Nhiệm vụ Công ty sẽ cung cấp các dịch vụ thuộc lĩnh vực giao nhận và vận chuyểntheo yêu cầu của người gửi hàng và nhận hàng như sau: − Thay mặt người gửi hàng: + Lưu khoang với hãng tàu
Trang 1MỞ ĐẦU
Trước đây hàng hóa đi từ nước người bán đến nước người mua thường dướihình thức hàng lẻ, phải qua tay người vận tải và nhiều phương thức vận tải khácnhau dẫn đến xác xuất rủi ro, mất mát hàng hóa rất lớn, người gửi hàng phải kýnhiều hợp đồng vận tải riêng biệt với từng người vận tải thực thụ, trách nhiệm củamỗi người vận tải theo đó chỉ giới hạn trong chặng đường hay dịch vụ mà anh đảmnhiệm mà thôi Cách mạng container hóa trong vận tải vào những năm 60, 70 củathế kỷ XX đã đảm bảo an toàn và độ tin cậy trong di chuyển hàng hóa, là tiền đềcho sự ra đời của vận đa phương thức Vì vậy, khách hàng rất cần một tổ chức làmmọi công việc ở tất cả các công đoạn nhằm tiết kiệm chi phí, tối thiểu hóa hao phíthời gian từ đó nâng cao lợi nhuận Những người làm công việc này chính là cáccông ty cung cấp dịch vụ giao nhận chuyên nghiệp
Theo dự báo trong tương lai không xa dịch vụ giao nhận kho vận (Logistics)
sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng tại Việt Nam, đóng góp tới 15% GDP của
cả nước Song hành cùng sự phát triển kinh tế là sự tăng trưởng trong hoạt độngxuất nhập khẩu, do đó ngành Logistics lại thêm nhiều cơ hội phát triển Theo dựbáo của Bộ Thương mại trong 10 năm tới kim ngạch xuất nhập khẩu cảu cả nước sẽđạt tới 200 tỷ USD Điều đó cho thấy tiềm năng phát triển dịch vụ Logistics ViệtNam còpn khá lớn
Đối với doanh nghiệp Logistics đóng vai trò to lớn trong việc giải quyết bàitoán đầu vào và đầu ra một cách hiệu quả Logistics có thể thay đổi nguồn tàinguyên đầu vào hoặc tối đa hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa,dịch vụ… Logistics còn giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp
Trước tình hình đó tại Đại hội Đảng khóa IX đã đề ra phương hướng: “Tạobước phát triển vượt bậc cho các ngành dịch vụ, nhất là những ngành có chất lượng
Trang 2cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh, đưa tốc độ tăng trưởng của các ngành dịch
vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP”
Hàng hóa xuất nhập khẩu qua nước ta chủ yếu là đường biển Thêm nữa mặc
dù những năm qua Đảng và Nhà nước ta thực hiện chủ trương đổi mới là côngnghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu và giảm nhập khẩu Tuyvậy không vì thế mà nhập khẩu giảm sút mà vẫn tăng theo nhu cầu sản xuất và tiêudùng trong nước theo mục tiêu xuất khẩu và theo xu thế hội nhập và toàn cầu hóa.Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam đã cho phép các công ty dịch vụ hànghải, Logistics 100% vốn nước ngoài hoạt động bình đẳng tại Việt Nam Điều nàyđặt doanh nghiệp Việt Nam trước thách thức cạnh tranh gây gắt trên sân nhà Áplực cạnh tranh rất lớn từ việc hội nhập quốc tế, sự lớn mạnh không ngừng của thịtrường cũng như đòi hỏi giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển ngày càngtăng từ phía khách hàng cũng đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho cácdoanh nghiệp Logistics
Qua thời gian học tập với chuyên ngành Quản trị kinh doanh xuất nhập khẩutại Trường Cao đẳng Kinh tế Tp.HCM cũng như qua quá trình thực tập tại Công ty
Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Phúc Tâm, em thấy việc nghiên cứu một cách có hệthống quy trình là rất cần thiết
Với những lý do trên em chọn đề tài: “Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhậpkhẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Phúc Tâm”
Trang 3CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PHÚC TÂM (PT TRANS)
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY PT TRANS
1.2 Sơ lược về Công ty PT Trans
− Tên doanh nghiệp trong nước: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH
VỤ PHÚC TÂM
− Tên quốc tế: PT TRANS SERVICES JSC-INTERNATIONAL FREIGHTFORWARDER SHIPPING AGENCY LOGISTICS
− Tên giao dịch: PT TRANS SERVICES JSC
− Trụ sở: 75 Hồ Văn Huê, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Tp.Hồ Chí Minh
mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của nhà nước Cộng Hoà Xã Hội ChủNghĩa Việt Nam
PT Trans là công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực giao nhận và vận chuyểnhàng hoá xuất nhập khẩu
Công ty ra đời trong bối cảnh có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty làmdịch vụ giao nhận và vận chuyển trong nền kinh tế thị trường PT Trans gặp nhiều
Trang 4khó khăn bởi sức ép khá lớn của các doanh nghiệp cùng ngành có tiềm lực kinh tếlớn mạnh Cùng với sự cố gắng, đoàn kết của đội ngũ nhân viên cùng với sự quantâm chỉ đạo của Ban lãnh đạo, Công ty đã từng bước vượt qua khó khăn để đứngvững và đã tạo được niềm tin với khách hàng, không ngừng phát triển và khẳngđịnh vị thế của mình trên thị trường.
CHƯƠNG 2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động
2.1.1.1 Chức năng: Công ty chuyên cung cấp các dịch vụ về:
− Tổ chức và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu
− Gom hàng lẻ từ Tp.Hồ Chí Minh đi hơn 2000 địa điểm trên thế giới vàngược lại
− Vận chuyển hàng Container từ Việt Nam đi các nước trên thế giới và ngượclại
− Khai quan, đóng kiện, giao hàng đến tận nơi và giao hàng công trình
− Giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển và đường hàng không
− Dịch vụ chuyển phát nhanh
2.1.1.2 Mục tiêu
Với phương châm hoạt động “Sự thành công của khách hàng là sự thànhcông của chúng tôi”, Công ty luôn đặt cho mình những mục tiêu không ngừngnâng cao chất lượng dịch vụ để tăng sức cạnh tranh và tiềm kiếm khách hàng đểtăng lợi nhuận như:
o Chủ động đề ra nhiều chiến lược dài hạn nhằm sử dụng hiệu quả các khoảnđầu tư mở rộng mạng lưới kinh doanh
o Tiềm kiếm đối tác trong và ngoài nước, thực hiện hợp tác kinh doanh tronglĩnh vực dịch vụ đại lý, ủy thác giao nhận vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu
Trang 5o Tạo uy tín và lòng tin nơi khách hàng nhằm tạo dựng thương hiệu dịch vụ cóchất lượng.
