Chất lượng tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước ở đảng bộ tổng công ty xây dựng sài gòn hiện nay thực trạng và giải quyết

79 710 5
Chất lượng tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước ở đảng bộ tổng công ty xây dựng sài gòn hiện nay   thực trạng và giải quyết

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Những năm qua, các tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước đã phát huy vai trò của mình trong việc lãnh đạo các doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ. Qua hoạt động sản xuất, kinh doanh trong cơ chế thị trường định hướng XHCN, nhiều tổ chức cơ sở đảng cũng như cán bộ, đảng viên đã trưởng thành vượt bậc về mọi mặt, tỏ rõ tính tiên phong trong mặt trận kinh tế. Tuy nhiên, gần 20 năm đổi mới đất nước, Đảng đã đề ra và lãnh đạo thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước đã vượt qua nhiều thử thách, đứng vững và không ngừng phát triển, đã góp phần quan trọng vào thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Doanh nghiệp nhà nước chủ yếu là các cơ sở sản xuất công nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, đồng thời có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng, nâng cao chất lượng giai cấp công nhân Việt Nam. Hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước đang quản lý và sử dụng một khối lượng tài sản to lớn của nhân dân, chi phối các ngaønh, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước ngày càng thích ứng với cơ chế thị trường định hướng XHCN, năng lực sản xuất tiếp tục được tăng cường, cơ cấu ngày càng hợp lý hơn, trình độ công nghệ và quản lý có nhiều tiến bộ, hiệu quả cạnh tranh từng bước nâng lên, bảo đảm việc làm và đời sống cho hàng triệu người lao động. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhà nước cũng còn những hạn chế, yếu kém như : quy mô còn nhỏ, cơ cấu còn nhiều bất hợp lý, chưa thật sự tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt kết quả kinh doanh chưa tương xứng với nguồn lực đã có, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, lao động thiếu việc làm, dôi dư còn lớn. Nhiều doanh nghiệp đang đứng trước những thách thức gay gắt, đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới, phát triển, nhất là trong xu thế của hội nhập kinh tế quốc tế. Tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước là một loại hình trong hệ thống tổ chức cơ sở đảng. Cùng với các loại hình khác, các tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước tạo thành nền tảng của Đảng. Do vậy, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các đảng bộ, chi bộ cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước không chỉ góp phần tạo nền móng vững chắc cho Đảng, mà còn tác động trực tiếp đến sự ổn định và phát triển của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay. Sự lãnh đạo của Đảng đối với việc đổi mới nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước chưa ngang tầm với nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Tổ chức và phương thức hoạt động của Đảng ở nhiều doanh nghiệp chậm được đổi mới, còn nhiều tồn tại cần khắc phục. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng chưa theo kịp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội ở cơ sở. Tình trạng thiếu dân chủ, thiếu kỷ luật, kỷ cương trong sinh hoạt Đảng còn diễn ra ở không ít tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước. Số tổ chức cơ sở và số đảng viên yếu kém còn nhiều. Công tác giáo dục, rèn luyện, quản lý đảng viên chưa đáp ứng yêu cầu. Bệnh quan liêu độc đoán, chuyên quyền, chủ nghĩa cá nhân, tham nhũng, lãng phí còn nặng nề; không ít doanh nghiệp có tình trạng nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng. Đó là tình trạng chung của nhiều tổ chưùc cơ sở đảng trong các doanh nghiệp ở Đảng bộ Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn. Trước tình hình đó, vấn đề đặt ra là phải nâng cao chất lượng các tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước nói chung và các tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ở Đảng bộ Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn nói riêng. Đây là vấn đề hết sức cấp thiết, phải được nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn để tìm ra phương hướng và những giải pháp thích hợp, cụ theå nhằm nâng cao chất lượng các tổ chức cơ sở đảng ở Đảng bộ Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn hiện nay. Do vậy, tác giả chọn đề tài “Chất lượng các tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp nhà nước ở Đảng bộ Tổng Công ty Xaây dựng Sài Gòn hiện nay - Thực trạng và giải pháp" làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Đảng ta đã đề ra Nghị quyết Trung ương 3 khóa VII (tháng 6-1992), Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII (ngày 2/2/1999) về xây dựng và 2 chỉnh đốn Đảng, Nghị quyết Trung ương 3 – khóa IX (ngày 24/9/2001) về tiếp tục sắp xếp đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Các đồng chí lãnh đạo Đảng có những bài viết và bài phát biểu mang tính định hướng và chỉ đạo rất quan trọng trong việc xây dựng tổ chức cơ sở đảng nói chung và tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu chung quanh vấn đề nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng như : - "Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn ở đồng bằng sông Hồng"; luận án tiến sĩ Lịch sử chuyên ngành Xây dựng Đảng của tác giả Đỗ Ngọc Ninh – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1995. - “Khắc phục sự thoái hóa biến chất của đảng viên trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay”, luận án tiến sĩ Lịch sử chuyên ngành Xây dựng Đảng của tác giả Ngô Kim Ngân, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1996. -“Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay”, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng của Nguyễn Văn Bé Tư, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002. -“Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở các đơn vị sản xuất kinh doanh (không có vốn đầu tư nước ngoài) thuộc Tổng Công ty dầu khí Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực trạng và giải pháp”, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng của Hà Huy Dĩnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003. -“ Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước ở khu công nghiệp Biên Hòa I trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng của Nguyễn Thị Lệ Hồng. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000. -“Xây dựng Đảng bộ TP.Hồ Chí Minh trong cơ chế thị trường định hướng XHCN“, đề tài khoa học cấp thành phố Hồ Chí Minh, chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Tâm Dũng, Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, năm 2000. - "Đảng bộ nhà máy chế tạo biến thế chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đội ngũ đảng viên, đổi mới hoạt động của cấp ủy", của Nguyễn Quang Tuấn, Taïp chí Xây dựng Đảng, số 6, năm 1994. 3 - "Đôi điều rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn xây dựng đảng bộ Công ty đường Khánh Hội trong sạch vững mạnh", của Hoàng Mạnh Phiệt, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 11, năm 1995. Những công trình trên đây cũng như một số bài viết khác có liên quan giúp cho tác giả tham khảo, kế thừa tư tưởng, nội dung và phương pháp trong quá trình nghiên cứu viết luận văn. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình khoa học chuyên ngành xây dựng Đảng nào nghiên cứu có hệ thống về chất lượng tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước ở Đảng bộ Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn hiện nay. 3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CƯÙU CỦA LUẬN VĂN 3.1. Mục đích Trên cơ sở luận cứ khoa học, góp phần nâng cao chất lượng các đảng bộ, chi bộ cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước ở Đảng bộ Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn nhằm đáp ứng yêu cầu cách mạng trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ - Làm rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước ở Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn hiện nay, từ đó khẳng định việc nâng cao chất lượng đảng bộ, chi bộ cơ sở trong Tổng Công ty này là một nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng tại doanh nghiệp nhà nước, làm cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn, tiếp tục góp phần thaéng lợi cho sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới. - Nêu lên và phân tích thực trạng, chất lượng của các đảng bộ, chi bộ cơ sở trong doanh nghiệp ở Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn, xác định rõ nguyên nhân của mặt mạnh, của những thiếu sót trong hoạt động lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở của Tổng Công ty từ năm 2000 đến năm 2004. - Làm rõ những yêu cầu mới về nâng cao chất lượng của các tổ chức cơ sở đảng, trên cơ sở đó nêu lên phương hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu để giải quyết một số vấn đề cấp thiết đang đặt ra nhằm nâng cao chất lượng các đảng bộ, chi bộ cơ sở tại các doanh nghiệp ở Đảng bộ Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn hiện nay. 4 3.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Các đảng bộ, chi bộ cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước ở Đảng bộ Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn; phạm vi thời gian nghiên cứu, khảo sát thực tế là từ năm 2000 đến nay. 4. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn - Lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng tổ chức cơ sở đảng. - Các quan điểm của Đảng thể hiện trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Đảng bộ TP.Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng nói chung và tổ chức cơ sở đảng nói riêng. - Các báo cáo tổng kết chuyên đề, đề tài khoa học. - Thực tiễn xây dựng các tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước nói chung và các doanh nghiệp nhà nước ở Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn nói riêng từ năm 2000 đến nay. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Kết hợp chặt chẽ phương pháp lịch sử với phương pháp lôgíc, phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, xử lý số liệu thống kê, tổng hợp, kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, đặc biệt coi trọng phương pháp tổng kết thực tiễn. 5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN - Góp phần hệ thống hóa các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng ta về xây dựng tổ chức cơ sở đảng. - Làm rõ thực trạng của các tổ chức cơ sở đảng doanh nghiệp nhà nước ở Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn. Trên cơ sở đó nêu lên những giải pháp có tính khả thi để nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước ở Đảng bộ Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn hiện nay. 6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN - Cung cấp cơ sở khoa học cho quá trình nâng cao chất lượng các tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn nói riêng và các loại hình tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước nói chung có đặc điểm tương tự đạt hiệu quả thiết thực. 5 - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, học tập bộ môn Xây dựng Đảng cho các Trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 7. KẾT CẤU LUẬN VĂN Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 2 chương với 5 tiết. 6 Chương 1 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở ĐẢNG BỘ TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SÀI GÒN - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TRONG TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SÀI GÒN 1.1.1. Giới thiệu khái quát về Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn 1.1.1.1. Lịch sử hình thành Trước 30/12/1996, Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn có 11 đơn vị trực thuộc, trong đó có 3 nhà máy: - Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng NAVIFICO chuyên sản xuất tấm lợp, vách ngăn Fibro xi măng. - Nhà máy sản xuất gạch ngói Long Bình chuyên sản xuất các loại gạch 4 lỗ, gạch đinh, gạch block và một số sản phẩm khác thuộc ngành sứ nung cao cấp. - Nhà máy sản xuất xi măng P2000 và vữa xây tô, cùng một số cơ sở xí nghiệp nằm ở huyện Thủ Đức. Xét về công nghệ sản xuất, cả 3 nhà máy này đều tiếp thu từ ngày giải phóng, không đầu tư để nâng cấp và sửa chữa kịp thời các hư hao nên hiệu quả sản xuất thấp. Moät số đơn vị khác của Tổng Công ty là những Công ty mà hoạt động chủ yếu là thiết kế công trình, thi công xây lắp, đó là : - Công ty xây dựng số I (COFICO), có