TIẾN TRÌNH DẠY, HỌC Hoạt động 1 ...phút:Tìm hiểu các khái niệm về chất rắn kêt tinh Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên -Quan sát và nhận xét về cấu trúc của các ch
Trang 1Thiết kế ngày 24/03/2013
Ngày duyệt: 25/03/2013
Ký duyệt: cô Bàng Thị Hoàng Anh
CHƯƠNG VII CHẤT RẮN, CHẤT LỎNG - SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT
Bài: 34 (tiết 58) CHẤT RẮN KẾT TINH VÀ CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH
1 MỤC TIÊU
1.1.kiến thức:
Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình dựa trên cấu trúc vi mô và những tính chất vĩ mô của chúng
-Phân biệt được chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể dựa trên tính dị hướng và tính đẳng hướng
-Nêu được những yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của các chất rắn dựa trên cấu trúc tinh thể, kích thước tinh thể và cách sắp xếp tinh thể
-Nêu được những ứng dụng của các chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình trong sản suất và đời sống
1.2 kĩ năng:
So sánh chất rắn, chất lỏng và chất khí
1.3 Thái độ (nếu có):
2 CHUẨN BỊ
2.1.Giáo viên:
-Tranh ảnh hoặc mô hình tinh thể muối ăn,than chì , kim cương
-Bảng phân loại các chất rắn và so sánh những đặc điểm của chúng
2.2.học sinh:
Ôn lại các kiến thức về cấu tạo chất
Gợi ý sử dụng CNTT:
-Sử dụng hình ảnh các vật rắn có cấu trúc tinh thể và vật rắn vô định hình
-Sử dụng phần mềm hỗ trợ việc lập bảng phân loại chất rắn
3 TIẾN TRÌNH DẠY, HỌC
Hoạt động 1 ( phút):Tìm hiểu các khái niệm về chất rắn kêt tinh
Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên
-Quan sát và nhận xét về cấu trúc của
các chất rắn
-Trả lời C1
-Giớ thiệu về cấu trúc tinh thể của một số loại chất rắn
-Nêu và phân tích khái niệm cấu trúc tinh thể và quá trình hình thành tinh thể
-Nêu khái niệm chất rắn kết tinh
Hoạt động 2 ( phút):Tìm hiểu các đặc tính và ứng dụng của chất rắn kết tinh
Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên
-Đọc mục 1.2 sgk, rút ra đặc tính cơ bản
của chất rắn kết tinh
-Phân biệt chất rắn đơn tinh thể và đa
tinh thể
-Trả lời C2
-Lấy ví dụ về các ứng dụng của chất rắn
kết tinh
-Nhận xét trình bày của học sinh
-Gợi ý: Giải thích rõ về tính dị hướng và đẳng hướng
-Gợi ý: Dựa vào các đặc tính
Hoạt động 3 ( phút): Tìm hiểu về các đặc tính của chất rắn vô định hình
Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên
Trang 2-Lấy ví dụ về ứng dụng của chất rắn vô
định hình
-Nhận xét trình bày của hs
Hoạt động 4 ( phút): Vận đượcụng
Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên
-Lập bảng phân loại và so sánh các đặc
điểm và tính chất của các loại chất rắn
-Hướng dẫn Hs phân loại chi tiết
Hoạt động 5 ( phút):.Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên
-Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
-Ghi những chuẩn bị cho bài sau
-Nêu câu hỏi và bài tập về nhà -Yêu cầu: hs chuẩn bị bài sau
4 RÚT KINH NGHIỆM:
Trang 3
Thiết kế ngày 24/03/2013 Ký duyệt: cô Bàng Thị Hoàng Anh Ngày duyệt: 25/03/2013
Bài 35: BIẾN DẠNG CƠ CỦA VẬT RẮN
1 MỤC TIÊU
1.1 Kiến thức:
- Nêu được nguyên nhân gây ra biến dạng cơ của vật rắn Phân biệt được hai loại biến dạng: biến dạng đàn hồi và biến dạng không đàn hồi (hay biến dạng dẻo) của các vật rắn dựa trên tính chất bảo toàn (giữ nguyên) hình dạng và kích thước của chúng
- Phân biệt được các kiểu biến dạng kéo và nén của vật rắn dựa trên đặc điểm (điểm đặt, phương, chiều) tác dụng của ngoại lực gây nên biến dạng
- Phát biểu được định luật Húc
- Định nghĩa được giới hạn bền và hệ số an toàn của vật rắn
1.2 Kĩ năng:
- Vận dụng được định luật Húc để giải các bài tập đã cho trong bài
- Nêu được ý nghĩa thực tiễn của các đại lượng: giới hạn bền và hệ số an toàn của vật rắn
2 CHUẨN BỊ
2.1 Giáo viên:
Hình ảnh các kiểu biến dạng kéo, nén, cắt, xoắn và uốn của vật rắn
2.2 Học sinh:
- Một lá thép mỏng, một thanh tre hoặc nứa, một dây cao su, một sợi dây chì …
- Một ống kim loại (nhôm, sắt, đồng…), một ống tre, ống sậy hoặc ống nứa, một ống nhựa
3 TIẾN TRÌNH DẠY, HỌC
Hoạt động 1 ( phút): Tìm hiểu biến dạng đàn hồi của vật rắn
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Nhận xét về sự thay đổi kích thước của vật
rắn trong thí nghiệm
- Trả lời C1
- Tiến hành thí nghiệm với lò xo
- Nhớ lại các khái niệm: biến dạng đàn hồi và
tính đàn hồi của vật
- Trả lời C2
- Ghi nhận về giới hạn đàn hồi của lò xo
- Tiến hành (hoặc mô phỏng) thí nghiệm hình 35.1
- Nêu và phân tích biểu thức độ biến dạng tỉ đối và khái niệm biến dạng cơ của vật rắn
- Nhắc lại các khái niệm
- Nêu và phân tích một số kiểu biến dạng cơ của vật rắn Nêu khái niệm biến dạng dẻo (biến dạng không đàn hồi)
Hoạt động 2 ( phút): Tìm hiểu định luật Húc cho biến dạng đàn hồi của vật rắn
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Trả lời C3
- Viết biểu thức 35.2 và xác định đơn vị của
ứng suất lực
- Trả lời C4
- Nhắc lại định luật Húc cho biến dạng đàn
hồi của lò xo và viết biểu thức 35.5 tính độ
lớn lực đàn hồi của thanh rắn
- Cho HS đọc SGK
- Phân tích khái niệm ứng suất lực
- Nêu và phân tích định luật Húc cho biến dạng đàn hồi của thanh rắn bị kéo hay nén
- Giới thiệu về suất đàn hồi (suất Young)
Hoạt động 3 ( phút): Tìm hiểu giới hạn bền và hệ số an toàn
Trang 4Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
Đọc SGK, tìm hiểu khái niệm và biểu thức
giới hạn bền và hệ số an toàn
Giới thiệu ý nghĩa thực tế của giới hạn bền và
hệ số an toàn
Hoạt động 4 ( phút): Vận dụng
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
của giới hạn bền
Hoạt động 5 ( phút): Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau
4 RÚT KINH NGHIỆM
Thiết kế ngày / /2006 Tiết:
Bài 36: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA VẬT RẮN
1 MỤC TIÊU
1.1 Kiến thức:
- Mô tả được các dụng cụ và phương pháp tiến hành thí nghiệm để xác định độ nở dài của vật rắn
- Dựa vào Bảng 36.1 ghi kết quả đo độ dãn dài của thanh rắn thay đổi theo nhiệt độ t, tính được giá trị trung bình của hệ số nở dài Từ đó suy ra công thức nở dài
- Phát biểu được quy luật về sự nở dài và sự nở khối của vật rắn Đồng thời nêu được ý nghĩa vật lí và đơn vị đo của hệ số nở dài và hệ số nở khối
Trang 51.2 Kĩ năng:
Vận dụng ý nghĩa thực tiễn của việc tính toán độ nở dài và độ nở khối của vật rắn trong đời sống và kĩ thuật
2 CHUẨN BỊ
2.1 Giáo viên:
Bộ dụng cụ thí nghiệm dùng đo độ nở dài của vật rắn
2.2 Học sinh:
- Ghi sẵn ra giấy các số liệu trong bảng 36.1
- Máy tính bỏ túi
3 TIẾN TRÌNH DẠY, HỌC
Hoạt động 1 ( phút): Thí nghiệm khảo sát sự nở vì nhiệt của vật rắn
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Trình bày phương án thí nghiệm với dụng cụ
có trong hình 36.2
- Xử lí số liệu trong bảng 36.1 và trình bày kết
luận về sự nở dài của thanh rắn
- Giới thiệu thí nghiệm hình 36.2
- Hướng dẫn học sinh xây dựng biểu thức 36.2
