Giải pháp cho thị trường đầu vào

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Nâng cao chất lượng sợi của công ty Dệt Hà Nam (Trang 59)

SỢI CỦA CÔNG TY DỆT HÀ NAM

3.2.2. Giải pháp cho thị trường đầu vào

Đầu vào chủ yếu của mọi doanh nghiệp là máy móc, lao động và nguyên vật liệu.

Với máy móc thì chủ yếu nhập khẩu ở thị trường Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan ,Ý đây là những thị trường có ngành dêt khá phát triển do đó họ luôn quan tâm đến công nghệ cải tiến máy móc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Nên những thị trường này là lựa chọn để mua sắm trao đổi công nghệ, học hỏi kinh nghiệm phục vụ cho quá trình sản xuất được thuận lợi và hợp với xu thế phát triển..

Nguyên vật liệu đầu vào như đã nói ở trên đây là vấn đề không thể giải quyết triệt để được. Mà nó còn tùy thuộc vào từng thời kỳ, từng giai đoạn của quá

trình sản xuất cũng như của thị trường cung cấp. Chính vì vậy mà công ty nên có những chiến lược phụ trợ đề phòng những trường hợp xấu có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến đơn hàng. .Để khắc phục tình trạng này công ty Dệt Hà Nam cần xây dựng chuỗi cung ứng bông ,sợi, dệt, nhuộm. Khi xây dựng được chuỗi cung ứng , tìm được nguồn cung ứng ổn định sẽ tạo ra giá trị gia tăng và lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của công ty giảm được sự lệ thuộc vào phụ liệu nhập khẩu,nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm. Khi công ty chỉ tập trung quá nhiều vào thị trường nước ngoài mà bỏ qua thị trường trong nước cũng là một thiếu sót lớn đối với nhà sản xuất khi gặp khó khăn trong quá trình nhập nguyên vật liệu từ thị trường nước ngoài liên quan đến vấn đề giá, thuế quan rồi giấy tờ nhập khẩu...Nhưng nếu tập trung vào thị trường trong nước thì không đủ cho việc sản xuất lớn. Bởi thị trường bông của Việt Nam không nhiều nên giá thành khá cao.

Chính vì vậy cần đa dạng hóa thị trường cung ứng nguyên vật liệu trong nước và nước ngoài.

- Thị trường trong nước: Tương lai Công ty Dệt Hà Nam có thể tạo mối quan hệ hợp tác với với tập đoàn Texhong đây là một tập đoàn lớn của Hồng Kong tại Việt Nam, tập đoàn dệt may Vinatex đây là những tập đoàn hàng đầu với hệ thống nhà máy sợi quy mô tầm cỡ trong nước. Thông qua quan hệ hợp tác song phương có thể trao đổi công nghệ và cũng là giải pháp cho nguồn nguyên liệu sản xuất, với thị trường nước ngoài có thể mở rộng thêm sang thị trường Công ty Dệt Hà Nam có thể tạo mối quan hệ hợp tác với với tập đoàn Texhong đây là một tập đoàn lớn của Hồng Kong tại Việt Nam, tập đoàn dệt may Vinatex đây là những tập đoàn hàng đầu với hệ thống nhà máy sợi quy mô tầm cỡ trong nước. Thông qua quan hệ hợp tác song phương có thể trao đổi công nghệ và cũng là giải pháp cho nguồn nguyên liệu sản xuất.

- Thị trường nước ngoài công ty có thể mở rộng nguồn cung từ thị trường Châu Phi đây là thị trường được đánh giá rất cao tiềm năng cho ngành dệt Việt Nam, ngoài việc được hưởng ưu đãi về thuế quan, doanh nghiệp còn tận dụng được nguyên liệu giá rẻ để sản xuất hàng dệt may phục vụ nhu cầu tại nước sở

tại và xuất khẩu( theo Báo điện tử.vn).

