắn chặt trách nhiệm của từng đối tượng liên quan, mọi người đều có tinh thần và trach nhiệm vì mục tiêu chung của công ty, tham gia, góp ý vào mọi quá trình sản xuất khi cần thiết. Có những chế độ khen, chê đúng lúc để mọi người phát huy tối đa năng lực của mình, tận tâm với công việc hơn. Tránh tình trạng làm chơi ăn thật, làm một cách thụ động mệnh lệnh cứng nhắc, cần trao việc và ủy quyền trong giới hạn cho phép tạo sự linh hoạt, sáng tạo trong công việc.

- Chất lượng sản phẩm phản ánh trình độ của công ty, do vậy mà cần xiết chặt tưng khâu từng chi tiết nhỏ trong các mặt liên quan đến chất lượng sản phẩm đầu ra, từ việc đào tạo nhân tố con người đến đầu tư máy móc thiết bị. Từ khâu đầu của quá trình sản xuất đến khâu cuối cùng giao hàng cho khách hàng để kết thúc đơn hàng.

- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề để đảm bảo việc đánh gía đúng chất lượng về chuyên môn của công nhân viên trong công ty. Nên tổ chức thêm các cuộc thi sáng tạo đổi mới, cải tiến chất lượng sản phẩm và có những phần thưởng xứng đáng để khích lệ.

- Cần cập nhật mọi thông tin về thị trường, đối thủ và đặc biệt là thị trường nhu cầu công nghệ để đáp ứng tốt nhất với công nghệ cao nhất có thể. Sở dĩ như vậy bởi nhu cầu ngày càng cao, đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều, máy móc thiết bị càng hiện đại, nếu không biết nắm bắt thì công ty sẽ bị tụt hậu, sản phẩm sẽ lỗi thời, doanh thu giảm, doanh nghiệp lỗ. Cho dù công nhân viên hay lãnh đạo có giỏi đến đâu thì với đống máy móc cũ kỹ hiệu quả công việc cũng không cao và không thể cạnh tranh được với nền kinh tế thị trường đang từng ngày phát triển.Khi có nhiều nhà cung cấp thì khách hàng bao giờ cũng ưu tiên nhà cung cấp có khả năng đáp ứng đơn hàng nhanh nhất, mẫu mã , kiểu dáng hiện

đại nhất và chất lượng tối ưu nhất. Vì vậy mà có thể nói việc thường xuyên áp dụng công nghệ, đổi mới máy móc là vấn đề rất quan trọng đối với các doanh nghịệp nói chung và công ty Dệt Hà Nam nói riêng.

- Tìm kiếm thị trường đầu vào cho quá trình sản xuất, đặc biệt là thị trường trong nước để có thể là biện pháp chữa cháy khi nhập khẩu ở thị trường nước ngoài gặp một số khó khăn nào đó, hay sự cố xảy ra. Cần tìm kiếm thêm nhiều thị trường nước khác để đa dạng về chất lượng bông,xơ phòng tránh được tình trạnh ép giá và chất lượng thấp.

3.2.1.Giải pháp đào tạo nâng cao tay nghề, tinh thần trách nhiệm của công nhân trong công ty Dệt Hà Nam

Giải pháp đào tạo nâng cao đội ngủ cán bộ công nhân viên trong công ty Dệt Hà Nam.

Phần lớn công nhân trong công ty là lao động địa phương và có trình độ từ trung học phổ thông trở lên đến cao đẳng, cho nên việc đào tạo tiếp thu kiến thức cũng không khó khăn. Tuy nhiên khi vào làm việc ở một môi trường mới, làm quen với công việc thì vẫn còn những bỡ ngỡ. Chính vì vậy mà công ty nên

- Tạo một môi trường thân thiện để công nhân mới có thể hòa nhập nhanh hơn, cảm thấy thoải mái khi làm việc để hiệu quả công việc cao hơn.

- Trước khi vào làm việc công nhân sẽ được đào tạo về các nghiệp vụ chuyên môn mà mình đảm nhận, ví dụ như đối với công nhân bao gói cần phải biết về các chỉ tiêu trên bao bì và nhận biết được đặc điểm của từng loại sợi đơn, sợi xe, sợi đơn loại I,II,III...,để không bị những nhầm lẫn nhỏ xảy ra ảnh hưởng đến cả lô hàng. Hay những công nhân vận hành máy cần phải nắm vững kiến thức về điều chỉnh các chi số theo đơn đặt hàng đã được xây dựng.

- Việc nâng cao cấp bậc cho công nhân là một giải pháp khích lệ tạo cho người công nhân cố gắng hơn, có ý thức hơn trong công việc của mình, đặc biệt với ý thức trách nhiệm sẽ không sơ ý, lơ là công việc giảm được những lỗi nhỏ như dính dầu, dính bẩn, dính màu ố vàng sợi...