Hoạt động 2 ( phút): Vận dụng công thức sự nở vì nhiệt
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Trả lời C2
- Xây dựng biểu thức 36.4
- Làm bài tập ví dụ trong SGK
- Nêu và phân tích công thức nở dài và hệ số
nở dài
- Hướng dẫn: chọn t0 = 00C
Hướng dẫn: các thanh ray sẽ không bị cong nếu khoảng cách giữa 2 thanh ít nhất bằng độ
nở dài của 2 thanh khi nhiệt độ tăng
Hoạt động 3 ( phút): Tìm hiểu sự nở khối của vật rắn
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Đọc SGK
- Xây dựng công thức 36.6
- Trình bày kết quả
- Giới thiệu sự nở khối
- Hướng dẫn: Xét sự thay đổi thể tích của một vật rắn lập phương đồng chất khi thay đổi nhiệt độ
- Hướng dẫn: Do rất nhỏ nên có thể bỏ qua các số hạng chứa 2 và 3
Hoạt động 4 ( phút): Tìm hiểu các ứng dụng của sự nở vì nhiệt
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
Đọc SGK, lấy các ví dứng dụng thực tế của sự
nở vì nhiệt của vật rắn
Cho học sinh đọc SGK Nhận xét sự trình bày của học sinh
Hoạt động 5 ( phút): Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà
- Yêu cầu học sinh chẩn bị bài sau
4 RÚT KINH NGHIỆM
Trang 6
Thiết kế ngày / /2006 Tiết:
Bài 37: CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG
1 MỤC TIÊU
1.1 Kiến thức:
- Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt; nói rõ được phương, chiều và độ lớn của lực căng bề mặt
- Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt; mô tả được sự tạo thành mặt khum của bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa nó trong trường hợp dính ướt
và không dính ướt
Trang 7- Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng mao dẫn
1.2 Kĩ năng:
- Vận dụng được công thức tính lực căng bề mặt để giải các bài tập
- Vận dụng được công thức tính độ chênh lệch của mức chất lỏng bên trong ống mao dẫn so với bề mặt chất lỏng bên ngoài ống để giải các bài tập đã cho trong bài
2 CHUẨN BỊ
2.1 Giáo viên:
Bộ dụng cụ thí nghiệm chứng minh các hiện tượng bề mặt của chất lỏng: hiện tượng căng bề mặt, hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt, hiện tượng mao dẫn
2.2 Học sinh:
- Ôn lại các nội dung về lực tương tác phân tử và các trạng thái cấu tạo chất
- Máy tính bỏ túi
3 TIẾN TRÌNH DẠY, HỌC
Tiết 1:
Hoạt động 1 ( phút): Thí nghiệm nhận biết hiện tượng căng bề mặt chất lỏng
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Thảo luận để giải thích hiện tượng
- Trả lời C1
- Tiến hành làm thí nghiệm như hình 37.2
- Cho HS thảo luận
Hoạt động 2 ( phút): Tìm hiểu về lực căng bề mặt
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Ghi nhận về lực căng bề mặt
- Quan sát hình 37.3 và trình bày phương án
dùng lực kế xác định độ lớn lực căng tác dụng
lên chiếc vòng
- Lấy ví dụ về ứng dụng của hiện tượng căng
bề mặt chất lỏng
- Nêu và phân tích về lực căng bề mặt chất lỏng( phương, chiều và công thức độ lớn)
- Gợi ý: lực căng có xu hướng giữ chiếc vòng tiếp xúc với bề mặt nước
- Nhận xét ví dụ của học sinh
Hoạt động 3 ( phút): Tìm hiểu hiện tượng dính ướt và không dính ướt
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Nhận xét hình dạng giọt nước trong các thí
nghiệm
- Trả lời C3 và rút ra khái niệm về hiện tượng
dính ướt và không dính ướt
- Dự đoán về dạng bề mặt chất lỏng ở sát
thành bình chứa
- Mô tả dạng bề mặt chất lỏng ở sát thành bình
chứa
- Tiến hành thí nghiệm hình 37.4, yêu cầu học sinh quan sát
- Lưu ý 2 trường hợp tương ứng với hiện tượng dính ướt và không dính ướt
- Tiến hành thí nghiệm (hoặc sử dụng hình ảnh video có sẵn) kiểm tra
- Phân tích khái niệm mặt khum lõm và mặt khum lồi
Hoạt động 4 ( phút): Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau
Tiết 2:
Hoạt động 1 ( phút): Thí nghiệm nhận biết hiện tượng mao dẫn
Trang 8Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Tiến hành thí nghiệm và quan sát hiện tượng
(bằng kính lúp) theo nhóm
- Trả lời C5
- Nhận xét về kích thước của các ống có xảy
ra hiện tượng mao dẫn
- Hướng dẫn: xác định rõ ống nào có thành bị dính ướt và không dính ướt
- Nêu và phân tích khái niệm hiện tượng mao dẫn và ống mao dẫn
Hoạt động 2 ( phút): Tìm hiểu và vận dụng công thức tính mực chất lỏng trong ống mao dẫn
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Nhận xét sơ bộ về các yếu tố ảnh hưởng đến
mực chất lỏng trong ống mao dẫn
- Ghi nhận công thức tính mực chất lỏng trong
ống mao dẫn cho 2 trường hợp hiện tượng
dính ướt và không dính ướt
- Làm bài tập ví dụ trong SGK
- Lấy ví dụ về ứng dụng của hiện tượng mao
dẫn
- Gợi ý: so sánh mực chất lỏng giữa các ống
có tính chất khác nhau và đường kính trong khác nhau trong thí nghiệm
- Nêu và phân tích công thức 37.2
- Giới thiệu một số ứng dụng của hiện tượng mao dẫn
Hoạt động 3 ( phút): Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau
4 RÚT KINH NGHIỆM
Thiết kế ngày / /2006 Tiết:
Bài 38: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT
1 MỤC TIÊU
1.1 Kiến thức:
- Định nghĩa và nêu được các đặc điểm của sự nóng chảy và sự đông đặc Viết được công thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn để giải các bài tập đã cho trong bài
- Nêu được định nghĩa của sự bay hơi và sự ngưng tụ
- Phân biệt được hơi khô và hơi bão hoà
- Định nghĩa và nêu được đặc điểm của sự sôi
Trang 91.2 Kĩ năng:
- Áp dụng được công thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn để giải các bài tập đã cho trong bài
- Giải thích được nguyên nhân của trạng thái hơi bão hoà dựa trên quá trình cân bằng động giữa bay hơi và ngưng tụ
- Giải thích được nguyên nhân của các quá trình này dựa trên chuyển động của các phân tử
- Viết và áp dụng được công thức tính nhiệt hoá hơi của chất lỏng để giải các bài tập đã cho trong bài
- Nêu được những ứng dụng liện quan đến các quá trình nóng chảy – đông đặc, bay hơi – ngưng tụ và quá trình sôi trong đời sống và kĩ thuật
2 CHUẨN BỊ
2.1 Giáo viên:
- Bộ thí nghiệm xác định nhiệt độ nóng chảy và đông đặc của thiết (dùng nhiệt kế cặp nhiệt), hoặc của băng phiến hay của nước đá (dùng nhiệt kế dầu)
- Bộ thí nghiệm chứng minh sự bay hơi và ngưng tụ
- Bộ thí nghiệm xác định nhiệt độ của hơi nước sôi
2.2 Học sinh:
Ôn lại các bài: “Sự nóng chảy và đông đặc”, “Sự bay hơi và ngưng tụ”, “Sự sôi” trong SGK
Vật lí 6
3 TIẾN TRÌNH DẠY, HỌC
Tiết 1:
Hoạt động 1 ( phút): Thí nghiệm về sự nóng chảy
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Nhớ lại khái niệm sự nóng chảy và đông đặc
đã học ở THCS
- Quan sát thí nghiệm, đồ thị 38.1 và trả lời
C1
- Đọc SGK và rút ra các đặc điểm của sự nóng
chảy
- Nêu câu hỏi giúp HS ôn tập
- Tiến hành thí nghiệm đun nóng chảy nước
đá hoặc thiếc
- Lấy ví dụ tương ứng với mỗi đặc điểm
Hoạt động 2 ( phút): Tìm hiểu khái niệm và công thức tính nhiệt nóng chảy
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Qúa trình nóng chảy là quá trình thu nhiệt
hay toả nhiệt?
- Nhận xét các yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ
lớn nhiệt nóng chảy
- Nhận xét ý nghĩa của nhiệt nóngchảy riêng
- Nhận xét trả lời của HS
- Giới thiệu khái niệm nhiệt nóng chảy
- Giải thích công thức 38.1
Hoạt động 3 ( phút): Thí nghiệm về sự bay hơi và ngưng tụ
Hoạt động của Học sinh
- Nhớ lại khái niệm về sự bay hơi và ngưng tụ
- Thảo luận để giải thích nguyên nhân bay hơi
và ngưng tụ
- Trả lời C2
- Trả lời C3
Trợ giúp của Giáo viên
- Nêu câu hỏi giúp HS ôn tập
- Hướng dẫn: Xét các phân tử chất lỏng và phân tử hơi ở gần bề mặt chất lỏng
- Nêu và phân tích các đặc điểm của sự bay hơi và ngưng tụ
Hoạt động 4 ( phút): Giao nhiệm vụ về nhà
Trang 10Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau
Tiết 2:
Hoạt động 1 ( phút): Tìm hiểu về hơi khô và hơi bão hoà
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Thảo luận để giải thích hiện tượng thí
nghiệm
- Nhận xét về lượng hơi trong hai trường hợp
- Trả lời C4
- Mô tả hoặc mô phỏng thí nghiệm hình 38.4
- Hướng dẫn: so sánh tốc độ bay hơi và ngưng
tụ trong mỗi trường hợp
- Nêu khái niệm và giới thiệu tính chất của hơi khô và hơi bão hoà
- Hướng dẫn: Xét số phân tử hơi khi thể tích hơi bão hoà thay đổi
Hoạt động 2 ( phút): Nhận biết sự sôi
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Nhớ lại khái niệm sự sôi
- Phân biệt với sự bay hơi
- Trình bày các đặc điểm của sự sôi
- Nêu câu hỏi để HS ôn tập
- Hướng dẫn: So sánh điều kiện xảy ra
- Nhận xét trình bày của học sinh
Hoạt động 3 ( phút): Tìm hiểu khái niệm và công thức tính nhiệt hoá hơi
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Nhận xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự hoá
hơi của chất lỏngtrong quá trình sôi
- Nhận xét về ý nghĩa của nhiệt hoá hơi riêng
- Nêu, phân tích khái niệm và công thức tính nhiệt hoá hơi
- Gợi ý, ý nghĩa
Hoạt động 4 ( phút): Vận dụng
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Đọc SGK, tìm hiểu các ứng dụng của sự
nóng chảy và đông đặc, bay hơi và ngưng tụ,
sự sôi
- Làm bài tập 14 trang 202 SGK
- Lưu ý các đặc điểm của mỗi quá trình
- Hướng dẫn: Xác định rõ các quá trình chuyển thể của vật
Hoạt động 5 ( phút): Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà
- Yêu cầu: Học sinh chuẩn bị bài sau
4 RÚT KINH NGHIỆM