o Giảm chi phí thất thoát đến mức thấp nhất để có mức giá cạnh tranh tăng lợinhuận
o Xây dựng môi trường làm việc khoa học, đoàn kết, năng động, hiện đại vàhiệu quả
2.1.1.3 Nhiệm vụ
Công ty sẽ cung cấp các dịch vụ thuộc lĩnh vực giao nhận và vận chuyểntheo yêu cầu của người gửi hàng và nhận hàng như sau:
− Thay mặt người gửi hàng:
+ Lưu khoang với hãng tàu đã chọn
+ Nhận hàng và cung cấp những chứng từ thích hợp như: chứng nhận nhậnhàng, giấy chứng nhận chuyên chở
+ Nghiên cứu những qui định trong điều khoản thanh toán (nếu thanh toánbằng tín dụng thư cần nghiên cứu kỹ), các thông lệ quốc tế khi vận chuyểnhàng
+ Làm chứng từ cần thiết để có lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá như:
o Xin giấy chứng nhận xuất xứ C/O (Certificate of Origin)
o Xin giấy chứng nhận hun trùng (Certificate of Fumigation)
o Xin giấy chứng nhận kiểm dịch (Certificate of Phytosanitary)
+ Gom hàng, cân đo, đóng gói hàng hoá
+ Vận tải hàng hóa nơi khách hàng yêu cầu (kho, nhà riêng, cửa hàng) đếncảng để kiểm hoá, khai báo thủ tục hải quan, đóng hàng
+ Lưu kho hàng hóa khi hàng chưa đủ điều kiện xuất nhập khẩu
Trang 6+ Mua bảo hiểm nếu người gửi hàng bán theo điều kiện: CIF, CIP hayngười gửi hàng muốn bảo vệ những hàng của mình khi rủi ro vận tải xảy racho hàng hoá dẫn tới gây tổn thất cho bản thân mình.
+ Nhận vận đơn có ký tên của hãng tàu giao cho người gửi hàng
+ Thu xếp việc chuyển tải nếu cần thiết
+ Thanh toán phí và những chi phí khác có liên quan đến cước, tổn thất.+ Giám sát việc vận tải hàng hóa trên đường đi đến nơi nhận hàng thôngqua cách tiếp xúc với hãng tàu và đại lý giao nhận khác ở nước ngoài Nơingười nhận ở đây có thể là cảng hoặc một địa điểm cụ thể do người gửi hàngchỉ định
+ Giúp người gửi hàng tiến hành việc khiếu nại với người vận chuyển nếu
có tổn thất xảy ra
− Thay mặt người nhận hàng cung cấp các dịch vụ nếu có yêu cầu như:
+ Thay mặt người nhận hàng giám sát việc vận tải hàng hóa
+ Nhận và kiểm tra mọi chứng từ liên quan đến chuyển dịch hàng hóa.+ Nhận hàng từ người vận tải và thanh toán cước
+ Thu xếp khai báo hải quan, trả lệ phí, thuế và những chi phí khác cho hảiquan và những cơ quan khác
+ Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận
+ Sắp xếp việc lưu kho quá cảnh (nếu cần)
2.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ TÌNH HÌNH NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY2.3 Sơ đồ tổ chức
Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Phúc Tâm gồm 34 nhân viên được chiathành 5 phòng ban, mỗi phòng có những chức năng khác nhau Tuy thành lập chưa
Trang 7lâu nhưng cơ cấu khá chặt chẽ và hoạt động phù hợp với ngành nghề kinh doanh,thích hợp với hệ thống quản trị vận hành nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty
CHƯƠNG 3 Nhiệm vụ các phòng ban
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị do Đại hội cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất củacông ty giữa hai kì đại hội Hội đồng quản trị có trách nhiệm với nhà nước với cổđông
Giám đốc
Giám đốc do hội đồng quản trị bầu ra và là người đại diện cho công ty trướcpháp luật, có trách nhiệm quản lý, sắp xếp bộ máy cho phù hợp, trực tiếp điều hànhtoàn bộ hoạt động kinh doanh, bảo tồn và phát triển nguồn vốn của công ty theođúng pháp luật Việt Nam
Giám đốc có toàn quyền quyết định mọi phương án kinh doanh, đứng ra kí kếthợp đồng với đối tác, lập phương án kinh doanh sao cho công ty hoạt động có hiệuquả nhất
GIÁM ĐỐC
BỘ PHẬN KHO
PHÒNG CHỨNG TỪ
PHÒNG
KẾ TOÁN
BỘ PHẬN OPERATION
Trang 8− Thương lượng, đàm phán để có thể ký kết hợp đồng với khách hàng.
− Nắm bắt những nhu cầu của khách hàng, tư vấn và giải đáp để có lợi chohai bên
− Tạo và giữ mối quan hệ với khách hàng mới cũng như khách hàng cũ
− Thường xuyên liên lạc với hãng tàu để biết lịch trình tàu chạy (SailingSchedule), biểu cước, quá trình vận tải hàng hoá
− Làm báo cáo hoạt động kinh doanh, thống kê khối lượng hàng xuất – hàngnhập trong từng tháng
− Theo dõi và cập nhập tất cả tin tức, quy định về hiến pháp, những nghịđịnh, thông tư, văn bản pháp luật…có liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu
Phòng Kế toán
− Quản lý và điều hành việc sử dụng nguồn vốn cho hiệu quả
− Lập báo cáo tài chính từng quí, từng năm cho Công ty
− Trích nộp đúng, nộp đủ, kịp thời các khoản phải nộp cho Nhà nước
− Tổ chức lưu trữ, bảo quản, giữ gìn bí mật các tài liệu, số liệu kế toán củaCông ty
− Kiểm soát, phân tích chi phí, theo dõi và truy đòi các khoản nợ phát sinhtrong kinh doanh
− Phản ánh chính xác tình hình kinh doanh của Công ty qua các giai đoạn
Phòng chứng từ
Phòng chứng từ có nhiệm vụ lập các chứng từ cần thiết liên quan đến từng lôhàng và các chứng từ khác theo yêu cầu của khách hàng để xuất nhập khẩu hànghoá, lập hồ sơ lưu trữ chứng từ và liên lạc thường xuyên với hãng tàu qua Email đểnắm được tình hình vận chuyển các lô hàng và thông báo cho người gửi hàng
Bộ phận Operation
Trang 9− Giao nhận hàng từ kho chủ hàng ra cảng đối với hàng xuất và giao nhậnhàng từ cảng về kho chủ hàng đối với hàng nhập.
