Cái nhìn trẻ thơ trong thơ viết cho thiếu nhi của phạm hổ Cái nhìn trẻ thơ trong thơ viết cho thiếu nhi của phạm hổ Cái nhìn trẻ thơ trong thơ viết cho thiếu nhi của phạm hổ Cái nhìn trẻ thơ trong thơ viết cho thiếu nhi của phạm hổ Cái nhìn trẻ thơ trong thơ viết cho thiếu nhi của phạm hổ
Trang 1Đưa mắt khắp nơi nhìn ngạc nhiên thương mếnBốn phía hiến dâng cho đời cả tâm hồn,
Và sẵn sàng đưa má đón hôn!
Và quả thực đúng như Xuân Diệu nói: “Với những câu thơ như thế đưachúng ta vào thế giới trẻ con Thế giới của mầm non, măng non, của chồi nụ,của gà con, vịt con mới nở, chú bê con, của những hừng đông…” Thế giớitrẻ con nguyên sơ và giản dị Nhưng đó là sự bắt đầu cho cả thế giới Ai cũngtừng có, trải qua rồi mới thành người lớn Nhưng khi đã thành người lớn rồi
“Mỗi tâm hồn con người phải nhập môn, phải giác ngộ về cái thế giới trẻ con
kì diệu ấy.” (Xuân Diệu) Với những người nghệ sĩ sáng tác văn học chothiếu nhi đó không chỉ dừng lại ở sự “nhập môn giác ngộ đơn thuần” mà phảinhư sự “hoá thân thành trẻ con” Trong những người hoá thân ấy tôi muốnnhắc đến nhà thơ, nhà văn Phạm Hổ Con người mà cả cuộc đời mình chỉnuôi dưỡng, chăm chút cho ước mơ được làm Những bài thơ nho nhỏ:
Tôi chỉ mơ trong suốt cuộc đờiĐược làm thơ cho các em tôiNhững bài thơ nho nhỏNhư những hòn bi xanh đỏCác em chơi
Trang 2Suốt cuộc đời làm thơ tặng các em là niềm vui đơn sơ mà trọn vẹn củaPhạm Hổ Đó cũng là lý do giúp ông dựng nên trong thơ mình một thế giớitrẻ thơ đầy khám phá bất ngờ thú vị Thế giới đầy “phong vị trẻ thơ” mà các
em bước vào là nhận ra thế giới của mình, rồi tự nhiên vui chơi chạy nhảy.Với người lớn lại thấy đó như là tuổi thơ của chính mình Cả người lớn, trẻnhỏ đều bị cuốn vào thế giới trẻ trung, vui tươi, sống động
Điều gì đã giúp nhà thơ tạo dựng nên cả một thế giới diệu kì nhường ấy?Phải chăng đó là do nhà thơ đã “đắc đạo” trở thành trẻ con, làm thơ với cáchcảm cách nghĩ của trẻ? Và chính cái nhìn trẻ thơ ấy đã giúp nhà thơ xứ BìnhĐịnh đến và ở trong lòng các em?
Là một bạn đọc rất yêu thơ Phạm Hổ đồng thời là một giáo viên tiểu họcyêu trẻ, muốn truyền tình yêu thơ ông đến các em nhỏ, tôi đã quyết định chọn
đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình là: “Cái nhìn trẻ thơ trong thơ viết cho
thiếu nhi của Phạm Hổ”
2 Mục đích nghiên cứu
Với đề tài “Cái nhìn trẻ thơ trong thơ viết cho thiếu nhi của Phạm
Hổ” người viết không có tham vọng đi sâu vào phân tích 20 tập thơ của nhà
thơ để tìm ra mọi biểu hiện nhỏ nhất của cái nhìn trẻ thơ trong thơ ông Mụcđích của khoá luận là:
- Tìm hiểu và đưa ra một số biểu hiện rõ nét nhất của cái nhìn trẻ thơtrong thơ Phạm Hổ về mặt nội dung và nghệ thuật
- Tìm hiểu con đường hình thành phong cách thơ Phạm Hổ
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phạm Hổ được mệnh danh là cây đại thụ của nền văn học thiếu nhi ViệtNam Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu lớn nào tìmhiểu toàn bộ sự nghiệp và thơ của ông, có chăng chỉ dừng lại là những bàinhận định trên sách, báo, tạp chí, website Trong những bài viết ấy các tác giả
Trang 3đều dành tặng nhà thơ niềm ưu ái, sự mến mộ, cảm phục trước một tấm lònghết mình vì tuổi thơ.
Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Bình nhận định: “Võ Quảng và Phạm Hổcùng viết cho nhi đồng và về thế giới tự nhiên lắm, bầu bạn gần gũi với trẻnhỏ nhưng đã tạo cho mình một phong cách rất riêng.Võ Quảng ưa vẽ thiênnhiên nhiều hình vẻ, nhiều màu sắc trong dạng động Phạm Hổ lại say mê cáihồn nhiên tươi mát, cái dí dỏm đến tinh nghịch trong cách nhìn cách nghĩ củatrẻ thơ” [8, tr30] Và theo ông chính bởi nhờ sự say mê ấy đã giúp Phạm Hổ
sáng tác nên được những bài thơ như Xe cứu hỏa mà tứ thơ có sức “thấu đằng
sau giấy” sống mãi trong lòng bạn đọc
Nhà văn Nguyên Ngọc lại nhấn mạnh “Bằng những tác phẩm bao giờ vềkích thước cũng nhỏ bé, anh đã tạo nên được một thế giới của riêng anh,Thếgiới ấy của anh mà anh tặng cho các em và đã trở thành thế giới của các em,phong phú ngày càng phong phú hơn, rộng và sâu hơn, đẹp đẽ hơn” [6].Trong thơ Phạm Hổ có một thế giới mang đậm phong cách của nhà thơ.Nhưng nhà thơ không chiếm giữ lấy làm của riêng mà với cả tấm lòng ôngdành tặng cho trẻ Thật kì diệu thay, thế giới ấy ngay lập tức được các emđón nhận và yêu quí Các em thỏa sức hồn nhiên vui chơi, khám phá nhữngbất ngờ thú vị, thậm chí tô vẽ cùng nhà thơ để tạo nên “một thế giới củatưởng tượng đầy những nhầm lẫn và thắc mắc Sự truyền cảm của thơ Phạm
Hổ chính là ở chỗ đó”[7, tr153]
Đoàn Giỏi nói: Đọc thơ Phạm Hổ thấy “toát lên một ý vị nồng nàn như mùihương không trông thấy của những bông hoa đẹp khiến ta bâng khuâng nhớmãi …” Lã Thị Bắc Lý lại thấy “tươi mát và trẻ trung” Sự ý vị nồng nàn và
sự tươi mát trẻ trung ấy có từ đâu nếu không phải là từ “sự hòa nhập của thếgiới thơ với thế giới trẻ thơ làm một ” [7, tr155] Sự hòa nhập này đã giúp
Trang 4cho thơ Phạm Hổ đến và ở trong trái tim trẻ, thôi thúc các em vươn tới cáiđẹp, cái tốt trong cuộc sống.
Đi lý giải về điều tạo nên thế giới trẻ thơ trong thơ Phạm Hổ, Tế Hanhcho rằng: “Anh có một hồn thơ đa dạng, rung động với tất cả gợi lên trongkhông gian và thời gian”[10, tr18] Theo nhà thơ Trần Đăng Khoa “chính lànghệ thuật hóa thân vào trẻ thơ hay Phạm Hổ đã tìm được chìa khóa mở cửatâm hồn trẻ thơ “ Đến Lã Thị Bắc Lý “Ngoài lòng nhiệt tình say mê còn đòihỏi Phạm Hổ phải nắm bắt được đặc điểm tâm lý lứa tuổi để lựa chọn cáchviết cho phù hợp”[5, tr110]
Như vậy trong các bài viết, bài nghiên cứu các tác giả đã nhắc đến thếgiới trẻ thơ trong thơ Phạm Hổ và coi đó là điểm tạo nên sức hút trong thơông Tuy nhiên các tác giả chưa đề cập đến vấn đề để dựng nên thế giới trẻthơ như vậy Phạm Hổ cần có một cái nhìn trẻ thơ Cái nhìn thơ trẻ của tuổinhỏ đã được nhà thơ gìn giữ trong bao năm Cái nhìn ấy biểu hiện xuyên suốtcác tác phẩm ở cả nội dung và nghệ thuật trong mảng thơ viết cho thiếu nhicủa Phạm Hổ Nó góp phần làm nên phong cách của nhà thơ xứ Bình Địnhnày
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Cái nhìn trẻ thơ trong thơ viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Trong khoảng thời gian ngắn tác giả khóa luận chỉ giới hạn nghiên cứu
trong phạm vi 111 bài thơ của nhà thơ được lựa chọn đưa vào “Tuyển tập
Phạm Hổ”,(1999), Nxb Văn học
5 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Tìm ra biểu hiện rõ nét nhất của cái nhìn trẻ thơ trong thơ viết chothiếu nhi của Phạm Hổ
Trang 5- Tìm hiểu con đường hình thành phong cách thơ Phạm Hổ.
6 Giả thuyết khoa học
Đi tìm hiểu cái nhìn trẻ thơ trong thơ viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ
cũng như con đường hình thành phong cách nghệ thuật của nhà thơ sẽ giúpbản thân tác giả đề tài nâng cao được năng lực cảm thụ, phân tích thơ Phạm
Hổ Đồng thời thiết kế được một số giờ học ngoại khóa giúp trẻ thêm yêuthích thơ Phạm Hổ nói riêng và thơ văn nói chung, từ đó góp phần phát triển
tư duy, tình cảm cho trẻ
7 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, SGK
Trang 6NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.Thơ
1.1.1 Khái niệm
Thơ là thể loại văn học chiếm được đông đảo cảm tình của nhiều bạnđọc nhưng để đưa ra một khái niệm chính xác thơ là gì thật khó Bởi có baonhiêu nhà thơ, nhà nghiên cứu, người yêu thơ lại có bấy nhiêu định nghĩakhác nhau về thơ
Ở đây tôi chọn khái niệm về thơ theo Từ điển thuật ngữ văn học:
“Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống thể hiện nhữngtâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh
và nhất là có nhịp điệu”[3, tr309]
Thơ mang chức năng của Văn học nghệ thuật nói chung là phản ánhcuộc sống Thơ không nằm trong địa hạt huyền bí xa xôi tránh xa cuộc sốngcon người Ngược lại, thơ ở đó giữa cuộc đời như hoa giữa nắng Đời sống làngọn nguồn sáng tạo, nuôi dưỡng và là điểm đến của thơ Thơ thiên về thểhiện đời sống tâm hồn cảm xúc của con người Thơ chỉ có khi con người cónhu cầu tự biểu hiện một cách mãnh liệt Nhưng tình cảm trong thơ khôngphải là thứ tình cảm cá nhân hạn hẹp Tình cảm đó trước tiên mang dấu ấn cánhân của chính tác giả nhưng khi đọc lên người khác có thể thấy được tiếnglòng của mình nơi đó Tình cảm xã hội cao đẹp mà thơ hướng đến giúp tôđiểm cho thế giới tâm hồn của con người
1.1.2 Đặc trưng của thơ
Vẫn theo Từ điển thuật ngữ Văn học: “Thiên về biểu hiện cảm xúc, hàmsúc cô đọng, ngôn ngữ có nhịp điệu là những đặc trưng cơ bản của thơ”[3,tr310]
1.1.2.1 Thơ là tiếng nói của tình cảm
Trang 7Đây là đặc trưng cơ bản đầu tiên của thơ Nói tới thơ là nói tới nhữngxúc cảm mạnh mẽ Tình cảm không phải là yếu tố duy nhất trong thơ nhưng
đó là yếu tố trước nhất, sau cùng và có ở mãi trong thơ Không một ai có thểsáng tác thơ và đọc thơ với một trái tim khô cằn cảm xúc M.Gorki cho rằng
“Thơ trước hết phải mang tính chất tình cảm” Nhà thơ Tố Hữu khẳng định:
“Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy”
Tạo hóa ban tặng cho con người có một trái tim để yêu Ở nhà thơ tráitim ấy khi yêu thương hay căm giận, ước mơ và khát vọng, thứ tha…tất cảđòi hỏi sự mãnh liệt của cảm xúc Nhà thơ phải biết thao thức, rung cảm đếntừng tế vi trước những điều của cuộc sống cùng với nhu cầu khao khát tựbiểu hiện khi đó thơ mới được hình thành
Nhưng nói như vậy không có nghĩa là ai cũng có thể làm thơ và đượcgọi là nhà thơ Để trở thành nhà thơ cần có tài năng, niềm say mê, sự laođộng không mệt mỏi cống hiến hết mình cho nghệ thuật Làm thơ không baogiờ là công việc dễ dàng Đó là công việc mà người nghệ sĩ để có được mộtcâu thơ hay, một bài thơ đẹp đã phải trả bằng bao mồ hôi nước mắt, bằng cảmáu của chính bản thân mình
1.1.2.2 Thơ là sự hàm súc cô đọng.
Trong văn chương nghệ thuật đòi hỏi sự hàm súc cô đọng Trong thơ sựđòi hỏi ấy ở mức độ cao hơn Thơ yêu cầu “ý tại ngôn ngoại” Hình thức sốlượng câu chữ của bài thơ có thể rất ngắn nhưng khi khép lại nó phải để lạitrong người đọc bao dấu ấn xúc cảm, bao suy nghĩ về cuộc sống con người
1.1.2.3 Ngôn ngữ thơ
Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính chất đặc trưngcủa Văn học nói chung và thơ ca nói riêng Trong đó ta có thể xem ngôn ngữthơ ca là ngôn ngữ biểu hiện rõ nhất cho đặc trưng của ngôn ngữ văn học.Đặc điểm của ngôn ngữ Văn học: tính chính xác, tính hình tượng, tính hàm
Trang 8súc, tính biểu cảm đều được thể hiện tập trung với yêu cầu cao nhất trongngôn ngữ thơ ca.