Bên cạnh đó, việc mở rộng mối quan hệ thân thiết với nhà sản xuất bằng cách đầu tư theo chiều dọc,hợp tác,công ty có thể đầu tư vốn, hỗ trợ giống, công nghệ và phân bón cho người trồng bông, cam kết thu mua bông. Đây là phương pháp có thể giúp cho công ty kiểm soát đươc chất lượng bông sạch, đảm bảo chất lượng và số lượng đầu vào cho quá trình sản xuất trong hoạt động sản xuât kinh doanh ở một giới hạn nào đó.

Công ty nên mở rộng nguồn tuyển dụng khi cần thiết như có thể tận dụng tối đa nguồn lao động có trình độ tại địa phương như những sinh viên các trường trung cấp trong địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận có kiến thức chuyên ngành tương ứng. Kết hợp với các trường nghề để đào tạo chuyên sâu và có hệ thống hơn. Cán bộ quản lý cũng cần tuyển mở rộng các yêu cầu tuyển dụng các trường kinh tế, trường đào tạo quản lý...không nên chỉ tập trung quá nhiều vào những người có tay nghề, trình độ chuyên môn trong nghề, mà quên đi yếu tố quản lý. Nếu các cán bộ có tay nghề cao mà không biết cách quản lý con người, máy móc thi hoạt động của công ty về lâu dài cũng sẽ không đảm bảo.

Để giải quyết được những vấn đề trên công ty Dệt Hà Nam cần có một số những yếu tố sau:

- Vấn đề đầu tiên là cần có nguồn vốn để đầu tư cho cơ sở vật chất và đầu tư cho đào tạo con người. Chi phí này công ty nên trích % của lợi nhuận để lập quỹ để đảm bảo nguồn kinh phí thường xuyên.

- Quán triệt các tiêu chuẩn tuyển dụng đầu vào để giảm nhẹ gánh nặng khi tiến hành đào tạo.

- Xây dựng các cơ sở đào tạo, thuê các chuyên gia có trình độ cao để đào tạo - Tạo được nhiều mối quan hệ với đối tác trong và ngoài nước, cùng cố quan hệ hai bên cùng có lợi để hỗ trợ trong lúc khó khăn cũng như thuận lợi

- Kết hợp các phương pháp hành chính, kinh tế, giáo dục đào tạo, tâm lý xã hội để động viên khuyến khích tinh thần công nhân viên trong công ty

KẾT LUẬN

cao, nền kinh tế không còn là tập trung bao cấp mà chuyển sang nền kinh tế thị trường, một nền kinh tế đầy những thay đổi chóng mặt làm cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều quay trong vòng xoáy cạnh tranh từng ngày, từng khía cạnh của kinh tế. Đặc biệt khi Việt Nam ra nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội cọ xát, giao lưu học hỏi, nâng cao kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam ra các nước ngoài.Song cơ hội càng nhiều thì thách thức càng lớn đối với các doanh nghiệp trong nước. Cạnh tranh là đòn bẩy kinh tế giúp cho chất lượng các sản phẩm ngày càng được nâng cao và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Doanh nghiệp nào sản phẩm có chât lượng tốt thì doanh nghiệp đó chiếm vị thế cạnh tranh cao và chiếm vị thế hơn đối thủ của mình. Ngoài ra nâng cao chất lượng sản phẩm còn làm tăng mức tiêu thụ hàng hóa làm tăng vòng luân chuyển đồng vốn của doanh nghiệp, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, kéo dài chu kì sống của sản phẩm. Tuy nhiên không phải cứ tăng chất lượng là có thể thu được lợi nhuận cao mà chất lượng còn phải đi kèm với giá cả phù hợp mới là chiến lược hoàn hảo cho thành công của doanh nghiệp. Do đó mà công ty dệt Hà Nam cần cân đối giữa chi phí đầu tư cho chất lượng và giá bán sản phẩm, hoàn thiện hơn nữa cầu nỗi giữa nguyên vật liệu quá trình sản xuất và đầu ra để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh lâu dài, củng cố thương hiệu, nâng cao uy tín trong tương lai.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Nâng cao chất lượng sợi của công ty Dệt Hà Nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w