− Làm thủ tục hải quan cho mỗi lô hàng xuất nhập khẩu
− Quản lý việc đóng hàng vào Container tại CY (Container Yar: bãicontainer) hay CFS (Container Freight Station: Trạm giao nhận hàng lẻ)
− Vận chuyển Container ra cảng hoặc ICD
− Giao Container cho hãng tàu và lấy chứng từ cần thiết
Bộ phận kho
− Quản lý số lượng, chất lượng hàng hóa của các chủ hàng
− Sắp xếp hàng để đáp ứng cho việc vận chuyển hàng hóa ra cảng cũng nhưgiao cho người nhận
3.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM QUA
3.2 Thị trường vận chuyển của PT Trans hiện nay
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Bảng 1.1: Thị trường vận chuyển của PT Trans qua các năm
Nhận xét: Qua bảng số liệu ta có thể thấy thị trường vận chuyển chính của PT
Trans là khu vực Asean đặc biệt là cảng Port K’Lang (Malaysia) Khu vực này
Trang 10chiếm hơn 50% tổng thị trường vận chuyển của công ty, đây là nguồn thu lớn nhất
và mang lại lợi nhuận cao cho công ty Tiếp theo là thị trường EU, đây là thị trườngtiềm năng vì nhu cầu xuất nhập khẩu của thị truờng này ngày một tăng lên Thịtrường Mỹ, một thị trường luôn gây bất lợi cho tình hình xuất nhập khẩu của tanhưng lại là một thị trường quan trọng mà hầu như doanh nghiệp nào cũng muốnthâm nhập vào thị trường hàng đầu thế giới này, đây có thế coi là thị trường manglại lợi nhuận cao cho doanh nghiêp trong nước nói chung và PT Trans nói riêng.Nhìn chung thì thị trường hoạt động của PT Trans rất rộng Qua đó cho thấy nănglực của PT Trans ngày càng cao trong lĩnh vực dịch vụ này
CHƯƠNG 4 Khối lượng hàng hóa vận chuyển của PT Trans qua các năm
Bảng 1.2: Khối lượng hàng hóa vận chuyển qua các năm đối với hàng xuất
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Trang 11Hình 1.2: Khối lượng vận chuyển hàng xuất qua các năm
Bảng 1.3: Khối lượng hàng hóa vận chuyển qua các năm đối với hàng nhập
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Trang 12Hình 1.3: Khối lượng vận chuyển hàng nhập qua các năm
Nhận xét chung: Qua 2 bảng số liệu và 2 biểu đồ ta thấy:
− Hàng Air: khối lượng hàng hóa chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng khối lượng vậnchuyển của Công ty, khối lượng tăng dần qua các năm kể cả xuất và nhập Quahai biểu đồ ta thấy có sự chênh lệch khá lớn giữa hàng xuất và hàng nhập và nhìnchung là nhập nhiều hơn xuất Đây là mặt hàng mang lại doanh thu và lợi nhuậncao cho công ty
− Hàng LCL: đứng thứ 2 trong tổng khối lượng vận chuyển của Công ty, khốilượng cũng tăng dần, nhưng ngược lại với hàng Air khối lượng hàng xuất nhiềuhơn hàng nhập Hầu hết doanh nghiệp kinh doanh hiện nay chủ yếu sử dụng hìnhthức này để xuất nhập khẩu hàng hóa vì có thể xuất khẩu nhiều mặt hàng trongcùng một lúc để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của công ty
− Hàng FCL: khối lượng có tăng nhưng tăng không đều qua các năm, khối lượnghàng xuất nhiều hơn hàng nhập Đây là loại hình kinh doanh cũng phổ biến, loạihình này ít tốn kém chi phí
− Hàng Courier: chỉ có xuất, nhưng khối lượng không nhiều
Từ đó cho thấy hàng hóa vận chuyển của Công ty tương đối đa dạng đủ mọiloại mặt hàng
Trang 13CHƯƠNG 5 Tình hình thực hiện doanh thu của Công ty qua các năm
Trang 14Hình 1.4: Biểu đồ doanh thu các mặt hàng năm 2007
Hình 1.5: Biểu đồ doanh thu các mặt hàng năm 2008
Trang 15Hình 1.6: Biểu đồ doanh thu các mặt hàng năm 2009
Nhận xét: Qua 3 biểu đồ ta thấy doanh thu của từng mặt hàng có tăng qua
từng năm trong đó hàng Consol chiếm tỷ trọng cao nhất và mang lại lợi nhuận caotrong tổng doanh thu của công ty, sau đó là hàng nhập cũng tăng nhưng tăng mạnhnhất vào năm 2009 Đây là hai mặt hàng mang lại doanh thu cao nhất cho công ty.Những mặt hàng khác có tăng doanh thu nhưng không đáng kể nhưng cũng gópphần khá lớn vào tổng doanh thu của công ty Từ đó cho thấy được vị thế và uy tíncủa công ty ngày một được nâng cao cao trên thị trường dịch vụ giao nhận vận tải
CHƯƠNG 6 Tình hình lợi nhuận
Đơn vị tính: Triệu đồngNăm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Trang 16Hình 1.7: Biểu đồ lợi nhuận của công ty qua các năm
Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu năm 2008 tăng so với năm
2007 là 5681 triệu đồng, trong khi đó chi phí cũng tăng 5534 triệu đồng làm cho lợinhuận của công ty cũng tăng nhưng tăng không đáng kể là 147 triệu đồng; doanhthu năm 2009 so với năm 2008 tăng là 4592 triệu đồng trong khi đó chi phí tăng
4255 triệu đồng làm cho lợi nhuận của công ty tăng là 339 triệu đồng mặc dùdoanh thu của công ty có tăng nhưng cũng làm cho chi phí tăng theo dẫn dến lợinhuận của công ty tăng không đáng kể Với kết quả này có thể nói công ty kinhdoanh tương đối hiệu quả
HÓA NHẬP KHẨU
7.1 TỔNG QUAN VỀ GIAO NHẬN
7.2 Khái niệm về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập
Trong buôn bán quốc tế sau khi hợp đồng được ký kết thì người bán thực hiệntrách nhiệm giao hàng cho người mua Tùy theo sự thỏa thuận giữa hai bên mànghiệp vụ tổ chức vận chuyển hàng hóa từ tay người bán sang tay người mua phảitrải qua các công đoạn như: đóng gói, làm thủ tục hải quan, bốc hàng, vận chuyển…giao cho người nhận thì những việc đó gọi là dịch vụ giao nhận
Trang 17Nhưng để có một khái niệm thống nhất về dịch vụ này, thì hầu như cho đếnhiện nay chưa có một khái niệm thống nhất mà còn nhiều quan điểm khác nhau.Theo Liên đoàn Hiệp hội Giao nhận quốc tế FIATA, dịch vụ giao nhận là bất kỳloại dịch vụ nào liên quan đến việc vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đónggói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến dịch
vụ trên, kể cả vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng
từ liên quan đến hàng hóa
Còn theo điều 136 Luật Thương mại Việt Nam thì dịch vụ giao nhận là hành
vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa từ người gửi, tổ chứcvận chuyển, lưu kho, lưu bãi làm thủ tục giấy tờ, và các dịch vụ khác liên quan đếngiao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc củangười giao nhận khác (gọi chung là khách hàng)
Tóm lại, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quátrình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhậnhàng
CHƯƠNG 8 Sự hình thành và phát triển của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
8.1.1.1 Trên thế giới
Dịch vụ giao nhận hàng hóa đã có từ lâu trên thế giới và theo thời gian nó pháttriển tương xương xứng với vai trò và vị trí của nó đối với nền kinh tế thế giới Sựhình thành và phát triển dịch vụ giao nhận trên thế giới gắn liền với sự ra đời vàphát triển của quá trình phân công lao động quốc tế
Cách đây gần 500 năm, năm 1552 Hãng giao nhận đầu tiên trên thế giới xuấthiện ở Baliday Thụy Sĩ với tên gọi E.VANSAI – Hãng kinh doanh vận tải, giaonhận và thu phí giao nhận rất cao khoảng 1/3 giá trị hàng hóa Như vậy, giai đoạnđầu dịch vụ giao nhận nằm trong thể thống nhất chưa hình thành nên một đặc trưngriêng biệt, cũng như chưa hình thành một ngành nghề chuyên biệt Sau đó với sựphát triển của ngành vận tải và thương mại quốc tế, ngành giao nhận đã tách rời với
Trang 18ngành vận tải và buôn bán trở thành một ngành kinh doanh độc lập Vì vậy sự ra đờicủa dịch vụ giao nhận là một yêu cầu tất yếu khách quan, chính là sản phẩm của quátrình chuyên môn hóa và phân công lao động.
