Đánh giá thực trạng chất lượng sợi và quản lý chất lượng sản phẩm sợi của công ty Dệt Hà Nam.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Nâng cao chất lượng sợi của công ty Dệt Hà Nam (Trang 51)

1) Công đoạn 1.Bông, xơ bông từ kho được đưa đến bàn bông, xếp theo tỉ lệ pha bông và theo phương án pha bông trong giàn bông qua máy xé kiện Bông

2.3.6.Đánh giá thực trạng chất lượng sợi và quản lý chất lượng sản phẩm sợi của công ty Dệt Hà Nam.

sợi của công ty Dệt Hà Nam.

Yếu tố chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói chung và công ty Dệt Hà Nam nói riêng đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển và uy tín, khẳng định thương hiệu của công ty trên thị trường trong và ngoài nước. Mặc dù đã có nhiều cố gắng xây dựng và nâng cao hiệu quả về bộ mặt chất lượng sản phẩm nhưng bên cạnh những mặt tích cực vẫn tồn tại những sai sót cần được giải quyết để hoàn thiện hơn.

Ưu điểm

Trong những năm vừa qua nhìn chung công tác quản lý chất lượng của công ty đã dần đi vào ổn định. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, ngoài việc mở rộng quy mô công ty Dệt Hà Nam còn liên tục đầu tư đổi mới máy móc và cơ bản đã hoàn thành hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, đồng bộ đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở thời điểm hiện tại và trong những năm tiếp theo.

Công ty đã xây dựng được nhiều mối quan hệ với các nước ngoài, mở rộng nguồn cung ứng nguyên liệu, đa dạng về chủng loại và mẫu mã. Mặc dù có những thời điểm bấp bênh về giá nguyên liệu bông, xơ cao nhưng quá trình sản xuất của công ty vẫn có đủ nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất.

Với việc thường xuyên xây dựng hệ thống chỉ tiêu dễ hiểu giúp mọi người trong công ty đều nắm được và thực hiện dễ dàng. Bên cạnh việc xây dựng theo tiêu chuẩn chung còn theo nhu cầu của khách hàng làm cho hệ thống chỉ tiêu đánh giá ngày càng hoàn thiện, điều này còn giúp giảm nhẹ gánh nặng cho bộ phận kinh doanh của công ty khi giao hàng cho khách hàng.

Yếu tố con người được xem là yếu tố làm nên sự thành công của mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Việc quản lý chất lượng tốt đòi hỏi người điều hành hệ thống phải có kiến thức chuyên môn và tâm với nghề, công ty Dệt Hà Nam

luôn chú trong nhân tố con người. Hiện nay công ty đang có một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm, năng động, có tình thần và trách nhiệm cao với công việc. Đội ngũ công nhân có trình độ từ trung học phổ thông trở lên, mỗi trình độ được bổ sung vào những công việc khác nhau để đảm bảo cho việc tiếp thu những kiến thức chuyên môn khi đào tạo. Nhờ đó mà góp phần tốt trong việc vận hành và cải tiến chất lượng sản phẩm. Công ty luôn quan tâm đến những chính sách đãi ngộ cho công nhân viên trong công ty để họ yên tâm lao động gắn bó với công ty, và thông qua đó họ có trách nhiệm với công việc được giao hơn.

Hàng năm công ty thường tổ chức các lớp tập huấn và truyền tải những đổi mới về chất lượng để mọi đối tượng trong công ty đều nắm bắt được và có những đổi mới phù hợp theo xu hướng phát triển của thị trường. Ngoài ra công ty còn cử các cán bộ công nghệ đi đào tạo thêm về chuyên môn trong lĩnh vực kiểm định chất lượng nội bộ được sát sao hơn đảm bảo cho chất lượng sản phẩm ngày càng hoàn thiện giảm rủi ro.

Xây dựng hệ thống kiểm tra theo quá trình là một giải pháp khá thích hợp đối với sản phẩm sợi có rất nhiều công đoạn phức tạp đòi hỏi sự cẩn thận trong từng quy trình sản xuất sản phẩm. Đây được coi là một sự lựa chọn sang suốt với việc quản lý chất lượng của công ty.

Nhược điểm.

Hệ thống các chỉ tiêu mặc dù đã được xây dựng khá hoàn chỉnh nhưng việc điều hành của cán bộ lãnh đạo trong công ty vẫn mang tính mệnh lệnh cấp trên bảo cấp dưới nghe chưa có tính linh hoạt khi hoạt động.

Trong quá trình làm việc do sơ ý của công nhân để lẫn các loại sợi, hoặc dính bẩn vào sợi vẫn còn xảy ra. Đây là lỗi thuộc về ý thức làm việc của công nhân chưa thực sự gắn trách nhiệm cho công việc của mình. Mặt khác do việc quản lý chưa chặt chẽ và sự buông lỏng trong chính sách thưởng, phạt để công nhân có ý thức, trách nhiệm hơn với công việc của mình.

Khâu thu mua nguyên vật liệu đầu vào vẫn chưa được chú trọng. Mặc dù bộ phận KCS hoạt động vẫn sát sao nhưng cần chú ý đến nguồn nguyên vật liệu.Cần tìm hiểu và khai thác thêm thị trường cung ứng để có thể đa dạng về

chủng loại và cải tiến được chất lượng, hạ giá thành sản phẩm đầu vào cũng như đầu ra. Nếu công ty chỉ tập trung mua nguyên liệu của thị trường Đài loan, Hàn Quốc, Châu Âu thì việc ép giá, ép về chất lượng nguyên liệu khi số lượng hàng khan hiếm có thể tiếp tục xảy ra. Hay với việc nhập chất tẩy, thuốc nhuộm của Trung Quốc, như chúng ta được biết Trung Quốc là đối thủ nặng ký đối với Việt Nam về thị trường Dệt may,là nước luôn cạnh tranh trên từng lĩnh vực điều luôn cảnh giác đó là chất lượng của sản phẩm khi nhập về từ nước này. Với chất lượng vải của Trung Quốc kém chất lượng cũng đã ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ vải ở nước ta trong năm vừa qua.Việc nhập khẩu nhiều cũng bởi lý do công ty Dệt Hà Nam chưa khai thác hết thị trường cung ứng trong nước.

Ngoài ra việc tách rời thu mua nguyên vật liệu không phối hợp với việc nghiên cứu thị trường cung nguyên vật liệu để có những chiến lược sản xuất cũng là nguyên nhân làm cho đơn giá sợi bị đẩy lên cao hoặc xuống thấp không lường trước được sẽ ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận. Ví dụ như năm 2012(theo cổng thông tin điện tử Dệt May Việt Nam) đây là năm thị trường nguyên vật liệu sợi rơi vào tình trạng khan hiến không chỉ ảnh hưởng đến các công ty trong nước, công ty nước ngoài mà cả công ty Dệt Hà Nam cũng bị lao đao, thiếu nguyên vật liệu sản xuất 1 số đơn hàng không đáp ứng đủ và hợp đồng bị hủy bỏ

Như vậy có thế nói, mặc dù đã đáp ứng đầy đủ máy móc thiết bị hiện đại nhưng vấn đề nguyên vật liệu và yếu tố con người là 2 nhân tố đã ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sợi trong giai đoạn từ 2008 đến 2013 của công ty Dệt Hà Nam. Mặc dù tần suất ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong khoảng thời gian này không nhiều nhưng nó chiếm đa số trong những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sợi. Vì Vậy công ty Dệt Hà Nam cũng cần có những điều chỉnh hợp lý hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Nâng cao chất lượng sợi của công ty Dệt Hà Nam (Trang 51)