- Về giấy tờ phải nộp: Anh chị cần làm 1 bộ hồ sơ, gồm: Tờ khai đăng ký kết hôn, bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Sổ hộ khẩu hoặc Giấy khai sinh trường hợp nộp bản sao không có ch
Trang 1BỘ CÂU HỎI, TÌNH HUỐNG Hội thi “Hộ tịch viên giỏi” năm 2012
Câu 2 Việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận các sự kiện hộ tịch (sinh;
kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch; xác định lại giới tính, dân tộc) và ghi vào sổ hộ tịch các việc: xác định cha, mẹ, con; thay đổi quốc tịch; ly hôn; hủy việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi được gọi là gì?
Trả lời: Là đăng ký hộ tịch.
(Khoản 2 Điều 1 Nghị định 158/2005/NĐ-CP)
Câu 3 Việc đăng ký hộ tịch của công dân Việt Nam cư trú trong nước được thực
hiện ở đâu?
Trả lời: Nơi người đó đăng ký hộ khẩu thường trú, nếu không có nơi đăng ký hộ
khẩu thường trú thì tại nơi đăng ký tạm trú có thời hạn.
(Khoản 1 Điều 8 Nghị định 158/2005/NĐ-CP)
Câu 4 Trong trường hợp nào thì người có yêu cầu đăng ký hộ tịch phải trực tiếp đi
đăng ký, không được ủy quyền cho người khác làm thay?
Trả lời: Khi đăng ký: kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con.
Trả lời: Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch ghi vào trang cuối tổng số trang, tổng số sự kiện
hộ tịch đã đăng ký; Chủ tịch UBND cấp xã ký xác nhận và đóng dấu.
(Khoản 1 Điều 71 Nghị định 158/2005/NĐ-CP)
Trang 2Câu 7 Tuổi kết hôn của nam, nữ người dân tộc thiểu số thấp hay cao hơn nam, nữ
người dân tộc Kinh? Cụ thể là bao nhiêu?
Trả lời: Giống nhau; đều là nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.
(Khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình, Điều 4 Nghị định 32/2002/NĐ-CP)
Câu 8 Thế nào là người mất năng lực hành vi dân sự? Họ có được phép kết hôn
không?
Trả lời: Là những người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không thể nhận thức,
làm chủ được hành vi của mình Họ không được phép kết hôn.
(Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự; Khoản 2 Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình)
Câu 9 Những người nào là người có cùng dòng máu về trực hệ? Họ có được phép
kết hôn với nhau không?
Trả lời: Là cha, mẹ đối với con; ông, bà đối với cháu nội, cháu ngoại Pháp luật
cấm họ kết hôn với nhau.
(Khoản 12 Điều 8, Khoản 3 Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình)
Câu 10 Những ai là người có họ trong phạm vi đời thứ nhất, đời thứ 2 và đời thứ
3?
Trả lời: Cha mẹ là đời thứ nhất Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ,
cùng mẹ khác cha là đời thứ 2 Anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ 3.
(Khoản 13 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình)
Câu 11 Việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam cư trú trong nước với nhau
được thực hiện ở đâu?
Trả lời: Tại UBND cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ.
(Khoản 1 Điều 17 Nghị định 158/2005/NĐ-CP)
Câu 12 Khi đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã, 02 bên nam, nữ phải nộp và xuất
trình những loại giấy tờ gì?
Trả lời: Nộp Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu; xuất trình Chứng minh nhân dân
hoặc Hộ chiếu, Sổ hộ khẩu hoặc Sổ đăng ký tạm trú.
(Khoản 1 Điều 18 Nghị định 158/2005/NĐ-CP; Khoản 1 Điều 1 Nghị định
06/2012/NĐ-CP)
Câu 13 Người đang cư trú ở xã, phường, thị trấn này nhưng đăng ký kết hôn tại xã,
phường, thị trấn khác thì phải có thêm điều kiện gì?
Trả lời: Phải có xác nhận của UBND xã nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của
mình.
(Khoản 1 Điều 18 Nghị định 158/2005/NĐ-CP)
Trang 3Câu 14 Xác nhận tình trạng hôn nhân được thực hiện theo hình thức nào?
Trả lời: Xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc cấp Giấy xác nhận
tình trạng hôn nhân theo quy định.
(Khoản 1 Điều 18 Nghị định 158/2005/NĐ-CP)
Câu 15 Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị trong bao lâu?
Trả lời: Trong 6 tháng, kể từ ngày xác nhận.
(Khoản 1 Điều 18, Khoản 3 Điều 67 Nghị định 158/2005/NĐ-CP)
Câu 16 Khi xác nhận tình trạng hôn nhân, nếu UBND cấp xã nơi hiện cư trú không
rõ tình trạng hôn nhân của người đã qua nhiều nơi cư trú khác nhau (kể cả nước ngoài),
thì phải xử lý ra sao?
Trả lời: Yêu cầu người đó viết và chịu trách nhiệm với cam đoan về tình trạng hôn
nhân của mình trong thời gian trước khi về cư trú tại địa phương.
(Điểm d Khoản 2 Mục II Thông tư 01/2008/TT-BTP)
Câu 17 Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân trong hồ sơ đăng ký kết hôn của 2
bên nam, nữ là bản sao có chứng thực có được không?
Trả lời: Không, phải là bản chính.
(Điểm e Khoản 2 Mục II Thông tư 01/2008/TT-BTP)
III Quy định về khai sinh Câu 18 Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em có bố mẹ là công
dân Việt Nam cư trú ở trong nước?
Trả lời: UBND cấp xã: nơi cư trú của người mẹ, nếu không xác định được thì tại
nơi cư trú của người cha, nếu không xác định được cả 2 nơi này thì tại nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế.
(Các Khoản 1, 2 Điều 13 Nghị định 158/2005/NĐ-CP; Điểm a Khoản 1 Mục II
Thông tư 01/2008/TT-BTP)
Câu 19 Trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha và mẹ đều là công dân Việt Nam định
cư ở nước ngoài thì đăng ký khai sinh tại cơ quan nào?
Trả lời: UBND cấp xã, nơi mẹ hoặc cha cư trú trong thời gian ở Việt Nam.
(Điểm a Khoản 1 Điều 96 Nghị định 158/2005/NĐ-CP; Điểm b Khoản 1 Mục II
Thông tư 01/2008/TT-BTP)
Câu 20 Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi?
Trả lời: UBND cấp xã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi có
trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.
(Khoản 3 Điều 13 Nghị định 158/2005/NĐ-CP)
Câu 21 Ai là người có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh cho trẻ em?
Trang 4Trả lời: Cha hoặc mẹ Nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh thì ông, bà hoặc những
người thân thích khác
(Điều 14 Nghị định 158/2005/NĐ-CP)
Câu 22 Thời hạn phải đăng ký khai sinh là bao lâu kể từ khi trẻ em được sinh ra?
Trả lời: Trong 60 ngày.
(Điều 14 Nghị định 158/2005/NĐ-CP)
Câu 23 Quá thời hạn phải đăng ký khai sinh cho trẻ em mà chưa đăng ký thì có
được đăng ký khai sinh nữa không?
Trả lời: Có nhưng phải đăng ký theo thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn và bị xử
phạt hành chính.
(Điều 43 Nghị định 158/2005/NĐ-CP; Khoản 1 Điều 10 Nghị định
60/2009/NĐ-CP)
Câu 24 Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em (kể cả trong hạn và quá hạn), ngoài
những giấy tờ cần phải xuất trình thì người đi đăng ký cần phải nộp giấy tờ gì?
Trả lời: Nộp Tờ khai; Giấy chứng sinh của cơ sở y tế, hoặc văn bản xác nhận của
người làm chứng, hoặc Giấy cam đoan việc sinh là có thật.
(Khoản 1 Điều 45 Nghị định 158/2005/NĐ-CP; Khoản 4 Điều 1 Nghị định
06/2012/NĐ-CP)
Câu 25 Giấy khai sinh có giá trị pháp lý như thế nào?
Trả lời: Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc Nội dung trong mọi hồ sơ, giấy tờ
của cá nhân phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó
(Khoản 2 Điều 5 Nghị định 158/2005/NĐ-CP)
Câu 26 Những trường hợp nào được cấp lại bản chính Giấy khai sinh nếu Sổ đăng
ký khai sinh còn lưu trữ được?
Trả lời: Khi bản chính bị mất, hư hỏng; hoặc phải ghi chú quá nhiều nội dung do
thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch, xác định lại dân tộc, giới tính.
thẩm quyền thực hiện đăng ký khai tử?
Trả lời: UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người đó; nếu không xác định được
nơi này thì đăng ký tại UBND cấp xã nơi người đó chết.
Trang 5(Điều 19 Nghị định 158/2005/NĐ-CP)
Câu 29 Ai là người có trách nhiệm đi khai tử cho người chết?
Trả lời: Thân nhân của người chết Nếu không có thì chủ nhà hoặc người có trách
nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức, nơi người đó cư trú hoặc công tác trước khi chết.
(Khoản 2 Điều 20 Nghị định 158/2005/NĐ-CP)
Câu 30 Thời hạn đi đăng ký khai tử là bao lâu và được tính từ khi nào?
Trả lời: 15 ngày, kể từ ngày chết.
(Khoản 1 Điều 20 Nghị định 158/2005/NĐ-CP)
Câu 31 Ngoài việc xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu, Sổ hộ khẩu
hoặc Sổ tạm trú thì người đi khai tử phải nộp giấy tờ gì?
Trả lời: Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho Giấy báo tử.
(Khoản 1 Điều 21 Nghị định 158/2005/NĐ-CP, Khoản 1 Điều 1 Nghị định
06/2012/NĐ-CP)
Câu 32 Người chết tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế thì Giấy báo tử do ai cấp?
Trả lời: Giám đốc bệnh viện hoặc người phụ trách cơ sở y tế đó.
(Điểm a Khoản 2 Điều 22 Nghị định 158/2005/NĐ-CP )
Câu 33 Người cư trú ở một nơi, nhưng chết ở một nơi khác, ngoài cơ sở y tế, thì cơ
quan nào có thẩm quyền cấp Giấy báo tử?
Trả lời: UBND cấp xã nơi người đó chết.
(Điểm b Khoản 2 Điều 22 Nghị định 158/2005/NĐ-CP )
Câu 34 Đối với người chết tại nhà ở nơi cư trú thì giấy tờ gì thay cho Giấy báo tử? Trả lời: Văn bản xác nhận việc chết của người làm chứng.
(Điểm k Khoản 2 Điều 22 Nghị định 158/2005/NĐ-CP )
Câu 35 Thời hạn giải quyết yêu cầu đăng ký khai tử là bao nhiêu ngày?
Trả lời: Ngay trong ngày (nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì trả kết quả trong ngày làm
việc tiếp theo).
(Các Khoản 2, 15 Điều 1 Nghị định 06/2012/NĐ-CP )
Câu 36 Quá thời hạn đăng ký khai tử thì có được đăng ký nữa không?
Trả lời: Có, nhưng phải đăng ký theo thủ tục quá hạn và bị xử phạt hành chính.
(Điều 43 Nghị định 158/2005/NĐ-CP, Khoản 1 Điều 13 Nghị định
60/2009/NĐ-CP)
Câu 37 Khi đăng ký khai tử quá hạn, ngoài những giấy tờ phải xuất trình, người đi
đăng ký có phải nộp thêm giấy tờ gì so với đăng ký đúng hạn không?
Trả lời: Không, vẫn chỉ gồm Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho Giấy báo tử.
Trang 6(Khoản 1 Điều 21, Khoản 1 Điều 45 Nghị định 158/2005/NĐ-CP)
Câu 38 Thời hạn giải quyết yêu cầu khai tử quá hạn là bao lâu? Nếu cần xác minh
thì thời hạn xác minh bao nhiêu ngày?
Trả lời: Ngay trong ngày (nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì trả kết quả trong ngày làm
việc tiếp theo) Nếu cần xác minh thì không quá 5 ngày làm việc.
(Các Khoản 2, 12 Điều 1 Nghị định 06/2012/NĐ-CP )
V Quy định về nuôi con nuôi trong nước
Câu 39 Trường hợp cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ, chồng làm con nuôi;
cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi hoặc có sự thỏa thuận giữa người nhận con nuôi với cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em được nhận làm con nuôi, thì phải
đăng ký nuôi con nuôi tại cơ quan nào?
Trả lời: UBND cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi.
(Khoản 1 Điều 2 Nghị định 19/2011/NĐ-CP)
Câu 40 Bác họ nhận cháu làm con nuôi có bắt buộc phải hơn con nuôi từ 20 tuổi
trở lên không?
Trả lời: Có (chỉ bác ruột mới không áp dụng quy định này).
(Điểm b Khoản 1, Khoản 3 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi)
Câu 41 Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được nhận làm con nuôi trong trường
hợp nào?
Trả lời: Được cha dượng, mẹ kế hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
(Khoản 2 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi)
Câu 42 Trẻ sơ sinh chỉ được cha mẹ đẻ đồng ý cho con làm con nuôi sau khi sinh
được bao nhiêu ngày?
Trả lời: Ít nhất 15 ngày.
(Khoản 4 Điều 21 Luật Nuôi con nuôi)
Câu 43 Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước là bao nhiêu?
Trả lời: 400.000đ/trường hợp.
(Khoản 1 Điều 40 Nghị định 19/2011/NĐ-CP)
Câu 44 Khi giải quyết nuôi con nuôi trong nước, phải lấy ý kiến của những ai? Trả lời: Cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người được nhận làm con nuôi và cả ý
kiến của người được nhận làm con nuôi nếu người này từ đủ 9 tuổi trở lên.
(Khoản 1 Điều 21 Luật Nuôi con nuôi)
Câu 45 Việc nuôi con nuôi thực tế mà chưa đăng ký trước ngày 01/01/2011 thì
được đăng ký trong thời hạn nào?
Trả lời: Kể từ ngày 01/01/2011 đến hết ngày 31/12/2015.
Trang 7(Khoản 1 Điều 50 Luật Nuôi con nuôi; Điều 23 Nghị định 19/2011/NĐ-CP)
Câu 46 Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi thực tế?
Trả lời: UBND cấp xã, nơi thường trú của cha mẹ nuôi và con nuôi.
(Điều 23 Nghị định 19/2011/NĐ-CP)
Câu 47 Trong đăng ký nuôi con nuôi thực tế, giá trị pháp lý của quan hệ nuôi con
nuôi phát sinh từ thời điểm nào?
Trả lời: Từ thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi.
(Khoản 2 Điều 50 Luật Nuôi con nuôi)
VI Quy định về đăng ký lại Câu 48 Những sự kiện hộ tịch nào được đăng ký lại?
Trả lời: Sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi.
(Điều 46 Nghị định 158/2005/NĐ-CP)
Câu 49 Việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi được đăng ký lại trong trường
hợp nào?
Trả lời: Khi đã được đăng ký, nhưng Sổ và bản chính giấy tờ hộ tịch đã bị mất
hoặc hư hỏng không sử dụng được.
Câu 51 Ngoài xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu, Sổ hộ khẩu hoặc Sổ
tạm trú thì người yêu cầu đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn còn phải nộp và xuất trình giấy tờ gì?
Trả lời: Nộp Tờ khai theo mẫu; xuất trình bản sao giấy tờ hộ tịch đã cấp hợp lệ
trước đây nếu có.
(Các Khoản 1, 13 Điều 1 Nghị định 06/2012/NĐ-CP)
Câu 52 Theo quy định, người yêu cầu đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn phải xuất
trình bản sao giấy tờ hộ tịch đã cấp hợp lệ trước đây nếu có Vậy trường hợp không có bản sao để xuất trình thì người yêu cầu phải làm sao?
Trả lời: Họ phải tự cam đoan về việc đã đăng ký và chịu trách nhiệm về cam đoan
của mình.
(Khoản 13 Điều 1 Nghị định 06/2012/NĐ-CP )
Câu 53 Đối với yêu cầu đăng ký lại, thời hạn giải quyết là bao nhiêu ngày? Nếu
Trang 8Trả lời: Ngay trong ngày (nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì trả kết quả trong ngày làm
việc tiếp theo) Nếu phải xác minh thì không quá 03 ngày làm việc.
(Các Khoản 2, 13 Điều 1 Nghị định 06/2012/NĐ-CP )
VII Thay đổi, cải chính, điều chỉnh, bổ sung hộ tịch; xác định lại dân tộc,
giới tính Câu 54 Việc thay đổi họ, tên, chữ đệm của cá nhân được thực hiện trong trường
hợp nào?
Trả lời: Đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai
sinh, nhưng cá nhân có lý do chính đáng theo quy định để yêu cầu thay đổi.
(Khoản 1 Điều 36 Nghị định 158/2005/NĐ-CP)
Câu 55 Việc thay đổi họ, tên cho người từ bao nhiêu tuổi trở lên cần phải có sự
đồng ý của người đó?
Trả lời: Người từ đủ 9 tuổi trở lên.
(Khoản 2 Điều 27 Bộ luật Dân sự; Khoản 10 Điều 1 Nghị định 06/2012/NĐ-CP)
Câu 56 Việc cải chính hộ tịch (họ tên, ngày tháng năm sinh ) được thực hiện
trong trường hợp nào?
Trả lời: Trong trường hợp nội dung hộ tịch đã được đăng ký trong Sổ đăng ký khai
sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng có sai sót trong khi đăng ký.
(Khoản 2 Điều 36 Nghị định 158/2005/NĐ-CP)
Câu 57 Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch
của công dân Việt Nam dưới 14 tuổi, cư trú trong nước?
Trả lời: UBND cấp xã nơi đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây.
(Khoản 1 Điều 37 Nghị định 158/2005/NĐ-CP)
Câu 58 Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch
của công dân Việt Nam cư trú trong nước từ đủ 14 tuổi trở lên?
Trả lời: UBND cấp huyện mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khai
sinh trước đây.
(Khoản 2 Điều 37 Nghị định 158/2005/NĐ-CP)
Câu 59 Giới tính của một người được xác định lại trong trường hợp nào?
Trả lời: Bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can
thiệp của y học nhằm xác định rõ.
(Điều 36 Bộ luật Dân sự; Khoản 4 Điều 36 Nghị định 158/2005/NĐ-CP)
Câu 60 Việc xác định lại dân tộc cho người ở độ tuổi nào thì cần phải có sự đồng ý
của người đó?
Trả lời: Người từ đủ 15 tuổi trở lên.
Trang 9(Khoản 3 Điều 28 Bộ luật Dân sự; Khoản 10 Điều 1 Nghị định 06/2012/NĐ-CP)
Câu 61 Mọi công dân Việt Nam, hiện cư trú tại Việt Nam (không phân biệt độ
tuổi) có yêu cầu xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính thì do cơ quan nào giải quyết?
Trả lời: UBND cấp huyện mà trong địa hạt huyện đó đương sự đã đăng ký khai
sinh trước đây
(Khoản 2 Điều 37 Nghị định 158/2005/NĐ-CP)
Câu 62 Có được điều chỉnh những nội dung trong Sổ đăng ký khai sinh và bản
chính Giấy khai sinh không?
Trả lời: Không.
(Khoản 6 Điều 36 Nghị định 158/2005/NĐ-CP)
Câu 63 Bổ sung hộ tịch là gì?
Trả lời: Là bổ sung những nội dung chưa được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh
và bản chính Giấy khai sinh.
(Khoản 5 Điều 36 Nghị định 158/2005/NĐ-CP)
VIII Quy định về giám hộ Câu 64 Cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện đăng ký giám hộ giữa công dân Việt
Nam cư trú trong nước với nhau?
Trả lời: UBND cấp xã nơi cư trú của người giám hộ.
(Điều 29 Nghị định 158/2005/NĐ-CP )
Câu 65 Khi đăng ký việc giám hộ, người được cử làm giám hộ phải nộp và xuất
trình giấy tờ gì?
Trả lời: Nộp Tờ khai (theo mẫu), Giấy cử giám hộ; xuất trình Giấy chứng minh
nhân dân hoặc hộ chiếu, Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú.
(Các Khoản 1, 6 Điều 1 Nghị định 06/2012/NĐ-CP)
Câu 66 Giấy cử giám hộ do ai lập? Trường hợp có nhiều người cùng cử 1 người
làm giám hộ thì ai ký Giấy này?
Trả lời: Do người cử giám hộ lập Nếu có nhiều người cùng cử 1 người làm giám
hộ thì tất cả phải cùng ký vào Giấy cử giám hộ.
(Khoản 6 Điều 1 Nghị định 06/2012/NĐ-CP )
Câu 67 Khi đăng ký việc giám hộ, nếu người được giám hộ có tài sản riêng thì
người cử giám hộ phải làm gì?
Trả lời: Phải lập Danh mục ghi rõ tình trạng tài sản đó, có chữ ký của cả người cử
và người được cử làm giám hộ.
(Khoản 2 Điều 30 Nghị định 158/2005/NĐ-CP )
Trang 10Câu 68 Những ai phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký việc
Trả lời: 2 bên còn sống; việc nhận là tự nguyện; không có tranh chấp giữa những
người có quyền, lợi ích liên quan.
(Khoản 8 Điều 1 Nghị định 06/2012/NĐ-CP )
Câu 70 Những người nào được làm thủ tục nhận cha, mẹ đã chết cho con?
Trả lời: Con đã thành niên; người giám hộ của con chưa thành niên hoặc đã thành
niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.
(Khoản 8 Điều 1 Nghị định 06/2012/NĐ-CP )
Câu 71 Cha, mẹ nhận con chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của ai?
Trả lời: Của người hiện đang là mẹ hoặc cha (trừ khi người đó chết, mất tích, bị
mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự).
(Khoản 1 Điều 34 Nghị định 158/2005/NĐ-CP )
Câu 72 Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con?
Trả lời: UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận.
(Điều 33 Nghị định 158/2005/NĐ-CP )
Câu 73 Người nhận cha, mẹ, con phải nộp và xuất trình giấy tờ gì?
Trả lời: Nộp Tờ khai theo mẫu; xuất trình bản chính hoặc bản sao Giấy khai sinh
của con kèm giấy tờ, đồ vật, chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con nếu có.
(Khoản 1 Điều 34 Nghị định 158/2005/NĐ-CP )
X Quy định về cấp bản sao Câu 74 Bản sao giấy tờ hộ tịch có nội dung như thế nào so với sổ hộ tịch?
Trả lời: Phải theo đúng nội dung đã được đăng ký trong sổ hộ tịch.
(Khoản 1 Điều 61 Nghị định 158 /2005/NĐ-CP)
Câu 75 Nếu sổ hộ tịch đã ghi chú việc thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ
tịch; xác định lại dân tộc, giới tính thì nội dung bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch được ghi ra sao?
Trả lời: Ghi theo nội dung đã được ghi chú.
(Khoản 2 Điều 61 Nghị định 158 /2005/NĐ-CP)
XI Khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
Trang 11Câu 76 Công dân, tổ chức có quyền khiếu nại cơ quan đăng ký hộ tịch hoặc cán
bộ, công chức làm công tác hộ tịch trong trường hợp nào?
Trả lời: Khi có căn cứ cho rằng họ có quyết định hoặc hành vi hành chính trái pháp
luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
(Điều 84 Nghị định 158/2005/NĐ-CP)
Câu 77 Ai là người có thẩm quyền thụ lý, giải quyết khiếu nại lần đầu về Quyết
định hoặc hành vi hành chính trong lĩnh vực hộ tịch của Chủ tịch UBND, cán bộ Tư pháp
- Hộ tịch cấp xã?
Trả lời: Chủ tịch UBND cấp xã.
(Khoản 1 Điều 85 Nghị định 158/2005/NĐ-CP)
Câu 78 Công dân có quyền tố cáo cơ quan đăng ký hộ tịch hoặc cán bộ, công chức
làm công tác hộ tịch trong trường hợp nào?
Trả lời: Khi có căn cứ cho rằng họ có hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt
hại đến lợi ích hợp pháp của mình hoặc người khác.
(Điều 90 Nghị định 158/2005/NĐ-CP)
Câu 79 Đơn tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong đăng ký và quản lý hộ
tịch của cán bộ Tư pháp - Hộ tịch sẽ do ai thụ lý và giải quyết?
Trả lời: Chủ tịch UBND cấp xã.
(Khoản 1 Điều 92 Nghị định 158/2005/NĐ-CP)
Câu 80 Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ những giấy tờ hộ tịch do
UBND cấp xã cấp trái với quy định?
Trả lời: UBND cấp huyện (trừ đăng ký kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn là thuộc
thẩm quyền của Tòa án).
(Điểm k Khoản 1 Điều 78 Nghị định 158/2005/NĐ-CP; Điểm a Khoản 4 Mục I
Thông tư 01/2008/TT-BTP)
Trang 12B TÌNH HUỐNG (42 tình huống):
I Quy định chung về hộ tịch, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch Tình huống 1 Anh M là công chức Tư pháp - Hộ tịch của UBND phường Do việc
nhiều, lại chỉ có một mình nên có nhiều trường hợp khi người dân đến đăng ký hộ tịch
(khai sinh, khai tử…), M đã nhờ cán bộ Văn phòng giải quyết hộ.
Việc M nhờ cán bộ Văn phòng làm thay có đúng không? Vì sao?
Trả lời: Việc anh M nhờ cán bộ Văn phòng giải quyết hộ yêu cầu đăng ký hộ tịch
của người dân là trái quy định pháp luật bởi:
- Nhiệm vụ của cán bộ Tư pháp - Hộ tịch trong đăng ký và quản lý hộ tịch là giúp UBND cấp xã thụ lý hồ sơ, kiểm tra, xác minh và đề xuất với Chủ tịch UBND cấp xã xem xét, quyết định việc đăng ký hộ tịch theo quy định
- Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch phải tự mình ghi vào Sổ hộ tịch và biểu mẫu hộ tịch,
không được nhờ người khác ghi thay (trừ nơi đã ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký hộ tịch, thì nội dung cần ghi trong các biểu mẫu hộ tịch có thể được in qua máy
vi tính).
Do đó, việc đăng ký và quản lý hộ tịch phải do cán bộ Tư pháp - Hộ tịch trực tiếp thực hiện, không được nhờ cán bộ Văn phòng làm thay.
(Khoản 1 Điều 68, Khoản 1 Điều 82 Nghị định 158/2005/NĐ-CP; Khoản 1 Điều 5
Thông tư 08.a/2010/TT-BTP)
Tình huống 2 Trong phần thi vấn đáp tuyển dụng công chức cấp xã, giám khảo hỏi
thí sinh N., người dự tuyển vào chức danh Tư pháp - Hộ tịch:
- Ngoài các tiêu chuẩn của công chức cấp xã theo quy định của pháp luật về công chức xã, phường, thị trấn thì công chức Tư pháp - Hộ tịch phải có thêm những tiêu chuẩn gì?
- Trong đăng ký và quản lý hộ tịch, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch không được làm những việc gì?
Nếu là thí sinh N., anh (chị) sẽ trả lời ra sao?
+ Cửa quyền, hách địch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho cơ quan, tổ chức,
cá nhân khi đăng ký hộ tịch;
Trang 13+ Nhận hối lộ;
+ Thu lệ phí hộ tịch cao hơn mức quy định hoặc tự ý đặt ra các khoản thu, các thủ tục, giấy tờ trái với quy định pháp luật khi đăng ký hộ tịch;
+ Làm sai lệch các nội dung đã được đăng ký trong sổ và biểu mẫu hộ tịch;
+ Cố ý cấp các giấy tờ hộ tịch có nội dung không chính xác.
(Khoản 2 Điều 81, Khoản 1 Điều 83 Nghị định 158/2005/NĐ-CP)
II Quy định về kết hôn Tình huống 3 Qua tìm hiểu, anh A và chị B quyết định tiến tới hôn nhân Tuy
nhiên, gia đình 2 bên phản đối quyết liệt và đề nghị UBND xã không đăng ký cho họ với
lý do anh A và chị B có họ với nhau (bà nội anh A và bà ngoại chị B là 2 chị em họ).
Là cán bộ Tư pháp - Hộ tịch, anh (chị) sẽ giải quyết ra sao?
Trả lời: Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cần giải thích cho gia đình anh A và chị B như
sau:
- Pháp luật về hôn nhân và gia đình quy định cấm kết hôn giữa những người có họ
trong phạm vi 3 đời (là giữa những người có cùng 1 gốc sinh ra, trong đó: Cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ 2; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ 3)
- Bà nội anh A và bà ngoại chị B là 2 chị em họ nên 2 bà là người có họ trong phạm vi đời thứ 3; bố anh A và mẹ chị B có họ ở đời thứ 4; anh A và chị B tuy có quan
hệ họ hàng nhưng đã ở đời thứ 5 nên nếu có đủ điều kiện (độ tuổi, tự nguyện, không thuộc các trường hợp cấm kết hôn: đang có vợ, chồng; mất năng lực hành vi dân sự…)
thì họ được phép kết hôn với nhau, không ai được cưỡng ép hay cản trở.
Do đó, UBND xã không thể từ chối đăng ký cho họ theo đề nghị của 2 bên gia đình được.
(Khoản 13 Điều 8, Điều 9, Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình; Khoản 5 Điều 1
Nghị định 06/2012/NĐ-CP)
Tình huống 4 Sau khi chồng chết, chị M vào Nam lập nghiệp Một thời gian sau,
tình cờ chị gặp lại gia đình anh N (cha mẹ anh N trước đây là cha mẹ nuôi của chị), hiện
đang tạm trú cùng 1 xã với chị và anh N đang trong hoàn cảnh “gà trống nuôi con” vì vợ
đã qua đời Giữa chị M và anh N nảy sinh tình cảm và muốn kết hôn với nhau nhưng không biết có đăng ký kết hôn được không bởi cả 2 đã từng là anh em nuôi và đều không
có hộ khẩu thường trú.
Trong trường hợp này, chị M và anh N có đăng ký kết hôn được không? Vì sao?
Trả lời: Chị M và anh N được đăng ký kết hôn với nhau, bởi vì:
- Đối với việc kết hôn giữa những người đã từng là anh, em nuôi: Pháp luật chỉ cấm
kết hôn đối với người đang có vợ hoặc có chồng; người mất năng lực hành vi dân sự;
Trang 14giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi 3 đời hoặc cùng giới tính; giữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi - con nuôi, bố chồng - con dâu, mẹ
vợ - con rể; bố dượng - con riêng của vợ, mẹ kế - con riêng của chồng chứ không cấm kết hôn giữa anh, em nuôi hoặc những người đã từng là anh, em nuôi Do đó, anh chị không thuộc trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật.
- Đối với việc không có hộ khẩu thường trú: Về nguyên tắc, việc đăng ký kết hôn
được thực hiện tại nơi đương sự có hộ khẩu thường trú Tuy nhiên, nhằm bảo đảm mọi sự kiện hộ tịch được đăng ký đầy đủ, trường hợp đương sự không có hộ khẩu thường trú thì việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại nơi đương sự tạm trú nên anh chị được đăng ký tại UBND xã nơi anh chị hiện đang tạm trú.
(Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình; Khoản 1 Điều 8 Nghị định 158/2005/NĐ-CP)
Tình huống 5 Anh P và chị S muốn kết hôn với nhau (anh chị đều cư trú tại cùng
1 xã) Khi đi nộp hồ sơ, anh P trình bày rằng chị S hiện đang bị tai nạn gãy chân, không
thể có mặt để ký vào Sổ và Giấy Chứng nhận kết hôn được nên đề nghị đến ngày đăng
ký, UBND xã “linh hoạt”: Chỉ cần anh ký, hoặc cho anh ký thay cả 2, hoặc cho anh đăng
ký trước, khi nào chị S khỏi sẽ lên ký bổ sung sau Tuy nhiên, sau khi kiểm tra, cán bộ
Tư pháp – Hộ tịch từ chối tiếp nhận hồ sơ do chị S mới được 17 tuổi 10 tháng, chưa đủ
18 tuổi.
Anh (chị) hãy nhận xét việc làm của cán bộ Tư pháp - Hộ tịch và đề nghị của anh P.?
Trả lời:
- Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ của cán bộ Tư pháp - Hộ tịch là sai bởi theo quy định
về độ tuổi kết hôn của Luật Hôn nhân và Gia đình là “nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên” thì không bắt buộc phải từ đủ 20 tuổi trở lên với nam, 18 tuổi trở lên với nữ
mà chỉ cần nam đã bước sang tuổi 20, nữ đã bước sang tuổi 18 là không vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn Chị S đã bước sang tuổi 18 nên đủ tuổi kết hôn theo luật định.
- UBND xã không thể “linh hoạt” giải quyết theo đề nghị của anh P được vì để
đảm bảo việc kết hôn là do 2 bên tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào, pháp luật đã quy định: Khi đăng ký kết hôn, cả 2 bên nam, nữ phải có mặt để UBND xã yêu cầu 2 bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn của mình và ký vào Sổ đăng
ký kết hôn, Giấy chứng nhận kết hôn Do đó, anh P và chị S phải cùng có mặt thì UBND xã mới được làm thủ tục đăng ký kết hôn cho anh chị được.
(Các Khoản 1, 2 Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình; Khoản 3 Điều 18 Nghị định 158/2005/NĐ-CP; Điểm a Khoản 1 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP)
Tình huống 6 Anh K và chị O đều là người dân tộc thiểu số, cùng cư trú tại 1 xã.
Sau khi tìm hiểu, anh, chị định kết hôn với nhau nhưng cả 2 đều không biết phải đến đâu, nộp giấy tờ gì và trình tự thực hiện ra sao.
Trang 15Là cán bộ Tư pháp - Hộ tịch, anh (chị) sẽ hướng dẫn họ thế nào?
Trả lời:
- Anh K và chị O phải đến UBND xã nơi cư trú của anh, chị để đăng ký kết hôn.
- Về giấy tờ phải nộp: Anh chị cần làm 1 bộ hồ sơ, gồm: Tờ khai đăng ký kết hôn,
bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Sổ hộ khẩu hoặc Giấy khai sinh (trường hợp nộp bản sao không có chứng thực thì phải xuất trình kèm bản chính để đối chiếu).
- Về trình tự thực hiện: Sau khi nhận Tờ khai đăng ký kết hôn, UBND xã kiểm tra,
nếu anh chị đã có đủ điều kiện thì thực hiện ngay việc đăng ký kết hôn trong ngày làm việc đó, nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì việc đăng ký được thực hiện trong ngày làm việc tiếp theo Trường hợp cần xác minh, thời hạn được kéo dài không quá 5 ngày làm việc Việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại trụ sở UBND xã hoặc tại tổ dân phố, thôn, buôn nơi cư trú của anh hoặc chị
(Điều 2 Nghị định 06/2012/NĐ-CP)
Tình huống 7 Chị T (thường trú tại xã biên giới Y - Việt Nam), quen biết và
muốn kết hôn với 1 người là công dân Campuchia, thường trú tại xã biên giới với Việt Nam Khi anh chị đến đăng ký kết hôn tại UBND xã Y., thấy ngày hẹn kết quả quá dài nên chị đề nghị UBND xã giải quyết sớm cho chị bởi người yêu của chị chỉ được nghỉ phép có 10 ngày.
UBND xã Y có giải quyết theo yêu cầu của chị T được không? Vì sao?
Trả lời: UBND xã Y không thể tổ chức lễ ký kết hôn sớm cho chị T như chị yêu
cầu bởi UBND xã phải làm theo đúng trình tự, thủ tục, cụ thể:
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, UBND xã Y.
có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ và niêm yết việc kết hôn trong 7 ngày liên tục tại trụ sở UBND xã Sau đó, UBND xã phải có Công văn, kèm 1 bộ hồ sơ đăng ký kết hôn gửi Sở
Tư pháp để xin ý kiến.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Công văn kèm hồ sơ của UBND xã gửi, Sở Tư pháp xem xét hồ sơ và có văn bản trả lời cho UBND xã
- Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản ý kiến của Sở Tư pháp, UBND xã Y mới quyết định việc đăng ký kết hôn và tổ chức Lễ kết hôn cho anh chị
(Các Khoản 4, 5, 6 Điều 69 Nghị định 68/2002/NĐ-CP)
Tình huống 8 Chị L là giáo viên, sinh sống và dạy học tại xã A Để tiện cho việc
đăng ký kết hôn với người yêu ở xã B., chị đã nhờ nhà trường xác nhận chị còn độc thân Khi anh chị đến đăng ký tại UBND xã B., cán bộ Tư pháp – Hộ tịch nói rằng Giấy xác nhận độc thân do nhà trường cấp là không hợp lệ, chị L phải có xác nhận tình trạng hôn nhân của UBND xã A thì mới giải quyết
Trang 16Khi chị L đến UBND xã A đề nghị xác nhận tình trạng hôn nhân thì họ yêu cầu chị phải về thôn nơi đang sinh sống để Trưởng thôn xác nhận bằng văn bản về việc chị còn độc thân với lý do thôn là nơi nắm rõ tình hình cuộc sống hàng ngày của công dân; sau khi có xác nhận của thôn thì UBND xã mới có căn cứ để xác nhận tình trạng hôn nhân cho chị.
Yêu cầu của UBND 2 xã trên có đúng không? Vì sao?
(Khoản 1 Điều 18 Nghị định 158/2005/NĐ-CP; các Khoản 1, 20 Điều 1 Nghị định
06/2012/NĐ-CP)
Tình huống 9 Anh A và chị B cư trú tại 2 xã khác nhau Khi anh chị đến UBND
xã nơi chị B cư trú để đăng ký kết hôn thì được yêu cầu anh A phải có xác nhận của UBND xã nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của anh
Khi anh A về xã nơi anh cư trú đề nghị xác nhận thì xã không xác nhận với lý do:
Anh đã từng cư trú tại 1 địa phương thuộc tỉnh khác trước khi chuyển về xã cư trú, khi cư trú tại xã lại có một thời gian đi xuất khẩu lao động nước ngoài; UBND xã không biết được tình trạng hôn nhân của anh tại địa phương kia và trong thời gian ở nước ngoài nên không có cơ sở để xác nhận tình trạng hôn nhân cho anh.
Anh chị rất bực, cho rằng cả UBND xã nơi anh và chị cư trú đều gây khó dễ cho việc kết hôn của 2 người.
Điều đó đúng hay không? Vì sao?
Trả lời:
Trang 17- Việc UBND xã nơi chị B cư trú yêu cầu anh A phải có xác nhận của UBND xã nơi anh cư trú về tình trạng hôn nhân của anh là đúng bởi theo quy định, 1 người cư trú
tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải
có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó.
- Việc UBND xã nơi anh A cư trú không xác nhận tình trạng hôn nhân cho anh là sai bởi theo quy định, đối với những người đã qua nhiều nơi cư trú khác nhau (kể cả thời gian cư trú ở nước ngoài), mà UBND cấp xã, nơi xác nhận tình trạng hôn nhân không rõ
về tình trạng hôn nhân của họ ở những nơi đó, thì yêu cầu đương sự viết bản cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian trước khi về cư trú tại địa phương và chịu trách nhiệm về việc cam đoan đó.
Do đó, UBND xã nơi anh A cư trú đã làm không đúng quy định pháp luật, gây phiền hà cho việc kết hôn của công dân.
(Khoản 1 Điều 18 Nghị định 158/2005/NĐ-CP; Điểm d Khoản 2 Mục II Thông tư
01/2008/TT-BTP)
Tình huống 10 Chị G đã ly hôn chồng, nay chị đến UBND xã nơi cư trú đề nghị
cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để đăng ký kết hôn với bạn trai xã bên Sau khi xem xét Tờ khai do chị nộp, UBND xã đã cấp Giấy xác nhận cho chị Tại mục tình trạng
hôn nhân, UBND xã ghi:“Chị Nguyễn Thị G., hiện cư trú tại xã…, đã đăng ký kết hôn nhưng đã ly hôn, hiện tại còn độc thân, chưa đăng ký kết hôn với ai” và ghi “Giấy này được cấp để kết hôn”.
Tuy nhiên, cán bộ Tư pháp – Hộ tịch xã nơi bạn trai chị cư trú cho rằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của chị chưa đầy đủ nội dung và thông tin về mục đích cấp giấy nên không giải quyết việc kết hôn cho 2 người
Anh (chị) hãy cho biết ý kiến về vấn đề trên?
Trả lời: UBND xã nơi chị G cư trú đã không thực hiện đúng quy định về cấp Giấy
xác nhận tình trạng hôn nhân; cụ thể:
- Về thủ tục cấp Giấy xác nhận: Vì chị G đã ly hôn nên khi yêu cầu cấp Giấy xác
nhận tình trạng hôn nhân, ngoài Tờ khai, chị còn phải xuất trình trích lục Bản án hoặc Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc ly hôn nhưng cán bộ Tư pháp –
Hộ tịch cấp xã nơi chị cư trú đã không yêu cầu
- Về nội dung Giấy xác nhận: Ghi không đầy đủ, chính xác các thông tin:
+ Mục tình trạng hôn nhân ghi thiếu số, ngày, tháng, năm của Bản án ly hôn; Tòa án
giải quyết (đúng ra phải ghi là: “Chị Nguyễn Thị G., hiện cư trú tại xã… đã đăng ký kết hôn, nhưng đã ly hôn theo Bản án ly hôn số ngày tháng năm của Tòa án nhân dân , hiện tại chưa đăng ký kết hôn với ai”).
+ Mục đích của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân chỉ ghi là “để kết hôn” là không
đầy đủ (phải ghi rõ là: “Giấy này được cấp để đăng ký kết hôn với anh… ở xã ”).
Trang 18Vì Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của chị G chưa đầy đủ thông tin nên cán bộ
Tư pháp – Hộ tịch xã nơi bạn trai chị cư trú từ chối giải quyết là phù hợp Trong trường hợp này, chị G cần về lại UBND xã nơi chị cư trú để đề nghị điều chỉnh, bổ sung thông tin cho đầy đủ.
(Khoản 20 Điều 1 Nghị định số 06/2012/NĐ-CP; Điểm c Khoản 2 Mục 2 Thông tư 01/2008/TT-BTP; Điểm a Khoản 1, Khoản 2 Điều 10 Thông tư 08.a/2010/TT-BTP)
III Quy định về khai sinh Tình huống 11 Vợ chồng chị T có hộ khẩu thường trú tại xã A - huyện B nhưng
lại sinh sống và làm việc ổn định tại nơi đăng ký tạm trú là phường K - thành phố D Khi sinh con, để thuận lợi, vợ chồng chị muốn đăng ký khai sinh cho con tại phường K nhưng cán bộ Tư pháp - Hộ tịch phường từ chối và hướng dẫn vợ chồng chị về xã A nơi chị có hộ khẩu thường trú để đăng ký khai sinh cho con
Việc từ chối không đăng ký khai sinh cho con của vợ chồng chị T của cán bộ Tư pháp – Hộ tịch phường K có đúng không? Vì sao?
Trả lời: Việc cán bộ Tư pháp - Hộ tịch phường K từ chối không đăng ký khai sinh
cho con của vợ chồng chị T là không đúng vì: Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em phải
được thực hiện tại UBND cấp xã, nơi người mẹ đăng ký thường trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú, thì được thực hiện tại UBND cấp xã, nơi đăng ký tạm trú.
Trường hợp người mẹ có nơi đăng ký thường trú nhưng thực tế đang sinh sống, làm việc ổn định tại nơi đăng ký tạm trú thì UBND cấp xã nơi đăng ký tạm trú cũng có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em và có trách nhiệm thông báo cho UBND cấp xã nơi người mẹ đăng ký thường trú để biết Cột ghi chú của Sổ đăng ký khai
sinh phải ghi rõ “Đăng ký khai sinh theo nơi tạm trú của người mẹ”.
Do đó, UBND phường K – thành phố D cũng có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con của vợ chồng chị T và có trách nhiệm thông báo cho UBND xã A để biết.
(Điểm a Khoản 1 Mục II Thông tư 01/2008/TT-BTP)
Tình huống 12 Anh A chuyển công tác và hộ khẩu từ huyện lên thành phố, còn vợ
anh vẫn công tác và đăng ký hộ khẩu ở huyện Gần đến ngày sinh, vợ anh lên sinh con tại Bệnh viện tỉnh và ở cùng với anh tại thành phố Khi cháu bé được 3 tháng tuổi, anh đến UBND phường nơi anh đã có hộ khẩu để đăng ký khai sinh cho con nhưng cán bộ Tư pháp - Hộ tịch phường từ chối và hướng dẫn anh về nơi vợ anh có hộ khẩu thường trú để đăng ký khai sinh cho con
Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch phường hướng dẫn vậy đúng hay sai? Tại sao? Vợ chồng anh A cần có những giấy tờ gì để khai sinh cho con?
Trả lời:
Trang 19- Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch phường hướng dẫn như vậy là đúng bởi theo quy định,
UBND cấp xã, nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì UBND cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh Do đó, UBND cấp xã nơi vợ anh A có hộ khẩu thường trú là cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con anh.
- Để khai sinh cho con, vợ chồng anh A phải nộp Tờ khai, Giấy chứng sinh do
Bệnh viện tỉnh cấp; nếu cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã nơi vợ anh cư trú không biết rõ
về nhân thân của chị thì cần xuất trình thêm Giấy chứng nhận kết hôn của anh chị, Giấy chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu của chị.
Tuy nhiên, do cháu đã 3 tháng tuổi vợ chồng anh mới đi đăng ký khai sinh cho
cháu, đã quá thời hạn quy định (60 ngày kể từ khi trẻ được sinh ra) nên phải đăng ký theo thủ tục quá hạn và sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định (phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền
từ 50 - 100 ngàn đồng).
(Khoản 1 Điều 13, Điều 14, Điều 43, Khoản 1 Điều 44, Khoản 1 Điều 45 Nghị định 158/2005/NĐ-CP; Khoản 1 Điều 10 Nghị định 60/2009/NĐ-CP; các Khoản 1, 4 Điều 1
Nghị định 06/2012/NĐ-CP)
Tình huống 13 Khi chuyển dạ, chị T không kịp đến cơ sở y tế nên đã sinh con tại
nhà Con chị sinh ra không có cha nên chị không dám đi đăng ký khai sinh cho cháu; sau khi được mọi người động viên rằng vẫn khai sinh được và nên đi khai sinh để đảm bảo quyền lợi cho cháu sau này, chị liền đến UBND xã để đăng ký khai sinh cho con thì cán
bộ Tư pháp - Hộ tịch yêu cầu phải có Giấy chứng sinh mới đăng ký khai sinh được; chị đến Trạm y tế xã thì không được cấp vì cháu không được sinh ra ở đây
Yêu cầu của cán bộ Tư pháp - Hộ tịch có đúng không? Các phần khai về họ, dân tộc
và cha trong Giấy khai sinh của con ngoài giá thú như con chị T được quy định ra sao?
Trả lời:
- Yêu cầu của cán bộ Tư pháp – Hộ tịch là không đúng bởi ngoài quy định người đi
đăng ký khai sinh phải nộp Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp thì pháp luật còn quy định: Đối với những trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng; trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm Giấy cam đoan về việc sinh là có thực
Do đó, chỉ cần chị T có văn bản xác nhận của người làm chứng hoặc có giấy cam đoan việc sinh là có thực thì cán bộ Tư pháp - Hộ tịch phải đăng ký khai sinh cho con chị.
- Về nội dung Giấy khai sinh của con chị T.: Vì là con ngoài giá thú nên họ và dân tộc của cháu bé sẽ được xác định theo mẹ; phần khai về người cha để trống (nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng
ký khai sinh).
Trang 20(Khoản 1 Điều 28 Bộ luật Dân sự; Khoản 3 Điều 15 Nghị định 158/2005/NĐ-CP; Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 06/2012/NĐ-CP; Điểm e Khoản 1 Mục II Thông tư
01/2008/TT-BTP)
Tình huống 14 Sáng sớm đi tập thể dục, bà A phát hiện một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở
ngã tư đường Sau khi báo Công an, UBND phường lập biên bản để tiến hành các thủ tục cần thiết, bà A đề nghị và được UBND phường đồng ý giao cháu bé cho bà tạm thời nuôi dưỡng Một tuần sau, bà A ra UBND phường đăng ký khai sinh cho cháu nhưng cán bộ
Tư pháp - Hộ tịch phường nói bà cần chờ một thời gian nữa, nếu không tìm thấy cha, mẹ
đẻ của cháu bé thì bà mới được đăng ký khai sinh cho cháu bé
Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch phường nói như vậy có đúng với quy định của pháp luật không? Trường hợp bà A được khai sinh cho cháu bé thì các nội dung trong Giấy khai sinh của cháu và Sổ đăng ký khai sinh sẽ được viết ra sao?
Trả lời:
- Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch phường nói như vậy là đúng bởi theo quy định pháp luật
thì sau khi lập biên bản, UBND phường có trách nhiệm thông báo các thông tin về trẻ sơ sinh bị bỏ rơi trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình địa phương để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ; số lần thông báo là 3 lần trong 3 ngày liên tiếp (việc thông báo này là miễn phí); hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng, nếu không tìm thấy cha, mẹ đẻ, thì người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh.
Như vậy, bà A phải đợi hết thời hạn trên, nếu không tìm được cha mẹ đẻ của trẻ bị
bỏ rơi thì bà mới được đi khai sinh cho cháu bé.
- Các nội dung trong Giấy khai sinh của cháu bé và Sổ đăng ký khai sinh:
+ Họ, tên của trẻ được ghi theo đề nghị của người đi khai sinh (bà A.);
+ Ngày sinh: Ngày phát hiện trẻ bị bỏ rơi, nơi sinh là địa phương nơi lập biên bản (trừ khi có giấy tờ kèm theo nêu rõ ngày sinh của trẻ).
+ Quốc tịch: Việt Nam
+ Phần khai về cha, mẹ và dân tộc: Để trống (cột Ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ "trẻ bị bỏ rơi", nếu có giấy tờ ghi thông tin về cha mẹ kèm theo trẻ lúc bỏ rơi thì cũng ghi chú vào) Nếu có người nhận trẻ làm con nuôi, thì xác định theo cha, mẹ
nuôi; cột Ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ "cha, mẹ nuôi"
(Khoản 3 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi; các Khoản 2, 3 Điều 16 Nghị định 158/2005/NĐ-CP; Điểm h Khoản 1 Mục II Thông tư 01/2008/TT-BTP)
Tình huống 15 Từ khi sinh ra đến nay, do hoàn cảnh lịch sử, gia đình và bản thân
ông A chưa đăng ký khai sinh bao giờ Ông muốn yêu cầu đăng ký khai sinh cho mình nhưng hiện nay các giấy tờ tùy thân của ông ghi năm sinh không thống nhất, cụ thể: Lý lịch cán bộ, công chức ghi sinh năm 1962 (khai năm 1990); Lý lịch đảng viên ghi sinh
Trang 21năm 1964 (khai năm 1995), Sổ hộ khẩu và Chứng minh nhân dân ghi sinh năm 1963 (cấp năm 1985 - hiện còn bản sao; cấp lại năm 2008).
Vậy, ông A phải đến đăng ký khai sinh tại cơ quan nào? Ông phải nộp những giấy
tờ gì? Năm sinh của ông sẽ được xác định ra sao?
hệ cha con, mẹ con… đã ghi trong hồ sơ cá nhân do cơ quan, đơn vị quản lý).
- Về xác định năm sinh của ông: Theo quy định, nếu hồ sơ, giấy tờ có sự thống nhất
về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán, thì đăng ký đúng theo nội dung đó; nếu các nội dung này không thống nhất thì đăng ký theo hồ sơ, giấy tờ được lập đầu tiên Do đó, năm sinh trong Giấy khai sinh của ông A sẽ được xác định theo Sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân cấp năm 1985 (giấy tờ được lập đầu tiên)
là năm 1963.
(Điều 13, Khoản 1 Điều 15, Điều 43, Khoản 1 Điều 44, các Khoản 1, 4 Điều 45 Nghị định 158/2005/NĐ-CP; Điểm b Khoản 6 Mục II Thông tư 01/2008/TT-BTP)
Tình huống 16 Anh A và chị B cư trú cùng 1 xã, sống chung với nhau như vợ
chồng từ năm 2009 nhưng chưa đăng ký kết hôn Năm 2010, chị B sinh cháu C Do thiếu hiểu biết pháp luật và chưa có Giấy chứng nhận kết hôn nên anh chị không đăng ký khai sinh cho cháu Được cấp có thẩm quyền vận động, nay anh chị muốn kết hợp đăng ký kết hôn và đăng ký khai sinh cho cháu C luôn.
Là cán bộ Tư pháp - Hộ tịch, anh (chị) hãy hướng dẫn cho họ các thủ tục tiến hành đăng ký kết hôn và kết hợp đăng ký khai sinh cho cháu C.?
Trả lời: Anh A và chị B cần đến UBND xã nơi anh chị cư trú để đăng ký kết hôn
đồng thời đăng ký khai sinh cho cháu C.
- Về đăng ký kết hôn, anh chị cần làm Tờ khai theo mẫu, xuất trình giấy Chứng
minh nhân dân và Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú.
- Về đăng ký khai sinh cho cháu C.: Do đã quá thời hạn đi đăng ký khai sinh (60
ngày kể từ khi trẻ em được sinh ra) nên anh chị phải đăng ký theo thủ tục đăng ký khai
sinh quá hạn cho cháu và bị xử phạt hành chính (cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50 - 100