Tiềm năng về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Bình Phước đến năm 2020 (Trang 32)

Địa hình: Tổng quát cĩ thể xếp địa hình vùng lãnh thổ Bình Phước vào loại cao nguyên ở phía Bắc và Đơng - Bắc và dạng địa hình đồi, thấp dần về phía Tây và Tây - Nam.

Khí hậu : Tỉnh Bình Phước nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo giĩ mùa, cĩ 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khơ. Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,7 - 26,3oC. Nằm trong vùng dồi dào nắng. Lượng mưa bình quân hàng năm biến động từ 2.045 - 2.325 mm. Độ ẩm trung bình trong năm từ 80,8 - 81,4%. Chế độ khí hậu về cơ bản cho phép đẩy mạnh phát triển ngành sản xuất nơng nghiệp, tuy nhiên cũng cần phải bố trí cây trồng và mùa vụ cho phù hợp, một mặt khắc phục được tình trạng thiếu nước về mùa khơ và phát huy được hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích canh tác, đồng thời cĩ tác dụng ngăn ngừa được quá trình xĩi mịn rửa trơi và thối hĩa đất đai mà trong mơi trường chế độ khí hậu này, quá trình đĩ bao giờ cũng cĩ thể xảy ra và nhất là về mùa mưa.

Tài nguyên đất đai :

Phân loại đất theo bản đồ thổ nhưỡng

Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 6855,99 100,00 Trong đĩ: 1. Nhĩm đất phù sa 910 0,13 2. Nhĩm đất xám 93.277 13,61 3. Nhĩm đất đen 622 0,09 4. Nhĩm đất nâu, đỏ vàng 538.542 78,55 5. Nhĩm đất xĩi mịn trơ sỏi đá 224 0,03 6. Nhĩm đất dốc tụï 23.978 3,50 7. Nhĩm đất khác 28.046 4,09

Nguồn: B/C tổng quan tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh BP năm 2009

Như vậy, đất cĩ chất lượng trung bình trở lên, phù hợp với phát triển sản xuất nơng - lâm nghiệp cĩ tới 510.262 ha, chiếm 74,43% DTTN. Đây chính là thuận lợi cơ bản của Bình Phước trong chiến lược phát triển sản xuất nơng nghiệp

Tài nguyên khống sản : Trên địa bàn tỉnh Bình Phước cĩ 20 loại khống sản thuộc 4 nhĩm: nguyên liệu phân bĩn, kim loại, phi kim loại và đá quý. Trong đĩ nguyên vật liệu xây dựng (đá, cát, sét, laterit, puzơlan)

kaolin, đá vơi... là loại khống sản cĩ triển vọng và quan trọng nhất của tỉnh. Hiện nay tỉnh mới chỉ khai thác một số mỏ như đá vơi, đá xây dựng, cát sỏi, sét gạch ngĩi, đáp ứng một phần cho sản xuất tiêu dùng, xây dựng trong tỉnh. Cịn lại các khống sản khác cần được tiếp tục thăm dị để cĩ cơ sở đầu tư khai thác.

Tài nguyên rừng : Theo báo cáo dự án rà sốt quy hoạch nơng nghiệp tỉnh Bình Phước tổng diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Bình Phước cĩ 350.353 ha, bằng 51,1% tổng diện tích tồn tỉnh. Trong đĩ đất cĩ rừng là 165.701 ha, bằng 47,12% so diện tích đất lâm nghiệp, bằng 24,18% so tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Rừng tự nhiên giàu về trữ lượng, phong phú về chủng loại, cung cấp nhiều loại lâm sản cho Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ.

Dân số : Dân số trung bình của tỉnh 814,4 ngàn người, Tỷ lệ sinh hàng năm 1,65%. Tỷ lệ tăng cơ học của tỉnh Bình Phước khá cao 0,82%. Dân cư trong tỉnh gồm 41 dân tộc anh em, trong đĩ người Kinh chiếm 81,5% cịn lại các dân tộc ít người, trong đĩ dân tộc Xtiêng là đơng nhất chiếm 9,0%, dân tộc Tày 2,4%, dân tộc Nùng 2,3%, dân tộc Khơme 1,8% v.v... Mật độ dân số năm là 116 người/km2 .

Lao động : Nguồn lao động năm 2000 cĩ 381,6 ngàn người, trong đĩ số người trong độ tuổi lao động 366,7 ngàn người, đến năm 2004 nguồn lao động cĩ 449,3 ngàn người trong đĩ số người trong độ tuổi lao động cĩ 431,7 ngàn người và dự kiến năm 2005 nguồn lao động cĩ 460,2 ngàn người, trong đĩ số người trong độ tuổi là 441,5 ngàn người.

Một phần của tài liệu Huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Bình Phước đến năm 2020 (Trang 32)