Song bản chất của nhu cầu về dịch vụ giao nhận chính là sự hạn chế vềphương tiện, kỹ thuật vận chuyển, bốc xếp hàng hóa, hạn chế về nghiệp vụ, cán bộgiao nhận hàng hóa…Vì vậy bản thân nhà kinh doanh không có khả năng thực hiệnviệc giao nhận nên họ cần đến một tổ chức giao nhận chuyên nghiệp đảm nhận mà
họ cho là hiệu quả hơn nếu đầu tư khắc phục những hạn chế trên
Mặt khác, sự ra đời của dịch vụ giao nhận còn có sự tác động mạnh mẽ củangành vận tải hàng hóa ngoại thương, đặc biệt là vận tải biển Ngành vận tải biển rađời sớm nhất, nó thúc đẩy mạnh mẽ đến sự phát triển của nền kinh tế thế giới và đòihỏi phải có một lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ nó phát triển trên mạng lưới toàn cầu màbản thân các hãng vận tải không có khả năng về nguồn lực để thực hiện trọn gói quátrình lưu thông hàng hóa
Gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ đa dạng của dịch vụ mậu dịch trên thế giới
và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ mà dịch vụ giao nhận ngoại thươngkhông ngừng phát triển phong phú về nội dung lẫn hình thức Đặc biệt, trong cuộccách mạng vận tải đường biển – container hóa đã mở ra một bước ngoặt mới khôngchỉ riêng ngành vận tải mà còn cả dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế Đó là sự rađời của vận tải đa phương thức mà ngành giao nhận đã có một bước đột phá tronglĩnh vực mới – ngành kinh doanh vận tải đa phương thức, đã mang lại hiệu quả kinh
tế xã hội cao cho lĩnh vực giao nhận nói riêng và nền kinh tế nói chung
Bên cạnh đó, ngành giao nhận quốc tế còn phát triển về hình thức tổ chức và
đi đến thống nhất, dần dần hình thành tiếng nói chung cho ngành trên phạm vi toàncầu Việc ra đời Hiệp hội Giao nhận như: Bỉ, Hà Lan, Mỹ…đặc biệt là Liên đoànquốc tế các Hiệp hội Giao nhận (1962) gọi tắt là FIATA đã đánh dấu vị trí và tầm
cỡ, đồng thời đảm bảo tính cạnh tranh và lành mạnh của nó
8.1.1.2 Ở Việt Nam
Trang 19Ở nước ta dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu được hình thành chậm hơn
so với nhiều nước trên thế giới vì nước ta có nền công nghiệp lạc hậu, nền sản xuấtnhỏ mang tính tự cung tự cấp và còn do ảnh hưởng của chiến tranh kéo dài Ngoài
ra do cơ chế tập trung bao cấp kìm hãm quan hệ trao đổi mua bán với bên ngoàitrong thời gian dài kéo theo sự chậm trễ của ngành giao nhận vận tải ở nước ta.Trong những năm gần đây dịch vụ giao nhận đang dần hình thành Lúc đầuhoạt động phân tán hầu như mọi hoạt động đều do tự các doanh nghiệp lo liệu, tự tổchức vận chuyển chưa được tổ chức chuyên nghiệp
Khi lực lượng sản xuất trong nước phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại ngàycàng tăng đòi hỏi nhà nước phải tổ chức lại cơ cấu quản lý trong ngành giao nhậnvận tải nhằm ngày một phát triển đáp ứng tốt hơn cho ngành kinh tế nói chung vàngành ngoại thương nói riêng Với mục tiêu phát huy vai trò và tập trung thành mộtđầu mối dễ dàng cho việc quản lý, ngành giao nhận đã có những chuyển biến tíchcực đó là sự chuyên môn hóa trong lĩnh vực giao nhận
CHƯƠNG 9 Vai trò của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
9.1.1.1 Trên thế giới
9.1.1.1.1 Thúc đẩy mậu dịch thế giới phát triển
Quá trình phân công lao động ngày càng diễn ra sâu sắc thì sự phụ thuộc lẫnnhau giữa các quốc gia ngày càng tăng thúc đẩy quan hệ mậu dịch tăng và pháttriển Trong đó vai trò của giao nhận vận tải không những là cầu nối cho mậu dịchquốc tế diễn ra mà còn kích thích thương mại phát triển Sự phát triển của khoahọc kỹ thuật trong hoạt động giao nhận vận tải đã tạo ra chiều hướng mậu dịchquốc tế diễn ra thuận lợi hơn Đó là khoảng cách vận chuyển cũng như chi phíkhông còn là trở ngại cho quá trình lưu thông hàng hóa
Đặc biệt với sự ra đời của vận tải đa phương thức, trong đó các tổ chức giaonhận là người điều hành hoạt động này đã mang lại hiệu quả to lớn cho nền kinh
tế thế giới Đơn giản hóa thủ tục hải quan cũng như các thủ tục hành chính khác
Trang 20không những làm giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa thương mại màcòn rút ngắn thời gian, đảm bảo tính an toàn trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
Sự tác động của dịch vụ giao nhận sẽ trở thành động lực quan trọng thúc đẩymậu dịch thế giới phát triển ngày càng phong phú đa dạng hơn, đồng thời tạo môitrường thuận lợi cho tự do thương mại toàn cầu diễn ra nhanh chóng
