1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

42 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 2,11 MB

Nội dung

CHƯƠNG 1 :CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN Tổng quan về hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu 1.1 Dịch vụ giao nhận 1.1.1 Khái niệm Giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm giao nhận hàng hoá từ người gởi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải. Giao nhận gắn liền với vận tải, nhưng nó không chỉ đơn thuần là vận tải. Giao nhận mang trong nó một ý nghĩa rộng hơn, đó là tổ chức vận tải, lo liệu cho hàng hoá được vận chuyển, rồi bốc xếp, lưu kho, chuyển tải, đóng gói, thủ tục, chứng từ Với nội hàm rộng như vậy nên có rất nhiều định nghĩa về giao nhận. Theo qui tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA), dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là “bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hoá cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá”. Theo luật Thương Mại Việt Nam năm 2005 thì “dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục, giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác”. Như vậy về cơ bản, giao nhận hàng hóa là tập hợp những công việc có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). 1.1.2 Phân loại Căn cứ vào phạm vi hoạt động có 2 loại • Giao nhận nội địa: là hoạt động giao nhận chỉ chuyên chở hàng hoá trong phạm vi một nước. • Giao nhận quốc tế: là hoạt động giao nhận phục vụ cho tổ chức chuyên chở quốc tế. Căn cứ vào phương thức vận tải. • Giao nhận hàng hoá bằng đường biển. • Giao nhận hàng hoá bằng đường hàng không. • Giao nhận hàng hoá bằng đường sắt. • Giao nhận hàng hoá bằng đường ống. • Giao nhận hàng hoá bằng đường bộ. 1.2 Người giao nhận 1.2.1 Khái niệm Người giao nhận là người thực hiện các dịch vụ giao nhận theo sự uỷ thác của khác hàng hoặc người chuyên chở. Người giao nhận có thể là chủ hàng (khi anh ta tự đứng ra thực hiên các công việc giao nhận hàng hoá của mình), là chủ tàu ( khi chủ tàu thay mặt người chủ hàng thực hiện các dịch vụ giao nhận )công ty xếp dỡ, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kì một người nào khác thực hiện dịch vụ đó. Theo Liên Đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận FIATA " người giao nhận là người lo toan để hàng hoá được chuyên chở theo hợp đồng uỷ thác và hành động vì lợi ích của người uỷ thác mà bản thân anh ta không phải chuyên chở. Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, " 1.2.2 Quyền lợi và nghĩa vụ. Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì người giao nhận có thể thực hiện khác chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng. Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thể thực hiện một phần hoặc tòan bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn. Trường hợp không có chỉ thỏa thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý. 1.2.3 Trách nhiêm của người giao nhận. • Khi người giao nhận là đại lý của chủ hàng. Giao hàng không đúng chỉ dẫn. Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hoá mặc dù đã có hướng dẫn. Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan. Chở hàng đến sai nơi quy định.Giao hàng cho người không phải là người nhận. Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng. Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây nên. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhận khác nếu anh ta chứng minh được là đã lựa chọn cần thiết. • Khi người giao là người chuyên chở. Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. Anh ta phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của người giao nhận khác mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là hành vi và thiếu sót của mình. Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của anh ta như thế nào là do luật lệ của các phương thức vận tải quy định. Người chuyên chở thu ở khách hàng khoản tiền theo giá cả của dịch vụ mà anh ta cung cấp chứ không phải là tiền hoa hồng. Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường hợp anh ta tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải của chính mình (perfoming carrier) mà còn trong trường hợp anh ta, bằng việc phát hành chứng từ vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở (người thầu chuyên chở - contracting carrier). Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho, bố xếp hay phân phối thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện của mình hoặc người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người chuyên chở. Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn thường không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do Phòng thương mại quốc tế ban hành. Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng của hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau đây: + Do lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng uỷ thác. + Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp. + Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá. + Do chiến tranh đình công. + Do các trường hợp bất khả kháng. Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng về sự chậm trễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình. 1.3 Quyền và nghĩa vụ của khách hàng. - Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng. - Thông tin chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời về hàng hóa cho người giao nhận. - Đóng gói, ghi mã hiệu hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa trừ trường hợp có thỏa thuận để người giao nhận đảm nhận công việc này. - Bồi thường thiệt hại, trả chi phí hợp lý phát sinh cho người giao nhậnh nếu người giao nhận đã thực hiện đúng chỉ dẫn của mình hoặc trong trường hợp do lỗi của mình gây ra. - Thanh toán cho người giao nhận mọi khoản tiền đã đến hạn thanh toán 1.4 Quy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển lý thuyết Đàm phán và ký kết hợp đồng Bước 1: Đàm phán và ký kết hợp đồng Hợp đồng giao nhận là một văn bản ký kết giữa khách hàng với công ty giao nhận, trong đó công ty giao nhận được sự uỷ thác của khách hàng chịu trách nhiệm tổ chức toàn bộ quá trình vận chuyển, hoàn thành toàn bộ các thủ tục để đứng ra nhận hàng, và giao lại cho khách hàng. Việc giao nhận hàng hoá các bên được quyền lựa chọn phương thức có lợi nhất và thoả thuận ghi rõ trong hợp đồng: • Nội dung dịch vụ • Trách nhiệm hai bên • Giá dịch vụ • Phương thức thanh toán Nhận và kiểm tra bộ chứng từ Khiếu nại ( nếu có) Quyết toánLấy D/O và làm thủ thục hải quan Nhận hàng và thanh lý Kiểm hoá (nếu có) • Điều khoàn trọng tài • Điều khoản bất khả kháng • Điều khoản kết thúc hợp đồng • Điều khoản khác Bước 2: Nhận và kiểm tra bộ chứng từ từ khách hàng Sau khi nhận đủ bộ chứng từ, nhân viên chứng từ tiến hành kiểm tra để xem bộ chứng từ có phù hợp hay chưa, có cần bổ sung thêm hay không để yêu cầu khách hàng bổ sung và biết được những thông tin cần thiết về lô hàng mà mình sắp nhận nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm hàng, cũng như hạn chế tối thiểu những chi phí phát sinh. Các chứng từ cần kiểm tra như: Theo Thuận thì cụ thể các bước này ra. Ktra hợp đồng số mấy, ngày nào, ktra cái gì.chứ nêu lý thuyết mà k đưa thực tế bộ chứng từ thì ko ổn. Hợp đồng thương mại (Sales contract): là sự thỏa thuận giữa các bên về việc thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế. Vận đơn (B/L): là chứng từ do người chuyên chở cấp cho người gửi hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để vận chuyển. Chức năng của vận đơn là: Là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển đã được ký kết. Là biên lai nhận hàng của người chuyên chở cho người gửi hàng. Là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn Là chứng từ để khiếu nại Phiếu đóng gói (P/L): nêu ra cách đóng gói của hàng hoá Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): là giấy chứng nhận xuất xứ của mặt hàng xuất khẩu để được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu Giấy giới thiệu của công ty khách hàng Giấy thông báo hàng đến( Arrival Note ): Các chứng từ khác ( nếu có): ví dụ như Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of quanlity –C/Q): là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế. Mục đích của C/Q là chứng minh hàng hóa đạt chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố kèm theo hàng hóa. Giấy chứng nhận bảo hiểm: là chứng nhận do người bảo hiểm cấp cho người mua bảo hiểm để xác nhận hàng hóa đã được mua bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng. Giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh là những chứng từ do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp cho chủ hàng để xác nhận hàng hóa đã an toàn về mặt bệnh, sâu hại, nấm độc,… Giấy chứng nhận số lượng/ trọng lượng (Certificate of quantity): là chứng từ số lượng, trọng lượng hàng hóa thực giao. Tất cả các chứng từ trên phải phù hợp, chính xác và trùng khớp với nhau giữa các thông số, dữ liệu nội dung. Bước 3: Lấy D/O và làm thủ tục hải quan Lấy D/O "D/O là một chứng từ hết sức quan trọng, đây là lệnh để cảng giao hàng cho doanh nghiệp khi nhân viên giao nhận xuất trình D/O. Ngoài ra D/O còn là chứng từ quan trọng để làm thủ tục hải quan của hàng nhập khẩu." Khi đã cận kề ngày dự kiến tàu đến, nhân viên chứng từ chủ động liên lạc với hãng tàu là tàu đã về hay chưa, lúc nào sẽ cập cảng dở. Sau khi biết tàu đã cập cảng dở, nhân viên giao nhận liên hệ với bộ phận kế toán để ứng tiền, cầm vận đơn hoặc thông báo hàng đến và giấy giới thiệu đến văn phòng đại diện của hãng tàu, tại địa chỉ được thể hiện trên giấy báo hàng đến để lấy D/O . Sau khi đến văn phòng đại diện của hãng tàu, nhân viên văn phòng trình giấy giới thiệu, vận đơn hoặc thông báo hàng đến cho nhân viên của văn phòng đại diện hãng tàu, nhân viên này tiếp nhận và xuất hóa đơn yêu cầu nhân viên giao nhận đóng phí. Tùy theo hãng tàu mà các khoản phí đóng sẽ khác nhau. Nhận viên hãng tàu sẽ đưa cho nhân viên giao nhận một bản coppy D/O yêu cầu kí vào rồi mới giao D/O bản gốc. Thông thường khi lấy lệnh giao hàng cần phải có các chứng từ sau: Vận đơn gốc ( nếu có ) hoặc vận đơn có đóng dấu sao y bản chính. Giấy giới thiệu của công ty khách hàng. Giấy thông báo hàng đến. Lưu ý + Đối với một số hảng tàu không có văn phòng đại lý tại cảng lấy hàng thì nhân viên hảng tàu sẽ đóng dấu qua thẳng lên D/O, còn nếu hảng tàu có văn phòng tại cảng thì khi đến cảng nhận hàng nhân viên công ty phải đến văn phòng của hảng tàu đóng dấu qua thẳng để làm thủ tục nhận hàng. + Nếu D/O hết hạn mà chủ hàng vì lý do nào đó chưa nhận hàng thì nhân viên giao nhận phải xin gia hạn D/O và phải nộp phí cho hãng tàu. + Trước khi khi ký xác nhận lên hoá đơn đóng phí nhận viên phải kiểm tra thật kỹ càng các thông tin như tên công ty khách hàng, mã số thuế bởi vì nếu có trường hợp gì sai thì hảng tàu sẽ không cấp lại hoá đơn vì theo qui định hoá đơn chỉ được cấp một lần. Thủ tục hải quan Tờ khai hải quan: Tờ khai hải quan là một chứng từ có tính pháp lí, nó là cơ sở để xác định trách nhiệm của người khai trước pháp luật về lời khai của mình, là cơ sở để hải quan kiểm tra, đối chiếu giữa khai báo và thực tế. Các bước thực hiện Nhân viên giao nhận cần chuẩn bị Hợp đông ngoại thương Hoá đơn thương mại Vận đơn Phiếu đóng gói Nhân viên giao nhận dùng phần mềm khai báo hải quan trên phần mềm ECUS5-VNACCS của công ty Thái Sơn để tiến hành truyền số liệu lên tờ khai qua mạng. Nếu truyền thành công hệ thống của hải quan tự động báo số tiếp nhận tờ khai, số tờ khai và phân luồng hàng hoá ( lệnh hình thức và mức độ kiểm tra.) Lệnh hình thức và mức độ kiểm tra bao gồm: Mức 1: miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá (luồng xanh); Mức 2: kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá (luồng vàng); Mức 3: kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hoá (luồng đỏ). Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra thuộc mức 3 (luồng đỏ) có 3 mức độ kiểm tra thực tế như sau: Mức 3a : kiểm tra toàn bộ lô hàng Mức 3b: kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm. [...]... Cát Lái Hàng: FCL-FCL (hàng nguyên container) Làm thủ tục hải quan và nhận hàng Lấy lệnh giao hàng Sau khi tàu cập cảng khách hàng sẽ nhận được thông báo hàng đến từ hãng tàu , khách hàng sẽ Fax cho công ty để nhân viên chuẩn bị đi nhận D/O Nhân viên chứng từ của sẽ chuẩn bị chứng từ giao cho nhân viên giao nhân để nhân viên giao nhận đi lấy D/O Thủ tục nhận D/O gồm có: Giấy giới thiệu của khách hàng. .. tiền phí nhận viên hãng tàu sẽ giao cho nhận viên giao nhận hoá đơn và 3 bản D/O đã được đóng dấu " hàng giao thẳng" và khi nhận được D/O nhân viên giao nhận cũng lần lượt kiểm tra các thông tin như người nhận hàng, tên