Tiếp nhận hồ sơ khách hàng

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập giao nhận hàng hóa NK bằng đường biển (Trang 40)

CÔNG TY PT TRANS

13.3. Tiếp nhận hồ sơ khách hàng

Sau khi ký kết hợp đồng dịch vụ, PT Trans sẽ nhận được bộ chứng từ nhà nhập khẩu T.Í.T. Sau đó nhân viên giao nhận phụ trách giám sát tiếp nhận chứng từ và làm biên bản ký nhận chứng từ đã nhận bao gồm:

− Giấy giới thiệu của công ty.

− Hợp đồng thương mại – Purchase Contract – 01 bản sao.

− Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice – 01 bản chính + 01 bản sao.

− Bản kê chi tiết hàng hóa – Packing list – 01 bản chính + 01 bản sao.

− Vận dơn đường biển – Bill of Lading (B/L) – 01 bản chính + 01 bản sao.

− Giấy thông báo hàng đến – 01 bản chính.

− Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – Certificate of Origin (C/O) – 01 bản chính (nếu có).

− Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh – 01 bản sao.

− Giấy chứng nhận đăng ký thuế - 01 bản sao.

Tùy theo tính chất và loại hình nhập khẩu của từng lô hàng mà ngoài những chứng từ trên nhân viên giao nhận cần lấy thêm một số chứng từ khác như:

− Hợp đồng nhập khẩu ủy thác (nếu nhập khẩu ủy thác) – 01 bản sao.

− Giấy chứng nhận chất lượng – 01 bản chính + 01 bản sao (nếu có).

− Văn bản cho phép của Ban quản lý hoặc Bộ Thương mại (đối với hàng thuộc diện cấm nhập có điều kiện) – 01 bản chính + 01 bản sao.

CHƯƠNG 14. Kiểm tra bộ chứng từ

Sau khi nhận đầy đủ bộ chứng từ PT Trans sẽ giao cho nhân viên giao nhận các bộ chứng từ sau:

− 01 bản Hợp đồng thương mại.

− 01 bản Hóa đơn thương mại.

− 01 bản Packing list.

− 02 bản B/L (01 bản có chứng nhận của PT Trans, 01 bản có chứng nhận của đại lý hãng tàu ở Việt Nam chứng minh việc chuyển tải).

− 01 bản Giấy báo hàng đến.

Đây là bước khá quan trọng trong toàn bộ quy trình, nhân viên được giao sẽ kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của nó. Bốn chứng từ quan trọng nhất là: hợp đồng, hóa đơn, Packing list, B/L cần kiểm tra xem chúng có khớp nhau về số hợp đồng, số vận đơn, tên hàng,…. Nếu có bất kỳ sự không phù hợp nào của chứng từ mà không phát hiện và chỉnh sửa kip thời thì sẽ gây bất lợi rất nhiều trong lúc đăng ký tờ khai.

CHƯƠNG 15. Quy trình nhận lệnh giao hàng D/O

Sau khi nhận giấy báo hàng đến (Arrival Notice) từ hãng tàu và có được bộ chứng từ đầy đủ, nhân viên giao nhận sẽ yêu cầu T.Í.T viết một giấy giới thiệu ủy quyền cho mình nhận lô hàng trên, sau khi có giấy giới thiệu cùng với giấy báo hàng đến, mã số thuế của công ty, nhân viên giao nhận sẽ đến hãng tàu nộp và yêu cầu lấy lệnh giao hàng. Trình tự nhận D/O như sau:

Bước 1: Nộp cho hãng tàu các loại giấy tờ:

− 01 vận đơn gốc.

− 01 giấy báo hàng đến.

Bước 2: Nhân viên đại lý hãng tàu sẽ kiểm tra bộ chứng từ, xem hàng đã đến cảng

hay chưa, đã vào kho ngày nào và đóng các khoản phí làm hàng. Các loại phí bao gồm:

o Phí lệnh giao hàng: thường dao động từ 10-15$/bộ

o Phí CFS: thường là 15$/bộ

o Phí THC (Terminal Handling Charge – phí quản lý điều hành): đây là phí nâng dỡ container từ cảng lên tàu, di dời cont… phải là một phần của trị giá tính thuế.