9.1.1.1.2 Góp phần rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển của các quốc gia trong nền kinh tế thế giới.
Giao nhận vận tải đã tạo lập môi trường thuận lợi và động lực phát triển mậudịch toàn cầu giúp các nước có điều kiện khai thác, tận dụng được lợi thế so sánhcủa mình cũng như tiếp nhận được nhiều nguồn lực từ bên ngoài, từ đó làm cơ sởphát triển nguồn lực trong nước Do đó, giao nhận vận tải đã có tác động trực tiếpđến trình độ phát triển của quốc gia Các quốc gia trong nền kinh tế thế giới cóđiều kiện tiếp thu trao đổi để phục vụ cho nền sản xuất trong nước phát triển
9.1.1.2 Ở Việt Nam
9.1.1.2.1 Thúc đẩy ngoại thương phát triển
Vai trò của nền kinh tế đối ngoại là hết sức quan trọng đối với sự tăng trưởng
và phát triển của nền kinh tế nước ta hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu tạo nguồn thungoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước Vì vậy, để mậu dịch thương mại nước ta phát triển đòihỏi ngành giao nhận vận tải đủ lớn mạnh để phục vụ cho hoạt động ngoại thươngxảy ra mà ngành này còn tạo động lực và thời cơ cho thương mại phát triển
Không những có chức năng làm di chuyển hàng hóa ngoại thương, làm tăngthêm giá trị của hàng hóa mà còn mở rộng thiết lập mối quan hệ trao đổi buôn bánngoại thương Dịch vụ giao nhận còn đóng vai trò khai thác tìm kiếm thị trường,
mở rộng thị phần cho hàng hóa Việt Nam gia tăng xuất nhập khẩu
9.1.1.2.2 Thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển
Trang 21Ngành giao nhận quốc tế tác động rất lớn đến nền sản xuất trong nước, kíchthích năng lực sản xuất trong nước phát triển trong vai trò người phân phối hànghóa đến thị trường thế giới Đồng thời là người cung cấp các nguồn lực cho hoạtđộng sản xuất trong điền kiện phân công lao động quốc tế như hiện nạy, là nhân tốgóp phần bảo đảm tính ổn định và tăng trưởng cho nền sản xuất trong nước.
9.1.1.2.3 Phát triển cơ sở hạ tầng
Ngành dịch vụ vận tải phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của cơ sở hạ tầng
và khoa học kỹ thuật, đặc biệt là cơ sở hạ tầng cho vận tải như: hệ thống cầuđường, sân bay, cảng biển… từng bước được nâng cấp và xây dựng Đồng thờicác phương tiện vận chuyển cũng như tàu xe cũng được cơ giới hóa Vì vậy đòihỏi phải phát triển cơ sở hạ tầng mới có thể đáp ứng được tốc độ phát triển củangành giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
9.1.1.2.4 Tăng thu nhập ngoại tệ quốc dân
Ngành giao nhận đã mang về cho ngành kinh tế một lượng ngoại tệ đáng kể,góp phần tích lũy ngoại tệ đảm bảo cán cân thanh toán ngoại tệ cho quốc gia.Thống kê hàng năm các doanh nghiệp giao nhận thu được từ lĩnh vực xuất nhậpkhẩu khoảng từ 10-12% tổng trị giá xuất nhập khẩu
CHƯƠNG 10 Yêu cầu của dịch vụ giao nhận vận tải
Cũng như bất kỳ một loại dịch vụ nào dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa tuykhông có những chỉ tiêu định tính để đánh giá chất lượng nhưng nó cũng có nhữngyêu cầu đòi hỏi riêng mà người giao nhận phải đáp ứng mới thỏa mãn được nhu cầucủa khách hàng Một số yêu cầu của dịch vụ này bao gồm:
o Giao nhận hàng hóa phải nhanh gọn: nhanh gọn thể hiện ở thời gian hàng đi
từ nơi gửi đến nơi nhận, thời gian bốc xếp, kiểm điểm giao nhận Giảm thời giangiao nhận góp phần đưa ngay hàng hóa vào đáp ứng nhu cầu của khách hàng,muốn vậy người giao nhận phải nắm chắc quy trình kỹ thuật, chủng loại hàng hóa,lịch tàu và bố trí hợp lý phương tiện vận chuyển
Trang 22o Giao nhận chính xác an toàn: Đây là yêu cầu quan trọng để đảm bảo quyền
lợi của chủ hàng và người vận chuyển Chính xác là yếu tố chủ yếu quyết địnhchất lượng và mức độ hoàn thành công việc bao gồm chính xác về số lượng, chấtlượng, hiện trạng thực tế, chính xác về chủ hàng, nhãn hiệu Giao nhận chính xác
an toàn sẽ hạn chế đến mức thấp nhất sự thiếu hụt, nhầm lẫn, tổn thất về hàng hóa
o Bảo đảm chi phí thấp nhất: Giảm chi phí giao nhận là phương tiện cạnh
tranh hiệu quả giữa các đơn vị giao nhận Muốn vậy phải đầu tư thích đáng cơ sởvật chất, xây dựng và hoàn chỉnh các định mức, các tiêu chuẩn hao phí, đào tạođội ngũ cán bộ nghiệp vụ
CHƯƠNG 11 Phương thức và nguyên tắc giao nhận
11.1.1.1 Phương thức giao nhận
Là giao nhận hàng hóa giữa người vận chuyển với người nhận hàng Lúc nàyngười giao nhận có thể là chủ hàng hay một đại lý giao nhận hàng nào đó
Các phương thức giao nhận hàng hóa:
− Giao nhận nguyên bao, nguyên kiện, nguyên bó
− Giao nhận nguyên ham, giao nhận còn cặp chì
− Giao nhận theo số lượng, trọng lượng hoặc thể tích
− Giao nhận theo mớn nước
− Giao nhận nguyên container
11.1.1.2 Nguyên tắc giao nhận
− Có chứng từ hợp lệ để nhận hàng, thanh toán mọi chi phí cho cảng
− Phải nhận hàng liên tục trong một thời gian ấn định (do thỏa thuận giữa cảng
và người nhận)
− Hàng phải có ký mã hiệu, trừ trường hợp hàng trần, hàng rời, giao nhận theotập quán thương mại quốc tế Nếu ký mã hiệu sai sót gây sự nhầm lẫn, chậm trễ
Trang 23cho việc giao nhận hàng hóa giữa cảng và người nhận thì cảng không chịu tráchnhiệm.