hàng hoá, số lượng, cảng đến, cảng đi, các thông tin đều trùng với chứng từ Khai báo hải quan Dựa trên Hợp đồng thương mại, Hoá đơn thương mại, Packing list, do phía khách hàng cung... cần thiết về lô hàng, hỗ trợ bộ phận xuất nhập khẩu hoàn thành tốt nhiệm vụ • Bộ phận giao nhận: Tổ chức thực hiện các hợp đồng dịch vụ giao nhận, tiếp nhận bộ phận chứng từ từ khách hàng để triển khai các hoạt động kê khai Hải quan, đăng ký kiểm dịch, làm C/O, trực tiếp ra cảng làm hàng, nhận hàng, thuê phương tiện vận tải, giao hàng cho người nhập khẩu, hoặc đóng hàng lên tàu đối với hàng xuất khẩu,... quả khai thác chưa cao 2.2 Quy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại công ty Thỏa thuận ký kết hợp đồng giao nhận Nhận và kiểm tra bộ chứng từ hàng nhập Lấy D/O, làm thủ tục hải quan và nhận hàng Giao hàng cho khách hàng Thanh lý hợp đồng giao nhận, Thoả thuận và ký kết hợp đồng giao nhận Nhà xuất khẩu: TIEN KANG , LTD Nhà nhập khẩu: công ty TNHH Phước Ý Nhà nhập khẩu... giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu phải dựa trên cơ sở pháp lý, như các luật pháp Quốc tế, các văn bản pháp luật của Việt Nam vầ giao nhận vận tải, các loại hợp đồng thương mại và thư tín dụng (L/C), mới đảm bảo quyuền lợi của nhu cầu khách hàng xuất nhập khẩu Và các vấn đề hiện hành đã qui định những nguyên tắc giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại các Cảng biển Việt Nam như sau: - Việc giao nhận hàng. .. - Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện Trường hợp chủ hàng muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ thì phải thoả thuận với cảng và phải trả các lệ phí, chi phí liên quan cho cảng - Khi được uỷ thác giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu với tầu, cảng nhận hàng bằng phương thức nào thì phải giao hàng bằng phương thức đó - Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng đã ra khỏi... viên hàng tàu sẽ gọi tên của công ty khách hàng lên là công ty TNHH Phước Ý lúc này nhân viên giao nhận sẽ đi đến quầy vừa đọc tên công ty khách hàng để nhận hoá đơn và đóng tiền Trước khi đóng tiền và ký nhận nhân viên giao nhận sẽ đọc kỹ lại các thông tin của khách hàng được thể hiện trên hoá đơn như tên công ty khách hàng, mã số thuế và các chi phí tính có đúng hay không và ký nhận Sau khi ký nhận. .. Kiểm tra thực tế hàng hoá (nếu có) Bước này do công chức được phân công kiểm tra thực tế hàng hoá thực hiện Việc kiểm tra thực tế hàng hoá được thực hiện bằng máy móc, thiết bị như máy soi, cân điện tử … hoặc kiểm tra thủ công Việc ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá phải đảm bảo rõ ràng, đủ thông tin cần thiết về hàng hoá để đảm bảo xác định chính xác mã số hàng hoá, giá, thuế hàng hoá Quy trình kiểm... tiêu • Chức năng Thực hiện các thủ tục giao nhận hàng hóa bằng đường biển và đường hàng không Hoạt động xuất nhập khẩu ủy thác cho các công ty, các tổ chức kinh tế theo chức năng và quyền hạn của công ty Tư vấn về hợp tác đầu tư, gia công, kinh doanh hàng hóa Xuất nhập khẩu Làm đại lý, ký gửi hàng hóa, ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng • Mục tiêu Công ty TNHH Loki luôn đặt... cán bộ đang giữ tờ khai và ngồi chờ đọc tên để đến nhận tờ khai.Trước khi nhận tờ nhận viên giao nhận sẽ đến quầy thu lệ phí để đóng lệ phí là 20.000VNĐ để nhận tờ khai Sau khi có rút tờ khai nhận viên giao nhận sẽ cầm về công ty và chuẩn bị chứng từ để đi nhận hàng In phiếu EIR Phiếu EIR là phiếu màu vàng, tiêu đề: "PHIẾU XUẤT/NHẬP BÃI Giao cont hàng" và thể hiện về nội dung: số container, kích cỡ . đường biển. • Giao nhận hàng hoá bằng đường hàng không. • Giao nhận hàng hoá bằng đường sắt. • Giao nhận hàng hoá bằng đường ống. • Giao nhận hàng hoá bằng đường bộ. 1.2 Người giao nhận 1.2.1 Khái. CHƯƠNG 1 :CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN Tổng quan về hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu 1.1 Dịch vụ giao nhận 1.1.1 Khái niệm Giao nhận hàng hoá là hành vi thương. chở hàng hoá trong phạm vi một nước. • Giao nhận quốc tế: là hoạt động giao nhận phục vụ cho tổ chức chuyên chở quốc tế. Căn cứ vào phương thức vận tải. • Giao nhận hàng hoá bằng đường biển. •

Ngày đăng: 02/06/2015, 21:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w