Trường hợp trong THC đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT) phải nộp ở Việt Nam thì được khấu trừ khoản VAT này ra khỏi trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu (Công văn 1309/TCHQ-KTTT về phí vận tải tới cửa khẩu nhập ngày 15/03/2010).

o Phí Handling (phí theo dõi hàng) thường dao động trong khoảng 15$/lần, kể từ lúc hàng lên tàu, vận chuyển đến khi dỡ hàng vào kho nhân viên giao nhận sẽ luôn cập nhật các tin tức về tình trạng, vị trí lô hàng, khách hàng sẽ biết được hàng mình ở đâu, như thế nào… và phải trả phí cho các thông tin đó, đó là phí handling. Phí này thường không tính khi người lấy D/O là các đại lý giao nhận vì đây là một phần lợi nhuận của họ.

Thông thường thì nhân viên giao nhân sẽ đóng các loại phí này tại hãng tàu hoặc đóng cho ngân hàng mà hãng tàu có tài khoản tại đó. Sau đó nhân viên ngân hàng hay nhân viên hãng tàu sẽ giao cho nhân viên giao nhận một hóa đơn. Nhân viên giao nhận cầm hóa đơn này lên hãng tàu và yêu cầu hãng tàu ra hóa đơn Invoice.

Bước 3: Nhân viên giao nhận sẽ cầm hóa đơn này và giao cho nhân viên hãng tàu

tại đó cùng với giấy giới thiệu và Bill gốc và yêu cầu lấy lệnh giao hàng.

Đối với hàng container thì nhân viên giao nhận yêu cầu hãng tàu đăng ký cược container. Tùy theo tính chất hàng hóa, loại container mà số tiền cược container khác nhau.

Bước 4: Sau khi hoàn tất các thủ tục, nhân viên hãng tàu sẽ đưa cho nhân viên giao

nhận 4 bản D/O .

Khi nhận được lệnh giao hàng, nhân viên giao nhận cần kiểm tra tên công ty nhận hàng, tên hàng, số kiện, trọng lượng, số khối, tên tàu, số chuyến, số B/L, số container, số seal trên D/O và trên B/L có khớp nhau không, thời hạn cho phép lưu trong kho bãi bao nhiêu ngày… Nếu có bất kỳ sai sót gì thì đề nghị bên phát hành D/O sữa chữa và đóng dấu Correct hoặc phát hành D/O mới.

CHƯƠNG 16. Lên tờ khai hải quan, áp mã thuế, nộp thuế

Sau khi nhận đủ bộ chứng từ, nhân viên giao nhận phải kiểm tra tên hàng cần nhập, yêu cầu khách hàng cung cấp phần dịch thuật tên hàng, kiểm tra mã số thuế trên từng mặt hàng. Xác định loại hình nhập khẩu để kịp thời xin giấy phép (nếu có).

Dựa vào mẫu tờ khai hàng hóa sẵn có, người giao nhận sẽ điền đầy đủ thông tin cần thiết vào phần dành cho người khai hải quan kê khai:

Tiêu thức 1: Người nhập khẩu

Điền tên, địa chỉ, số fax, mã số thuế của doanh nghiệp nhập khẩu. Công ty TNHH Viễn thông Tin học T.Í.T

Địa chỉ: 59/27/1 Trần Phú, F4, Q.5, Tp.HCM Điện thoại: +8483837797,+8483837796 Mã số thuế: 0304464229

Điền tên, địa chỉ, số fax, mã số thuế của doanh nghiệp xuất khẩu. Công ty: DASCOM AP PTE LTD.SINGAPORE

Tiêu thức 3: Người ủy thác (nếu có)

Điền tên, địa chỉ, số fax, mã số thuế của doanh nghiệp.

Tiêu thức 4: Đại lý làm thủ tục hải quan

Điền tên, địa chỉ, số fax, mã số thuế của đại lý làm thủ tục hải quan.

Tiêu thức 5: Loại hình nhâp khẩu

Nhập khẩu loại hình nào thì đánh vào loại hình đó - Nhập kinh doanh

- Nhập đầu tư (ĐT) - Nhập gia công (GC)

- Nhập sản xuất xuất khẩu (SXXK) - Nhập tái xuất (NTX)

- Tái nhập (TN)

- Loại hình khác (đây là loại hình ít gặp). Giả sử công ty nhập một lô hàng có 3 loại hình nhập khẩu: SXXK. KD, ĐT thì nhân viên giao nhận phải làm 3 tờ khai, trên mỗi tờ khai sẽ đánh dấu loại hình mà ta cần nhập.

Tiêu thức 6: Giấy phép (nếu có)

Điền số giấy phép, ngày cấp, ngày hết hạn của giấy phép.

Tiêu thức 7: Hợp đồng

Điền số, ngày ký hợp đồng và ngày hết hạn hợp đồng. Số: HD1010410R

Tiêu thức 8: Hóa đơn thương mại

Điền số, ngày phát hành hóa đơn thương mại. Số: DO#100822

Ngày: 28/04/2010

Tiêu thức 9: Phương tiện vận tải

Điền tên, số hiệu của phương tiện vận tải, ngày đến. Tên, số hiệu: CAPE SORREL

Ngày đến: 06/05/2010

Tiêu thức 10: Vận tải đơn

Điền số, ngày phát hành vận đơn. Số: VKSGN4632

Ngày; 02/05/2010

Tiêu thức 11: Nước xuất khẩu

Điền tên nước xuất khẩu và mã số quốc gia. Singapore

Tiêu thức 12: Cảng địa điểm xếp hàng

Điền tên cảng, địa điểm xếp hàng (dựa vào B/L). ICD Phước Long II

Tiêu thức 13: Cảng địa điểm dỡ hàng

Điền tên cảng, địa điểm dỡ hàng (dựa vào giấy thông báo hàng đến). Cảng ICD Phước Long-2/TP.HCM

Tiêu thức 14: Điều kiện giao hàng (dựa vào hợp đồng, L/C (nếu có)): EXW Tiêu thức 15: Đồng tiền thanh toán (dựa vào hợp đồng): USD

Tỷ giá tính thuế (tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế): 18544

Tiêu thức 16: Phương thức thanh toán (dựa vào hợp đồng): TT Tiêu thức 17: Tên hàng quy cách phẩm chất

Điền tên bằng tiếng Việt trước, tiếng Anh sau (dựa vào hợp đồng). Nếu có từ 4 mặt hàng trở lên thì ghi theo phụ lục tờ khai.

Ruybăng T6218, loại 250MC, 082725

Tiêu thức 18: Mã số hàng hóa (dựa vào Bảng biểu thuế hàng hóa xuất nhập

khẩu): 9612109000

Tiêu thức 19: Xuất xứ (dựa vào giấy chứng nhận xuất xứ và hợp đồng): MX Tiêu thức 20: Lượng

Điền số lượng cụ thể của từng mặt hàng lên tờ khai (dựa vào hợp đồng và hóa đơn thương mại): 48

Tiêu thức 21: Đơn vị tính (dựa vào hóa đơn thương mại): cái Tiêu thức 22: Đơn giá nguyên tệ: 90

Tiêu thức 23: Trị giá nguyên tệ = Đơn giá nguyên tệ × Lượng Trị giá nguyên tệ =90 × 48=4320

F=141

Tổng trị giá =4320+141=4461

Tiêu thức 24: Thuế nhập khẩu

Trị giá tính thuế: là trị giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên và

được xác định tuần tự theo 6 phương pháp xác định trị giá tính thuế (GATT).

Các phương pháp xác định trị giá (Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/03/2007, hiệu lực từ ngày 28/04/2007):

o Phương pháp 1: Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu.

o Phương pháp 2: Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt.

o Phương pháp 3: Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự.

o Phương pháp 4: Phương pháp trị giá khấu trừ.

o Phương pháp 5: Phương pháp trị giá tính toán.

o Phương pháp 6: Phương pháp suy luận.

Trong đó phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch là phổ biến nhất.

Trị giá giao dịch =Trị giá hàng hóa + Các khoản điều chỉnh – Các khoản được trừ Trường hợp trị giá mua đã bao gồm cước phí vận tải và phí bảo hiểm (nếu có) thì trị giá tính thuế được xác định theo công thức:

Trị giá tính thuế = Trị giá nguyên tệ × tỷ giá tính thuế

Trường hợp lô hàng có nhiều loại hàng hóa khác nhau nhưng chứng từ vận tải không ghi chi tiết cho từng loại bằng cách sử dụng các phương pháp:

o Phân bổ trên cơ sở biểu giá vận chuyển của người vận chuyển hàng hóa.

o Phân bổ theo trong lượng hoặc thể tích của hàng hóa.

o Phân bổ theo tỷ lệ trị giá mua của từng loại hàng hóa trên tổng trị giá lô hàng.