Ngôn ngữ thơ ca giàu sức biểu cảm và là ngôn ngữ có nhịp điệu Nhịpđiệu ấy tạo nên sự cảm giác vận động của sự sống, chống lại sự đơn điệu, đơnnhất của văn bản nghệ thuật
Đọc câu thơ của nhà thơ Tố Hữu:
Em ơi/Ba Lan/mùa tuyết tanĐường Bạch Dương/sương trắng /nắng trànVới ngắt nhịp 2/2/3 và 3/2/2 kết hợp gieo vần “an” nhà thơ cho ta cảmnhận được về sự vận động của thế giới: sự tan ra của từng khối băng, lànsương giăng giăng cùng sự lan tỏa của nắng
Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ tiêu biểu cho Văn học nghệ thuật Nhà thơphải là người cần mẫn nhất, chăm chỉ nhất để lựa trong ngôn ngữ cuộc đờitìm ra những hạt ngọc cho tác phẩm của mình Nguyễn Du là người đã rấtthành công khi làm được điều đó Chỉ một chữ dùng “tót” của thi sĩ thôi cũng
đủ lột tả được hết bản chất của nhân vật Mã Giám Sinh:
1.1.3.1 Theo Từ điển thuật ngữ Văn học
“Vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm làđiểm nhìn nghệ thuật” [9, tr113]
Điểm nhìn nghệ thuật chiếm giữ một vai trò quan trọng trong sáng tạonghệ thuật Bởi vì nó thể hiện sự chú ý, quan tâm cùng đặc điểm của chủ thể
Trang 9người nghệ sĩ Cùng một sự vật trong thế giới nhưng mỗi người nghệ sĩ cóđiểm nhìn khác nhau, mang dấu ấn phong cách khác nhau sẽ đem lại chongười thưởng thức những cái nhìn mới đối với cuộc sống Chính bởi vậy “Sựđổi thay của nghệ thuật bắt đầu từ sự đổi thay điểm nhìn” [3, tr113]
1.1.3.2.Điểm nhìn nghệ thuật có thể được phân chia thành các kiểu điểm nhìn khác nhau
Nhìn xa, gần, trên, dưới, lệch, thẳng… là điểm nhìn không gian
Nhìn từ hiện tại, quá khứ, tương lai… là điểm nhìn thời gian
Nhìn theo tầm mắt của nhân vật có đặc điểm giới tính lứa tuổi hoặc quan
hệ thân sơ là điểm nhìn tâm lý
Ngoài ra còn có điểm nhìn quang học, điểm nhìn theo một mô hình vănhóa, điểm nhìn theo một hệ tư tưởng…
Trong một tác phẩm điểm nhìn nghệ thuật biểu hiện qua các phương tiệnnghệ thuật, ngôi kể, cách xưng gọi sự vật, cách dùng từ ngữ, kiểu câu và bởivậy nó cung cấp cho người đọc một phương diện để tiếp cận tác phẩm, một
cơ sở để nhận ra đặc điểm phong cách người nghệ sĩ
1.2 Văn học thiếu nhi
1.2.1 Khái niệm
“Theo nghĩa hẹp, văn học thiếu nhi gồm những tác phẩm văn học hoặcphổ cập khoa học dành riêng cho thiếu nhi Tuy vậy, khái niệm văn học thiếunhi cũng thường bao gồm một phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học
thông thường(cho người lớn) đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi, như:
Đôn-Ki-hô-tê của M.Xéc-van-tex, Rô-bin-xơn Cơ-ru-xô của Đ.Đi-phô, Gu-li-vơ
du kí của Gi.Xuýp-tơ, Túp lều bác Tôm của H.Bi-sơ- Xtâu,…” [3, tr412].
Ở nước ta đã có từ rất sớm những thể loại và tác phẩm văn học đượcsáng tác mục đích dành cho thiếu nhi “Văn học viết cho thiếu nhi chỉ thực sự
Trang 10hình thành với tư cách một bộ phận văn học từ khi nhà xuất bản Kim Đồngđược thành lập (17-6-1957)” [6, tr94].