trụ sở chính ở số 108 Cao Thắng, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. - Công ty xây dựng số III (COSECO), có trụ sở chính ở số 553 Xô Viết – Nghệ Tĩnh, Quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. - Công ty xây dựng Sài Gòn (COSACO), có trụ sở chính ở số 5, Nguyễn Siêu, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. - Công ty Xây lắp Dầu khí (PECCO), có trụ sở chính tại số105/7 C Điện Biên Phủ, Quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. - Công ty Sài Gòn Trang trí và xây dựng (SAPECO), có trụ sở chính tại số 40 Lý Chính Thắng, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. 7 - Công ty Cơ khí Xây dựng (COMECO), có trụ sở chính tại số 447, Điện Biên Phủ, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. - Công ty Xây dựng Điện (SECMC), có trụ sở số 62 Nguyễn Đình Chiểu, Quận I. - Công ty san nền và hạ tầng ở Kỳ Đồng, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Tổng Công ty chỉ hoạt động như là một cơ quan tổng hợp, các số liệu từ các Công ty con, không nắm được tổ chức bên dưới, các Công ty hoạt động một cách rời rạc, số vốn được cấp cho các Công ty hạng I cũng không quá 2 đồng; còn lại phổ biến từ 0,3 – 1 tỷ đồng cho nên sản xuất kinh doanh hàng năm có doanh số không lớn. Khó khăn lớn nhất là thiếu vốn hoạt động nghiêm trọng, thiếu các thiết bị đặc chủng chuyên ngành, thị trường xây dựng có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các đơn vị trong và ngoài nước. Tổng Công ty chưa ổn định về mặt tổ chức và thể chế nhà nước. Năm 1995, số vốn được bổ sung nhờ các nguồn : tự bổ sung của các đơn vị và do ngân sách nhà nước cấp, nhưng vẫn còn hạn chế so với yêu cầu (Tổng số vốn của Tổng Công ty năm 1995 là 16 tỷ 200 đồng). Nhờ đó, giá trị sản lượng đã tăng lên một ít. Giaù trị sản lượng phần xây lắp 263 tỷ đồng và sản phẩm công nghiệp đạt 34 tỷ đồng, doanh thu phần xây lắp: 159,9 tỷ đồng. Trong năm 1995 Tổng Công ty đã nộp ngân sách được hơn 13 tỷ đồng. Lương cán bộ, công nhân viên có tăng lên 694,458 đồng/người (năm 1994 là 530.000 đồng/người). Cái khó của Tổng Công ty về mặt tổ chức : Trong năm 1995, theo chỉ đạo của UBND thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu Tổng Công ty xây dựng phương án thành lập Tổng Công ty theo yêu cầu mới. Nhưng khi các Công ty thành viên được đăng ký thành lập lại theo Quyết định 388 của Chính phủ thì Tổng Công ty không được Quyết định 388 công nhận, do đó Tổng Công ty điều hành các thành viên rất khó. Tình hình hoạt động của các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty là thường đơn vị nào nhạy bén, nắm bắt được thị trường thì trụ lại và phát triển như COFICO (Công ty xây dựng số 1), Công ty Xây dựng III (COSECO), Công ty Sài Gòn Xây dựng (COSACO)… Còn lại những Công ty không nhạy bén 8 trong cơ chế thị trường, cán bộ quản lý làm việc ỷ lại theo kiểu bao cấp, thì thị trường teo dần, dẫn đến không có việc, đi tới giải thể hoặc phá sản như: Công ty Xây dựng điện, Công ty san nền và hạ tầng. Đứng trước tình hình cạnh tranh gay gắt và quyết liệt buộc cán bộ quản lý của Tổng Công ty nói riêng, các đơn vị thành viên trong Tổng Công ty nói chung phải nhanh chóng đổi mới cách làm ăn, suy nghĩ phải năng động để thích nghi với thị trường mới, phải thực sự là cán bộ hiểu biết và giỏi về năng lực chuyên môn, vững về chính trị. Các cán bộ quản lý của Tổng Công ty tự hào rằng : Công ty là một doanh nghiệp nhà nước. Phải khẳng định vị trí của Tổng Công ty trong thành phố là một doanh nghiệp nhà nước về xây dựng, nó thực hiện vai trò chủ đạo, để thực hiện tất cả các công tác về xây dựng của thành phố nói riêng, cả nước nói chung. Khi nó thể hiện đúng vai trò của mình, điều đó có nghĩa là bảo đảm cho sự lãnh đạo của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh và của Đảng ủy Tổng Công ty được tốt hơn. Ngoài sự nỗ lực bản thân của cán bộ quản lý Tổng Công ty, thì lãnh đạo của UBND thành phố cũng phải quan tâm sâu sát đến tổ chức của Tổng Công ty, phải xem Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn là “con ruột” của mình. Thành phố phải củng cổ, ổn định về mặt tổ chức, để vực dậy và đưa Tổng Công ty phát triển ổn định, lâu dài. Nhằm đáp ứng yêu cầu bức bách đó, ngày 30/12/1996 Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn “mới” ra đời. 1.1.1.2. Quá trình hoạt động từ 30/12/1996 đến nay Vaøo ngày 30/12/1996, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã ra Quyết định số : 6211/QĐ-UB-K7 thành lập Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn (căn cứ Quyết định số 90/TTg ngày 09/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ, về việc tiếp tục sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, nên còn gọi là “Tổng Công ty 90”. Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn có tên giao dịch đối ngoại là Saigon General Construction Company (viết tắt là SAGECO). Với tổng nguồn vốn Nhà nước giao (tại thời điểm 31/12/1995 là 126 tỷ 934 triệu đồng Việt Nam, (trong đó vốn đưa vào tham gia liên doanh là 68 tỷ 234 đồng Việt Nam). Trong đó : Vốn cố định : 84 tỷ 38 triệu đồng Việt Nam. Vốn lưu động : 25 tỷ 340 triệu đồng Việt Nam. 9 Vốn khấu hao cơ bản : 10 tỷ 118 triệu đồng Việt Nam. Quỹ khuyến khích phát triển sản xuất : 7 tỷ 095 triệu đồng Việt Nam. Tổng Công ty là doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, hoạt động theo Điều lệ của Tổng Công ty được Chủ tịch UBND thành phố duyệt. Tổng Công ty thực hiện chế độ hạch toán tổng hợp được lập các quỹ tập trung theo quy định của Nhà nước và quy chế tài chính được UBND thành phố phê duyệt. Tổng Công ty được quản lý hoạt động bởi Hội đồng quản trị do Chủ tịch UBND thành phố bổ nhiệm. Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát Tổng Công ty thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo các điều quy định tại Chương III Điều lệ mẫu về tổ chức hoạt động của Tổng Công ty nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 39/CP ngày 27/6/1996 của Chính phủ. Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn được điều hành bởi một Tổng Giám đốc và các phó Tổng Giám đốc, có kế toán trưởng của Tổng Công ty. Thông qua Hội đồng quản trị Tổng Công ty, các chức vụ này do Chủ tịch UBND thành phố bổ nhiệm. Văn phòng Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn và các tổ chuyên môn nghiệp vụ chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban Toång Giám đốc quản lý, điều hành các công việc của Tổng Công ty. Chức năng, ngành nghề của Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn : - Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hàng không, bưu điện, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và công nghiệp, san lấp mặt bằng thi công cầu đường, bến cảng, bờ kè, thiết kế và trang trí nội thất, ngoại thất và tạo kiến trúc cảnh quan công trình. - Tư vấn xây dựng, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị công nghệ xây dựng. - Xây dựng đường dây tải điện và trạm biến thế, thiết kế điện sản xuất các loại vật tư về ngành điện (cấu kiện, bê tông, các sản phẩm bằng kim loại); kinh doanh vật tư thiết bị ngành điện và vật liệu xây dựng điện. - Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng : kinh doanh địa ốc, kinh doanh đa ngành theo quy định của pháp luật. Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn có các đơn vị thành viên là doanh nghiệp nhaø nước hạch toán độc lập, doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc, các đơn vị thành viên có đủ tư cách pháp nhân, có con dấu, có trụ sở được mở tài 10 [...]... của Đảng được tổ chức thực hiện trơi chảy và đạt kết quả ở đơn vị cơ sở và là cấp tổ chức trực tiếp tiến hành xây dựng nội bộ Đảng Cùng với tổ chức cơ sở đảng nói chung, trong doanh nghiệp nhà nước hiện nay, các tổ chức cơ sở đảng cũng được thành lập Tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước ở Tổng Cơng ty Xây dựng Sài Gòn có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng Các doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng. .. mà Đảng đã xác định trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX của Đảng ta: “Tất cả các đảng bộ, chi bộ đều phải phấn đấu thực hiện đúng chức năng là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở Vì vậy, các tổ chức cơ sở đảng ở Đảng bộ Tổng Cơng ty Xây dựng Sài Gòn thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ sau : 1 Các tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp nhà nước ở Tổng Cơng ty Xây dựng Sài Gòn. .. Chi bộ văn phòng Tổng Cơng ty : 23 đảng viên 2/- Chi bộ Cơng ty Xây dựng số 1 : 12 đảng viên 3/- Chi bộ Cơng ty Xây dựng số 2 : 14 đảng viên 4/- Chi bộ Công ty Xây dựng số 3 : 08 đảng viên 5/- Chi bộ Cơng ty Xây lắp dầu khí : 18 đảng viên 6/- Chi bộ Cơng ty Xây lắp điện : 09 đảng viên 7/- Chi bộ Cơng ty Sài Gòn xây dựng : 15 đảng viên 23 8/- Chi bộ Cơng ty Sài Gòn trang trí XD : 13 đảng viên 9/- Chi bộ. .. lệ Tổng Cơng ty và điều lệ riêng của mỗi Cơng ty Các đơn vị thuộc Tổng Cơng ty Xây dựng Sài Gòn theo Quyết định 6211/QĐ-UB-K7 gồm có 20 đơn vị, đó là : 1 Cơng ty Xây dựng số 1 (COFICO) 2 Cơng ty Xây dựng số 2 (COSECO) 3 Cơng ty Xây dựng số 3 (CONARCO) 4 Cơng ty xây lắp dầu khí (PECCO) 5 Cơng ty Sài Gòn Xây dựng (COSACO) 6 Cơng ty Xây dựng Điện (SECM) (sau này đổi thành Cơng ty xây dựng số 4) 7 Cơng ty. .. phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, ngày 07/8/2002 UBND thành phố Hồ Chí Minh quyết định sáp nhập Tổng Cơng ty Vật liệu Xây dựng vào Tổng Cơng ty Xây dựng Sài Gòn (Quyết định số 249/QĐ-UB-KT) Ngày 29/7/2003 Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, bằng Quyết định 382/NĐNS/TU, sáp nhập Đảng bộ Tổng Cơng ty Vật liệu xây dựng vào Đảng bộ Tổng Cơng ty Xây dựng Sài Gòn và có 25 cơ sở đảng trực... CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG Ở DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THUỘC TỔNG CƠNG TY XÂY DỰNG SÀI GỊN – NGUN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 1.3.1 Thực trạng chất lượng các tổ chức cơ sở Đảng ở Đảng bộ Tổng Cơng ty Xây dựng Sài Gòn Bước vào thời kỳ đổi mới, Đại hội VI của Đảng như một cái mốc quan trọng đánh dấu thời kỳ đổi mới kinh tế Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VII) về đổi mới và chỉnh đốn Đảng, Quy... trọng, vì chất lượng tổ chức cơ sở đảng là yếu tố tạo nên chất lượng lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng và uy tín của Đảng với nhân dân Chất lượng của tổ chức cơ sở đảng chính là năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng Năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng là khả năng chủ quan và điều kiện khách quan của tổ chức cơ sở đảng để thực hiện việc lãnh đạo thực hiện nhiệm... GIÁ CHẤT LƯỢNG CỦA CÁC TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở TỔNG CƠNG TY XÂY DỰNG SÀI GỊN 1.2.1 Quan niệm về chất lượng các tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp nhà nước Sự nghiệp cơng nghiệp hóa -hiện đại hóa đất nước, xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh là việc làm khó khăn, phức tạp, lâu dài, trải qua nhiều thử thách đòi hỏi sự lãnh đạo của Đảng. .. có biểu hiện bng lơi cơng tác tư tưởng ở một số tổ chức cơ sở đảng, mà sự thành cơng tác động đến chất lượng cơng tác tư tưởng, ngun nhân hàng đầu, chính là sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng các cấp ở tổ chức cơ sở đảng 1.3.1.3 Về cơng tác tổ chức a) Về cơng tác đảng viên Năm 2004, Đảng bộ Tổng Cơng ty Xây dựng Sài Gòn có 24 chi bo, cơ sở trực thuộc với 369 đảng viên Về tình hình chất lượng đảng viên... cơ sở đảng nói chung đều thực hiện chức năng chủ yếu là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở và tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng (đảng bộ, chi bộ cơ sở) trong các doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng Cơng ty Xây dựng Sài Gòn được xác định tại Quy định số 69/QĐ-TW ngày 22 tháng 3 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) * Về chức năng: 19 Đảng . quan điểm của Đảng ta về xây dựng tổ chức cơ sở đảng. - Làm rõ thực trạng của các tổ chức cơ sở đảng doanh nghiệp nhà nước ở Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn. Trên cơ sở đó nêu lên những giải pháp. hành xây dựng nội bộ Đảng. Cùng với tổ chức cơ sở đảng nói chung, trong doanh nghiệp nhà nước hiện nay, các tổ chức cơ sở đảng cũng được thành lập. Tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước. trình nâng cao chất lượng các tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn nói riêng và các loại hình tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước nói chung

Ngày đăng: 04/06/2015, 07:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan