kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV Vật liệu chịu lửa Sao Đỏ

90 286 0
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV Vật liệu chịu lửa Sao Đỏ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường ngày nay với sư tham gia của nhiều thành phần kinh tế, các loại hình đơn vị kinh tế không những ngày càng nhiều về số lượng mà còn không ngừng mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động. Trên lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh sự cạnh tranh ngày càng gay gắt không những với các Doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các Doanh nghiệp nước ngoài. Trong điều kiện đó để có thể cạnh tranh, tồn tại và phát triển, mỗi Doanh nghiệp phải xác định được mục tiêu hoạt động kinh doanh của mình, sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường và mang lại lợi nhuận cao nhất cho Doanh nghiệp. Có thể thấy rằng một Doanh nghiệp trước tiên để tồn tại, phát triển và có một chỗ đứng chắc trên thị trường thì Doanh nghiệp đó phải đẩy mạnh được quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của mình, phải nắm bắt được nhu cầu của thị trường cũng như thị hiếu của người tiêu dùng, tức là sản xuất những gì mà thị trường cần chứ không phải sản xuất những gì mà Doanh nghiệp có. Hay nói cách khác đó là: sản phẩm của Doanh nghiệp sản xuất ra phải đa dạng về mẫu mã, chủng loại, chất lượng phải đảm bảo những giá cả phải hợp lý, đảm bảo được lợi ích cho cả Doanh nghiệp và người tiêu dùng. Chính vì vậy mà công tác tập hợp chi phí sản xuất là một khâu, là một phần hành kế toán chủ yếu trong toàn bộ công tác kế toán của Doanh nghiệp. Bởi vì nếu như Doanh nghiệp mà làm tốt công tác quản lý và tiết kiệm chi phí thì điều này đồng nghĩa với việc Doanh nghiệp đã biết cách quản lý và sử dụng có hiệu quả đồng vốn kinh doanh của mình. Mục tiêu của các nhà kinh doanh luôn quan tâm chú trọng tới đó là làm sao chi phí mà Doanh nghiệp bỏ ra thấp nhất nhưng phải thu được lợi nhuận cao nhất, giảm được một đồng chi phí là tăng được một đồng lợi nhuận. Từ đó có thể thấy rằng tập hợp chớ phớ sản xuất là một khâu rất quan trọng trong mỗi Doanh nghiệp, nó không những cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà quản lý mà nú cũn chi phối đến chất lượng công tác, quản lý kinh tế tài chính và việc thực hiện chính sách chế độ tài chính kế toán của mỗi 66 Doanh nghiệp. Do đó tập hợp chi phí sản xuất phải được tổ chức một cách khoa học và hợp lý, phải được củng cố và hoàn thiện cho phù hợp với tốc độ phát triển của nền kinh tế hiện nay, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp. Xuất phát từ nhận thức và tầm quan trọng của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp, với mong muốn đi sâu tìm hiểu thực tế, nâng cao năng lực tổng hợp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, trên cơ sở kiến thức chuyên ngành được trang bị ở nhà trường, nhận thức thực tiễn của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của thầy cô giáo, của cán bộ công nhân viên ở công ty, em đã chọn đề tài: “Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” tại công ty TNHH MTV Vật liệu chịu lửa Sao Đỏ làm luận văn tốt nghiệp của mình. Nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Những lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Vật liệu chịu lửa Sao Đỏ Chương 3: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV Vật liệu chịu lửa Sao Đỏ Mặc dù em đã rất cố gắng tìm hiểu, song do thời gian có hạn và do khả năng còn hạn chế nên luận văn tốt nghiệp của em không tránh khỏi những khiếm khuyết về cả nội dung cũng như hình thức. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và các anh chị trong công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Tuấn Anh cựng cỏc cán bộ nhân viên phòng kế toán – tổng hợp của công ty TNHH MTV Vật liệu chịu lửa Sao Đỏ đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. 67 Chương 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất 1.1.1.1. Khái niệm Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh biểu hiện bằng thước đo tiền tệ, được tính cho một thời kỳ nhất định. Như vậy, bản chất của chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là: – Những hao phí về các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh gắn liền với mục đích kinh doanh. – Lượng chi phí phụ thuộc vào khối lượng các yếu tố sản xuất đã tiêu hao trong kỳ và giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí. – Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải được đo lường bằng thước đo tiền tệ và được xác định trong một khoảng thời gian xác định. 1.1.1.2. Phân loại Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh cần phải được phân loại theo những tiêu thức thích hợp. 1.1.1.2.1. Phân loại chi phí theo hoạt động và công dụng kinh tế Căn cứ vào mục đích của từng hoạt động trong doanh nghiệp, căn cứ vào công dụng kinh tế của chi phí thì chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành: chi phí hoạt động kinh doanh thông thường và chi phí khác. a) Chi phí hoạt động kinh doanh thông thường: gồm chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí hoạt động tài chớnh.  Chi phí sản xuất kinh doanh: Gồm chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất: + Chi phí sản xuất: là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng tiền. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. + Chi phí ngoài sản xuất: bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. 68  Chi phí hoạt động tài chính: Là những chi phí và các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động về vốn như: Chi phí liên doanh, chi phí đầu tư tài chính, chi phí liên quan cho vay vốn, lỗ liên doanh b) Chi phí khác: Chi phí khác là các chi phí và các khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ bất thường mà doanh nghiệp không thể dự đoán trước được, như: Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tiền phạt do vi phạm hợp đồng, các khoản phạt, truy thu thuế Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được công dụng của từng loại chi phí, từ đó có định hướng phấn đấu hạ thấp chi phí riêng từng loại nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí theo định mức. Ngoài ra kết quả thu được cũn giỳp cho việc phân tích tình hình hoàn thiện kế hoạch giá thành, làm tài liệu tham khảo cho công tác lập định mức chi phí và lập kế hoạch giá thành cho kỳ sau. 1.1.1.2.2. Căn cứ vào nội dung và tính chất kinh tế của chi phí Theo cách phân loại này người ta sắp xếp các chi phí cú cựng nội dung và tính chất kinh tế vào cùng một loại gọi là yếu tố chi phí. Theo chế độ kế toán hiện hành tại Việt Nam, khi quản lý và hạch toán chi phí sản xuất các doanh nghiệp phải theo dõi được chi phí theo năm yếu tố sau: o Chi phí nguyên liệu và vật liệu o Chi phí nhân công o Chi phí khấu hao máy móc thiết bị o Chi phí dịch vụ mua ngoài o Chi phí khác bằng tiền Cách phân loại này cho biết nội dung, kết cấu tỷ trọng từng loại chi phí mà doanh nghiệp sử dụng vào quá trình sản xuất trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Số liệu chi phí sản xuất theo yếu tố là cơ sở để xây dựng các dự toán chi phí sản xuất, xác định nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, xây dựng các kế hoạch về lao động, vật tư, tài sản trong doanh nghiệp. 1.1.1.2.3. Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Theo cách phân loại này chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.  Chi phí sản phẩm: là những khoản chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm hay quá trình mua hàng hóa để bán. Đối với doanh nghiệp sản xuất chi phí sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.  Chi phí thời kỳ: là các chi phí cho hoạt động kinh doanh trong kỳ, không tạo nên giá trị hàng tồn kho – tài sản, bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. 69 1.1.1.2.4. Căn cứ vào công dụng kinh tế của chi phí Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh chia thành các khoản mục chi phí:  Chi phí sản xuất kinh doanh, gồm: + Chi phí vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung  Chi phí ngoài sản xuất, gồm: + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.1.1.2.5. Căn cứ vào khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí Theo cách phõn loại này chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp  Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí, chúng có thể được quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí.  Chi phí gián tiếp: Là các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí khác nhau nên không thể quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí được, mà phải tập hợp theo từng nơi phát sinh chi phí khi chúng phát sinh, sau đó quy nạp cho từng đối tượng theo phương pháp phân bổ gián tiếp. Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách đúng đắn. 1.1.1.2.6. Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh Theo tiêu thức này chi phí sản xuất kinh doanh được chi thành chi phí cơ bản và chi phí chung.  Chi phí cơ bản: là chi phí có liên quan trực tiếp đến quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp  Chi phí chung: là chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý sản xuất có tính chất chung như chi phí quản lý ở các phân xưởng sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp Cách phân loại này có thể giỳp cỏc nhà quản trị doanh nghiệp xác định được phương hướng tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm. 70 1.1.2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm 1.1.2.1. Khái niệm Giá thành sản xuất sản phẩm được xác định bao gồm những chi phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác được dùng để sản xuất hoàn thành một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định. 1.1.2.2. Phân loại 1.1.2.2.1. Phân loại theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành Theo cách phân loại này, giá thành được chia thành 3 loại sau:  Giá thành sản phẩm kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở chi phí kế hoạch và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch. Giá thành sản phẩm kế hoạch bao giờ cũng được tính toán trước khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ.  