Đối với cán bộ công nhân viên trong công ty thì những yêu cầu về kiến thức chuyên môn càng phải cao hơn, đây được coi là vấn đề quan trọng hàng đầu trong quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002. Những người quản lý là

những người phải nắm vững các chỉ tiêu và kiến thức sản phẩm mới có thể kiểm tra được chất lượng sản phẩm, và bên cạnh đó cần bổ sung thêm các kỹ năng quản lý để phục vụ cho công việc lãnh đạ, chỉ đạo tốt hơn. Chính vì vậy, mà hàng năm công ty nên tổ chức các lớp đào tạo cho cán bộ trong công ty:

- Đối với cán bộ lãnh đạo cấp cao cần tập trung về các vấn đề mang tính chiến lược như xây dựng chính sách, định hướng, mục tiêu dài hạn, trung hạn để chỉ đạo cấp dưới một cách thông suốt và hiệu quả nhất

- Đối với cán bộ các phòng ban những người trực tiếp điều hành chịu trách nhiệm với giám đốc về chất lương, họ phải được đào tạo cụ thể về những yêu cầu trong bộ ISO, những kiến thức cần thiết về chất lượng sản phẩm sợi, hiểu rõ và thực hiện tốt các bộ quy tắc trong điều hành kiểm soát hệ thống quản lý chất lượng. Ban lãnh đạo cấp cao cần đánh giá đúng thực lực bộ phận lãnh đạo trung gian để đảm bảo được chât lượng quản lý. Bởi bộ phận này đóng vai trò huyết mạnh nối giữa bộ phận sản xuất và ban lãnh đạo cấp cao. Bộ phận này có làm tốt trách nhiệm thì 2 bộ phận kia mới kết nối được với nhau để tạo ra sản phẩm chất cao theo chiến lược đề ra.

Công việc đào tạo cho cán bộ công nhân viên trong công ty có thể có 2 phương án sau:

- Mở lớp thuê các chuyên gia về chuyên ngành sợi về đào tạo tại công ty trong thời gian 5- 7 ngày, hoặc các khóa ngắn hạn hàng năm để đảm bảo số lượng lao động đầu vào được liên tục.

- Liên kết với các trường trung cấp, đại học trong cả nước tiếp nhận nguồn lực đầu ra cho các trường theo nhu cầu trình độ nhân lực của công ty.

- Cử nhóm cán bộ cấp cao trong công ty tham gia vào các khóa đào tạo về chất lượng ISO tại các trung tâm có uy tín về đào tạo về chất lượng sợi và hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm thuộc quản lý tổng cục đo lường chất lượng Việt Nam. Sau đó về đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ cấp trung gian và công nhân của công ty.

Giải pháp tạo động lực lao động

Bất kì người công nhân viên để họ gắn bó tận tâm với công việc chỉ khi họ được đáp ứng và thỏa mãn những yêu cầu về yếu tố vật chất và yếu tố tình thần.

Điều này đòi hỏi công ty luôn có những chính sách đãi ngộ về tiền lương, tiền thưởng xứng đáng, có chế độ thưởng phạt công minh, môi trường làm việc thuận lợi không gây áp lực về tâm lý khi làm việc. Thành quả của công ty Dệt Hà Nam cho những nỗ lực xây dựng hệ thống chính sách đãi ngộ đó là đội ngũ công nhân viên gắn bó với công ty trong nhiều năm, lượng công nhân qua các năm ổn định. Tuy nhiên cần bổ sung một số chính sách xét thưởng phạt trong chính sách đãi ngộ công nhân như:

- Thưởng 1 tháng tết khi công nhân viên làm đều và có hiệu quả công việc cao trong năm.

- Trích 10% trong quỹ phúc lợi cho công nhân viên vượt chỉ tiêu để ra trong tuần, tháng, quý ...

- Hàng năm trính quỹ của công ty cho công nhân viên đi du lịch 2 năm 1 lần vào dịp năm mới và hè.

- Cần quan tâm động viên tinh thần công nhân viên thường xuyên. Hỏi thăm gia đình họ khi hiếu, hỉ, hay ốm đau...

- Đi liền với chế độ thưởng là phạt khi không hoàn thành chỉ tiêu đưa ra, làm hỏng đơn hàng, hợp đồng phạt tùy theo thiệt hại về mặt kinh tế của đơn hàng và trách nhiệm của người gắn liền với lỗi đó. Như trừ 10-50% tiền lương trong tháng vi phạm tùy theo mức độ quan trọng của lỗi.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Nâng cao chất lượng sợi của công ty Dệt Hà Nam (Trang 55)