Văn học thiếu nhi bao gồm văn học dành cho thiếu nhi và sáng tác vănhọc của chính các em nhỏ Ở đây trong bài viết của mình tôi chỉ đề cập tìmhiểu những sáng tác thơ viết cho thiếu nhi cùng một số đặc trưng riêng củathể loại này
1.2.2 Thơ viết cho thiếu nhi
Thơ viết cho thiếu nhi nằm trong sáng tác nghệ thuật nói chung và vănhọc thiếu nhi nói riêng vì thế nó cũng mang đầy đủ những đặc điểm sáng tácnghệ thuật ngôn từ Nhưng do đối tượng phục vụ của nó chủ yếu là trẻ mầmnon và tiểu học - lớp bạn đọc nhỏ tuổi nên thường có những nét đặc thùriêng
1.2.2.1 Thơ viết cho thiếu nhi thường ngắn gọn, rõ ràng.
Những bài thơ viết cho các em về mặt nội dung không đề cập đến nhữngvấn đề quá lớn lao của đời sống mang tầm tư tưởng rộng lớn và hàm chứa nộidung triết lý sâu sắc Chủ đề của các tác phẩm chỉ là các sự vật của thế giớithiên nhiên: cây cỏ, hoa lá, loài vật…Hoặc đó là quan hệ thân thuộc trong giađình giữa trẻ với ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, thầy, cô giáo…Qua chủ đề đó cáctác giả dạy cho trẻ tình yêu với thiên nhiên, với loài vật vốn gần gũi trong đờisống của các em Qua thơ dạy cho trẻ một số cách ứng xử mà lứa tuổi thiếunhi cần có
Bài thơ Ai dậy sớm của Võ Quảng:
Ai dậy sớmBước ra vườnCau ra hoaĐang chờ đón!
Trang 11Ai dậy sớm
Đi ra đồng
Cả vừng đôngĐang chờ đón!
Ai dậy sớmChạy lên đồi
Cả đất trờiĐang chờ đón!
(Ai dậy sớm)Nhà thơ không nặng nề đưa ra những lời khuyên, dạy bảo trẻ phải dậysớm Tác giả đưa ra phần thưởng của người dậy sớm, của em bé dậy sớm làhương hoa, là ánh bình minh, là cả đất trời mênh mông buổi sáng chờ đợi…Được chào đón như vậy các em thấy thú vị xiết bao! Từ niềm vui thích ấy các
em sẽ lập tức muốn dậy sớm và yêu thích tập thể dục
Cứ thủ thỉ tâm tình, thủ thỉ trò chuyện, từng bước dẫn dắt các em vàocuộc sống, hướng các em tới những tình cảm yêu thương tốt đẹp, những rungđộng thẩm mĩ trong sáng là nét đặc trưng của những trang thơ viết cho thiếunhi
Sự ngắn gọn không chỉ thể hiện ở dung lượng tác phẩm mà còn thể hiệntrong cả câu văn, câu thơ, phù hợp đặc điểm sinh lý của trẻ Câu thơ thườngngắn, sử dụng thể thơ 2 chữ, 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ hoặc lục bát mang âmhưởng cúa các bài vè dân gian:
Cây dây leo
Bé tẻo teo
Ở trong nhàLại bò ra
Trang 12Ngoài cửa sổ
Và nghển cổLên trời caoHỏi “Vì sao?”
Cây trả lời:
- Ra ngoài trờiCho dễ thở…
(Cây dây leo)Các tác giả thường sử dụng những câu thơ ngắn kết hợp với sự biến hóacủa những hình ảnh, nhịp điệu cùng với việc đưa vào đó các yếu tố vui tươihóm hỉnh, ngộ nghính của tuổi thơ… làm cho bài thơ sinh động, vui tươi và
có sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh với trẻ
1.2.2.2.Thơ viết cho các em từ ngữ được sử dụng rất chọn lọc, giản dị, trong sáng và dễ hiểu Các tác giả không sử dụng những biện pháp tu từ hàm
ngôn, ẩn dụ, ngôn từ đa nghĩa khó hiểu mà chú ý sử dụng nhiều từ tượnghình, tượng thanh, nhiều động từ, nhiều tính từ miêu tả Việc sử dụng nàyvừa tạo nên sắc thái vui tươi lại vừa có tác dụng khêu gợi, kích thích trí tưởng
tượng ở trẻ Ví dụ như trong bài thơ Bắp cải xanh:
Bắp cải xanh
Xanh mát mắt
Lá cải sắpSắp vòng trònBúp cải nonNằm ngủ giữa
(Bắp cải xanh)
Trang 13Hay như trong bài thơ Hoa kết trái nhà thơ đã sử dụng hàng loạt các tính
