Kế toán tính giá thành sản phẩm tại công ty

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần PYMEPHARCO (Trang 58)

Sau khi đã kết chuyển chi phí sản xuất, kế toán tiến hành tính giá thành từng loại thuốc theo phương pháp trực tiếp. Tổng giá thành thực tế sản phẩm và giá thành đơn vị được tính như sau:

Tổng giá Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Giá trị các thành thực = dở dang + phát sinh - dở dang - khoản điều chỉnh

tế sản phẩm đầu kì trong kỳ cuối kỳ giảm giá thành

Kế toán lập thẻ tính giá thành sản phẩm:

Đơn vị: PYMEPHARCO

Địa chỉ: 166-170 Nguyễn Huệ-tp. Tuy Hòa-Phú Yên THẺ TÍNH GIÁ THÀNH (sản phẩm ceflexin500synmedic)

Tháng 12 năm 2010

Đvt: đồng

STT Chỉ tiêu Tổng số Chia theo khoản mục chi phí CP NCTT CP SXC Tổng cộng

1 Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

151.166.301 151.166.301 2 Chi phí sản xuất dở dang

trong kỳ

725.921.989 646.861.637 11.760.000 67.300.352 3 Chi phí sản xuất dở dang

cuối kỳ

153.905.388 153.905.388

4 Khoản điều chình giá thành 11.760.000

5 Giá thành thực tế 723.182.902 644.122.550 67.300.352 6 Số lượng sản phẩm hoàn

thành

1.120.000 1.120.000 1.120.000 1.120.000

7 Giá thành đơn vị thực tế 646 575 10.5 60.5 Tp. Tuy Hòa ngày 30 tháng 12 năm 2010

( ký, họ tên ) ( ký, họ tên )

* Thẻ tính giá thành cho các sản phẩm còn lại tương tự thẻ tính giá thành của sản phẩm ceflexin500synmedic CHƯƠNG 4 NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ 4.1 Nhận xét. 4.1.1 Ưu điểm.

Qua thời gian tìm hiểu thực tế về công tác kế toán ở Công ty cổ phần PYMEPHARCO, nhìn chung em thấy việc quản lý công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tương đối chặt chẽ biểu hiện qua các đặc điểm sau đây:

Về việc phân loại chi phí sản xuất:

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, công ty rất coi trọng đến công tác quản lý chi phí. Các chi phí được quản lý một cách chặc chẽ, khoa học và hợp lý. Việc quản lý chi phí sản xuất như vậy giúp công ty hạn chế được những lãng phí không cần thiết về chi phí sản xuất, đồng thời đảm bảo được chất lượng sản phẩm, tính toán được kết quả tiết kiệm chi phí ở từng bộ phận sản xuất và toàn công ty. Điều đó giúp cho công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm của công ty ngày càng có hiệu quả, góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho công ty.

Về phương pháp tính giá vật tư xuất dùng:

Công ty đang áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ, phương pháp này có ưu điểm dễ tính toán.

Vế việc quản lí nguyên vật liệu:

Công ty có kho nguyên vật liệu, có ba phân xưởng sản xuất riêng biệt nên đảm bảo cho việc theo dõi một cách chi tiết tình hình sử dụng nguyên vật liệu, cho từng sản phẩm, tình hình sử dụng lao động ở từng phân xưởng.

Về kỳ tính giá thành:

Công ty đang áp dụng kỳ tính giá thành là hàng tháng. Vì sản phẩm của công ty có chu kỳ sản xuất ngắn, ổn định và liên tục có sản phẩm hoàn thành nhập kho nên việc tính giá thành theo từng tháng là rất phù hợp và giúp cho việc kiểm soát chi phí một cách kịp thời.  Về hệ thống tài khoản chi tiết:

Tuy vẫn chưa đầy đủ nhưng cũng đã xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết tương đối phù hợp theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC.

Về sổ sách kế toán:

Hệ thống sổ sách khá đầy đủ, hoàn chỉnh về nề nếp, tuân thủ tốt các chế độ kế toán tài chính hiện hành. Đồng thời kế toán làm việc theo một trình tự nhất định, kiểm tra sổ sách, lập chứng từ đối chiếu với số liệu ban đầu và được theo dõi bởi kế toán trưởng, đảm bảo sự thống nhất trong công tác hoạch toán.