− Nếu bao kiện còn nguyên vẹn, còn seal, chì thì cảng không chịu trách nhiệm
về hàng hóa chứa bên trong có hư hỏng hay không, có bị thiếu hay không
11.2 Khái niệm về người giao nhận – Quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm và vai trò của người giao nhận
11.2.1.1 Khái niệm về người giao nhận
Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất nào về người giao nhận Người tathường hiểu người kinh doanh dịch vụ giao nhận hay các doanh nghiệp giao nhận là
“Người giao nhận” – Forwarder, Freight Forwarder
Theo FIATA, “Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyênchở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác Người giaonhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhậnnhư bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa”
Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, công ty xếp dỡ hay kho hàng,người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ người nào khác có đăng ký kinh doanhdịch vụ giao nhận hàng hóa Theo Luật Thương mại Việt Nam thì người làm dịch
vụ giao nhận hàng hóa là thương nhân có chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụgiao nhận hàng hóa
11.2.1.2 Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận
Điều 167 Luật Thương mại Việt Nam quy định người giao nhận có quyền vànghĩa vụ sau:
Người giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác
Thực hiện nghĩa vụ đầy đủ của mình theo hợp đồng
Trang 24 Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích củakhách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng nhưng phảithông báo ngay cho khách hàng.
Sau khi ký kết hợp đồng nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của kháchhàng thì phải thông báo cho khách hàng để nhận chỉ dẫn thêm
Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồngkhông thỏa thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng
11.2.1.3 Trách nhiệm của người giao nhận
11.2.1.3.1 Khi người giao nhận là đại lý (Agent)
Phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng và phải chịu tráchnhiệm về những sơ suất, lỗi lầm và thiếu sót như:
+ Giao hàng không đúng chỉ dẫn
+ Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa mặc dù đã có hướng dẫn.+ Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan
+ Chở hàng sai nơi quy định
+ Giao hàng cho người không phải là người nhận
+ Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng
+ Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn thuế
+ Những thiệt hại về người và tài sản đã gây ra cho người thứ ba trong hoạt độngcủa mình
Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi lỗi lầm củangười thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhận khác…nếu như họ chứngminh được là đã lựa chọn cẩn thận
Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “Điều kiện kinh doanh tiêuchuẩn – Standard Trading Conditions” của mình
Trang 2511.2.1.3.2 Khi đóng vai trò là người chuyên chở (Principal)
Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầuđộc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêucầu Họ phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở,của người giao nhận khác mà họ đã thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể đó
là hành vi và thiếu sót của mình
Người giao nhận vận tải đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trongtrường hợp họ tự vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện vận tải của mình(performing carrier) mà còn trong trường hợp họ phát hành chứng từ vận tải củamình bằng cách này hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của ngườichuyên chở (người thầu chuyên chở - Contracting carrier) Khi người giao nhậncung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, bốc xếp hay phân phối…thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu người giao nhậnthực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện và người của mình, hoặc người giaonhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một ngườichuyên chở
Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩnthường không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do PhòngThương mại quốc tế ban hành
Tuy nhiên, người giao nhận sẽ không chịu trách nhiệm về những mất mát, hưhỏng của hàng hóa phát sinh trong những trường hợp sau đây:
+ Do lỗi của khách hàng hoặc của người được uỷ thác
+ Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp
+ Do bản chất của hàng hóa
+ Do chiến tranh, đình công
+ Do các trường hợp bất khả kháng
Trang 26Ngoài ra người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi mà đáng lẽkhách hàng được hưởng về sự chậm trễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phảilỗi của mình.
11.2.1.4 Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế
11.2.1.4.1 Mô giới hải quan
Thuở ban đầu, người giao nhận chỉ hoạt động trong nước Nhiệm vụ của ngườigiao nhận lúc bấy giờ là làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu Sau đó mởrộng hoạt động phục vụ cả hàng xuất khẩu và giành chỗ chở hàng trong vận tảiquốc tế hoặc lưu cước với các hãng tàu theo sự ủy thác của người xuất khẩu hoặcnhập khẩu tùy thuộc vào quy định của hợp đồng mua bán Trên cơ sở nhà nước chophép, người giao nhận thay mặt người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu để khai báolàm thủ tục hải quan như một môi giới hải quan
11.2.1.4.2 Đại lý (Agent)
Trước đây người giao nhận không đảm nhận trách nhiệm của người chuyênchở Anh ta chỉ hoạt động như một cầu nối giữa người gửi hàng và người chuyênchở như là một đại lý của người chuyên chở hoặc người gửi hàng Người giao nhận
ủy thác từ người chủ hàng hoặc từ người chuyên chở để thực hiện các công việckhác nhau như: nhận hàng, giao hàng…trên cơ sở hợp đồng ủy thác
11.2.1.4.3 Người gom hàng
Vai trò của người giao nhận
Mô giới hải quan
Đại
lý Người gom
hàng
Người chuyên chở
Người kinh doanh vận tải
đa phương thức
Trang 27Ở Châu Âu, người giao nhận từ lâu đã cung cấp dịch vụ gom hàng để phục vụcho vận tải đường sắt Đặc biệt trong vận tải hàng hóa bằng container dịch vụ gomhàng là không thể thiếu được nhằm biến hàng lẻ (LCL) thành hàng nguyên (FCL)
để tận dụng sức chở của container và giảm cước phí vận tải Khi là người gom hàngngười giao nhận có thể đóng vai trò là người chuyên chở hoặc chỉ là đại lý
11.2.1.4.4 Người chuyên chở
Ngày nay trong nhiều trường hợp người giao nhận đóng vai trò là ngườichuyên chở, tức là người giao nhận trực tiếp ký hợp đồng vận tải với chủ hàng vàchịu trách nhiệm chuyên chở hàng hóa từ nơi này đến nơi khác Người giao nhậnđóng vai trò là người chuyên chở nếu anh ta ký hợp đồng mà không trực tiếpchuyên chở Nếu anh ta trực tiếp chuyên chở thì anh ta là người chuyên chở thực tế
11.2.1.4.5 Người kinh doanh vận tải đa phương thức
Trong trường hợp người giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt còn gọi làvận tải từ cửa đến cửa (door to door) thì người giao nhận đã đóng vai trò là ngườikinh doanh vận tải đa phương thức
Những lợi ích mà người giao nhận mang lại
Đối với người xuất khẩu:
+ Giảm được nhân sự trong công ty khi việc giao nhận hàng không thườngxuyên và không có giá trị lớn
+ Giảm thiểu được rủi ro đối với hàng hóa và tiết kiệm được thời gian tronglúc thực hiện giao nhận hàng với tàu do không có kiến thức chuyên ngành vàkinh nghiệm so với người chuyên nghiệp giao nhận
+ Thực hiện việc giao hàng đúng ngày tháng do hợp đồng đã quy định, tránhviệc gây chậm trễ làm người nhập khẩu có lý do yêu cầu giảm giá hàng hoặckhông thanh toán tiền hàng
+ Nếu hàng phải chuyển tải ở một nước thứ ba, người giao nhận đảm trách việcnhận hàng từ tàu thứ nhất và tìm cách gửi hàng lên tàu thứ hai để đi đến cảng
Trang 28cuối cùng của người nhập khẩu, mà người xuất khẩu khỏi phải có đại diện ở mộtnước thứ ba lo việc trên nên đỡ tốn phí.
+ Người giao nhận do thường xuyên tiếp xúc với các hãng tàu nên biết rõ hãngtàu nào có uy tín, cước phí hợp lý, tuổi của tàu, lịch trình đi và đến đảm bảođúng nhằm hạn chế rủi ro đối với hàng so với người xuất khẩu không chuyênmôn về lĩnh vực này
Đối với người nhập khẩu:
+ Tương tự như người xuất khẩu, người nhập khẩu giảm bớt được khâu nhân
sự và giảm chi phí
+ Tránh được nhiều rủi ro khi nhận hàng từ tàu, nhất là hàng rời như: phânbón, xi măng… vì thủ tục nhận hàng phức tạp Nếu không nắm vững được cácthủ tục này trong trường hợp giao hàng thiếu hoặc hư do tàu bảo quản không tốt,người nhập khẩu sẽ không biết lập các chứng từ liên hệ như: giấy chứng nhậnhàng giao thiếu, biên bản hàng đổ vỡ và hư hỏng, mời bảo hiểm giám định vàlập biên bản giám định… sẽ rất khó khiếu nại đòi tàu bồi thường hoặc đòi công
ty bảo hiểm bồi thường nếu hàng được bảo hiểm
+ Nhận hàng nhanh để giải tỏa khỏi kho bãi cảng tránh bị phạt vì lưu kho bãiquá hạn… giúp đưa hàng hóa đến thị trường nhanh chóng
+ Thay mặt người nhập khẩu để bảo vệ quyền lợi của họ bằng cách lập cácchứng từ liên hệ để khiếu nại tàu, cảng gây tổn thất đối với khách hàng
11.2.1.4.6 Phạm vi dịch vụ của người giao nhận
Đây là nội dung cơ bản của dịch vụ kho vận Người gửi hàng và người nhậnhàng có thể tham gia vào bất kỳ khâu thủ tục, chứng từ nào đó nhưng thông thườngngười giao nhận thay mặt người gửi hàng hoặc người nhận hàng lo liệu quá trìnhvận chuyển hàng hóa qua các công đoạn cho đến tay người nhận cuối cùng Ngườigiao nhận có thể làm dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch
vụ của người thứ ba khác
Trang 2911.2.1.4.6.1 Dịch vụ thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu)
Theo chỉ dẫn của người gửi hàng, người giao nhận sẽ làm các công việc sauđây:
− Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp saocho hàng được di chuyển nhanh chóng, an toàn, chính xác, tiết kiệm
− Lưu cước với người chuyên chở đã chọn
− Nhận hàng, thiết lập và cung cấp những chứng từ cần thiết như giấy chứngnhận nhận hàng của người giao nhận
− Nghiên cứu các điều kiện của thư tín dụng (L/C) và các văn bản luật pháp củachính phủ liên quan đến vận chuyển hàng hoá của nước xuất khẩu, nước nhậpkhẩu, kể cả các quốc gia chuyển tải (transit) hàng hoá, cũng như chuẩn bị cácchứng từ cần thiết
− Ðóng gói hàng hoá (trừ khi hàng hoá đã đóng gói trước khi giao cho ngườigiao nhận)
− Lo liệu việc lưu kho, cân đo, mua bảo hiểm cho hàng hóa khi khách hàng yêucầu
− Vận tải hàng hóa đến cảng, thực hiện việc khai báo hải quan, các thủ tục chứng
từ liên quan và giao hàng cho người chuyên chở
− Thực hiện giao dịch ngoại hối (nếu có)
Phạm vi dịch vụ của người giao nhận
Thay mặt người gửi hàng
Thay mặt người nhận hàng
Dịch
vụ khác
Dịch vụ giao nhận hàng hóa đặc biệt
Trang 30− Thanh toán phí và những chi phí khác bao gồm cả tiền cước.
− Nhận vận đơn đã ký của người chuyên chở giao cho người gửi hàng
− Thu xếp việc chuyển tải trên đường nếu cần thiết
− Giám sát việc vận tải hàng hóa trên đường gửi tới người nhận hàng thông quanhững mối liên hệ với người chuyên chở và đại lý của người giao nhận ở nướcngoài
− Ghi nhận những tổn thất của hàng hóa (nếu có)
− Giúp đỡ người gửi hàng tiến hành khiếu nại với người chuyên chở về tổn thấthàng hóa (nếu có)
11.2.1.4.6.2 Dịch vụ thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu)
Theo những chỉ dẫn của khách hàng, người giao nhận sẽ:
− Thay mặt người nhận hàng giám sát việc vận tải hàng hóa khi trách nhiệm vậntải hàng hóa thuộc về người nhận hàng
− Nhận và kiểm tra tất cả những chứng từ liên quan đến việc vận chuyển hànghóa, quan trọng nhất là vận đơn
− Nhận hàng của người chuyên chở và nếu cần thì thanh toán cước
− Thu xếp việc khai báo hải quan và trả lệ phí, thuế và những phí khác cho hảiquan và những cơ quan liên quan
− Thu xếp việc lưu kho quá cảnh nếu cần
− Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận hàng
− Giúp đỡ người nhận hàng tiến hành khiếu nại đối với người chuyên chở về tổnthất hàng hóa (nếu có)
Trang 31− Giúp người nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối hàng hóa nếu hai bên
có hợp đồng
11.2.1.4.6.3 Dịch vụ giao nhận hàng hóa đặc biệt
Giao nhận hàng hóa đặc biệt khác giao nhận hàng hóa thông thường ở chỗcông việc này đòi hỏi người giao nhận phải có thêm các thiết bị chuyên dùng, đồngthời cũng yêu cầu người giao nhận phải có trình độ chuyên môn vững chắc Đó là
do hàng hóa đặc biệt không đồng nhất mà có thể là hàng bách hóa bao gồm nhiềuloại thành phẩm, bán thành phẩm, hay hàng sơ chế hoặc những hàng hóa khác giaolưu trong buôn bán quốc tế Một số dịch vụ giao nhận hàng hóa đặc biệt mà ngườigiao nhận thường gặp hiện nay như: giao nhận hàng công trình, giao nhận quần áotreo trên mắc, giao nhận hàng triển lãm,
11.2.1.4.6.4 Dịch vụ khác
Ngoài những dịch vụ nêu trên, người giao nhận còn cung cấp các dịch vụ kháctheo yêu cầu của khách hàng như dịch vụ gom hàng, tư vấn cho khách hàng về thịtrường mới, tình huống cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, các điều kiện giao hàngphù hợp, v.v
11.3 GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CẢNG BIỂN
Trang 32Thương mại 2005, Bộ luật hàng hải 2005, Quyết định của Bộ trưởng Bộ giaothông vận tải: Quyết định số 2106 (23/8/1997) liên quan đến việc xếp, dỡ, giaonhận và vận chuyển hàng hóa tại cảng biển Việt Nam.