Trị giá tính thuế = 4461× 18544 = 82724784

Thuế suất (%): Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu được quy định cụ thể

Thuế suất ưu đãi MFN (Most Favored Nation) và WTO (World Trade Organization): các hàng hóa nhập khẩu có xuất từ nước hoặc nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam.

Thuế suất thông thường: áp dụng đối với hàng nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Viêt Nam. Thuế suất thông thường được xác định dựa trên mức thuế suất ưu đãi và bằng 150% thuế suất ưu đãi.

Thuế suất ưu đãi đặc biệt:

Điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp phải nộp C/O bản gốc cho cơ quan hải quan.

o Thuế CEPT (Common Effective Preferential Tariff), AFTA (Asean Free Trade Area): áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước,

nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc tạo điều kiện thuận lợi giao lưu thương mại và các trường hợp ưu đãi đặc biệt khác.

VD: Việt Nam – Lào: C/O form S

Việt Nam – Campuchia: C/O form S

o Thuế suất ACFTA (Asean – China Free Trade Area): hợp đồng nhập

khẩu áp dụng mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện hiệp định thương mại hàng hóa Asean – Trung Quốc. Khu vực này cần C/O form E

o Thuế suất AKFTA (Asean – Korea Free Trade Area): áp dụng mức

thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện hiệp định thương mại hàng hóa Asean – Hàn Quốc. Khu vực này cần C/O form AK

Tiền thuế = Trị giá tính thuế × Thuế suất = 82724784 × 10% =8272478

Tiêu thức 25: Thuế GTGT (Hoặc TTĐB)

Trị giá tính thuế GTGT = Trị giá tính thuế NK + Tiền thuế NK = 82724784 + 8272478 = 90997262 Thuế suất =10%

Tiền thuế = Trị giá tính thuế GTGT × Thuế suất = 90997262 × 10% =9099726 VND

Tiêu thức 27: Tổng tiền thuế và thu khác

Tổng tiền thuế = Thuế NK + Thuế GTGT =8272478 + 90997262 =17372204 VND

Tiêu thức 28: Chứng từ đi kèm

Liệt kê các chứng từ (trong bộ hồ sơ đăng ký hải quan), ghi rõ số bản chính và bản sao.

Tiêu thức 29: Doanh nghiệp cam đoan:

Phần này người khai hải quan chịu trách nhiệm về nội dung đã khai, ghi ngày tháng, tên, chức danh, ký tên và đóng dấu của công ty. Phần này thường do Giám đốc hoặc Phó Giám đốc công ty nhận lô hàng đó ký. Ngoài ra phần trên cùng của mặt trước tờ khai ở ô tổng cục hải quan, người khai hải quan cần điền mình khai ở Cục và Chi cục hải quan nào. Riêng phần số tờ khai, ngày ký và số lượng phụ lục tờ khai sẽ được bổ sung trong lúc đăng ký tờ khai.

Các tiêu thức trên sẽ được soạn thảo bằng phần mềm excel và in trực tiếp lên Tờ khai nhập khẩu.

− Trước hết để khai điện tử doanh nghiệp phải làm Đơn xin khai hải quan điện tử và nộp cho cảng, đợi cán bộ cảng chấp nhận và cung cấp account và password.

− Sau đó dùng account và password này đăng nhập vào phần mềm ECUS và nhập các thông tin cần thiết. Các dữ liệu sau khi được nhập vào phần mềm này sẽ được gửi đến hệ thống thông tin của hải quan bằng mạng internet.

Nhiệm vụ của người giao nhận đến đây là hết. Người giao nhận chỉ khai phần mặt trước của tờ khai, mặt sau của tờ khai từ tiêu thức 30 đến 38 dành cho Hải quan kiểm tra hàng, thuế, xác nhận và đóng dấu.

CHƯƠNG 17. Làm thủ tục hải quan

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập giao nhận hàng hóa NK bằng đường biển (Trang 40)

w