Về chi phí nguyên vật liệu:

Với bề dày kinh nghiệm thực tế về chi phí sản xuất và căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành, chất lượng sản phẩm có thể kiểm soát được, công ty đã xây dựng được định mức tiêu hao vật tư cho từng đơn vị sản phẩm, trên cơ sở đó xác định được lượng vật liệu định mức để sản xuất ra từng loại sản phẩm. Điều này đã hỗ trợ cho việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành được đơn giản, nhanh chóng.

Về chi phí nhân công trực tiếp:

Công ty áp dụng hình thức trả lương CB- CNV trong công ty theo thời gian lao động, điều này phù hợp với công việc của người lao động và chế độ quy định của nhà nước nhằm đảm bảo theo nguyên tắc: “ làm theo năng lực hưởng theo lao động”.

4.1.2 Những vấn đề còn tồn tại.

Tuy nhiên, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở Công ty vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần được nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện:

Về hệ thống tài khoản:

Công ty hiện đang có 3 phân xưởng sản xuất, chi phí NCTT được tập hợp theo từng phân xưởng, nhưng lại không mở chi tiết TK 622 cho từng phân xưởng, gây khó khăn trong việc hạch toán.

Công ty mở tài khoản 154 chi tiết theo sản phẩm, mà sản phẩm của công ty rất đa dạng, cuối tháng kế toán phải kết chuyển sản phẩm sở dang cho một số lượng lớn sản phẩm như vậy làm công tác tính gía thành sản phẩm của công ty trở nên phức tạp.

Về chứng từ:

Công ty xuất kho vật liệu dựa trên định mức hàng kì mà không có chứng từ đề nghị xuất kho vật liệu và phiếu lĩnh vật tư định mức, công ty làm vậy để đơn giản và giảm bớt khối lượng công việc nhưng lại không hợp lý và không đảm bảo tính kiểm soát. Trong kì có thể có nguyên vật liệu thừa hoặc thiếu, khi đó không có phiếu định mức để đối chiếu. Bên cạnh đó, có thể gây ra sự thất thoát nguyên vật liệu, không phân định được trách nhiệm, tính kiểm soát không cao.

Về sổ sách kế toán:

Công ty có 3 phân xưởng sản xuất nhưng TK 622 lại không mở sổ chi tiết để theo dõi chi tiết chi phí lương và các khoản trích theo từng đối tượng tập hợp chi phí.

Tài khoản 154 mở chi tiết theo từng sản phẩm nên việc mở sổ chi tiết tài khoản 154 theo sản phẩm làm số lượng sổ chi tiết TK 154 có số lượng nhiều, khó khăn trong việc ghi sổ, lưu trữ và đối chiếu.

Vấn đề hạch toán chi phí phải trả

Hiện nay, chỉ khi nào có công nhân nghỉ phép Công ty mới chi trả mà không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất vào

chi phí sản xuất và không hạch toán trên TK 335- Chi phí phải trả. Điều này làm tỷ lệ tiền lương trong giá thành có thể bị biến động bất ổn.

4.2 kiến nghị.

Về phương pháp tính giá vật tư xuất dùng:

Hiện tại công ty đang tính giá xuất kho nguyên vật liệu theo phương pháp đơn giá bình quân cuối kì, cách tính này tuy đơn giản nhưng không phản ánh kịp thời chi phí thực tế tại thời điểm phát sinh chi phí.

Ý kiến đề xuất:

Việc xác định giá xuất kho nguyên vật liệu, doanh nghiệp nên lựa chọn phuơng pháp xuất kho nguyên vật liệu theo phương pháp “ Nhập sau xuất trước”, phương án này có thể phản ánh chính xác chi phí thực tế tại thời điểm phát sinh, đảm bảm kịp thời trong việc quản lí chi phí.

Về hệ thống tài khoản:

Công ty hiện đang có 3 phân xưởng sản xuất, chi phí NCTT được tập hợp theo từng phân xưởng, nhưng lại không mở chi tiết TK 622 cho từng phân xưởng, gây khó khăn trong việc hạch toán.

Ý kiến đề xuất:

- Công ty nên mở TK 622 chi tiết theo từng phân xưởng để dễ dàng trong hạch toán, tránh nhầm lẫn giữa các phân xưởng. Chẳng hạn như:

TK 622I: Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng PX BETALACTAM TK622II: Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng PXNON B_LACTAM TK622III: Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng PX VIÊN NANG MỀM

- Công ty mở tài khoản 154 chi tiết theo sản phẩm, mà sản phẩm của công ty rất đa dạng, cuối tháng kế toán phải kết chuyển sản phẩm sở dang cho một số lượng lớn sản phẩm như vậy làm công tác tính gía thành sản phẩm của công ty trở nên phức tạp.

Ý kiến đề xuất:

Tài khoản 154 nên mở chi tiết theo phân xưởng sẽ làm công tác tính giá thành đơn giản hơn, tránh tình trạng một phân xưởng mở quá nhiều tài khoản 154, kết chuyển chi phí sản xuất nhiều lần.

Ví dụ như:

154I: sản xuất dở dang ở phân xưởng PX BETALACTAM 154II: sản xuất dở dang ở phân xưởng PXNON B_LACTAM 154III: sản xuất dở dang ở phân xưởng PX VIÊN NANG MỀM

Sau khi đã kết chuyển chi phí sản xuất theo từng phân xưởng, kế toán mới tiến hành phân bổ chi phí NCTT và CP SXC cho từng sản phẩm để tính giá thành sản phẩm.

Về đối tượng tập hợp chi phí:

Chi phí sản xuất chung được tập hợp cho cả ba phân xưởng, sau đó mới phân bổ dựa theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp, việc phân bổ chi phí SXC này là không hợp lý. Bởi vì mỗi phân xưởng sử dụng mức chi phí SXC khác nhau, có phân xưởng sử dụng chi phí SXC lớn nhưng chi phí nhân công không cần nhiều, việc phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí NCTT sẽ làm cho mối sản phẩm ở mỗi phân xưởng khác nhau không chính xác dẫn đến sai lệch về giá thành. Như thế thông tin chi phí chưa chuẩn xác, có thể làm cho việc kiểm soát chi phí không phát huy tốt.

Ý kiến đề xuất:

Công ty nên tập hợp chi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng rồi mới phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm theo chi phí nhân công trực tiếp của phân xưởng đó, càng ít tầng phân bổ thì khoản chi phí được tính vào giá thành sản phẩm càng chính xác. Như vậy sẽ đảm bảo chính xác hơn mức chi phí SXC đã sử dụng cho từng sản phẩm ở từng phân xưởng.

Về chứng từ:

Công ty xuất kho vật liệu dựa trên định mức hàng kì mà không có chứng từ đề nghị xuất kho vật liệu và phiếu lĩnh vật tư định mức, công ty làm vậy để đơn giản và giảm bớt khối lượng công việc nhưng lại không hợp lý và không đảm bảo tính kiểm soát. Trong kì có thể có nguyên vật liệu thừa hoặc thiếu, khi đó không có phiếu định mức để đối chiếu. Bên cạnh đó, có thể gây ra sự thất thoát nguyên vật liệu, không phân định được trách nhiệm, tính kiểm soát không cao.

Hàng tháng, kế toán kho sẽ dựa vào định mức nguyên vật liệu cho từng sản phẩm và kế hoạch sản xuất sản phẩm để lập ra “Phiếu lĩnh định mức vật tư”rồi mới lập phiếu xuất kho căn cứ vào phiếu lĩnh định mức vật tư.

Công ty cổ phần PYMEPHARCO Địa chỉ: 166 - 170 tp.Tuy Hòa-Phú Yên

PHIẾU LĨNH ĐỊNH MỨC VẬT TƯ Tháng 12 năm 2010

Đơn vị lĩnh: phân xưởng PX BECTALACTAM Sản phẩm: cefalexin500synmedic STT Mã số Tên vật ĐVT Định mức một sản phẩm Định mức tháng Lượng thực xuất Tổng cộng ……….ngày…tháng…năm 20….

Kế toán kho Thủ kho

(Họ tên, chữ ký) (Họ tên, chữ ký)

Về sổ sách kế toán:

Công ty không mở sổ chi tiết cho TK 622, do đó không thể theo dõi chi tiết chi phí lương và các khoản trích của từng sản phẩm.

Ý kiến đề xuất:

Công ty cần mở sổ chi tiết TK 622 theo từng sản phẩm để theo dõi và kiểm soát chi phí lương và các khoản trích theo lương.

Mẫu sổ chi tiết TK 622 theo từng sản phẩm

Đơn vị: PYMEPHARCO mẫu số: S02 C1- DN Địa chỉ: 166- 170 Nguyễn Huệ Ban hành theo QĐ số:15/2006/ QĐ-BTC Tp. Tuy Hòa - Phú Yên Ngày 20/3/2006 của bộ trưởng bộ tài chính

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 622 Sản phẩm: Cefalecxin500synmedic Tháng 12 năm 2010 Đvt: đồng Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số Ngày Nợ Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kì

020919 30/12 Lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm (kèm theo chứng từ ghi sổ)

334 9.882.353 020919 30/12 Trích kinh phí công đoàn (kèm theo

chứng từ ghi sổ)

3382 197.647

020919 30/12 Trích bảo hiểm xã hội (kèm theo chứng từ ghi sổ)

3383 1.877.647

020919 30/12 Trích bảo hiểm y tế (kèm theo chứng từ ghi sổ) 3384 197.647 Kết chuyển để tính giá thành sản phẩm 154 12.155.294 Cộng số phát sinh 12.155.294 12.155.294 Số dư cuối tháng

Tp. Tuy Hòa ngày 30 tháng 12 năm 2010

Người lập Kế toán trưởng Giám đốc

( ký, họ tên ( ký, họ tên ) ( ký, họ tên )

Hạch toán chi phí phải trả

Hiện nay, chỉ khi nào có công nhân nghỉ phép Công ty mới chi trả mà không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất vào chi phí sản xuất và không hạch toán trên TK 335- Chi phí phải trả. Điều này làm tỷ lệ tiền lương trong giá thành có thể bị biến động bất ổn.

Ý kiến đề xuất:

Để đơn giản trong việc quản lý nhân sự đáp ứng nhu cầu về nghỉ phép cho mọi công nhân viên và đảm bảo không có sự biến động về chi phí nhân công giữa các kỳ nhằm bình ổn giá thành sản phảm . Công ty nên dùng tài khoản “335 chi phí phải trả “ để hạch toán khoản chi phí trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân viên và phân bổ khoản chi phí này đều cho các tháng trong năm.

Cụ thể: Là doanh nghiệp vẫn phải trả lương cho công nhân viên trong thời gian công nhân sản xuất nghỉ phép và ngừng việc có kế hoạch bằng cách kế toán tính toán số tiền trích trước lương nghỉ phép hàng tháng trong (doanh nghiệp trích trước lương nghỉ phép của công nhân sản xuất băng 3% tiền lương phải trả công nhân sản xuất)

Các bút toán có thể được ghi như sau:

- Hàng tháng trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch công nhân sản xuất:

Nợ TK 622:

Có TK 335:

- Kế toán căn cứ vào danh sách những người nghỉ phép để tính tiền lương nghỉ phép và ghi sổ thực tế tiền lương nghỉ phép của công nhân sản

xuất khi Công ty cho công nhân nghỉ phép: Nợ TK 335:

Có TK 334:

- Cuối niên độ kế toán hoặc khi tính giá thành thực tế nếu có số tính

trước vào chi phí sản xuất kinh doanh của một khoản chi phí phải trả nào đó

lơn hơn số thực chi kế toán phải thực hiện việc ghi giảm chi phí phải trả bằng

định khoản sau: Nợ TK 335:

Có các TK liên quan 622, 627, 641, 642:  Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Công ty cần xây dựng và nghiên cứu định mức ngày, giờ công sản xuất cho từng loại sản phẩm để phân bổ chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm cho hợp lý đảm bảo tính chính xác cho giá thành sản phẩm. Sở dĩ cần phải xây dựng và nghiên cứu như vậy là vì hiện nay công ty đang áp dụng hình thức phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho sản phẩm sản xuất theo chi phí NVL trực tiếp điều này là chưa hợp lý. Bởi vì, nếu như công ty có sản xuất các loại sản phẩm có giá trị nguyên vật liệu xuất dùng lớn, đắt tiền nhưng do đặc điểm quy trình công nghệ để sản xuất sản phẩm đó mà chi phí nhân

công trực tiếp sản xuất không nhiều thì hình thức phân bổ chi phí nhân công trực tiếp theo chi phí NVL như trên là không hợp lý.

Ý kiến đề xuất:

Xây dựng định mức chi phí lao động trực tiếp:

- Định mức giá chi phí lao động trực tiếp tính theo giá của một giờ theo yếu tố sau:

Mức lương cơ bản của một giờ + Thuế lao động + Phụ cấp lương

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần PYMEPHARCO (Trang 58)