0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Giải pháp huy động vốn từ nguồn tín dụng

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2020 (Trang 70 -70 )

- Cần tiếp tục củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng thương mại và TCTD trên địa bàn tỉnh. Ngồi chi nhánh của các ngân hàng thương mại quốc doanh hiện cĩ, cần khuyến khích các Ngân hàng thương mại cổ phần mở thêm chi nhánh tại Bình Phước, khuyến khích các Ngân hàng thương mại và các TCTD mở rộng mạng lưới hoạt động, mở thêm chi nhánh hay phịng giao dịch trên địa bàn các huyện thị trong tỉnh, nâng cao tính cạnh tranh.

- Mở rộng, củng cố, chấn chỉnh hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), giúp đỡ một số xã cĩ đủ điều kiện thành lập mới

QTDND, tạo điều kiện cho các QTDND đủ điều kiện mở rộng địa bàn hoạt động, gắn với việc tiếp tục củng cố, chấn chỉnh và phát triển hệ thống, đặc biệt trong việc đào tạo, nâng cao năng lực quản trị điều hành của các QTDND.

- Các TCTD cần nâng cao hiệu quả huy động vốn bằng cách phát hành đa dạng các loại kỳ phiếu, tín phiếu, tiền gởi tiết kiệm, mở rộng phương thức thanh tốn qua ngân hàng. Tập trung nguồn vốn huy động để đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn; đơn giản hố thủ tục, linh hoạt trong cơ chế bảo đảm tiền vay để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh tiếp cận nguồn vốn từ các TCTD dễ dàng hơn.

- Phát triển và hiện đại hĩa cơng nghệ ngân hàng và hệ thống thanh tốn, tạo điều kiện cho việc hình thành thị trường tín dụng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các TCTD với cơ chế thơng thống, quy trình đơn giản thích hợp để nâng cao chất lượng phục vụ.

- Nhà nước thực hiện chế độ bảo hiểm tiền gửi dài hạn của dân cư, đồng thời áp dụng nguyên tắc tỷ lệ lãi suất hàng năm của tiền gửi tiết kiệm dài hạn luơn cao hơn tỷ lệ lạm phát hàng năm khoảng 2,5% - 3%.

- Tinh giản thủ tục, rút ngắn thời gian thực hiện nghiệp vụ, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ, cơng nhân viên làm việc trong hệ thống ngân hàng.

- Mở rộng phạm vi sử dụng tài khoản cá nhân, phát hành séc của hệ thống ngân hàng. Việc mở tài khoản cá nhân trước hết nên định hướng vào cơng nhân viên chức và những người cĩ thu nhập ổn định. Mở rộng phạm vi sử dụng các cơng cụ thanh tốn mới như thẻ tín dụng, thẻ thanh tốn, thanh tốn điện tử… trong các ngân hàng thương mại.

- Khắc phục căn bản tình trạng thanh tốn bằng tiền mặt quá lớn như hiện nay, qua đĩ sẽ tránh được tình trạng thất thu thuế, gĩp phần chống lạm phát, chống tham nhũng, thực hiện một nền văn minh tiền tệ.

- Liên kết với bưu điện để mở thêm các đại lý đến tận các nơi xa xơi hẻo lánh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân cĩ thể gửi một nơi nhưng cĩ thể nhận ở nhiều nơi.

- Đa dạng hĩa các hình thức huy động vốn (trái phiếu, tín phiếu ngân hàng thương mại), cải tiến thêm một bước tiết kiệm xây dựng nhà ở. Duy trì hình thức tiết kiệm bằng tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ, mở rộng các hoạt động dịch vụ để thu hút vốn như thuê mua, tư vấn đầu tư, quỹ đầu tư.

- Cĩ quy chế pháp lý và thiết lập bộ máy đủ thẩm quyền tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng, với tư cách là chủ nợ cĩ quyền và cĩ năng lực tiến hành phong tỏa hoặc phát mãi tài sản, kể cả tài sản thế chấp, để thu hồi lại số nợ khĩ địi từ các con nợ mất khả năng thanh tốn hoặc khơng cĩ thiện chí thanh tốn, Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ các ngân hàng thương mại xử lý nợ khĩ địi, kể cả nợ của các doanh nghiệp Nhà nước, giúp cho các ngân hàng thương mại lành mạnh hĩa bảng cân đối tài sản.

- Bên cạnh việc phải được kiểm tốn hàng năm, Ngân hàng Nhà nước cần tiến hành đánh giá, phân loại các ngân hàng thương mại và cơng bố kết quả đánh giá rộng rãi cho cơng chúng, nhằm tạo áp lực buộc các ngân hàng phải hoạt động cĩ hiệu quả.

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2020 (Trang 70 -70 )

×