SKKN Một số biện pháp giúp cho học sinh học tốt Luyện từ và câu lớp 4

24 5.1K 14
SKKN Một số biện pháp giúp cho học sinh học tốt Luyện từ và câu lớp 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I: Thông tin tác giả sáng kiến. - Họ và tên tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Minh Thìn - Sinh ngày 02 tháng 4 năm 1976 - Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường TH xã Mông Sơn - Trình độ chuyên môn: Cao đẳng - Tên đề tài, sáng kiến đề nghị công nhận: “Một số biện pháp giúp cho học sinh học tốt Luyện từ và câu lớp 4” - Đề nghị xét, công nhận sáng kiến: Chiến sĩ thi đua cơ sở “Năm học 2013 – 2014” . - Lĩnh vực áp dụng: “Trong ngành giáo dục” Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Luyện từ và câu lớp 4 trong trường tiểu học xã Mông Sơn PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Đặc điểm chung của tổ chuyên môn lớp 4+5 trường tiểu học xã Mông Sơn . Năm học 2013 – 2014 tổ chuyên môn khối lớp 5 gồm có 3 đồng chí cán bộ giáo viên, nhân viên giảng dạy ở 3 lớp với tổng số 74 học sinh được chia làm 3 lớp. Tất cả các em đều được học tập 5 buổi/tuần. Tất cả các thầy cô giáo của tổ chuyên môn lớp 5 đều đạt trình độ trên chuẩn. Đảm bảo có đủ năng lực chuyên môn để tham gia giảng dạy và bồi dưỡng học sinh, cuối năm tất cả 100% học sinh đều hoàn thành chương trình tiểu học. 1 a. Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch được giao Năm học Số lớp Số học sinh Số lớp Tỉ lệ so với KH Số học sinh Tỉ lệ so với KH 2013- 2014 3 3/3 = 100% 74 74/74 = 100% b. Chất lượng giáo dục năm học 2012 – 2013. Năm học Học sinh giỏi đạt giải các cấp HSG cả năm học Học sinh tiên tiến Kết quả XL các mặt GD HK từ TB trở lên Học lực từ TB trở lên 2012 - 2013 02 em đạt giải ba và giải khuyến khích cấp huyện. 01 em đạt giải khuyến khích cấp tỉnh 35/171 = 20,5% 60/171 = 35,1% 171/171= 100% 171/171 = 100% - Năm học 2012 - 2013 tôi trực tiếp dạy học và chủ nhiệm lớp 4B, kết quả đạt được như sau: Ngay từ đầu năm học, tôi đã tích cực và nghiêm túc thực hiện đầy đủ kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn và của nhà trường. Bổ sung kịp thời các hoạt động của từng tháng từng tuần và từng ngày. Trên mọi lĩnh vực công tác mình được phân công và phụ trách. Trong năm học cùng với tổ chuyên môn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. Qua đó đánh giá đúng chất lượng việc học tập của học sinh. Kết thúc năm học chất lượng giáo dục của lớp chủ nhiệm 4B đạt được như sau: + Xếp loại hạnh kiểm: 37/37 HS = 100% xếp loại hạnh kiểm: Đạt + Học lực: Lên lớp thẳng: 37/37 = 100%. Trong đó học sinh được xếp loại chia ra: + HS Giỏi: 7/37 = 18,9%; Khá : 16/37 = 43,2%; Trung bình: 14/37 = 37,9% - Năm 2012 - 2013: 100 % học sinh xếp loại hạnh kiểm Đạt, tỷ lệ học sinh được lên lớp thẳng đạt 100%, tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt 52,1% tăng so với năm học trước 6,7% không có học sinh rèn luyện trong hè, không có học sinh vi phạm kỷ luật. 2. Lý do chọn sáng kiến. Trong tư bản luận, Các Mác đã từng nói:” Cùng với lao động và ngôn ngữ, loài người là nhân tố quyết định sự phát triển của mình”. Vậy con người và xã hội loài người phát triển mạnh mẽ đạt đến trình độ văn minh hiện đại phải kể đến yếu tố quan trọng là ngôn ngữ. Nhờ có ngôn ngữ con người có khả năng tư duy. Ngôn ngữ là công cụ hiện thực của tư duy. Vì thế tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau. Người có tư duy tốt sẽ giao tiếp tốt. Trong việc đào tạo con người, việc cung cấp kỹ năng và sử dụng ngôn ngữ chính là cung cấp phương tiện để tư duy chiếm lĩnh kiến thức. Lê-Nin đã từng khẳng định: “ Ngôn ngữ còn là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”. Con người sống thành xã hội. Trong xã hội nhất thiết 2 phải có sự giao tiếp để con người trao đổi thông tin, biểu đạt tâm tư, nguyện vọng và cảm xúc. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp chủ yếu của xã hội loài người. Con người học ngôn ngữ từ tuổi còn thơ và suốt cuộc đời không ngừng trau dồi ngôn ngữ cho chính mình. Con người học ở nhà trường và chính trong cuộc sống. Nhưng ở nhà trường con người được học ngôn ngữ một cách hệ thống và chuẩn mực nhất. Luyện từ và câu là một phân môn của môn Tiếng Việt ,thông qua phân môn này, học sinh được rèn luyện về khả năng dùng từ chính xác, đúng chính tả. Phân môn Luyện từ và câu vận dụng các hiểu biết về kĩ năng về Tiếng Việt do các phân môn khác mang lại, rèn luyện hoăc cung cấp, đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Để làm được một bài tập Luyện từ và câu, học sinh phải hoàn thiện cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; phải vận dụng các kiến thức về Tiếng Việt vào quá trình viết bài. Trong quá trình vận dụng này, các kĩ năng và kiến thức đó được học sinh hoàn thiện và nâng cao dần. Một trong những nội dung quan trọng của việc rèn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ở bậc tiểu học là giúp học sinh biết sử dụng từ một cách phù hợp trong các bài viết, đặc biệt trong phân môn Luyện từ và câu. Dùng từ đúng, phù hợp với nội dung văn cảnh, giúp các em thể hiện ý văn sáng sủa, rõ ràng, mặt khác giúp người đọc hiểu nội dung bài văn, câu văn một cách dễ dàng, chính xác. Trong quá trình giảng dạy tại trường Tiểu học xã Mông Sơn, qua việc trực tiếp hướng dẫn học sinh làm các bài tập môn học, tôi thấy để giúp các em biết sử dụng từ ngữ đúng nghĩa, sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, nhận biết đầy đủ bố cục một câu văn, một đoạn văn. Chính vì thế tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp cho học sinh học tốt Luyện từ và câu lớp 4” 3. Mục đích của sáng kiến. Là giáo viên đã công tác lâu năm trong nghề. Hàng năm được tham gia tập huấn bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Tôi luôn muốn làm sao có phương pháp, biện pháp dạy học phù hợp nhất để truyền thụ hết tri thức cho học sinh. Là một giáo viên tiểu học trực tiếp giảng dạy lớp 4 theo chương trình sách giáo khoa mới, tôi không khỏi băn khoăn suy nghĩ về vấn đề này. Làm thế nào để đồng nghiệp và bản thân có được phương pháp dạy "Luyện từ và câu"cho học sinh một cách tối ưu. Làm thế nào để sự tiếp thu kiến thức của các em có hiệu quả. Để học sinh nắm vững kiến thức và vận dụng từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt là chiếc chìa khoá mở cánh cửa tri thức khoa học. Qua nghiên cứu bài giảng cụ thể, qua thực tế giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp trong nhà trường từ năm học 2012 - 2013. Qua thực tế đánh giá kết quả học tập của học sinh khối lớp 4 của trường TH xã Mông Sơn, chúng tôi 3 nghiên cứu tìm ra phương pháp day học tích cực và phù hợp nhất đối với học sinh, cũng như biện pháp dạy học thống nhất trong dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4 trong nhà trường. Với sáng kiến kinh nghiệm này tôi chủ yếu nghiên cứu về phân môn Luyện từ và câu ở môn