CHƯƠNG 21 KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
31.1. KIẾN NGHỊ 31.2 Đối với công ty
31.2. Đối với công ty
Nên có thêm phòng nhân sự để giải quyết các khó khăn về nhân sự, phòng nhân sự sẽ phụ trách việc tuyển dụng, đào tạo nhân viên và giám sát hoạt động của các phòng ban tuyển dụng nhân viên có năng lực thực sự dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc năng động ngoài ra luôn quan tâm đào tạo nhân viên để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
Để khuyến khích nhân viên làm việc có hiệu quả cần phải có chế độ ưu đãi hợp lý đối với nhân tài bằng cách không ngừng đào tạo nâng cao nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên, thực hiện các chính sách khen thưởng.
Cần thường xuyên mở những cuộc thảo luận cho các hoạt động của công ty để có thể đúc kết kinh nghiệm, trao đổi, học hỏi, có chế độ khen thưởng kịp thời để thúc đẩy nhau cùng tiến bộ không chỉ tạo mối quan hệ tốt bên trong mà còn quan hệ rộng rãi, thân thiện với bên ngoài để tạo môi trường thuận lợi cho công việc cuẩ mình giúp họ có ý thức rằng hiệu quả công ty sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi ích của họ và ngược lại.
Tạo điều kiện cho ban lãnh đạo công ty tiếp cận phương pháp quản trị tiên tiến nâng cao khả năng quản trị và tiếp thu đường lối mới chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
Mạnh dạn trong công việc tuyển dụng đội ngủ nhân viên trẻ từ các trường đại học trong thành phố đó là nguồn lực mới cũng thay đổi dần đội ngủ nhân viên trong thời kỳ hội nhập cần những nhân viên năng động nhiệt huyết.
Nên đẩy mạnh công tác marketing để quảng bá hình ảnh của công ty trong và ngoài nước qua các phưong tiện thông tin đại chúng, qua báo chí internet… đẩy mạnh các hoạt dộng PR như tham gia tài trợ cho các trương trình từ thiện…
Bộ phận marketing thường xuyên theo dõi tình hình biến dộng của thị trường để tạo ra các chiến lược marketing phù hợp với khả năng cạnh tranh cao thực hiện các chính sách khuyến mãi trích một phần hoa hồng nhỏ cho khách hàng giao dịch với số lượng lớn hoặc khách hàng có số lượng nhỏ như giao dịch thường xuyên với công ty.
Mở rộng quan hệ với các hãng tàu để chủ động lựa chọn các hãng tàu phù hợp và kinh tế.
Tổ chức đàm phán ký kết hợp đồng làm đại lý cho các hãng tàu nước ngoài nhằm mở rộng thị trường.
CHƯƠNG 32. Đối với nhà nước
Nghiên cứu những cam kết của Việt Nam với WTO về ngành dịch vụ vận tải/ dịch vụ Logistics cho thấy cơ hội cho ngành dịch vụ Logistics của Việt Nam
rất nhiều nhưng thách thức còn nhiều hơn. Để phát triển hiệu quả dịch vụ Logistics tại Việt Nam cần:
o Bất cứ ngành dịch vụ nào khi mới phát triển cũng điều cần sự nâng đỡ của Chính phủ về cơ chế, chính sách, chế độ tài chính và đặc biệt là sự bảo hộ khi còn non trẻ, đặc biệt với ngành dịch vụ Logistics. Theo thống kê chưa đầy đủ hơn 800 doanh nghiệp Việt Nam tham gia dịch vụ này nhưng có thể điếm trên đầu ngón tay số doanh nghiệp đủ sức để tổ chức và điều hành toàn bộ quy trình hoạt động Logistics. Các doanh nghiệp Việt Nam đa phần đều nhỏ bé, hạn chế về vốn, công nghệ và trình độ nhân lực, có thể vì thế nên chỉ đủ khả năng làm thuê một phần công đoạn trong cả chuỗi dịch vụ mà doanh nghiệp nước ngoài giành được ngay trên thị trường Việt Nam.
o Tăng cường và mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức quốc tế tránh sự đối đầu khi năng lực cạnh tranh còn yếu. Chính phủ cần phát huy vai trò tiên phong của mình trong việc khai phá thị trường cho doanh nghiệp. Trong quá trình hội nhập việc nâng đỡ các ngành dịch vụ thông qua các biện pháp hỗ trợ tài chính, trợ cấp là không phù hợp và dễ bị áp dụng các biẹn pháp chống trả thì những hổ trợ về nghiên cứu thị trường và hành lang pháp lý đối với các nước đối tác là vô cùng quan trọng.
o Cần tiếp tục sớm xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động Logistics. Chúng ta đã đưa vào Luật Thương mại sửa đổi điều 8 điều quy định về dịch vụ Logistics (điều 233-240) và vừa mới đây ngày 5/9/2007 đã ban hành Nghị định số 140/2007/NĐ-CP về việc “Quy định chi tiết Logistics luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics”, khung pháp lý chung đã có cần triển khai chi tiết thực hiện. Quá đó tạo môi truờng pháp lý thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ Logistics ở Việt Nam. Để làm tốt việc này cần nghiên cứu kỹ và rút kinh nghiệm từ các nước trong khu vực và trên thế giới.
o Xây dựng chiến lược cụ thể cho các ngành dịch vụ gắn liền hoạt động xuất nhập khẩu đặc biệt là dịch vụ giao nhận. Đồng thời cũng cần sự phối hợp các chiến lược phát triển các ngành khác nhằm tạo sự phát triển đồng bộ nhất quán tránh tình trạng đầu tư lãng phí, kém hiệu quả.
o Chính phủ cần một chính sách nhất quán trong mở cửa thị trường dịch vụ với những bước đi được tính toán cụ thể tránh trường hợp gây ra những bất ổn cho thị trường do sự thay đổi về chính sách. Tự do hóa từng bước sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh và dần dần lớn mạnh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, đặc biệt khi tham gia vào thị trường thế giới.
o Đơn giản hóa các văn bản pháp luật giúp các đối tượng sử dụng dễ dang và hiệu quả hơn.
o Cập nhật biểu thuế cụ thể hóa các sắc thuế để tránh việc các nhân viên hải quan vận dụng cách hiểu biết riêng của mình để áp sản phẩm vào dòng thuế khác gây nhiều bất lợi cho doanh nghiệp.
o Quyết tâm chống tiêu cực tham nhũng và quan liêu trong các cơ quan hành chính tạo lòng tin và sự thuận tiện cho các doanh nghiệp thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra bất ngờ về tác phong làm việc của các cán bộ công chức hải quan ở từng chi cục mở các lớp đào tạo nghiệp vụ nêu cao tinh thần giác ngộ tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ công chức hải quan.
o Cải thiện dịch vụ hàng hóa, dịch vụ vận tải, dịch vụ khai báo, tính thuế tạo thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu, cải tiến bằng cách áp dụng công nghệ thông tin hiện đại trong việc đẩy nhanh tốc độ thông quan hàng nhập khẩu, giảm dần sự tiếp xúc của cán bộ hải quan với doanh nghiệp bằng việc đăng ký tờ khai hải quan qua mạng máy tính, hoàn thiện các chương trình khai báo tự động.
o Giảm thuế xuất nhập khẩu cho các mặt hàng vừa khuyến khích tăng kim ngạch xuất nhập khẩu vừa tạo môi trường cạnh tranh tự do năng động cho các
doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đồng thời thúc đẩy nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất nhập khẩu vì hàng rào kỹ thuật là cánh cửa thông minh biến các mặt hàng nhập khẩu đúng tiêu chuẩn, chất lượng cao, nâng cao tầm vóc và ý thức doanh nghiệp.
o Hỗ trợ các doanh nghiệp tàu biển Việt Nam nâng cao chất lượng dịch vụ và đầu tư đa dạng hơn phương tiện chuyên chở đường biển, xây dựng kho bãi hiện đại, nâng cấp hệ thống cảng biển.
o Rút ngắn thời gian hoàn thuế để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu.
o Nhà nước cần quản lý tốt công tác xuất nhập khẩu sử dụng công cụ hải quan hiệu quả để chống buôn lậu tạo điều kiện cho các công ty xuất nhập khẩu phát triển.
o Bộ Thương mại và các ngành có liên quan đến hoạt động ngoại thương cần có sự phối hợp chặt chẽ để triển khai nhanh chóng kịp thời các chủ trương nghị quyết của Thủ tướng chính phủ.
o Đảng và nhà nước tăng cường quan hệ với các tổ chức hiệp hội giao nhận quốc tế quốc tế thông qua đó quảng bá hình ảnh các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải trong nước.
32.1. KẾT LUẬN
Giao nhận là một trong những nội dung quan trọng nhất trong chuỗi các nghiệp vụ của quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu. Chính vì vậy giao nhận vận tải đã trở thành ngành nghề kinh doanh dịch vụ không thể thiếu đối với mỗi quốc gia trên thế giới. Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh bằng chính nội lực của mình. Hiểu rõ được nhu cầu đó PT Trans đã nỗ lực trong hoạt động kinh doanh hoàn thiện bộ máy tổ chức để đạt được kết quả tốt nhất. Với sự lãnh đạo
sáng suốt của cấp quản lý, tinh thần làm việc chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ nhân viên công ty đã đạt được những thành tích đáng kể.
Trong suốt nhưng năm hoạt động và phát triển cùng với sự am hiểu về thị trường kết hợp với các chiến lược kinh doanh công ty đã giải quyết được những vấn đề ùn tắc trong kinh doanh. Mặc dù trong bối cảnh tình hình kinh tế đang khó khăn, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp giao nhận ngày càng gay gắt nhưng PT Trans vẫn có thể đứng vững trên thị trường với doanh thu vẫn tăng qua từng năm và kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm hoạt động và luôn biết cách cập nhật thông tin liên quan đến nghiệp vụ giao nhận vận tải trong và ngoài nước. Công ty từng bước hoàn thiện và đã khẳng định được uy tín của mình với khách hàng và vị thế trên thị trường. Để giữ vững thành quả đó tập thể ban lãnh đạo và nhân viên công ty đã và đang nổ lực phấn đấu không ngừng nhằm đạt được mục tiêu chiến lược là thu hút ngày càng nhiều khách hàng và tăng nguồn lợi vững chắc cho công ty. Song song với thành quả đó công ty cũng không thể tránh khỏi những khó khăn trong kinh doanh đòi hỏi công ty phải nhạy bén nắm bắt cơ hội thị trường tạo được nhiều bước tiến hơn nữa.
Những thành quả mà công ty đạt được trong suốt quá trình hoạt động chính là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của Ban Giám đốc và toàn thể nhân viên công ty với mong muốn công ty đứng vững và ngày càng vươn xa hơn nữa góp phần vào sự phồn vinh của nước nhà. Với những gì đạt được em tin PT Trans sẽ đạt được nhiều kết quả thành công trong tương lai, không ngừng phát triển lớn mạnh và là địa chỉ tin cậy của khách hàng trong và ngoài nước.
Qua đợt thực tập này em cũng nhận thấy được tầm quan trọng của xuất nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường đặc biệt là giao nhận hàng hóa. Nó là một cầu nối quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nền kinh tế nước ta cũng như thế giới nói chung và ngành xuất nhập khẩu nói riêng./.