từ miêu tả và các tính từ chỉ màu sắc (tim tím, vàng vàng, đỏ, trắng…) vẽ lêntrước mắt bé một khu vườn thật sinh động:
Hoa cà tim tímHoa mướp vàng vàngHoa lựu chói chang
Đỏ như đốm lửaHoa vừng nho nhỏHoa đỗ xinh xinhHoa mận trắng tinhRung rinh trước gió…
(Hoa kết trái)Đọc bài thơ các bé có thể tưởng tượng ra khu vườn và hình dung ra từngloại hoa với màu sắc, hình dáng rất cụ thể
1.2.2.3 Yếu tố truyện trong thơ và yếu tố thơ trong truyện
Đặc điểm này là yếu tố nổi bật trong sáng tác văn học cho thiếu nhi Bởikhác với thơ viết cho người lớn, thuần túy là hình tượng cảm xúc Thơ viếtcho các em có thể dễ dàng đem “kể” cho người khác nghe
Một cô giáo đã dựa vào bài thơ “Mời vào” của nhà thơ Võ Quảng để
dựng lại và kể thành một câu chuyện Ai gọi đấy? nhằm dạy trẻ biết cảnh giác
khi trông nhà cho ba cho mẹ
Các bài thơ khác như: Dàn hoa tặng mẹ, Chiếc cầu mới, Chú bò tìmbạn, Xe chữa cháy, Bướm em hỏi chị, Gạch đỏ… là những bài thơ đọc xong
có thể “kể” lại được
Chất thơ bay bổng hòa quyện với chất truyện giúp cho những sáng táccho trẻ thơ không hề bị khô khan, cứng nhắc mà nhẹ nhàng, thấm sâu, nuôidưỡng tâm hồn trẻ, theo các em đi suốt cả cuộc đời
Trang 14CHƯƠNG 2 CÁI NHÌN TRẺ THƠ TRONG THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA PHẠM HỔ
2.1 Cái nhìn trẻ thơ trong thơ viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ
2.1.1 Cái nhìn bầu bạn yêu thương
Với người lớn chúng ta sự nhận thức về vị trí của con người trong thếgiới tự nhiên là rất rõ ràng Ta nhận thức: trong nấc thang tiến hóa của tựnhiên con người là động vật cao cấp nhất, thông qua lao động của bàn tay vàkhối óc đã chinh phục được tự nhiên, bắt tự nhiên phải thuần phục mình Từ
sự nhận thức như vậy dẫn đến khi nhìn thế giới người lớn mang cái nhìn của
kẻ bề trên, khát khao chiếm lĩnh Nhưng với trẻ nhỏ lại khác Trẻ mới bướcđầu nhận thức: có một thế giới vô cùng rộng lớn và đầy bí ẩn ở xung quanhcác em Các em ở bên trong, ở giữa thế giới ấy với rất nhiều mối quan hệ:quan hệ giữa người với người, giữa người với sự vật, giữa người với truyện
đã qua, chuyện chưa tới, giữa kỉ niệm với ước mơ, giữa cái có thực và cáikhông bao giờ có, giữa cái tốt với cái xấu… Những quan hệ thật là giàu có vàvới một sức sống tràn trề, trẻ muốn tìm hiểu khám phá tất cả mối quan hệ ấy.Nhu cầu giao tiếp của bé với thế giới là rất lớn Một đặc điểm khác trong tâm
lý tính cách trẻ là các em rất sợ một mình Trẻ rất cần bạn bè để cùng nhauchia sẻ khám phá thế giới diệu kì Và thế là với trẻ thơ cái nhìn đầu tiên củacác em trước thế giới là cái nhìn bầu bạn yêu thương
Trong thơ Phạm Hổ bao trùm toàn bộ tác phẩm thơ viết cho thiếu nhicủa nhà thơ ta nhận ra một cái nhìn bầu bạn yêu thương Hiện lên qua sáu tậpthơ viết về tình bạn của Phạm Hổ: Chú bò tìm bạn, Bạn trong vườn, Nhữngngười bạn im lặng, Những người bạn nhỏ, Ai kêu đấy, Bạn nào thích nhảy…
là hình ảnh của một em bé rất thèm bạn, luôn muốn đi tìm để kết thêm đượcnhiều bạn mới
Trang 15Người bạn đầu tiên là một chú bò rất ngộ nghĩnh đáng yêu thật đáng đểlàm quen và kết thân:
Mặt trời rúc bụi treBuổi chiều về nghe mát
Bò ra sông uống nướcThấy bóng mình, ngỡ ai
Bò chào: “Kìa anh bạn”
Lại gặp anh ở đây!”