Giá thành sản phẩm định mức: là giá thành sản phẩm được tớnh trờn cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Định mức được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế – kỹ thuật của từng doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Giá thành sản phẩm định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  Giá thành sản phẩm thực tế: là giá thành sản phẩm được tính toán và xác định trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. 1.1.2.2.2. Phân loại theo phạm vi các chi phí cấu thành Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được phân thành 5 loại:  Giá thành sản xuất toàn bộ: là loại giá thành mà trong đó bao gồm toàn bộ biến phí và định phí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành.  Giá thành sản xuất theo biến phí: là loại giá thành trong đó bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất tính cho sản phẩm hoàn thành.  Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất: là loại giá thành trong đó bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất tính cho sản phẩm sản xuất hoàn thành và một phần định phí sản xuất được phân bổ trên cơ sở mức hoạt động thực tế so với mức hoạt động theo công suất thiết kế.  Giá thành toàn bộ theo biến phí: là loại giá thành sản phẩm trong đó bao gồm toàn bộ biến phí (biến phí sản xuất, biến phí bán hàng, biến phí quản lý doanh nghiệp) tính cho sản phẩm tiêu thụ.  Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: bao gồm giá thành sản xuất và chi phí ngoài giá thành sản xuất tính cho sản phẩm tiêu thụ. 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 71 Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chi phí sản xuất là đầu vào, là nguyên nhân dẫn đến kết quả đầu ra là giá thành sản phẩm. Mặt khỏc,giỏ thành sản xuất được tớnh trờn cơ sở chi phí sản xuất đã được tập hợp. Vì vậy, tiết kiệm được chi phí sẽ hạ được giá thành. Về mặt kế toán, kế toán tập hợp chi phí sản xuất tạo cơ sở số liệu để tính giá thành sản phẩm. Có thể nói, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai bước công việc liên tiếp nhau và gắn bó hữu cơ với nhau. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu giống nhau về chất, đều là hao phí lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất. Nhưng do bộ phận chi phí sản xuất giữa các kỳ không đều nhau nên chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại khác nhau trên hai phương diện: – Về mặt phạm vi: chi phí sản xuất gắn với một thời kỳ nhất định, còn giá thành sản phẩm gắn với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành. – Về mặt lượng: chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau khi có chi phí sản xuất dở dang, thể hiện: Giá thành sản xuất = CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ – CPSX dở dang cuối kỳ Trong trường hợp CPSX dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất. 1.1.4. Ý nghĩa và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 1.1.4.1. Ý nghĩa Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm một cách khoa học, hợp lý và đúng đắn có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm. Việc tổ chức kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp, ở từng bộ phận, từng đối tượng, góp phần tăng cường quản lý tài sản, vật tư lao động, tiền vốn một cách tiết kiệm, có hiệu quả. Mặt khác tạo điều kiện phấn đấu tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Đó là một trong những điều kiện quan trọng tạo cho doanh nghiệp một ưu thế trong cạnh tranh. Mặt khác, giá thành sản phẩm còn là cơ sở để định giá bán sản phẩm, là cơ sở để đánh giá hạch toán kinh tế nội bộ, phân tích chi phí, đồng thời còn là căn cứ để xác định kết quả kinh doanh. Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm với nội dung chủ yếu thuộc kế toán quản trị, cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp. Song nó lại là khâu trung tâm của toàn bộ 72 công tác kế toán ở doanh nghiệp, chi phối đến chất lượng của các phần hành kế toán khác cũng như chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp. 1.1.4.2. Vai trò và nhiệm vụ – Cần nhận thức đúng đắn vị trí vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận kế toán liên quan, trong đó kế toán các yếu tố chi phí là tiền đề cho kế toán chi phí và tính giá thành. – Xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo phương án phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. – Xác định đối tượng tính giá thành và phương pháp tính cho phù hợp. – Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kế toán phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực, chế độ kế toán đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thu nhận – xử lý – hệ thống hóa thông tin về chi phí, giá thành của doanh nghiệp. – Thường xuyên kiểm tra thông tin về kế toán chi phí, giá thành sản phẩm của các bộ phận kế toán liên quan và bộ phận kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. – Tổ chức lập và phân tích các báo cáo kế toán về chi phí, giá thành sản phẩm, cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí, giá thành sản phẩm, giỳp cỏc nhà quản trị doanh nghiệp ra được các quyết định một cách nhanh chóng, phù hợp với quá trình sản xuất – tiêu thụ sản phẩm. 1.2. ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ ĐỐI TƯỢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất theo các phạm vi và giới hạn đó. Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là xác định nơi gây ra chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ ) hoặc đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, đơn đặt hàng ) Tùy thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp có thể là: – Từng sản phõm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng. – Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ sản xuất. – Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp. 1.2.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. 73 Để xác định đối tượng tính giá thành hợp lý cần phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, chu kỳ sản xuất sản phẩm, tính chất của sản phẩm cụ thể và trình độ, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm được xác định là đối tượng tính giá thành. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng thì từng loạt sản phẩm và đơn vị sản phẩm thuộc từng đơn đặt hàng hoàn thành là đối tượng tính giá thành. Doanh nghiệp tổ chức sản xuất khối lượng lớn, mặt hàng ổn định thì đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm, dịch vụ và đơn vị sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm giản đơn thì đối tượng tính giá thành sẽ là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quy trình công nghệ, cũn cỏc doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp thì đối tượng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng và cũng có thể là từng bộ phận, từng chi tiết sản phẩm và sản phẩm đã lắp ráp hoàn thành. 1.2.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành giống nhau về bản chất, đều là những phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất theo đó và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích, kiểm tra chi phí, giá thành sản phẩm. Giữa chỳng cú mối quan hệ chặt chẽ. Việc xác định hợp lý đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là tiền đề, điều kiện để tính giá thành theo các đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp. Tuy vậy, giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm vẫn có sự khác nhau nhất định: – Chi phí sản xuất luôn gắn liền với một thời kỳ phát sinh chi phí, còn giá thành sản phẩm gắn liền với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ sản xuất đã hoàn thành. – Chi phí sản xuất không chỉ liên quan đến sản phẩm lao vụ đã hoàn thành mà còn liên quan đến sản phẩm hỏng, sản phẩm dở dang cuối kỳ, cả những chi phí trích trước nhưng thực tế chưa phát sinh. Giá thành sản phẩm lại liên quan đến sản phẩm dở dang cuối kỳ trước chuyển sang. Trong thực tế, một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể trùng với một đối tượng tính giá thành sản phẩm hoặc một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành sản phẩm và ngược lại. Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm ở một doanh nghiệp cụ thể sẽ quyết định việc lựa chọn phương pháp tính và kỹ thuật tính giá thành của doanh nghiệp đó. 74 Trên thực tế, khi xem xét các loại nửa thành phẩm tự chế, các sản phẩm, một chi tiết sản phẩm có là đối tượng tính giá thành hay không cần cân nhắc đến các mặt như chu kỳ sản xuất sản phẩm dài hay ngắn, nửa thành phẩm tự chế có phải là hàng hóa hay không để xác định cho phù hợp. 1.3. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP * Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Tùy theo từng loại chi phí và điều kiện cụ thể, kế toán sẽ áp dụng các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất một cách thích hợp. Thông thường tại các doanh nghiệp hiện nay có hai phương pháp tập hợp chi phí như sau:  Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất riêng biệt. Do đó có thể căn cứ vào chứng từ ban đầu để hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng riêng biệt.  Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, không tổ chức ghi chép ban đầu chi phí sản xuất phát sinh riêng cho từng đối tượng được. Trong trường hợp này, phải tập hợp chi phí sản xuất phát sinh chung cho nhiều đối tượng theo từng nơi phát sinh chi phí. Sau đó lựa chọn tiêu thức phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng chịu chi phí. Mức phân bổ cho từng đối tượng: Ci = Ti ì H Trong đó: Ci là chi phí phân bổ cho đối tượng i Ti là đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i H là hệ số phân bổ H = Tổng chi phí cần phân bổ Tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ 1.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu,… sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ. Chi phí NVL trực tiếp thường chiểm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp. Chi phí NVL trực tiếp 75 [...]... THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV VẬT LIỆU CHỊU LỬA SAO ĐỎ 2.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CễNG TY TNHH MTV VẬT LIỆU CHỊU LỬA SAO ĐỎ *Tên công ty Công ty TNHH MTV Vật liệu chịu lửa Sao Đỏ * Trụ sở Công ty Thôn Chi Ngãi – P Cộng Hòa – TX Chí Linh – Tỉnh Hải Dương Điện thoại: 0320 3884 656 Fax: 0320 3884 657 * Người đại diện theo pháp luật: Giám đốc: Hoàng... KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Nhập số liệu hằng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chi u, kiểm tra 1.7 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 94 TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG KẾ TOÁN MÁY 1.7.1 Chức năng, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán Để tổ chức tốt kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu... nộp 1.3.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất Chi phí sản xuất chung bao gồm: o Chi phí nhân viên phân xưởng o Chi phí vật liệu o Chi phí dụng cụ sản xuất o Chi phí khấu hao TSCĐ 78 o Chi phí dich vụ mua ngoài o Chi phí khác bằng tiền Chi phí sản xuất thường... giá sản phẩm dở khoa học, hợp lý để xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác 1.7.2 Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán – Việc tập hợp chi phí sản xuất hoàn thành do máy tự nhận dữ liệu từ các bộ phận liên quan và tự máy tính toán, phân bổ chi phí sản xuất. .. ĐOẠN n Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nửa thành phẩm GĐ 1 chuyển sang Chi phí nửa thành phẩm GĐ n-1 chuyển sang + + + Chi phí khác giai đoạn 1 Chi phí khác giai đoạn 2 Chi phí khác giai đoạn n Giá thành nửa thành phẩm GĐ 1 Giá thành nửa thành phẩm GĐ 2 Giá thành thành phẩm Trước hết, kế toán căn cứ vào chi phí sản xuất của giai đoạn đầu tiên để tính giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn 1:... kỳ theo chi phí thực tế Kế toán sử dụng TK 627 – Chi phí sản xuất chung, để kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung Kết cấu tài khoản này như sau: Bên Nợ: – Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ Bên Có: – Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung (nếu có) – Chi phí sản xuất chung được phân bổ, kết chuyển vào chi phí chế biến cho các đối tượng chịu chi phí – Chi phí sản xuất chung... phân bổ chi phí nhân công trực tiếp là: Chi phí tiền 77 lương định mức (hoặc kế hoạch), giờ công định mức, giờ công thực tế, khối lượng sản phẩm sản xuất ra… Để kế toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Kết cấu TK này như sau: Bên Nợ: – Chi phí NCTT tham gia quá trình sản xuất sản phẩm Bên Có: – Kết chuyển chi phí NCTT để tính giá thành sản phẩm – Kết chuyển... hợp chi phí sản xuất cuối kỳ, tính giá thành sản phẩm được thực hiện trên TK 631 – Giá thành sản xuất TK 154 chỉ sử dụng để phản ánh và theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ và cuối kỳ Kết cấu tài khoản 631 như sau: Bên Nợ: – Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ 81 – Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Bên Có: – Các khoản giảm chi phí sản xuất – Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ – Giá thành. .. xuất chung, tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp… Việc tính toán xác định chi phí sản xuất chung tính vào chi phí chế biến sản phẩm còn phải căn cứ vào mức công suất hoạt động thực tế của phân xưởng: + Chi phí sản xuất chung cố định: Được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất + Chi phí sản xuất chung biến... Bên Có: – Giá trị phế liệu thu hồi (nếu có) – Các khoản giảm chi phí sản xuất trong kỳ – Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm, lao vụ… hoàn thành – Giá thành thực tế vật liệu thuê ngoài chế biến, tự chế biến hoàn thành Số dư bên Nợ: – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – Chi phí thuê ngoài chế biến hoặc tự chế vật tư chưa hoàn thành Sơ đồ 1.4 Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo . về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Vật liệu chịu lửa Sao Đỏ Chương 3: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại. kế toán chi phí, giá thành sản phẩm của các bộ phận kế toán liên quan và bộ phận kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. – Tổ chức lập và phân tích các báo cáo kế toán về chi phí, giá thành. để tính giá thành sản phẩm. Có thể nói, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai bước công việc liên tiếp nhau và gắn bó hữu cơ với nhau. Chi phí sản xuất và giá thành

Ngày đăng: 28/05/2015, 14:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • STT

  • TK

  • TK 334

  • TK 338 – Phải trả, phải nộp

  • Đối tượng phân bổ

  • KPCĐ 2%

  • BHXH 16%

  • BHYT 3%

  • BHTN 1%

  • Cộng có 338

  • I

  • Lương sản phẩmTK 622

  • 313 816 200

  • 6 276 324

  • 34 333 364

  • 6 437 504

  • 2 145 839

  • 49 193 031

  • 1

  • Gạch chịu lửa cao nhôm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan