1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần PYMEPHARCO

68 166 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 859 KB

Nội dung

chiến lược về sản phẩm đó là “Nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, nhưng vẫn đảmbảo lợi nhuận cho công ty” là một chiến lược có ý nghĩa hết sức thiết thực và khả thi đối vớicác do

Trang 1

MỤC LỤC

 

 LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PYMEPHARCO 1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty 3

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 4

1.2.1 Chức năng 4

1.2.2 Nhiệm vụ 4

1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại công ty 4

1.3.1 Quy mô hoạt động 4

1.3.2 Mạng lưới kinh doanh tại công ty 4

1.3.3 Vấn đề phân cấp quản lý tại công ty 5

1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 5

1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 5

1.4.2 Nhiệm vụ, chức năng các phòng ban 6

1.4.3 Sơ đồ quá trình sản xuất và quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm 8

1.5 Tổ chức kế toán tại công ty 10

1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán 10

1.5.2 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty 12

1.5.3 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty 13

1.6 Phương hướng hoạt động của công ty 13

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 2.1 Những vấn đề chung 14

2.1.1 Sự cần thiết của công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm 14

2.1.2 Khái Niệm 14

2.1.3 Phân loại 15

2.1.3.1 Phân loại chi phí sản xuất 15

2.1.3.2 Phân loại giá thành 16

2.1.4 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành 16

2.4.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 16

2.4.2 Đối tượng tính giá thành Sp 17

2.1.5 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm 17

2.1.6 Kì tính giá thành sản phẩm 21

2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 21

2.5.1 .Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 21

Trang 2

2.5.1 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 22

2.5.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 22

2.3 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 23

2.6.1 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng tính giá thành 23 2.6.2 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng tính giá thành 23

2.6.3 Phân bổ chi phí SXC cho từng đối tượng tính giá thành 23

2.4 Kế toán tính giá thành sp 23

2.4.1 Đánh giá và điều chỉnh các khoản giảm giá thành 23

2.4.2 Đánh giá sp dở dang cuối kì 24

2.4.3 Kế toán tính giá thành sản phẩm 24

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY DƯỢC VÀ VẬT TƯ Y TẾ PHÚ YÊN 3.1 Đặc điểm công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty dược và vật tư y tế Phú Yên 26

3.1.1 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty 26

3.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm tại công ty 27

3.1.3 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 28

3.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty 28

3.2.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 28

3.2.1.1 Thủ tục chứng từ 28

3.2.1.2 Tài khoản sử dụng 30

3.2.1.3 Trình tự kế toán 31

3.2.1.4 Sổ sách kế toán 32

3.2.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 34

3.2.2.1 Thủ tục chứng từ 34

3.2.2.2 Tài khoản sử dụng 38

3.2.2.3 Trình tự kế toán 38

3.2.2.4 Sổ sách kế toán 41

3.2.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 42

3.2.3.1 Thủ tục chứng từ 42

3.2.3.2 Tài khoản sử dụng 46

3.2.3.3 Trình tự kế toán 46

3.2.3.4 Sổ sách kế toán 53

3.3 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 55

3.3.1 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất tại công ty 55 3.3.1.1 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng tính giá thành 55

Trang 3

3.3.1.2 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng tính giá thành 56

3.3.1.3 Phân bổ chi phí SXC cho từng đối tượng tính giá thành 56

3.3.2 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì tại công ty 56

3.3.3 Kế toán tính giá thành sản phẩm tại công ty 58

CHƯƠNG 4 NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PYMEPHARCO 4.1 Nhận xét 60

4.1.1 Ưu điểm 60

4.1.2 Những vấn đề còn tồn tại 61

4.2 kiến nghị 62

KẾT LUẬN 67

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT - 

 Từ viết tắt Nội dung từ viết tắt

CP NVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Trang 4

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

- 

 Danh sách Trang  SƠ ĐỒ 1 Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty cổ phần PYMEPHARCO 6

2 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 9

3 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty 11

4 Sơ đồ 1.4: sơ đồ trình tự ghi sổ 12

5 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 25

 BẢNG BIỂU 1 Bảng 2.1: Thẻ tính giá thành sản phẩm 25

2 Bảng 3.1: Mẫu phiếu xuất kho công ty cổ phần PYMEPHARCO 30

3 Bảng 3.2: Sổ chi tiết 33

4 Bảng 3.3: Sổ cái 34

5 Bảng 3.3: Bảng chấm công 36

6 Bảng 3.4: Bảng thanh toán tiền lương 36

7 Bảng 3.5: Bảng phân bổ chi phí 40

8 Bảng 3.6: Mẫu phiếu chi 44

9 Bảng 3.7: Sổ chi phí sản xuất chung 48

10 Bảng 3.8: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất 55

11 Bảng 4.1: Mẫu phiếu lĩnh định mức vật tư 63

LỜI MỞ ĐẦU - 

 Kế toán là một trong những công cụ thực tiễn nhất trong quản lý kinh tế Mỗi nhà quản lý, mỗi nhà đầu tư hay một cơ sở kinh doanh cần dựa vào thông tin kế toán

để biết tình hình tài chính và kết quả kinh doanh Thông tin về thị trường, về chi phí

Trang 5

sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp xácđịnh được giá bán hợp lý, tìm ra cơ cấu sản phẩm tối ưu vừa tận dụng năng lực sảnxuất hiện có vừa mang lại lợi nhuận cao Công cụ để thực hiện tất cả phải là kế toán

và trọng tâm là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Nhận thức đượcvai trò quan trọng đó, tổ chức công tác hạch toán nói chung và hạch toán chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng luôn được các nhà doanh nghiệp quan tâmhàng đầu

Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ,trình độ quản lý khác nhau Việc tổ chức kế toán hợp lý và chính xác chi phí sảnxuất, tính đúng tính đủ giá thành, kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của chi phí phát sinhtrong sản xuất góp phần quản lý tài sản, vật tư, lao động, vốn, tiết kiệm có hiệu quả

Từ đó phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm tạo điều kiệncạnh tranh với những sản phẩm khác

Hơn nữa, tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm còn có một ý nghĩa quan trọng Nó chi phối đến chất lượng công tác kếtoán, chất lượng hiệu quả của công tác quản lý kinh tế tài chính Bởi lẽ việc tổ chứchạch toán chi phí và giá thành sản phẩm chính là việc thiết lập một hệ thống thông tin

về chi phí và giá thành cho các nhà điều hành sản xuất Từ đó đưa ra quyết định phùhợp để sản xuất sản phẩm có hiệu quả

Công ty Cổ phần PYMEPHARCO là đơn vị chuyên sản xuất và kinh doanhthuốc chữa bệnh phục vụ cho cơ sở y tế và nhân dân trong cộng đồng Việc cung cấpđầy đủ nhu cầu về thuốc chữa bệnh có chất lượng cao cho nhân dân là công việc cótầm quan trọng trong chương trình thực hiện chiến lược của Đảng và Nhà nước vềchăm sóc sức khoẻ của con người Vì vậy, trước những đòi hỏi lớn lao của đất nướcnói chung và tỉnh Phú Yên nói riêng, Công ty Cổ phần PYMEPHARCO luôn ý thứcđược trách nhiệm của mình, không ngừng nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện trong quátrình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Xuất phát từ tầm quan trọng của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm, em quyết định nghiên cứu đề tài:

“ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần PYMEPHARCO”

Trong báo cáo thực tập tốt nghiệp này ngoài phần mở đầu và kết luận nội dunggồm 4 chương chính:

Chương 1: Giới thiệu về Công ty Cổ phần PYMEPHARCO.

Chương 2: Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản

phẩm trong các doanh nghiệp

Chương 3: Thực trạng công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần PYMEPHARCO

Trang 6

Chương 4 : Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế

toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PYMEPHARCO

1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty

 Tên chính của công ty: Công ty cổ phần PYMEPHACO

 Tên giao dịch quốc tế: PYMEPHACO

Trang 7

Công ty cổ phần PYMEPHACO được thành lập từ cổ phần hóa công ty Dược và Vật

tư y tế Phú Yên trước nay Sau khi nhà nước có quyết định chính thức tách tỉnh Phú Khánh thành 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa vào tháng 7/1989 Cũng như các công ty khác, công ty cổ phần PYMEPHACO được UBND tỉnh Phú Yên cho phép thành lập theo quyết định số 49A/QĐ-UB ngày 23/7/1989 Với chức năng nhiệm vụ kinh doanh tổ chức và cung cấp thuốc và trang thiết bị y tế, nuôi trồng thu mua và nghiên cứu dược liệu

Sau khi tách tỉnh ngành y tế Phú Yên phải chịu một thiệt thòi rất lớn Mọi cơ sở hầu như không được chia, đội ngũ cán bộ công ty chiếm một tỷ trọng rất nhỏ và hầu như là phải bắt đầu lại từ đầu Lúc mới thành lập công ty chỉ gồm có 4 người, tài sản hầu như không có gì, công ty được sở y tế cho mượn một căn nhà trước đây là khu tập thề dành cho cán bộ của ngành mới được chuyển về từ Nha Trang, văn phòng làm việc với diện tích 120 m2 Đến cuối năm 1989, công ty mới được UBND tỉnh cấp vốn lưu động để phục vụ cho hoạt động kinh doanh là 50 triệu đồng Nếu so cùng với thời điểm này thì nền kinh doanh của các công ty Dược vùng Tây Nam Bộ bình quân khoảng 200 triệu đồng Và công ty dược miền Trung thì công ty thấp nhất cũng từ 700-800 triệu đồng Các công ty lớn thì khoảng 1.500 triệu đồng

Qua hợn một năm hoạt động, công ty đã dành những thành công bước đầu Các công

ty lớn Tp HCM đã biết được tên tuổi của công ty Cổ Phần PYMEPHACO Thông qua mối quan hệ bước đầu của Công ty đã tạo được lòng tin và nhận được sự tài trợ ban đầu

về vốn của công ty bằng hình thức bán chịu Do đó doanh số của Công ty từng bước tănglên và đã gây được sự chú ý của các cấp lãnh đạo Ngày 21/9/1993, Công ty đã được bộ thương mại cấp giấy phép số 30991014/GP cho phép kinh doanh xuất khâu trực tiếp các mặt hàng thuốc tân dược và trang thiết bị y tế trở thành công ty lớn trong cả nước

Tính đến 1998 quy mô hoạt động của công ty tăng lên đáng kể, phạm vi hoạt động của công ty không ngừng mở rộng ra phạm vi toàn quốc và còn vươn ra quan hệ với nhiều nước trên thế giới như: Ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên, Thái Lan, Pháp…

Tháng 10/2003, Nhà máy dược phẩm PYMEPHACO đạt tiêu chuẩn GMP-ASEAN phòng kiểm nghiệp thuốc đạt tiêu chuẩn GLP chính thức đi vào hoạt động

Ngày 10/02/2006 UBND tỉnh Phú Yên ra quyết định 242/QĐ-UBND v/v phê duyệt phương án và chuyển công ty Dược và Vật Tư Y Tế Phú Yên thành công ty Cổ phần PYMEPHACO

Giấy chứng nhận ĐKKD số: 3603000168 do sở kế hoạch Đầu tư tỉnh Phú Yên cấp ngày 03/5/2006

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty.

1.2.1 Chức năng:

Trang 8

Công ty Cổ phần PYMEPHACO là một đợn vị kinh doanh chủ yếu là mua bán thuốc

và trang thiết bị y tế phục vụ cho xã hội dân sinh Nguồn vốn của công ty chủ yếu là nguồn vốn ngân sách cấp

1.2.2 Nhiệm vụ:

 Sản xuất thuốc tân dược

 Kinh doanh các loại thuốc tân dược, hóa chất và trang thiết bị y tế

 Xuất khẩu trực tiếp: Thuốc tân dược, hóa chất và trang thiết bị ty tế, nguyên liệu sản xuất thuốc, mỹ phẩm

 Ngoài ra công ty còn bảo dưỡng, sữa chữa thường xuyên và định kỳ tất cả các thiết bị y tế trong toàn tỉnh

1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại công ty

1.3.1 Quy mô hoạt động:

 Công ty hoạt động dựa trên nguồn vốn chủ yếu là vốn ngân sách nhà nước

 Công ty được quyền tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, hạch toán báo cáo sổ

 Được quyền ký kết các hợp đồng kinh tế đồng thời chịu trách nhiệm về nội dung kinhdoanh đã dăng ký

 Công ty được phép xuất nhập khẩu với các nước trên thế giới

1.3.2 Mạng lưới kinh doanh tại công ty

Hiện nay công ty có 11 các cửa hàng đóng trên địa bàn toàn tỉnh Phú Yên:

 Quầy 178 Trần Hưng Đạo

 Quầy 163-165 Trần Hưng Đạo

 Quầy 245 Trần Hưng Đạo

 Quầy bệnh viện bán lẻ

 Quầy Đông Hòa, quầy Tây Hòa

 Quầy Lê Quý Đôn,

 Quầy Da Liễu

 Quầy Sông Hinh

 Quầy Sơn Hòa

 Quầy Bệnh Viện Thành Phố

 7 Nhà thuốc bệnh viện các huyện trong tỉnh

Ngoài ra công ty còn có 5 chi nhánh đặt tại TP HCM, Cần Thơ, Nha Trang, An Giang, Hà Nội và hơn 273 đại lý, đại lý phân phối phủ khắp các tỉnh thành toàn quốc

1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Một cơ cấu tổ chức quản lý nhận sự tốt là cơ cấu gọn nhẹ trong đó cán bộ nhân viên làm việc hết sức năng động và điều quan trọng là cán bộ CNV đó phải bố trí sao cho phù hợp trình độ năng lực họ Vì vậy công ty cổ phần PYMEPHACO đã cố gắng hoàn thiện

Trang 9

công tác xếp đặt công việc cho từng cá nhân, từng bộ phận với cơ cấu gọn gàng hợp lý

Được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty cổ phần PYMEPHARCO

Ghi chú: Quan hệ chức năng

Quan hệ trực tiếp

1.4.2 Nhiệm vụ, chức năng các phòng ban

 Đại hội cổ đông: Là cơ quan có quyền lực cao nhất của công ty, bao gồm tất cả cổ

đông có quyền biểu quyết và người được cổ đông ủy quyền

 Hội đồng quản trị:

+ Do đại hội cổ đông bầu ra

+Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, quản trị công ty cả hai kỳ đại hội

CHỦ TỊCH HĐQTKIÊM TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐCTHƯỞNG TRỰC( Trưởng phòng)

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐCSẢN XUẤT( Trưởng phòng)

CHINHÁNH( Trưởng

PHÒNG KẾTOÁN TC( Trưởng

PHÒNGPTTT( Trưởng

PHÒNG

KINH

DOANH

NHÀMÁYDƯỢCPHẨM

PHÒNGTHIẾT BỊ

CƠ ĐIỆN

PHÒNG NGHIÊNCỨU PT

Khohàng(c.ty)

PhòngTrìnhdược

Cácphânxưởngsảnxuất

Bộphậnsửachữabảo trì

CHvật tưthiết

bị y tế

CNAnGiang

CN TP

Hồ Chí Minh

CNHàNội

CNNha Trang

Trang 10

+ Là người đại diện cho nhà nước ( chủ tich hội đồng quản trị UBND tỉnh ủy quyền đại diện cho phẩn góp vốn 51% ), vừa là người đại diện cho tập thể cán bộ công nhân viên công ty.

+ Tông giám đốc có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh trưởng, phó phòng công ty

+ Dưới quyền kiểm soát của phó tổng giám đốcc kinh doanh

+ Thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho lãnh đạo như: tìm kiếm khách hàng, nghiên cứu và tìm hiểu thị trường nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ

 Phòng nghiên cứu phát triển:

+ Thực hiện việc nghiên cứu sản phẩm mới

+ Thực hiện sản xuất và kiểm nghiệm sản phẩm mới

Trang 11

+ Chịu trách nhiệm tham mưu cho tổng giám đốc về các vấn đề như tuyển dụng, thôi việc cũng như các chế độ khác của người lao động.

+ Tổ chức các đợt thi nâng cao tay nghề, lập kế hoạch về đào tạo, quản lý giờ công,ngày công của người lao động

+ Tổ chức các đợt hội nghị khách hàng, lo công tác hậu cần phục vụ hội nghị

 Các chi nhánh:

+ Là đơn vị trực thuộc của công ty

+ Chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm vào thị trường thuộc khu vực quản lý của mình

+ Kinh doanh theo kế hoạch của công ty giao và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc công ty về quá trình hoạt động cũng như kết quả kinh doanh của đơn vị mình

+ Đồng thời cung cấp thông tin nguồn hàng giá cả để phục vụ cho hệ thống bán lẻ tại Phú Yên

 Nhà máy dược phẩm: có nhiệm vụ trực tiếp sản xuất sản phẩm.

1.4.3 Sơ đồ quá trình sản xuất và quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm

 Sơ đồ quá trình sản xuất

Nguyên

Cấp phátKhu tiếp nhậnCân chia mẻ

dược

Trang 12

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

 Quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm

Nguyên vật liệu mua về được đưa vào phòng tiếp nhận nguyên vật liệu và được làmsạch bao bì bên ngoài bằng dẻ sạch hoặc máy hút bụi, sau đó được đưa vào kho biệt trữnguyên liệu Nguyên liệu trữ được dán nhãn “biệt trữ” màu vàng và chờ lấy mẫu kiểmnghiệm, trong kho biệt trữ được bố trí một lấy mẫu lọc với hiệu suất 95% để đảm bảokhi lấy mẫu không bị ô nhiễm nguyên liệu Những thùng lấy mẫu đã lấy mẫu được ngườilấy mấu dán nhãn “ thùng nguyên liệu đã được lấy mẫu” và được chuyển trả lại khu biệttrữ Sau khi có kết quả kiểm nghiệm và được đưa vào sản xuất, thùng nguyên liệu đượcdán nhãn màu xanh “ đạt tiêu chuẩn” rồi chuyển sang kho nguyên liệu chờ cấp phát Từđây nguyên liệu được cấp phát theo từng lệnh sản xuất Nguyên liệu từ kho được đưa vềxưởng trong những xe vận chuyển dạng thùng kín Từ xe thùng nguyên vật liệu đượcđưa vào chốt gió, tại đây thùng nguyên vật liệu được thay bao bì ngoài, sau đó đưa vào

Trộn nhàoXát, hạt lướiSấy tầng sôiSửa hạt khôTrộn tá dượcBiệt trữ

Kiểm

Cốm DTCĐập viên

Vô nangThành phẩm

Trang 13

kho nguyên vật liệu và phòng cân chia mẻ chế biến Từ phòng cân chia mẻ nguyên vậtliệu được chuyển đến các phòng pha chế trong các xe dạng thùng kín.

Đường đi của các sản phẩm trung gian, bán thành phẩm: Sản phẩm trung gian là

cốm hoặc bột sau khi đã trộn tá dược trơn, cốm được chuyển vào kho cốm trong khu biệttrữ, dán nhãn “ biệt trữ chờ kiểm nghiệm” thanh tra chất lượng lấy mẫu về phòng kiểmnghiệm chất lượng Khi đã có quyết định “ cốm đạt tiêu chuẩn cho phép” thì cho phépđưa vào sản xuất tiếp, thanh tra chất lượng tháo bỏ nhãn “biệt trữ” và dán vào nhãn “đạttiêu chuẩn” chuyển sang xếp vào khu sản xuất đạt tiêu chuẩn trước khi chuyển đi đóngnang hoặc dập viên

Sản phẩm trung gian và sản phẩm chờ đóng gói là viên sau khi dập hoặc đóngnang Tấc cả sản phẩm chuyển công đoạn thì bỏ nhãn “ biệt trữ chờ kiểm nghiệm” Saukhi có quýet định cho phép chuyển công đoạn thì bỏ nhãn “biệt trữ” sán nhãn đạt tiêuchuẩn Viên đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa đi ép vỉ bấm, vỉ xẻ, đóng chai Viên sau khi ép

vỉ, đóng chai sẽ theo băng chuyền đi thẳng ra khu đóng gói cấp hai Nếu viên bao filmhoặc bao đường thì sau đó được đưa trở lại kho bảo quản biệt trữ Khi đã được kiểm soátchất lượng kiểm tra và chấp nhận cho chuyển công đoạn thì sẽ chuyển thay nhãn tìnhtrạng và được chuyển ép vỉ hoặc đóng chai

Đường đi của thành phẩm: thành phẩm sau khi được đóng gói hoàn chỉnh sắp xếp

ở kho biệt trữ thành phẩm và dán nhãn “biệt trữ” chờ khi có quyết định kiểm tra chấtlượng cho phép xuất xưởng thì mới giao về tổng kho

1.5 Tổ chức kế toán tại công ty

1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán.

Công ty cổ phần PYMEPHACO áp dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán dưới dạng vừa tập trung vừa phân tán Theo hình thức tổ chức bộ máy kế toán này, ở đơn vị cấp trên lập phòng kế toán trung tâm còn đơn vị kế toán cấp cơ sở thì không tổ chức kế toán riêng mà bố trí kế toán làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ kế toán ban đầu để định kỳ chuyển chứng từ về phòng kế toán trung tâm

Hình thức tổ chức công tác kế toán này thích hợp với các doanh nghiệp lớn có nhiều đơn vị kế toán cấp cơ sở mà cấp độ phân cấp quản lý kinh tế khác nhau, quy mô trình độ cán bộ quản lý khác nhau, địa bàn hoạt động, vừa tập trung, vừa phân tán.Công ty có phạm vi tương đối rộng và nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau Vì thế công tác kế toán được phân ra làm nhiều khâu Bộ máy kế toán phải tổ chức nhiều bộ phận để thực hiện các khâu đó

 Hoạt động của bộ phận kế toán được biểu diễn qua sơ đồ sau:

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY

Kế toán trưởng( Trưởng phòng)

Trang 14

Ghi chú: Quan hệ trực tiếp

Quan hệ đối chiếu

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Chức năng và nhiệm vụ của kế toán:

Kế toán trưởng: có trách nhiệm tổ chức công tác kế toán tại công ty Chịu

trách nhiệm trước công ty về hoạt động của nhân viên kế toán Chỉ đạo việc lập báocáo kế toán thống kê và quyết toán tổ chức phân tích hoạt động sản xuất kinh

doanh, củng cố và hoàn thiện công tác hạch toán kế toán

Kế toán tổng hợp: có trách nhiệm hạch toán tổng hợp toàn bộ nghiệp vụ kinh

tế phát sinh trên cơ sở tài khoản nhân viên kế toán thống kê cung cấp cuối quý lập báo cáo tài chính

Kế toán thanh toán: theo dõi tình hình vòng quay của vốn và khả năng thanh

toán của công ty

Kế toán tiền lương: theo dõi và phản ánh tình hình về số lượng lao động, tiền

lương và BHXH phải trả cho cán bộ công nhân viên và phân bổ đối tượng chi phí

Kế toán vật tư, TSCĐ: theo dõi tình hình nhập – xuất vật tư, tăng giảm TSCĐ

và công cụ dụng cụ Đồng thời tính toán, phân bổ chính xác vật tư, khấu hao

TSCĐ

Kế toán ngân hàng: mở L/C nhập hàng, vay trả các đơn vị trong nước, theo

dõi chứng từ hàng hóa nhập khẩu

Thủ quỹ: có nhiệm vụ thu- chi tiền mặt, quản lý tiền mặt, ngân phiếu ghi chép

sổ quỹ, báo cáo sổ quỹ hàng tháng

Kế toán CPSX, tính giá thành SP: có nhiệm vụ theo dõi các chi phí sản xuất

để cuối tháng, cuối quý, cuối năm tiến hành tính giá thành sản phẩm của công ty

1.5.2 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty

Kế toán NH vàcác khoản đầt

tư TC

Kế toán tổng hợp( phó phòng)

Trang 15

 Công ty tổ chức sổ kế toán theo hình thức “ chứng từ ghi sổ” hoạt động của bộ phận

kế toán được biểu hiện qua sơ đồ sau:

SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN

Ghi chú: Quan hệ trực tiếp

Quan hệ đối chiếu

bổ sung như: phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn GTGT với thuế suất 5%, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, hợp đồng mua…

 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản:

Công ty cổ phần PYMEPHACO sử dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo số QĐ số 15/2006 –BTC ngày 20/3/2006 của bộ tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp

1.5.3 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty

Dựa theo chế độ kế toán hiện hành, công ty đưa ra các chính sách kế toán như sau:

- Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên đối với hàng tồn kho

- Áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Sổ đăng kí

Chứng từ ghi sổ

Bảng tổng hợpChứng từ gốc

Chi tiết

Báo cáo tài chính

Trang 16

- Đánh giá hàng tồn kho theo giá gốc.

- Tính giá hàng xuất khẩu theo giá thực tế bình quân một lần cuối tháng

- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/10 đến ngày 21/12 hàng năm

- Đơn vị tiền tệ mà công ty sử dụng trong ghi chép kế toán là VNĐ, nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền khác: quy đổi theo tỷ giá nhận hàng tại thời điểm công bố, cuối kỳ tính chênh lệch tỷ giá

1.6 Phương hướng hoạt động của công ty.

Nhằm tạo được thế mạnh của mình trên thị trường, công ty đã đề ra phương hướng hoạtđộng cho thời gian tới:

-Tiếp tục ổn định, đẩy mạnh sản xuất đi đôi với việc nâng cao chất lượng sản phẩm cảitiến mẫu mã

- Mở rộng quy mô sản xuất nhằm giải quyết công ăn việc làm cho người lao động đang

bị thất nghiệp

- Tìm nguồn nguyên liệu ổn định, mở rộng nghành nghề kinh doanh

- Đẩy mạnh công tác hạ thấp giá thành sản phẩm để cạnh tranh với các đơn vị cùngnghành

- Tìm các biện pháp nâng cao năng xuất lao động để doanh lợi ngày càng cao.[4]

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH

SẢN PHẨM.

2.1 Những vấn đề chung

2.1.1 Sự cần thiết của công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được coi là một chỉ tiêu kinh tế vĩnh viễn và không thể thiếu đối với tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Đểphân tích đánh giá được kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình thì kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải tính toán được hao phí

mà doanh nghiệp bỏ ra

Bởi lẽ tầm quan trọng của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp sản xuất như vậy nên trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất vàgiá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế hết sức quan trọng phản ánh chất lượng hoạt độngsản xuất của doanh nghiệp Nhưng để phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, thì đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm

Trong xu thế phát triển hiện nay của nước ta, với việc nước ta là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO Các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt và cạnh tranh với những tập đoàn, công ty lớn thì doanh nghiệp trong nước chúng ta phải đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lý và có hiệu quả Trong những chiến lược kinh doanh đó thì

Trang 17

chiến lược về sản phẩm đó là “Nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, nhưng vẫn đảmbảo lợi nhuận cho công ty” là một chiến lược có ý nghĩa hết sức thiết thực và khả thi đối vớicác doanh nghiệp nước ta hiện nay.

Vì sự phát triển của đất nước nói chung, và sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước nói riêng thì đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực hết mình về mọi mặt trong công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, được theo dõi một cách đầy đủ chính xác, kịp thời để giúp cho ban lãnh đạo công ty: phân tích, đánh giá chính xác về tình hình hao tốn về vật tư lao động, tiền vốn, từ đó đề xuất các chiến lược kinh doanh hợp lý, đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp

2.1.2 Khái Niệm:

Chi phí sản xuất: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các hao phí vế lao động sống và lao

động vật hoá phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Giá thành: là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chất lượng toàn bộ hoạt động sản xuất

kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính tại doanh nghiệp

2.1.3 Phân loại:

2.1.3.1 Phân loại chi phí sản xuất.

Phân loại theo tính chất, nội dung kinh tế:

Cách phân loại này căn cứ vào các chi phí có cùng tính chất kinh tế( nội dung kinhtế) để phân loại , không phân biệt chi phí phát sinh ở đâu, cho hoạt động sản xuất kinhdoanh nào.Cách phân loại này cho biết được tổng chi phí bỏ ra ban đầu để làm căn cứ lập kếhoạch và kiểm soát chi phí theo yếu tố…

Toàn bộ chi phí được chia thành các yếu tố sau:

- Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm giá trị vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng công cụ mua

ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh trừ vật liệu dùng không hết trả lại kho hoặc chuyển kỳ sau

- Tiền lương phải trả công nhân viên: là tiền lương chính, lương phụ, các khoản trích theo

lương ( BHXH, BHYT, KPCĐ) và các khoản phải trả khác cho công nhân viên chức trong kỳ

- Khấu hao tài sản cố định: là phần giá trị hao mòn của tài sản cố định chuyển dịch vào chi

phí sản xuất kinh doanh trong kỳ

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các khoản tiền điện , nước , tiền điện thoại , thuê nhà mặt

bằng ,phương tiện vận tải phục vụ cho sản xuất sản phẩm trong kỳ

- Chi phí khác bằng tiền : là những chi phí sản xuất kinh doanh khác chua được phản ảnh

trong các chi phí trên nhưng đã chi bằng tiền như chi phí tiếp khách, hội nghị

Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động: toàn bộ chi phí được chia làm

2 loại: chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất

Trang 18

Chi phí sản xuất: toàn bộ chi phí liên quan đến viêc chế tạo sản phẩm hoặc dịch vụ trong

một thời kỳ nhất định

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : bao gồm toàn bộ những chi phí nguyên vật liệu chủ

yếu tạo thành thực thể của sản phẩm như dược liệu trong ngành dược sản xuất ra các loạithuốc, sợi trong sản xuất vải … trong quá trình sản xuất sản phẩm còn phát sinh nguyên vậtliệu phụ, nó kết hợp với nguyên vật liệu chính trực tiếp tạo ra sản phẩm làm tăng chất lượnghoặc tạo ra màu sắc, mùi vị cho sản phẩm, hoặc rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm như cácchất phụ gia , bột màu ,hương liệu …Chi phí nguyên vật liệu trưucj tiếp được hạch toán trựctiếp vào đối tượng chịu chi phí

Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản bảo

hiểm, và các khoản phải trả khác cho công nhân viên Chi phí nhân công trực tiếp đượchạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí

Chi phí sản xuất chung: là những chi phí để sản xuất ra sản phẩm, nhưng không kể đến

hai loại chi phí trên Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chiphí nhân công gián tiếp, chi phí khấu h sử dụng trong sản xuất và quản lý sản xuất, chi phísữa chữa bảo trì , chi phí quản lý phân xưởng…

Trong 3 chi phí này thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , chi phí nhân công đượchạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí , đối với chi phí sản xuất chung thì ta thườngtập hợp và phân bổ theo tiêu thức nhất định như tiền lương , chi phí nguyên vật liệu chính

Chi phí ngoài sản xuất:

Chi phí bán hàng: là toàn bộ những chi phí phát sinh cần thiết để tiêu thụ sản phẩm,

hàng hóa và những chi phí liên quan đến dự trữ, bảo quản sản phẩm, hàng hóa

Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ những chi phí chi ra cho việc tổ chức và quản

lý trong toàn doanh nghiệp.[1,24-29]

2.1.3.2 Phân loại giá thành [1,47-50]

 Theo thời điểm tính giá thành, giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại:

Giá thành kế hoạch:là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho

tổng sản phẩm kế hoạch dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch

Giá thành định mức: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho

1 đơn vị sản phẩm dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch

Giá thành thực tế: là giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành việc chế tạo sản

phẩm trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh và kết quả sản xuất kinh doanh thực tế đạt được

Theo nội dung cấu thành,giá thành sản phẩm được chia làm 2 loại:

Giá thành sản xuất: là toàn bộ chi phí sản xuất có liên quan đến khối lượng công việc, sản

phẩm hoàn thành.Giá thành sản xuất gồm 3 khoản mục chi phí:

 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Trang 19

 Chi phí nhân công trực tiếp.

 Chi phí sản xuất chung

Giá thành toàn bộ: là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến một khối lượng sản phẩm

hoàn thành từ khi sản xuất đến khi tiêu thụ xong sản phẩm

2.1.4 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành.

2.1.4.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn nhất định để tập hợp các chi phíphát sinh

- Nơi phát sinh chi phí : tổ đội sản xuất, phân xưởng sản xuất, bộ phận, quy trình sảnxuất

- Đối tựơng chịu chi phí : sản phẩm A, sản phẩm B

Trong công tác kế toán, xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở xây dựng hệthống chứng từ ban đầu liên quan đến chi phí sản xuất, xây dựng hệ thống sổ chi tiết của chiphí sản xuất

2.1.4.2 Đối tượng tính giá thành Sp:

Đối tượng tính giá thành sản xuất sản phẩm là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoànthành nhất định mà công ty cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm

Đối tượng tính giá thành thường được chọn là sản phẩm, dịch vụ hoàn thành, hoặcnhững chi tiết ,khối lượng sản phẩm, dịch vụ đến một điểm dừng thích hợp mà nhà quản lýcần thông tin về giá thành

Lựa chọn đối tượng tính giá thành thích hợp là cơ sở để tính giá thành chính xác

2.1.5 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm.

2.1.5.1 Phương pháp tập hợp chi phí:

Quá trình tập hợp chi phí sản xuất tùy thuộc vào đặc điểm ban đầu của chi phí sản xuấtphát sinh, mối quan hệ giữa chi phí phát sinh với từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Tập hợp theo phương pháp trực tiếp: Tiến hành tập hợp trực tiếp từ chứng từ vào

từng đối tượng tập hợp chi phí

Tập hợp theo phương pháp phân bổ gián tiếp: Từ chứng từ tập hợp chung sau đó

chọn tiêu thức thích hợp để phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

2.1.5.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm:

Tuỳ theo đặc điểm sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý về giá thành, kế toán

có thể lựa chọn một trong các phương pháp tính giá thành thích hợp sau đây:

 Phương pháp giản đơn ( phương pháp trực tiếp).

Được sử dụng đối với những đơn vị có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, đối tượng tập hợp chi phí cũng là đối tượng tính giá thành

Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + Chi phí ngoài sản xuất

Trang 20

Công thức tính giá thành theo phương pháp này như sau:

 Phương pháp hệ số.

Được sử dụng khi trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất sử dụng cùng loại vật tư,máy móc thiết bị sản xuất…, nhưng kết quả tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau và giữachúng có quan hệ tỷ lệ về kết cấu chi phí, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được chon làtừng nhóm sản phẩm gắn liền với qui trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành làtừng sản phẩm trong nhóm

Các bước tính giá thành như sau:

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Giá trị khoản điều chỉnh giảm giá thành

-Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm

kỳ của nhóm sản phẩm

Chi phí sản xuất phát sinh trong

kỳ của nhóm sản phẩm

Chi phí sản xuất dở dang cuối

kỳ của nhóm sản phẩm

Giá trị khoản điều chỉnh giảm giá thành của nhóm sản phẩm

Hệ số quy đổi sản phẩm i

Giá thành định mức sản phẩm iGiá thành định mức nhỏ nhất của một loại SP trong nhóm

Trang 21

Phương pháp tỷ lệ.

Được sử dụng trong trường hợp trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất một nhómsản phẩm cùng loại với những chủng loại, phẩm cấp, quy cách khác nhau Các sản phẩmkhông có mối quan hệ kết cấu chi phí tương ướng tỷ lệ

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường là từng nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành

là từng quy cách sản phẩm

Các bước tính giá thành theo phương pháp hệ số:

 Tính tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi phísản xuất:

 Tính tổng giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi phí sản xuất:

 Tính tỷ lệ giá thành nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi phí sản xuất:

dở dang đầu kỳ của nhóm

SP

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của nhóm SP

Chi phí sản xuất

dở dang cuối kỳ của nhóm SP

Giá trị các khoản điều chỉnh giảm của nhóm SP

Giá thành định mức sản phẩm

Tỷ lệ tính giá thành

của nhóm sản phẩm

Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩmTổng giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm

Giá thành định mức sản phẩm( từng khoản mục chi phí sản xuất)

Trang 22

 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ.

Phương pháp này áp dụng đối với những đơn vị có kết quả sản xuất vừa có sản phẩmchính vừa có sản phẩm phụ, sản phẩm phụ tạo ra do đặc điểm của quy trình công nghệ.Công thức tính giá thành theo phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ như sau:

 Phương pháp theo đơn đặt hàng.

Phương pháp này được áp dụng để tính giá thành sản phẩm của các quá trình sản xuất theo đơn đặt hàng, tại những doanh nghiệp chuyên thực hiện gia công, sản xuất theo yêu cầucủa khách hàng.Công thức tính giá thành theo phương pháp đơn đặt hàng như sau:

 Phương pháp phân bước.

