Mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu Huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Bình Phước đến năm 2020 (Trang 57)

1. Huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, cần thể hiện rõ quan điểm là dựa vào các nguồn lực nội tại là chính, tuy nhiên cần tranh thủ tối đa các yếu tố ngoại lực đặc biệt vốn đầu tư, khoa học cơng nghệ, phấn đấu để tỉnh Bình Phước phát triển kinh tế với tốc độ nhanh hơn và cĩ chất lượng cao hơn thời kỳ vừa qua.

2. Thực hiện chuyển dịch mạnh hơn nữa về cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa, xây dựng cơ cấu kinh tế một cách hợp lý để phát huy được các lợi thế so sánh về vị trí địa kinh tế, tài nguyên thiên nhiên và con người tỉnh Bình Phước theo hướng tăng tỷ trọng các ngành cơng nghiệp, dịch vụ, giảm tương đối tỷ trọng trong ngành nơng lâm nghiệp.

3. Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển xã hội đặc biệt là vấn đề giải quyết việc làm, gắn tăng trưởng kinh tế với cơng bằng, tiến bộ xã hội. Nâng cao đời sống vật chất, đời sống văn hĩa của nhân dân; xĩa đĩi giảm nghèo và các tệ nạn xã hội; kết hợp đồng bộ giữa phát triển sản xuất với phát triển kết cấu hạ tầng.

4. Tăng cường việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. Khuyến khích đầu tư đổi mới thiết bị, cơng nghệ trong các đơn vị sản xuất cơng nghiệp, áp dụng cơng nghệ sinh học, các loại giống mới trong sản xuất nơng nghiệp, nhằm khơng ngừng nâng cao năng suất và

chất lượng sản phẩm, làm tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường.

5. Kết hợp giữa phát triển đơ thị như một trung tâm phát triển gắn với vành đai nơng thơn. Nhanh chĩng đẩy nhanh tốc độ đơ thị hĩa của Bình Phước, các đơ thị của Bình Phước phải được phát triển hiện đại. Nơng thơn Bình Phước phải được phát triển theo hướng văn minh, bảo tồn được các giá trị văn hĩa của các buơn làng, và đặc trưng cho nơng thơn Việt Nam.

6. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ mơi trường, cân bằng sinh thái. Khơng làm tổn hại và suy thối cảnh quan thiên nhiên. Kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế và củng cố an ninh quốc phịng, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh. Tăng cường củng cố quốc phịng, đặc biệt là dọc dải hành lang biên giới với Campuchia. Giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội. Tăng cường pháp chế XHCN nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Bình Phước đến năm 2020 (Trang 57)