11.5 Các nguyên tắc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc giao nhận hàng hóa xuấtnhập khẩu tại các cảng biển Việt Nam như sau:
o Việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng biển do cảng tiến hành trên
cơ sở hợp đồng giữa chủ hàng và người được chủ hàng ủy thác với cảng
o Đối với những hàng hóa không qua cảng (không lưu kho tại cảng) thì chủhàng hoặc người được ủy thác có thể giao nhận trực tiếp với người vận tải (tàu)(quy định mới từ 1991) Trong trường hợp đó, chủ hàng hoặc người được chủhàng ủy thác phải kết toán trực tiếp với người vận tải và chỉ thỏa thuận với cảng
về địa điểm xếp dỡ, thanh toán các chi phí có liên quan
o Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện.Trong trường hợp chủ hàng muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ thì phải thỏathuận với cảng và phải trả các lệ phí, chi phí liên quan cho cảng
o Khi được ủy thác nhận hàng từ tàu, cảng nhận hàng bằng phương thức nàothì phải giao hàng bằng phương thức đó
o Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa khi đã ra khỏi kho bãi, cảng
o Khi nhận hàng tại cảng thì chủ hàng hoặc người được uỷ thác phải xuất trìnhnhững chứng từ hợp lệ xác định quyền được nhận hàng và phải nhận được mộtcách liên tục trong một thời gian nhất định những hàng hóa ghi trên chứng từ
o Việc giao nhận có thể do cảng làm theo ủy thác hoặc chủ hàng trực tiếp làm
11.6 Trình tự của hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
11.6.1.1 Đối với hàng không phải lưu kho, bãi tại cảng
Trang 33Trong trường hợp này, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác đứng ragiao nhận trực tiếp với tàu.
o Để có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu, chủhàng phải trao cho cảng một số chứng từ:
Bản lược khai hàng hóa (02 bản)
Sơ đồ xếp hàng (02 bản)
Chi tiết hầm hàng (02 bản)
Hàng quá khổ, quá nặng (nếu có)
o Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện hãng tàu
o Trực tiếp nhận hàng từ tàu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trình nhậnhàng như:
Biên bản giám định hầm tàu (lập trước khi dỡ hàng) nhằm quy tráchnhiệm cho tàu về những tổn thất xảy ra sau này
Biên bản dỡ hàng (COR) đối với tổn thất rõ rệt
Thư dự kháng (LOR) đối với tổn thất không rõ rệt
Bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC)
o Chuyên chở về kho hoặc phân phối hàng hóa
11.6.1.2 Đối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng
Trang 34o Cảng nhận hàng từ tàu
+ Dỡ hàng và nhận hàng từ tàu (do cảng làm)
+ Lập các giấy tờ cần thiết cho quá trình giao nhận (nhân viên giao nhậnphải cùng lập)
+ Đưa hàng về kho bãi cảng
o Cảng giao hàng cho các chủ tàu
+ Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc,giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng (D/O –Delivery order) Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 03 bản D/Ocho người nhận hàng
+ Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai
+ Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 03 bản D/O cùng hóa đơn và phiếu đónggói đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị tríhàng, tại đây lưu 01 bản D/O
+ Chủ hàng mang 02 D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuấtkho Bộ phận này giữ 01 D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng
+ Làm thủ tục hải quan qua các bước sau:
Xuất trình và nộp các giấy tờ
• Tờ khai hàng nhập khẩu
• Giấy phép nhập khẩu
• Bản kê chi tiết
• Lệnh giao hàng của người vận tải
• Hợp đồng mua bán ngoại thương
• Vận đơn (01 bản chính + 01 bản sao)
Trang 35• Giấy chứng nhận xuất xứ.
• Giấy chứng nhận phẩm chất hoặc kiểm dịch nếu có
• Hóa đơn thương mại
………
Hải quan kiểm tra chứng từ
Kiểm tra hàng hóa
Tính và thông báo thuế
Chủ hàng ký nhận vào giấy thông báo thuế (có thể nộp thuế trong vòng
30 ngày) và xin chứng nhận hoàn thành thủ tục hải quan
o Sau khi hải quan xác nhận “hoàn thành thủ tục hải quan” chủ hàng có thểmang ra khỏi cảng và chở về kho riêng
o Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang bộ chứng từnhận hàng cùng D/O đến Văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O
o Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng
Nếu là hàng lẻ (LCL)
Trang 36Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc đại lýcủa người gom hàng lẻ lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFR quy định và làm các thủtục như trên.
CHƯƠNG 12 Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa
Quy trình thủ tục hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1171/QĐ-TCHQ banhàng ngày 15/6/2009 hiệu lực ngày 01/07/2009 Gồm 4 bước:
Bước 1: Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ
khai hải quan, kiểm tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm thực tế hànghóa
+ Tiếp nhận hồ sơ hải quan từ người khai hải quan theo quy định tại Điều 11Thông tư số 79/2009/TT-BTC
+ Nhập mã số thuế, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai (cưỡng chế, vi phạm,chính sách mặt hàng)
+ Nhập thông tin khai trên tờ khai hải quan hoặc khai qua mạng, hệ thống sẽ tựđộng cấp số tờ khai và phân luồng hồ sơ
+ Đăng ký tờ khai (ghi số tờ khai do hệ thống cấp lên tờ khai)
+ In lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan
+ Kiểm tra hồ sơ hải quan
+ Duyệt hoặc quyết định thay đổi hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa theokhoản 2 Điều 29 Luật hải quan và duyệt kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan
+ Nhập thông tin trên Lệnh và hệ thống và xử lý kết quả kiểm tra sau khi đượclãnh đạo chi cục duyệt, chỉ đạo
+ Xác nhận đã làm thủ tục hải quan và chuyển sang Bước 3 đối với hồ sơ đượcmiễn kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc chuyển hồ sơ phải kiểm tra thực tế hànghóa sang Bước 2
Trang 37Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm
tra thực tế
+ Đề xuất xử lý việc khai bố sung khi người khai hải quan có yêu cầu trướcthời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa
+ Kiểm tra thực tế hàng hóa
+ Ghi kết quả kiểm tra hàng hóa và kết luận kiểm tra
+ Xử lý kết quả kiểm tra
+ Xác nhận đã làm thủ tục hải quan
Bước 3: Thu thuế, lệ phí hải quan, đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”, trả tờ
khai cho người khai hải quan
Bước 4: Phúc tập hồ sơ.