Được sử dụng đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp

có nhiều công đoạn chế biến kế tiếp nhau.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giaiđoạn của quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoặc bánthành phẩm và thành phẩm

Có hai phương án tính giá thành theo phương pháp phân bước:

Phương án không tính giá thành bán thành phẩm

dở dang đầu kỳ

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

Chi phí sản xuất

dở dang cuối kỳ

Giá trị các khoản điều chỉnh giảm giá thành

Giá trị ước tính sản phẩm phụ

Giá trị các khoản điều chỉnh giảm giá thành

-Giá thành đơn

vị sản phẩm

Tổng chi phí sản xuất thực tế tập hợp theo đơn đặt hàng

Số lượng sản phẩm hoàn thành

=

Chi phí sản xuất của GĐ 1 trong giá thành SP

CPSXDD đầu kỳ của

GĐ 1 trong CPSXDD đầu kỳ từ

GĐ 1 đến GĐ n

CPSX phát sinh trong kỳ của GĐ 1

Số lượng thành phẩm

Số lượng SPDD cuối

kỳ từ GĐ 1 đến GĐ

n

Số lượng thành phẩm

=

+

+

x

Trang 23

Tương tự đến giai đoạn cuối(n)

2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

2.2.1 .Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CPNVLTT là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp để chế tạo ra sản phẩm nhưchi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu

 Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho.

 Tài khoản sử dụng: TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”

TK 621 dùng để theo dõi tình hình tập hợp và kết chuển hoặc phân bổ chi phí nguyênliệu, vật liệu trực tiếp trong quá trình sản xuất

Chi phí sản xuất của GĐ 2 trong giá thành SP

CPSXDD đầu kỳ của

GĐ 2 trong CPSXDD đầu kỳ từ GĐ 2 đến

=

++

CPSX của

GĐ 2 trong giá thành SP

CPSX của

GĐ n trong giá thành SP

kỳ GĐ 1

CPSX dở dang đầu kỳ GĐ 1 CPSX dở dang cuối kỳ GĐ 1

Giá trị các khoản điều chỉnh giảm giá thành GĐ 1

Trang 24

-TK 621 không có số dư cuối kỳ.

 Sổ sách sử dụng: sổ chi tiết và sổ tổng hợp

2.2.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương phải thanh toán, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo quy định

 Chứng từ sử dụng:

o Bảng chấm công

o Bảng thanh toán tiền lương

o Bảng thanh toán tiền thưởng

o Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ

o Bảng kê các khoản trích nộp theo lương

o Bảng phân bổ tiền lương và BHXH

 Tài khoản sử dụng: TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”

TK 622 dùng để theo dõi tình hình tập hợp và kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp trong quá trình sản xuất

TK 622 không có số dư cuối kỳ

 Sổ sách sử dụng: sổ chi tiết và sổ tổng hợp

2.2.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ quản lý sản xuất gắn liền với từng phân xưởng sảnxuất Các khoản mục chi phí thuộc chi phí sản xuất chung:

- Chi phí lao động gián tiếp, phục vụ, tổ chức quản lý sản xuất tại phân xưởng

- Chi phí NVL dùng trong máy móc thiết bị

- Chi phí CCDC dùng trong sản xuất

- chi phí khấu hao máy móc thiết bị, tài sản cố định khác dùng trong hoạt động sản xuất

- Chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ sản xuất như điện, nước, sữa chữa, bảo hiểm tài sản tại xưởng sản xuất…

 Chứng từ sử dụng:

• Phiếu xuất kho

• Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ

• Bảng phân bổ tiền lương

• Bảng phân bổ khấu hao

• Hoá đơn dịch vụ

 Tài khoản sử dụng: TK 627 “Chi phí sản xuất chung”

Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ

Trang 25

 Sổ sách sử dụng: sổ chi tiết và sổ tổng hợp.

2.3 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất

2.3.1 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng tính giá thành

Cuối kì, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí NVL trực tiếp thực tế phát sinh cho từng loại sản phẩm sang tài khoản 154 để xác định giá thành sản phẩm, kế toán ghi:

Nợ TK 154: sản phẩm dở dang

Có TK 621: giá trị NVL đã sử dụng để sản xuất sản phẩm

2.3.2 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng tính giá thành

Cuối kì, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh cho từng loại sản phẩm sang tài khoản 154 để xác định giá thành sản phẩm, kế toán ghi:

Nợ TK 154: Sản phẩm dở dang

Có TK 622: giá trị NC TT đã phát sinh để sản xuất sản phẩm

2.3.3 Kết chuyển chi phí SXC cho từng đối tượng tính giá thành

Cuối kỳ kế toán, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh cho từng loại sản phẩm sang tài khoản 154 để xác định giá thành sản phẩm, kế toán ghi:

Nợ TK 154:

Có TK 627: chi phí sản xuất chung đã phát sinh để sản xuất sản phẩm

2.4 Kế toán tính giá thành sp

2.4.1 Đánh giá và điều chỉnh các khoản giảm giá thành

Các khoản giảm giá thành là những khoản chi phí sản xuất thực tế phát sinh nhưng không được tính vào giá thành hoặc những khoản chi phí thực tế phát sinh nhưng không tạo

ra giá trị sản phẩm chính Những khoản điều chỉnh giảm giá thành như là chi phí thiệt hại ngừng sản xuất, chi phí thiệt hại về sản phẩm hỏng, giá trị phế liệu Tùy thuộc vào tính chấttrọng yếu của các khoản giảm giá thành, kế toán có thể đánh giá và điều chỉnh giảm giá thành theo giá bán, giá vốn Khi hoạch toán các khoản điều chỉnh giảm giá thành, kế toán phản ánh như sau:

2.4.2 Đánh giá sp dở dang cuối kì

Sản phẩm dở dang cuối kỳ là sản phẩm tại thời điểm tính giá thành chưa hoàn thành vềmặt kỹ thuật sản xuất và thủ tục quản lý ở các giai đoạn của quy trình công nghệ chế biến sản phẩm

Trang 26

Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là xác định chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ.Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:

Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Theo phương pháp này chỉ tính vào chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, các chi phí còn lại được tính vào chi phí sản xuất của sản phẩm hoàn thành

Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo phương pháp này được tính như sau:

CNVLTT dở dang đầu kỳ là số dư đầu kỳ TK154

Nếu CPNVLTT được sử dụng toàn bộ ngay từ đầu của quy trình sản xuất thì tỷ lệ hoànthành của khoản mục chi phí này trong sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính là 100%.[1,54-136]

Đvt: đồng

1 Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

2 Chi phí sản xuất dở dang trong kỳ

3 Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

4 Khoản điều chình giá thành

CPNVLTT phát sinh trong kỳ

Số lượng

SP hoàn thành trong kỳ

Số lượng

SP dở dang cuối kỳ

Tỷ lệ hoàn thành

Số lượng sản phẩm

dở dang cuối kỳ

Tỷ lệ hoàn thành+

+

=

x

x

Trang 27

Bảng2.1: Thẻ tính giá thành sản phẩm

Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm.

Giải thích sơ đồ:

[1] Tập hợp CP nguyên liệu, vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh

[2] Tập hợp CP nhân công trực tiếp thực tế phát sinh

[3] Tập hợp CPNC thực tế của nhân viên phục vụ , quản lý ở bộ phận SX.[4] Tập hợp chi phí nguyên vật liệu thực tế phục vụ, quản lý sản xuất

[5] Tập hợp chi phí CCDC thực tế dùng cho sản xuất

[6] Tập hợp chi phí KHTSCĐ dùng cho sản xuất

[7] Tập hợp chi phí dịch vụ thuê ngoài thực tế phục vụ SX

[8] Phân bổ CP thực tế PS lớn, ảnh hưởng nhiều kỳ hạch toán liên xưởng SX.[9] Trích trước CPPS lớn, ảnh hưởng nhiều kỳ hạch toán liên quan xưởng SX

Trang 28

[10] Kết chuyển CPNVLTT thực tế của hoạt động sản xuất.

[11] Kết chuyển CPNCTT thực tế của hoạt động sản xuất

[12] Kết chuyển hoặc phân bổ CPSXC hợp lý liên quan đến hoạt động xưởng.[13] Kết chuyển các khoản BPSX vượt mức bình thường

[14] K/C chênh lệch ĐPSXC do giảm mức SX thực tế so với mức SX bình thường.[15] Giá trị phế phẩm, phế liệu bán thu tiền hoặc nhập kho

[16] Giá trị các khoản bồi thường thiệt hại trong SX

[17] Giá thành thực tế thành phẩm nhập kho

[18] Giá thành thực tế thành phẩm bán không qua nhập kho

Trang 29

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH

SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PYMEPHARCO

3.1 Đặc điểm công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công

ty cổ phần PYMEPHARCO.

3.1.1 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty.

 Phân loại chi phí sản xuất:

Chi phí sản xuất là một bộ phận quan trọng trong quá trình tiến hành sản xuất của công

ty Chi phí sản xuất của công ty cổ phần PYMEPHARCO được phân loại thành ba khoảnmục giá thành là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sảnxuất chung

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm:

+ Nguyên vật liệu chính: Bao gồm những nguyên vật liệu để cấu thành nên vật chấtchủ yếu của sản phẩm như GLUCOZA, MEGIE STEARAT, NA CITRAT, KCL uống, bộtTALC đặc điểm của chúng là những chủng loại và có tính năng tác dụng khác nhau Chiphí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm từ (60%- 70%), tùythuộc vào từng mặt hàng

+ Nguyên vật liệu phụ: là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất,kết hợp với nguyên vật liệu chính để tạo nên hình dáng, mẫu mã hoặc cho sản phẩm tiếnhành thuận lợi Vật liệu phụ bao gồm nhiều loại chiếm từ 5%-7% trong cơ cấu giá thànhsản phẩm như: túi GENERIC, thùng carton, khay đựng thuốc, bột sắn

Nhiên liệu, động lực gồm các chi phí về xăng dầu

Trong ngành dược, nguyên vật liệu ở dạng hóa chất rất rễ bị hư hỏng hay mất tácdụng, nếu không bảo quản kỹ ở kho, vật liệu được xuất nhiều lần trong tháng và hầu nhưkhông có phế liệu thu hồi, nếu còn dư sau khi sản xuất thì tiến hành thanh lý hay hủy bỏ

Chi phí nhân công trực tiếp ở công ty cổ phần PYMEPHARCO là những khoản tiền

phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụbao gồm lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương, các khoảntrích theo lương theo quy định hiện hành

Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, vật liệu,

công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phíbằng tiền khác

 Phân loại giá thành:

Công ty sử dụng giá thành thực tế của sản phẩm, giá thành thực tế được xác định sau khi đãhoàn thành việc chế tạo sản phẩm trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh và kết quả sản xuấtkinh doanh thực tế đạt được

Trang 30

3.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm tại công ty.

 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:

Việc các định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọngtrong toàn bộ công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

Đối với kế toán chi phí NVL trực tiếp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợptheo từng sản phẩm bởi vì mặc dù mỗi sản phẩm sử dụng một loại nguyên liệu khác nhau,

có một số sản phẩm chung ở một số loại nguyên liệu như cồn 95°, tinh dầu bạc hà, thùngcarton nhưng vẫn có thể hạch toán riêng được căn cứ trực tiếp vào phiếu xuất kho địnhmức cho từng đối tượng sử dụng

Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp theo chứng từ của từng phân xưởng, rồiphân bổ cho từng sản phẩm theo chi phí NVL trực tiếp

Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo chứng từ chung của toàn bộ các phânxưởng, cuối kì kế toán tiến hành phân bổ chi phí SXC cho từng sản phẩm theo tiêu thứctiền lương công nhân trực tiếp sản xuất để tính giá thành sản phẩm

 Đối tượng tính giá thành:

Các sản phẩm của công ty hầu hết được sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn và đachủng loại, để quản lý hiệu quả về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đối tượngtính giá thành của công ty là từng loại sản phẩm

3.1.3 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại công ty

 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:

Đối tượng tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là từng loại sản phẩm nên chi phínguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp theo phương pháp trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được công ty tập hợp theo

phân xưởng nên sử dụng phương pháp phân bổ gián tiếp

 Phương pháp tính giá thành sản phẩm:

Công ty đang áp dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp trực tiếp (phươngpháp giản đơn) Tổng giá thành thực tế sản phẩm và giá thành đơn vị được tính như sau: Tổng giá Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Giá trị các khoảnthành thực = dở dang + phát sinh - dở dang - điều chỉnh

tế sản phẩm đầu kì trong kỳ cuối kỳ giảm giá thành

3.1.4 Kỳ tính giá thành sản phẩm.

Hiện nay công ty đang áp dụng kỳ tính giá thành là hàng tháng vì sản phẩm củacông ty mang tính chất ổn định, chu kỳ sản xuất ngắn, liên tục có sản phẩm hoàn thành nhậpkho, nên việc tính giá thành sản phẩm theo từng tháng sẽ rất thuận lợi

3.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty.

Trang 31

Do chi phí sản xuất trong công ty gồm nhiều loại, hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty hết sức đa dạng về mặt hàng, sử dụng hàng trăm nguyên liệu chính, phụ khácnhau, mỗi loại lại có công dụng riêng trong từng quy trình sản xuất cũng như trong từngphân xưởng Trong điều kiện sản xuất nhiều như vậy, không thể phản ánh toán bộ cácphân xưởng sản xuất cũng như tấc cả các sản phẩm nên chỉ chọn một vài sản phẩm tiêubiểu của công ty, nhưng sẽ khái quát được quy trình sản xuất và tính giá thành sản phẩmtại công ty.

3.2.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

3.2.1.1 Thủ tục chứng từ.

Với đặc điểm của công ty là sản xuất sản phẩm khối lượng lớn và đa dạng cùng vớicác loại nguyên vật liệu khác nhau, công ty có ba nhà kho để lưu trữ NVL Tuy nhiênNVL được xuất kho mà không có phiếu yêu cầu lĩnh vật tư, thủ kho khi được bộ phận sảnxuất gọi điện yêu cầu xuất vật tư sẽ căn cứ vào định mức nguyên vật liệu các kì trước đểxuất kho NVL, không lập phiếu lĩnh định mức vật tư

 Sơ đồ luân chuyển chứng từ như sau:

Phiếu XK Bảng phân bổ chi phí NVL trực tiếp Bảng tổng hợp chi

phí NVL xuất dùng Bảng kê chứng từ Chứng từ ghi sổ Sổ cái

Sổ chi phí sản xuất kinh doanh

Các phiếu xuất kho nguyên vật liệu gồm nhiều nguyên vật liệu chính và nguyên vậtliệu phụ khác nhau, khi lập phiếu phải ghi rõ ngày tháng năm lập, tên sản phẩm dùng vật tư,

mã số vật tư, có chữ ký của người lập, người nhận, người xét duyệt Số vật tư được xuấttrong phiếu xuất kho được ghi theo kế hoạch định mức vật tư trong tháng Thông thường sốlượng nguyên vật liệu thực xuất là phù hợp với số lượng định mức, tuy nhiên số NVL cấpphát có thể nhỏ hơn hay lớn hơn do kế hoạch sản xuất được điều chỉnh giảm hoặc tăng Mỗiphiếu xuất kho gồm 3 liên, do bộ phận kho vật tư lập và luân chuyển đến các bộ phận khác.+ Liên 1: Lưu ở bộ phận lập phiếu

+ Liên 2: Thủ kho giữ và ghi vào thẻ kho, sau đó chuyển cho kế toán ghi sổ nhập liệu vàophần mềm

+ Liên 3: Người nhận giữ để ghi sổ kế toán bộ phận sử dụng hàng tháng, kế toán vật tư vàthủ kho đối chiếu sổ sách

Phiếu xuất kho là căn cứ lập “ Bảng phân bổ nguyên vật liệu” và “ Bảng tổng hợp chi phíNVL” cho từng sản phẩm ở từng phân xưởng trong tháng

Bảng 3.1: Mẫu phiếu xuất kho trong tháng của công ty cổ phần PYMEPHARCO

Đơn vị: PYMEPHARCO mẫu số: 02 - VT

Địa chỉ: 166- 170 Nguyễn Huệ Ban hành theo QĐ số:1141-TC/QĐ/CĐKT

Trang 32

Tp Tuy Hòa - Phú Yên Ngày 1/11/1995 của bộ trưởng bộ tài chính

PHIẾU XUẤT KHO

Họ tên người nhận hàng: HUỲNH THÁI HÒA

01 Cephalexinmonohydrate ADOC01.ORC gam 598.211,36 924,05 552.777.207

05 Nang o white-greensyn TL1N01CAP gam 106.400,00 472,74 50.299.536

(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)

* Các mẫu phiếu xuất kho NVL trực tiếp ở các phân xưởng khác cũng tương tự mẫu phiếu xuất kho

ở trên

3.2.1.2Tài khoản sử dụng.

Tài khoản tổng hợp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kì được tập hợp ghi

chép và hạch toán vào bên NỢ tài khoản 621: “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” đối với tất

cả các loại nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ , nhiên liệu sử dụng trực tiếp đểsản xuất ra sản phẩm

Tài khoản chi tiết: Sản phẩm của công ty rất đa dạng và đối tượng tập hợp chi phí nguyên

vật liệu là từng sản phẩm nên công ty mở tài khoản chi tiết cho tài khoản 621 theo từng sảnphẩm [2,27]

3.2.1.3 Trình tự kế toán

 Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:

Tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp xuất từ kho

Trang 33

NỢ TK 621

CÓ TK 152

 Ví dụ minh họa:

TRONG THÁNG CÓ CÁC PHIẾU XUẤT KHO NGUYÊN VẬT LIỆU CHO SẢN

XUẤT SẢN PHẨM Ở CÁC PHÂN XƯỞNG NHƯ SAU:

(1) Ngày 06/12/2010 xuất nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ cho sản xuất sản

phẩm CEFALEXIN500 SYNMEDIC 50 C01 theo phiếu xuất kho số PL 312, số lô 301008,

hạn dùng đến tháng 10/2011, cỡ lô 112000 viên, ở phân xưởng PXBETALACTAM

(2) Ngày 06/12/2010 xuất nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ cho sản xuất sản

phẩm BESTEGIN 70.b01 theo phiếu xuất kho số PL 313, số lô 091108, hạn dùng đến

10/1211, cỡ lô 640000 viên, ở phân xưởng PXVIÊN NANG MỀM

(3) Ngày 09/12/2008 xuất nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ cho sản xuất sản

phẩm TRNEURON 60.T04, theo phiếu xuất kho số PM130, số lô 261008, hạn dùng đến

tháng 10/2011, cỡ lô 900000 viên, ở phân xưởng PXNONB_LACTAM [4]

Căn cứ vào các phiếu xuất kho kế toán định khoản các nghiệp vụ phát sinh:

(1) NỢ TK 621(CEFALEXIN500 SYNMEDIC) : 646.861.637

CÓ TK 152 : 646.861.637 ( 2) NỢ TK 621(BESTEGIN) : 307.891.745

CÓ TK 152 : 307.891.745 ( 3) NỢ TK 621(TRNEURON) : 198.912.784

TK 621(bestegin)

TK 621(trneuron)

(152) 646.861.637

(152)307.891.745

(152) 98.912.784

TK621(bestgin)

TK621(trneuron)

(152)307.891.745 (152) 98.912.784

Trang 34

3.2.1.4 Sổ sách kế toán.

Hình thức kế toán của công ty là chứng từ ghi sổ, theo hình thức này, công ty sửdụng các loại sổ kế toán sau: chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết, sổ cái, sổ chi phí sản xuất kinhdoanh

Các mẫu sổ được kế toán vận dụng căn cứ phù hợp chứng từ gốc để ghi sổ và cácchứng từ đó cũng là căn cứ để lập chứng từ ghi sổ và ghi sổ kế toán tổng hợp

a) Mục đích ghi sổ:

 Sổ chi tiết tài khoản 621: theo dõi chi tiết tình hình nguyên vật liệu phát sinh cho

từng sản phẩm ở từng phân xưởng Sổ chi tiết tài khoản 621 là cơ sở để kế toán lập “ Bảng tổng hợp chi phí sản xuất” vào cuối kỳ, làm căn cứ cho việc tính giá thành sản phẩm Số liệu trên sổ chi tiết TK 621 dùng làm căn cứ để kế toán đối chiếu với sổ cái TK621

 Sổ cái tài khoản 621: là sổ kế toán tổng hợp, dùng để tập hợp và hệ thống hóa các

nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian và nội dung kinh tế quy địnhtrong hệ thống tài khoản kế toán nhằm kiểm tra sự biến động chi phí NV TT Số liệu trên

sổ cái TK62 được đối chiếu với sổ chi tiết TK621 Số liệu trên sổ cái dùng để lập bảng cânđối tài khoản và các báo cáo tài chính khác

b) Cơ sở ghi sổ:

 Sổ chi tiết tài khoản 621: Căn cứ vào các phiếu xuất kho và chứng từ ghi sổ hàng

ngày kế toán ghi vào sổ chi tiết tài khoản 621

Sổ cái tài khoản 621: Căn cứ vào chứng từ ghi sổ và bảng kê chứng từ cuối tháng

kế toán tiến hành ghi vào sổ cái TK 621

Cột 1: ghi ngày tháng ghi sổ

Cột 2, 3: ghi số hiệu ngày tháng của chứng từ ghi sổ

Cột 4: Ghi tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế của chứng từ ghi sổ

Cột 5: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng với TK 621

Cột 6, 7: Ghi số tiền ghi Nợ hoặc Có của TK 621

Cột 8: Ghi chú

Số liệu ở dòng cộng số phát sinh Nợ, phát sinh có, số dư của tài khoản được dùng

để lập Bảng cân đối tài khoản Đầu quý phải chuyển số dư cuối quý trước của tài khoản

621 sang số dư đầu quý Cuối kì phải cộng sổ, tính ra số phát sinh và số dư cuối kì của

TK 621, ngoài ra phải cộng số phát sinh lũy kế từ đầu quý làm căn cứ lập Bảng cân đốitài khoản [3,48]

Các mẫu sổ theo số liệu của ví dụ minh họa:

Ngày đăng: 05/06/2015, 14:29

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w