Nước đang nằm nhìn mâyNghe bò cười nhoẻn miệngBóng bò chợt tan biến
Bò tưởng bạn đi đâu
Cứ ngoái trước nhìn sau
“Ậm ò” tìm gọi mãi…
(Chú bò tìm bạn)Quan sát một hình ảnh rất thực trong cuộc sống: Chú bò uống nước bên
bờ sông một buổi chiều Bằng cái nhìn thân ái “Phạm Hổ đã khéo léo tạo ramột không gian đông đúc, ấm áp của tình bạn giữa bò và mặt trời, nước, mây,
và cả bóng của bò nữa ”(Lã Thị Bắc Lý) Đọc bài thơ ai cũng có cảm giác thúvị! Đằng sau điều đó, ta thấy chú bò này được Phạm Hổ gửi gắm một tâmtrạng rất trẻ nhỏ là thèm bạn và muốn đi tìm kết bạn
Những người bạn nhỏ trong thơ Phạm Hổ còn là một chú ngựa con, chú
bê, mèo, gà, vịt, ngan, ngỗng, chim, rong và cá, thỏ, gấu trắng, gấu đen … Đó
là những con vật trong cuộc sống hàng ngày trẻ vẫn thường gặp, thường chơiđùa cùng Sự gần gũi với loài vật cùng sự quan sát tỉ mỉ đã giúp nhà thơkhám phá ra một tình bạn rất đẹp:
Trang 16Tro bếp làm đệmMèo ta khoanh tròn
Cả hai cùng ấmCùng ngủ thật ngon
( Mèo và tro bếp )Chú mèo nhỏ xưa nay vẫn thường nằm xó bếp có ai để ý Với cái nhìnthơ trẻ tác giả đã chú ý quan sát hình ảnh đó, phát hiện ra giữa tro bếp và mèocon có một tình thân gắn bó rất đáng yêu Cả hai người bạn đang cùng chia sẻnhững điều tốt đẹp và cùng trở nên thật ngoan
Giữa chó và mèo có phải chỉ là sự gầm gừ, đuổi bắt không ngừng nhưtrong câu thành ngữ “ Cắn nhau như chó với mèo ”? Trong suy nghĩ của trẻnhỏ không có sự bất đồng ấy, ngược lại chó và mèo con lại là những ngườibạn vô cùng thân thiết qua trò chơi ú tim:
Rủ nhau chơi ú timGiờ đến phiên chó trốnMèo đảo mắt nhìn quanhChó nấp đâu giỏi gớm!
Bỗng òa chỗ khe tủChó để lộ cái đuôiRón rén mèo đến nơiÒa! Chộp ngay lưng bạnChó vẫn thú vị lắm
Cứ nhe răng ra cười
“Không! mình nấp giỏi thậtLỗi chỉ tại cái đuôi!”
(Chơi ú tim )
Trang 17Chơi ú tim là một trò chơi dân gian được các em nhỏ rất yêu thích vàhay chơi Theo các em cảm giác ẩn náu, đi tìm, rồi “òa” lên khi phát hiện chỗbạn nấp thật vô cùng thú vị Sức hấp dẫn của bài thơ Chơi ú tim là ở chỗ tácgiả đã dựng lại rất sống động trò chơi này Trong bài thơ chú chó và mèocùng rủ nhau chơi Mèo chốn trước và đã bị phát hiện, giờ đến phiên mìnhchó trốn thật kĩ Nhưng dù đã ẩn nấp rất kín đáo thì chó con vẫn bị mèo pháthiện Nguyên nhân là do để lộ cái đuôi Lẽ ra chó con phải thấy buồn nhưngchú chó này vẫn “ Nhe răng ra cười ”.Vì sao? Vì chú có lí lẽ của riêng mình
“Mình trốn giỏi thật - Lỗi chỉ tại cái đuôi” Cái lí lẽ nghe có có vẻ rất vô lýnhưng thật ra lại rất có lý Bởi nó phù hợp với logic ngây thơ, rất đúng vớitâm lý dễ tin dễ hồ hởi trước mọi điều của trẻ Nếu không yêu trẻ, không giữcho mình cách nhìn của trẻ nhà thơ sẽ không dựng lại được trò chơi thú vịcùng cái lí lẽ đáng yêu đến như vậy
Những người bạn nhỏ không chỉ có các con vật mà còn là biết bao câycối trong vườn Trong khu vườn tình bạn có Bạn hàng rào đứng xung quanhlàm nhiệm vụ bảo vệ mà khi mở ra là:
Một màu xanh êm đềmTrăm hương thơm vị ngọtQua con mắt nhà thơ cây thị, lựu, na, chuối, ổi, bưởi, roi, dứa, nhãn, vải,cam, dưa hấu, sầu riêng,… không còn là các loại cây quả vô tri nữa mà nhưđược khoác lên mình sự màu nhiệm của phép thần cổ tích Mỗi loại cây đềuđược thổi vào đó một linh hồn, thức dậy trò chuyện cùng nhau, thủ thỉ cùngvới trẻ Này đây là một quả thị với niềm ước mong:
Người qua nhìn lênThị thơm nhìn xuốngThị muốn theo vềChơi cùng trẻ xóm
Trang 18Những bông hoa khế cũng điệu đà yêu tắm gội:
Hoa từ cành cao
Rủ nhau xuống giếngTắm xong hoa tímTheo gầu nước lên
(Khế)Cây sung già góc vườn theo năm tháng vẫn tự hào về ích lợi của mình:
Sung ghế cùng cơmSung ngâm dưa muốiSung tôi ngày xưaQua ngày túng đói
(Sung)Rồi Củ cà rốt, Bắp cải xanh, cô Lang, cô Muống,… những loài rau củvốn rất bình thường giản dị rất ít khi có mặt trong thơ, cũng được Phạm Hổnhắc tới và qua con mắt nhà thơ hiện lên thật ngọt ngào và hấp dẫn
Trong suốt các tập thơ Phạm Hổ người ta thấy mọi ranh giới giữa người
và thế giới tự nhiên đều bị xóa bỏ Hay nói đúng hơn trong con mắt của Phạm
Hổ không hề tồn tại ranh giới giữa người và vật chỉ có một thế giới duy nhất.Thế giới của bạn bè được dựng nên gồm những Người bạn nhỏ, Bạn trongvườn, Những người bạn im lặng, Những người bạn ồn ào Trong thế giới củatình bạn đó bạn Phạm Hổ không chỉ dừng lại ở việc biết đến, gọi tên đơnthuần mà còn hiểu rõ đặc điểm, tính cách riêng của từng người bạn
Chú Đinh được miêu tả đầy yêu mến, từ hình dáng tới ích lợi và đặc biệt
là tính cách không thể trộn lẫn cùng ai:
Chân nhọn, đầu tàThân hình thẳng tuộtChôn mình vào cột
Trang 19Chôn mình vào tườngCho chị treo gươngCho em treo ảnhXong rồi, hóm hỉnhĐinh ta tươi tỉnhNhô đầu nhìn quanh
( Đinh )Trong hai câu thơ tác giả đã khéo léo dùng tới hai từ láy gieo vần inh là
“hóm hỉnh”, “ tươi tỉnh” Chiếc Đinh treo tường vô tri vô giác lập tức biếnmất thay vào đó là một cậu bé vui vẻ, tinh nghịch Đặc biệt chú Đinh cũngmang niềm khao khát khám phá thế giới Bằng chứng là sau khi hoàn thànhtốt công việc của mình thì “Đinh ta tươi tỉnh – Nhô đầu nhìn quanh”
Bạn thước chăm chỉ, bạn chổi điệu đà, bạn dao và kéo biết yêu ông đámài, rế ngoan biết đợi chờ, cầu chì biết bắc cầu cho điện qua, loa truyềnthanh biết hát biết cười mà đôi khi bị cúm giọng cũng khàn khàn
Và người bạn thật không thể quên là Xe chữa cháy:
Mình đỏ như lửaBụng chứa nước đầyTôi chạy như bayHét vang đường phố
Nhà nào bốc lửaTôi dập liền tay
Ai gọi chữa cháy?
“Có … ngay! Có… ngay!”
( Xe chữa cháy )
Trang 20Phạm Hổ đã để cho người bạn này xuất hiện thật ấn tượng Xe chữacháy tự miêu tả về mình: mình đỏ rực, bụng chứa đầy nước, chạy nhanh nhưbay và nhất là tiếng hét thì thật to khiến ai đi trên đường cũng phải sợ Và nếudừng lại ở đó hẳn không một ai dám làm bạn với Xe chữa cháy Nhưng đếnkhổ thơ thứ hai khi biết nhiệm vụ của xe chữa cháy và nhất là tinh thần nhiệttình với công việc của cậu “Ai gọi chữa cháy - Có ngay! có ngay!” thì aicũng đều quí mến người bạn ồn ào này.
Bài thơ có chứa yếu tố truyện bởi thế có thể kể lại được Nhưng người
kể nào đó phải thật khéo để không làm mất đi cái nhìn hài hước, dí dỏm trongcách miêu tả của Phạm Hổ Chính cái nhìn tinh nghịch, hài hước theo cáchnhìn cách nghĩ của trẻ là bí quyết giúp Phạm Hổ tạo nên tứ thơ có “sức thấmđằng sau trang giấy”(Vũ Ngọc Bình)
Song hành cùng cái nhìn bầu bạn trong thơ ông là cái nhìn trong trẻotràn đầy tình yêu thương Cái nhìn của một em bé khi thấy u ốm muốn ở nhà
mà vẫn phải đến trường nên bé thấy con đường hàng ngày gần là vậy naybỗng thật xa:
Em vẫn đi họcTrường xa càng xaNgười em ở lớpBụng em ở nhà
Và khi có trống tan trường là:
Em vội ra trướcQuên cả bạn bè
Em vượt con đêTheo đàn cò trắngThiếu u trên đồngNhiều người vẫn vắng