Tiếng Việt lớp 4. Đồng thời cùng với đồng nghiệp xây dựng thành chuyên đề chuyên môn, trực tiếp áp dụng trong giảng dạy từ năm học 2012-2013 và năm học 2013 - 2014 ở trường tiểu học xã Mông Sơn. 4. Phương pháp nghiên cứu viết sáng kiến. Việc bồi dưỡng và nâng cao chất lượng phân môn "Luyện từ và câu" sẽ giúp các em làm giàu vốn từ, vốn tri thức về tâm hồn. Xuất phát từ nhu cầu của bản thân, xác định tốt, đúng phương pháp giảng dạy phân môn "Luyện từ và câu", người giáo viên sẽ tìm ra những giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng giáo dục . Qua thực tế nghiên cứu và giảng dạy tôi đã kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau. - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc sách báo, tạp chí, sách giáo viên, sách tham khảo… - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, phỏng vấn, phương pháp phân tích, đánh giá, tổng kết kinh nghiệm. - Phương pháp thống kê. - Ngoài các phương pháp trên tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như Phương pháp kiểm tra, đánh giá, so sánh. 5. Cơ sở lý luận của sáng kiến: 5.1. Cơ sở hình thành và phát triển kĩ năng tiếng Việt: -Thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Sách giáo khoa tiếng Việt 4 tiếp tục lấy nguyên tắc giao tiếp làm định hướng cơ bản. Việc rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt thông qua tất cả các phân môn Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu. Phân môn luyện từ và câu được học từ lớp 2, song đến lớp 4 mới có những tiết học dành riêng để trang bị kiến thức cho học sinh. Các em được mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, được trang bị kiến thức sơ giản về từ, câu, kĩ năng dùng từ đặt câu, sử dụng dấu câu. Giai đoạn này, trẻ em có sự thay đổi đáng kể. Các em thích diễn đạt, thích vận dụng từ ngữ hay để nói, viết Thế nhưng tư duy các em phát triển chưa hoàn thiện, các em chưa hiểu nghĩa từ, chưa nắm chắc kiến thức ngữ pháp tiếng Việt. Vì vậy, việc giúp các em hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng tiếng Việt là rất quan trọng. Các em nắm chắc kiến thức về từ ngữ, ngữ 4 pháp tiếng Việt để học tốt các phân môn tiếng Việt và các môn học khác, là cơ sở, nền tảng cho việc học tập các bậc học trên. Thông qua các bài Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn, Luyện từ và câu học sinh được rèn luyện và phát triển trí tưởng tượng ngay từ các bài thơ, bài văn Các em hiểu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu, sử dụng dấu câu để nói, viết đúng, viết hay, vận dụng một số biện pháp tu từ. Từ đó, các em có thể trau dồi kĩ năng vận dụng từ ngữ đưa vào ngữ cảnh phù hợp, sinh động, có thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp và thích học tiếng Việt. 5.2.Cơ sở chương trình SGK Tiếng Việt lớp 4: Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 được xây dựng theo hai trục chủ điểm và kỹ năng trong đó chủ điểm được lấy làm khung cho cả cuốn sách, còn kỹ năng được lấy làm khung cho từng tuần từng đơn vị học. Sách bao gồm 10 đơn vị học, mỗi đơn vị gắn với một chủ điểm, học trong ba tuần ( Riêng chủ điểm Tiếng sáo diều học trong 4 tuần ) Nếu như ở các lớp dưới, chủ điểm học tập xoay quanh những lĩnh vực rất gần gũi với học sinh như gia đình , trường học, thiên nhiên và xã hội thì ở lớp 4 chủ điểm là những vấn đề về đời sống tinh thần của con người như tính cách , đạo đức, năng lực,sở thích, ….cụ thể như sau : Phân môn luyện từ và câu ở lớp 4 được dạy trong 62 tiết : HKI : 32 tiết ; HKII 30 tiết. Bao gồm các nội dung sau: *Mở rộng hệ thống hoá vốn từ: (19 tiết) -Các từ ngữ được mở rộng và hệ thống hoá theo trường nghĩa tương đương các chủ điểm. + HK I: 9 tiết Nhân hậu – Đoàn kết( tuần 2,3) Trung thực – Tự trọng ( tuần 5,6) Ước mơ ( tuần 9) Ýchí – Nghị lực( tuần 12,13) Đồ chơi – Trò chơi ( tuần 15;16) + HK II: 10 tiết Tài năng ( tuần 19) Sức khoẻ ( tuần 20) Cái đẹp ( tuần22, 23) Dũng cảm ( tuần 25, 26) Du lịch – Thám hiểm ( tuần 29,30) Lạc quan – Yêu đời ( tuần 33,34) 5 -Các từ ngữ được mở rộng và hệ thống thông qua các bài tập. Tìm từ ngữ theo chủ điểm. Tìm hiểu nắm nghĩa của từ; Phân loại từ ngữ. Tìm hiểu nghĩa của thành ngữ, tục ngữ theo chủ điểm; luyện sử dụng từ ngữ. * Tiếng , cấu tạo từ:( 5 tiết) -Cung cấp một số kiến thức sơ giản về cấu tạo của tiếng, cấu tạo của từ + Cấu tạo của tiếng tuần 1: 2 tiết + Từ đơn và từ phức tuần 3: 1 tiết + Từ ghép và từ láy tuần 4: 2 tiết -Các dạng bài tập : Nhận diện và phân tích cấu tạo của tiếng , từ; Phân loại từ theo cấu tạo; Tìm từ theo kiểu cấu tạo; Luyện sử dụng từ. * Từ loại : (9 tiết) - Cung cấp một số kiến thức sơ giản về cấu tạo từ loại của tiếng Việt . + Danh từ ( tuần 5,6,7,8: 5 tiết gồm cả cách viết danh từ riêng) + Động từ( tuần 9 và 11: 2 tiết) + Tính từ ( tuần 11 và 12: 2 tiết) - Các dạng bài tập: Nhận diện từ theo loại; Luyện viết danh từ riêng; Tìm và phân loại từ theo từ loại; Luyện sử dụng từ. * Câu : 26 tiết -Cung cấp các kiến thức sơ giản về cấu tạo, công dụng, và cách sử dụng các kiểu câu: + Câu hỏi : tuần 13,14,15 – 4 tiết . + Câu kể : tuần 16,17,19,20,21,22,24,25,26 – 12 tiết bao gồm các kiểu câu: ai làm gì; ai thế nào; ai là gì? + Câu khiến : tuần 27,29- 3 tiết + Câu cảm : tuần 30 – 1 tiết + Thêm trạng ngữ cho câu: tuần 31,32,33,34 - 6 tiết -Các dạng bài tập: Nhận dạng các kiểu câu; Phân tích cấu tạo câu; Đặt câu theo mẫu nhằm thực hiện các mục đích cho trước; Lựa chọn kiểu câu để đảm bảo lịch sự trong giao tiếp; Luyện sử câu trong các tình huống khác nhau; Luyện mở rộng câu. * Dấu câu: 3 tiết -Cung cấp kiến thức về công dụng và luyện tập sử dụng các dấu câu : + Dấu hai chấm ( tuần 2: 1 tiết ) + Dấu ngoặc kép ( tuần 8: 1 tiết ) + Dấu chấm hỏi( tuần 13 học cùng câu hỏi) 6 + Dấu gạch ngang ( tuần 13: 1 tiết ) - Các dạng bài tập: Tìm công cụ của dấu câu; Luyện sử dụng dấu câu ( đặt dấu câu vào chỗ thích hợp, tập viết câu , đoạn có sử dụng dấu câu). Chương II: NỘI DUNG 1. Thực trạng về việc dạy và học phân môn Luyện từ và câu lớp 4 của giáo viên và học sinh trường tiểu học xã Mông Sơn a. Đối với giáo viên: Những năm gần đây, do ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Phong trào đổi mới phương pháp dạy học đã được phát động rộng rãi trong các trường Tiểu học của huyện Yên Bình nói chung và ở trường tiểu học xã Mông Sơn nói riêng. Giáo viên chúng tôi đã vận dụng phương pháp theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh, qua đó đã đóng góp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong trường. Tuy nhiên, việc dạy phân môn luyện từ và câu không ít giáo viên vẫn chưa thoát khỏi quỹ đạo của phương pháp dạy học truyền thống. Một số giáo viên vẫn coi học sinh tiểu học là đối tượng nói theo, làm theo khuôn mẫu. Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 cũ tách từ ngữ, ngữ pháp thành hai phân môn riêng biệt. Sách giáo khoa Tiếng Việt mới tích hợp từ ngữ, ngữ pháp thành phân môn luyện từ và câu. Do đó việc tiếp cận phương pháp dạy học phù hợp với sách giáo khoa mới phần nào còn khó khăn. Vì vậy cần cải tiến phương pháp dạy học "Luyện từ và câu" theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học để giờ học sinh động, hấp dẫn, hiệu quả. Là một giáo viên trực tiếp dạy lớp 4, khi nghiên cứu về phương pháp dạy học phân môn Luyện từ và câu. Tôi đã thấy được mục đích, yêu cầu của một đơn vị kiến thức mà học sinh được chiếm lĩnh thuộc hệ thống vấn đề nào trong bài giảng. Sau khi được tập huấn chuyên môn, tôi đã biết cách phối hợp nhịp nhàng, khoa học và logic giữa kiến thức về từ và câu. Sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực như kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật mảnh ghép, sơ đồ tư duy, bàn tay nặn bột vào dạy học -Với đặc thù của phân môn luyện từ và câu là trang bị những kiến thức cơ bản về từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt để các em học tốt các môn học khác. Bởi vậy, việc bồi dưỡng và nâng cao hiểu biết về từ, câu, kĩ năng sử dụng tiếng Việt văn hoá góp phần kích thích sự phát triển tư duy, hoàn thiện nhân cách cho học 7 sinh. b. Đối với học sinh: - Phải nói rằng việc nắm kiến thức từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt của học sinh lớp 4 mà tôi trực tiếp giảng dạy đầu năm học còn rất yếu. Các em chưa hiểu nghĩa của từ, cấu tạo từ, vốn từ của các em còn nghèo, không diễn đạt một cách trôi chảy những cảm nhận của mình. Nên các em dùng từ còn sai, khi nói, viết chưa trọn câu. Câu văn các em đặt chưa đạt yêu cầu. Song một điều kiện thuận lợi là các em được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập, cùng với sự tận tình của giáo viên các em thích tìm hiểu, khám phá kiến thức về tiếng mẹ đẻ. Đa số HS của nhà trường là con em nông thôn nghèo. Nhiều gia đình ở xa trường hoặc ở trên hồ làm cho việc đi lại gặp gỡ trao đổi của giáo viên và gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn, cũng như làm giảm sự quản lý cũng như giao lưu học tập của một bộ phận học sinh trong trường. Vốn ngôn ngữ còn khá hạn chế, trong quá trình dạy học môn Luyện từ và câu lớp 4. Đặc biệt là khi chấm bài tập của học sinh tôi thường thấy các em thường sử dụng từ không chính xác, chưa phù hợp. Cho nên hiệu quả bài làm không cao. Một trong những nguyên nhân cơ bản đó là do vốn từ của các em còn nghèo, các em thường bí từ nên dùng từ sai, dùng từ một cách bừa bãi làm hỏng làm sai ý của câu văn. Các em cũng chưa biết khai thác và sử dụng từ ngữ một cách độc đáo sáng tạo để diễn tả những điều quan sát được, nhiều em chưa biết cách thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ của mình trước một sự vật hiện tượng. Trước những hạn chế nêu trên tôi đã đặt ra cho mình những giải pháp giúp học sinh khắc phục những hạn chế đó để học sinh làm tốt hơn phân môn Luyện từ và câu. * Thực tế học tập của học sinh lớp 4 học phân môn luyện từ và câu: Số học sinh khối lớp 4 năm học 2013 - 2014 gồm 92 em được chia thành 3 lớp học 2 buổi (cả ngày). Qua khảo sát chất lượng đầu năm về môn Tiếng Việt thu được kết quả như sau: Năm học Tổng số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu 2012 - 2013 74 0 9 51 14 2013 - 2014 92 0 11 68 13 Từ bảng phân loại khảo sát trên cho thấy trình độ nhận thức của HS, số học sinh khá giỏi chiếm tỉ lệ khá cao. Song số học sinh yếu và học sinh trung bình còn nhiều, cần nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo trực tiếp tham gia giảng dạy để cuối năm các em học tốt hơn hoàn thành được chương trình môn học lớp 4. Để tất cả các học sinh nào cũng đọc tốt phân môn luyện từ và câu cũng như hiểu và làm được bài tập theo chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học. 8 * Quan điểm của bản thân và những vấn đề cần giải quyết Từ thực tế của công tác dạy và học cũng như kết quả học tập của các em học sinh khối lớp 4 trong nhà trường. Đặc biệt để dạy tốt phân môn Luyện từ và câu Tiếng Việt lớp 4, học sinh sẽ biết đọc tăng cho khả năng tư duy, tiếp thu kiến thức tốt hơn ở môn toán và các môn học khác. Dựa trên những kiến thức kĩ năng chuẩn cũng như các phương pháp, biện pháp dạy học tích cực xây dựng và vận dụng phù hợp với trình độ học sinh của nhà trường giúp các em lĩnh hội tốt nhất chương trình SGK và phương pháp học tập bậc tiểu học, phát triển được khả năng tư duy của bản thân các em, cũng như nâng cao khả năng sư phạm của đội ngũ giáo viên toàn trường. Qua thực tế sinh hoạt chuyên đề chuyên môn phần nào chúng tôi đã giải quyết được vấn đề nêu ra và đã tìm ra biện pháp tối ưu nhất trong công tác dạy và học của nhà trường. 2. Nội dung của sáng kiến. 2.1. Nội dung phương pháp và biện pháp dạy học chủ yếu phân môn Luyện từ và câu lớp 4: 2.1.1. Nghiên cứu nội dung dạy học phân môn luyện từ và câu lớp 4 Qua thực tế nghiên cứu và giảng dạy: Với mỗi bài dạy lí thuyết các bài học về cấu tạo tiếng, cấu tạo từ và từ loại đều gồm 3 phần: Nhận xét, ghi nhớ, luyện tập. + Nhận xét là phần cung cấp ngữ liệu và nêu câu hỏi, gợi ý cho học sinh phân tích nhằm rút ra kiến thức lí thuyết . + Ghi nhớ là phần chốt lại những điểm chính yếu về kiến thức được rút ra từ việc phân tích ngữ liệu. Học sinh cần phải nắm vững kiến thức này. + Luyện tập là phần bài tập nhằm củng cố và vận dụng nững kiến thức đã học, gồm các dạng bài tập như: - Nhận biết các bộ phận cấu tạo của tiếng - Giải các câu đố chữ liên quan đến cấu tạo tiếng - Nhận biết các kiểu cấu tạo từ - Nhận biết các từ loại - Đặt câu với các từ đã cho Với các bài học mở rộng và hệ thống hóa vốn từ đều được thể hiện dưới hình thức bài tập thực hành. Những kiểu bài tập thực hành chủ yếu là: - Tìm từ ngữ theo nghĩa và hình thức cấu tạo đã cho - Xác định nghĩa của từ và các yếu tố cấu tạo từ - Xác định nghĩa của thành ngữ, tục ngữ - Phân loại từ ngữ và các yếu tố cấu tạo từ - Đặt câu với từ ngữ đã cho - Xác định tình huống sử dụng thành ngữ, tục ngữ. Thể hiện thông qua những bài tập được sắp xếp từ dễ đến khó. Giáo viên cần nắm chắc điều này để đưa ra những phương pháp dạy học 9 phù hợp nhất. Trên cơ sở đó, tôi đã sử dụng và nghiên cứu một số phương pháp dạy học tôi cho là khả thi. 2.1.2. Biện pháp tổ chức hoạt động cho các dạng bài tập. a/ Đối với bài Mở rộng vốn từ theo chủ điểm học tập ở lớp 4. Giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Đặc biệt chú ý sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp trò chơi học tập. Qua tiết học giáo viên phải giúp các em chủ động trong việc lựa chọn từ ngữ và sử dụng từ ngữ đó trong việc học tập và giao tiếp hàng ngày. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này giáo viên cần vận dụng đúng phương pháp thực hành giao tiếp để tạo niềm hứng thú cho học sinh(Cụ thể là: Phải tạo được tình huống thiết thực tự nhiên, cho học sinh vận dụng những kiến thức để thực hành giao tiếp trong những tình huống cụ thể, phù hợp với tình huống, tạo ở các em nhu cầu và hứng thú vận dụng những kiến thức được học để thực hành giao tiếp ). Sử dụng trò chơi học tập hợp lí và đúng lúc cũng là phương pháp rất thích hợp trong dạy học ở tiểu học nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng. Ví du: Khi dạy bài Mở rộng vốn từ : “Đồ chơi- trò chơi” cuối giờ học giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Giáo viên có thể chuẩn bị các câu hỏi yêu cầu học sinh mô tả đồ chơi hoặc trò chơi đã biết,hoặc ngược lại nêu cách chơi để học sinh đoán tên trò chơi, đồ chơi sau đó tổ chức 2 đội chơi(1 đội nêu câu đố, 1 đội trả lời và đổi lại) b/ Đối với các bài hình thành khái niệm(hình thành kiến thức lí thuyết) Để phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 4. Giáo viên cần kết hợp sử dụng một cách linh hoạt phương pháp phân tích ngôn ngữ với phương pháp luyện tập theo mẫu, phương pháp thực hành giao tiếp, phương pháp thảo luận nhóm…để giờ học căng thẳng, nặng nề đối với học sinh. Ví dụ: Ở lớp 2,3 khái niệm về động từ được diễn đạt đơn giản là những từ ngữ chỉ hoạt động . Lên lớp 4 các em học khái niệm động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái . Khi dạy học giáo viên vận dụng phương pháp luyện tập theo mẫu để học sinh rễ ràng tiếp thu kiến thức. Cụ thể là giáo viên làm mẫu bằng cách tìm thêm các từ chỉ hoạt động và các từ chỉ trạng thái rồi xếp thành 2 nhóm từ cho học sinh quan sát tự nhận ra sự khác biệt giữa chúng. c/ Đối với bài Luyện tập về từ và câu. Tùy từng nội dung luyện tập cụ thể giáo viên vận dụng các phương pháp dạy học như: phương pháp thực hành giao tiếp, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp trò chơi học tập…để học sinh có thể thực hành các kiến thức lí thuyết đã được học,biết cách áp dụng các kiến thức Tiếng Việt được học một 10 [...]... b Đối với học sinh: 2 Nội dung của sáng kiến 2.1 Nội dung phương pháp và biện pháp dạy học chủ yếu phân môn Luyện từ và câu lớp 4: 2.1.1 Nghiên cứu nội dung dạy học phân môn luyện từ và câu lớp 4 2.1.2 Biện pháp tổ chức hoạt động cho các dạng bài tập 2.1.3 Phương pháp sử dụng trò chơi học tập để dạy “ Luyện từ và câu lớp 4 2.1 .4 Biện pháp hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu: 2.1.5 Biện pháp dạy nội... học sinh thường gặp khó khăn trong việc nhận diện, phân biệt từ phức, từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại, từ láy Theo chương trình từ ngữ, ngữ pháp lớp 4 cũ, học sinh chỉ biết đơn giản về cấu tạo của ba từ loại: từ đơn, từ ghép, từ láy Việc phân tích từ ghép có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại, từ ghép và từ láy, học sinh phải căn cứ trên nghĩa của từ Vì vậy, để giúp học sinh nhận ra hệ thống từ, ... (Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật ) 2.1.5 Biện pháp dạy nội dung mở rộng và hệ thống hoá vốn từ: - Từ ngữ được mở rộng và hệ thống hoá trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4 bao gồm các từ thuần Việt, từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ phù hợp với chủ điểm của từng đơn vị học Để học sinh hiểu nghĩa và biết dùng từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ thuộc các chủ điểm Giáo viên cần gợi ý cho học sinh. .. so sánh hoặc tra từ điển để tìm hiểu nghĩa Với những từ ngữ trừu tượng, ít gần gũi với học sinh, cần đưa chúng vào văn cảnh cụ thể để làm rõ nghĩa - Giáo viên cần làm cho học sinh hiểu rõ tên chủ điểm Từ đó, học sinh có cơ sở tìm thêm các từ khác theo chủ điểm đã cho Căn cứ vào từng đối tượng học sinh, giáo viên cần lựa chọn biện pháp dạy học cho phù hợp Tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều được tham... dạy nội dung mở rộng và hệ thống hoá vốn từ: 2.1.6 Biện pháp nâng cao kiến thức về từ, câu, kĩ năng dùng từ, đặt câu và sử dụng dấu câu: 2.1.7 Biện pháp giúp học sinh tích lũy vốn từ vựng 2.2 Khả năng áp dụng của sáng kiến: 2.3 Phạm vi đối tượng áp dụng của sáng kiến: 2 .4 Hiệu quả sau khi áp dụng sáng kiến Chương III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4 3 4 4 5 5 5 8 8 8 9 10 10 10 10 11 12 14 14 15 18 18 19 19 1... giữa câu hoặc cuối câu Trạng ngữ ở đầu câu dễ gặp nhất, học sinh dễ nhận thấy còn trạng ngữ ở giữa câu và cuối câu học sinh khó nhận diện Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 chỉ nêu trường hợp trạng ngữ đứng ở đầu câu nhưng nếu học sinh đặt những câu có trạng ngữ ở vị trí khác, giáo viên vẫn chấp nhận và chỉ cho học sinh thấy vị trí linh hoạt của trạng ngữ - Khi dạy bài “ Luyện tập về câu hỏi” tuần 14 Ở bài... đổi, nhận xét, học sinh tự rút ra kết luận Giáo viên chỉ khẳng định kết luận đúng hoặc bổ sung Trao đổi với học sinh, sửa lỗi cho học sinh hoặc tổ chức cho học sinh góp ý và đánh giá cho nhau trong quá trình làm bài Giáo viên không nhất thiết phải giải nghĩa từ mà gợi ý cho học sinh liên tưởng, so sánh để tìm nghĩa của từ Với những từ ngữ trừu tượng, ít gần gũi học sinh, giáo viên cần đưa vào hoàn cảnh... xét 2.1 .4 Biện pháp hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu: -Việc phân tích ngữ liệu của bài tập giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập và thực hành tốt nhằm rút ra kiến thức Giáo viên cần cho học sinh đọc thầm, trình bày yêu cầu của bài tập, giải thích thêm cho học sinh nắm rõ yêu cầu bài tập Tổ chức cho học sinh làm bài tập bằng nhiều hình thức như: cá nhân, nhóm Sau đó báo cáo kết quả, cả lớp cùng... giảng mới sinh động, cuốn hút được các em vào hoạt động học tập một cách say mê, giờ học mới đạt hiệu quả cao 2 Kiến nghị: Qua thực tế áp dụng các PPDH trên vào hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu, bản thân tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm cần có hướng phấn đấu: Dạy cho học sinh những kiến thức Tiếng Việt nâng cao, mở rộng, khắc 18 sâu chính là cơ sở để bồi dưỡng học sinh để trở... chuyên môn lớp 4+ 5 trường tiểu học xã Mông Sơn 2 Lý do chọn đề tài 3 Mục đích của sáng kiến 4 Phương pháp nghiên cứu viết sáng kiến 5 Cơ sở lý luận của sáng kiến: 5.1 Cơ sở hình thành và phát triển kĩ năng tiếng Việt: 5.2.Cơ sở chương trình SGK Tiếng Việt lớp 4: 3 Chương II: NỘI DUNG 1 Thực trạng về việc dạy và học phân môn Luyện từ và câu lớp 4 của giáo viên và học sinh trường tiểu học xã Mông . được giao Năm học Số lớp Số học sinh Số lớp Tỉ lệ so với KH Số học sinh Tỉ lệ so với KH 2013- 20 14 3 3/3 = 100% 74 74/ 74 = 100% b. Chất lượng giáo dục năm học 2012 – 2013. Năm học Học sinh giỏi. ảnh, nhận biết đầy đủ bố cục một câu văn, một đoạn văn. Chính vì thế tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp cho học sinh học tốt Luyện từ và câu lớp 4 3. Mục đích của sáng. môn Luyện từ và câu. * Thực tế học tập của học sinh lớp 4 học phân môn luyện từ và câu: Số học sinh khối lớp 4 năm học 2013 - 20 14 gồm 92 em được chia thành 3 lớp học 2 buổi (cả ngày). Qua khảo

Ngày đăng: 01/06/2015, 15:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan