1) Công đoạn 1.Bông, xơ bông từ kho được đưa đến bàn bông, xếp theo tỉ lệ pha bông và theo phương án pha bông trong giàn bông qua máy xé kiện Bông
2.2.2.3. Thị trường tiêu thụ.
Hiện nay ngành dệt may Việt Nam có sức cạnh tranh quốc tế, có tiềm năng được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại (FTA) và nhiều hiệp định khác nắm bắt được những thuận lợi đó công ty Dệt Hà Nam cũng không ngừng củng cố mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình.
Thị trường trong nước: Khách hàng thân thiết nhập sản phẩm trực tiếp từ công ty của công ty như vinateximex, công ty TNHH nhà nước MTV Dệt Minh khai, công ty Dệt may Châu Giang, Công ty THÀNH CÔNG , CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Vượng, BÌNH AN Texco, VICOTEX, Đông Xuân, CTCP Dệt sợi Damsan, CT Sản xuất-kinh doanh XNK Tấn Lộc
Thị trường nước ngoài: Năm 2012 là năm đầy khó khăn cho các Doanh nghiệp dệt may Việt Nam, trong đó khó khăn lớn nhất là về thị trường xuất khẩu, tuy nhiên là một doanh nghiệp lớn uy tín nhất Việt Nam, nên công ty Dệt Hà Nam không bị ảnh hưởng nhiều. Vì các doanh nghiệp nước ngoài vẫn dành sự lựa chọn cho các doanh nghiệp lớn. Sang đến năm 2013 ngành dệt may Việt Nam có những khởi sắc về thị trường xuất khẩu, xuất khẩu dệt may sang các thị trường nước ngoài tăng tưởng ổn định mặc dù tình hình kinh tế trong những năm gần đây nhiều nước lâm vào tình trạng suy thoái.Trong năm 2012 Nhật Bản và Hoa Kỳ được đánh giá là 2 thị trường quan trọng nhất cần được nắm bắt, hiện tại thì Hoa Kỳ chiếm 43% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam, Nhật Bản chiếm 11% và các nước khác chiếm 4%( Thông tin từ htt p:// Báo điện tử.vn). Nằm trong vòng xoáy chung công ty Dệt Hà Nam ngoài việc tập chung vào 2 thị
trường chính là Hoa Kỳ và Nhật Bản công ty còn mở rộng ra các nước khác như Ấn Độ, Hi Lạp, Thổ Nhĩ Kì, Đài Loan, Bangladesh, Trung Quốc đây cũng được coi là những thị trường tiềm năng, nước này là những nước có tỉ lệ dân cư khá đông và có tỉ lệ tiêu dùng cao.