Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV Vật liệu chịu lửa Sao Đỏ (Trang 45)

8 Tổng chi phí sản xuất Đồng 21 121 253 490 19 527 19 363 1 156 242

2.2.3.1.Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

* Nội dung: chi phí NVL trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp dùng để chế tạo sản phẩm Đất Đèn là: vôi củ, than cám 2, nhựa đường, ống hồ, hồ điện cực…

Ở Công ty, chi phí NVL trực tiếp không chỉ bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu mà còn bao gồm các chi phí về điện năng dùng để trực tiếp chế tạo sản phẩm.

* Tài khoản sử dụng: Toàn bộ chi phí NVL được trực tiếp dùng để chế tạo sản phẩm được kế toán tập hợp trên TK 621.

Nội dung và kết cấu của TK 621 như sau:

– Nội dung: TK 621 tập hợp toàn bộ những chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính bán thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp để chế tạo sản phẩm.

– Kết cấu:

Bên nợ: Phản ánh trị giá vốn của NVL, sử dụng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm trong kỳ.

Bên có: Trị giá vốn nguyên liệu, vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho; cuối kỳ kết chuyển trị giá vốn NVL sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm.

TK 621 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết TK cấp 2 như sau: TK 6211 – Chi phí gia công khuôn

TK 6212 – Chi phí NVL sản xuất Bột chịu lửa TK 6213 – Chi phí NVL sản xuất Sạn

TK 6214 – Chi phí NVL sản xuất Gạch chịu lửa TK 6215 – Chi phí NVL sản xuất Vữa xây TK 6216 – Chi phí NVL sản xuất Đất đèn TK 621A – Chi phí NVL sản xuất Sa mốt TK 621B – Chi phí gia công ống hồ

* Phương pháp quản lý chi phí: đối với chi phí NVL trực tiếp, Công ty quản lý theo phương pháp định mức và căn cứ vào đó để xét được tính hiệu quả của việc quản lý NVL. Có 2 trường hợp xảy ra, nếu trong trường hợp mà phân xưởng sử dụng NVL thay thế mà nú giỳp tiết kiệm được chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm và từ đó nó làm giảm được giá thành của sản phẩm thỡ cỏc Nhà quản lý, lãnh đạo sẽ xem xét và đưa ra các phần thưởng cho việc sáng kiến tiết kiệm NVL và điều này phân xưởng cần phải phát huy và cố gắng hơn nữa. Còn trong trường hợp mà sử dụng NVL thay thế mà không hợp lý làm sử dụng lãng phí, hay phải tiêu hao nhiều NVL hơn vào trong quá trình sản xuất sản phẩm và từ đó làm cho giá thành sản phẩm tăng thỡ cỏc nhà quản lý sẽ phải kiểm tra và quy trách nhiệm và cần đưa những ý kiến cải tiến đối với việc sử dụng NVL không hợp lý trong quá trình sản xuất sản phẩm.

* Phương pháp tập hợp chi phí:

Đối với chi phí về vật tư: tập hợp trực tiếp cho từng phõn xưởng và tưng loại sản phẩm.

Hiện nay, chi phí điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được phân bổ theo tỷ lệ như sau:

+ Chi phí điện phục vụ sản xuất: 99,72%

+ Chi phí điện phục vụ quản lý phân xưởng: 0,14% + Chi phí điện phục vụ quản lý doanh nghiệp: 0,14%

Chi phí điện phục vụ sản xuất được phân bổ cho từng phân xưởng và từng loại sản phẩm theo chi phí định mức.

* Quy trình tập hợp chi phí và ghi sổ:

Kế toán căn cứ vào bảng định mức kinh tế kỹ thuật của từng loại sản phẩm và số lượng sản phẩm đó hoàn thành nhập kho để tớnh ra tổng khối lượng nguyên vật liệu tiêu hao cho từng loại sản phẩm; sau đó nhõn với đơn giá xuất bình quõn của từng loại nguyên vật liệu để tớnh ra tổng chi phí NVL trực tiếp sản xuất sản phẩm.

Chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu:

Nguyên vật liệu khi thu mua về qua kiểm tra chất lượng sau đó được nhập kho thủ kho căn cứ vào đặc điểm của từng loại vật liệu để có phương pháp bảo quản nguyên vật liệu sao cho phù hợp.

Trong kỳ thủ kho căn cứ vào các phiếu xuất kho và các báo cáo sử dụng vật tư của phòng kế toán xuất vật liệu cho phân xưởng.

Ở Công ty thỡ cỏc nghiệp vụ nhập xuất NVL thường xuyên diễn ra hàng tháng, Công ty đã áp dụng phương pháp bình quân gia quyền (cả kỳ dự trữ) để đánh giá thực tế vật liệu xuất dùng.

Trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh tháng 12 năm 2011(ĐVT: Đồng) (1) Xuất kho 12 tấn Hồ điện cực để sản xuất Đất đốn ở PX 2

Số lượng tồn đầu kỳ là 12,012 tấn, trị giá là 90 082 119 Sốlượng nhập trong tháng là 5,9 tấn, trị giá là 44 250 000

Vậy kế toán tính trị giá bình quân trong 1 tấn Hồ điện cực như sau: Đơn giá bình quân 1 tấn

Hồ điện cực xuất kho =

90 082 119 +44 255 000

= 7 499 560 12,012 + 5,9

⇒ Trị giá thực tế xuất dùng trong tháng là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12 x 7 499 560 = 89 994 720 (Đồng)

(2) Xuất kho 39,92 tấn Than cám 3 để sản xuất Đất đèn ở PX 2 Số lượng tồn đầu kỳ là 61,45 tấn, trị giá là 122 162 600 Sốlượng nhập trong tháng là 27,72 tấn, trị giá là 55 107 360

Vậy kế toán tính trị giá bình quân trong 1 tấn Than cám 3 như sau: Đơn giá bình quân 1 tấn

Than cám 3 xuất kho =

122 162 600+55 107 360 = 1 988 00061,45 + 27,72 61,45 + 27,72

⇒ Trị giá thực tế xuất dùng trong tháng là:

39,92 x 1 988 000 = 79 360 960 (Đồng)

Trích một số phiếu xuất kho tháng 12/2011 (phụ lục 01 trang 66)

Như vậy, kế toán sẽ căn cứ vào các phiếu xuất kho để xác định trị giá vật liệu xuất kho theo từng đối tượng sử dụng, sau đó định khoản các nghiệp vụ và ghi vào sổ Nhật ký chung.

Chi phí về nguyên vật liệu xuất kho để sản xuất Đất đèn tháng 12/2011: Nợ TK 6216: 297 972 371 (SCT: Đất đèn A: 177 164 505) (SCT: Đất đèn B: 120 807 866) Có TK 1521: 194 784 720 Có TK 1522: 23 530 974 Có TK 1523: 79 656 677

Từ các phiếu xuất kho trên, kế toán sẽ căn cứ vào đó để lập các sổ chi tiết vật tư.

Trích Sổ chi tiết vật tư Than cám 3 (phụ lục 02 trang69)

Từ các sổ chi tiết vật tư như trên, kế toán tiến hành tổng hợp lại thành Bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho vật tư.

Trích bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho vật tư tháng 12/2011 (phụ lục 03 trang70)

Tiếp theo đó, kế toán sẽ căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu để từ đó sẽ tiến hành tập hợp chi phí NVL trực tiếp cho sản phẩm.

Trích bảng phân bổ nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ: (phụ lục 04 trang71)

Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán tiến hành định khoản: + Nợ TK 154: 40 825 997 Tập hợp CP NVL DVVC Có TK 152: 40 785 997 Có TK 153: 40 000 + Nợ TK 2413: 30 400 000 Tập hợp CP NVL SCL TSCĐ Có TK 152: 30 400 000

Nợ TK 621 : 53 853 240 CP NVL SX Bột Nợ TK 621 : 187 870 966 CP NVL SX Sạn Nợ TK 621 : 427 485 243 CP NVL SX Gạch CL Nợ TK 621 : 1 284 318 CP NVL SX Vữa xây Nợ TK 621 : 297 972 371 CP NVL SX Đất đèn Nợ TK 621 : 58 889 974 CP NVL SX Samốt cục Nợ TK 621 : 19 231 712 CP NVL SX Samốt Tấn mài Nợ TK 621 : 16 185 522 CP NVL SX Ống hồ Có TK 152 : 1 057 915 686 Có TK 153 : 6 122 000 + Nợ TK 627: 44 680 622 Có TK 152: 36 544 960 Có TK 153: 8 135 662 + Nợ TK 632: 18 620 446 Có TK 152: 18 620 446 + Nợ TK 642: 10 327 884 Có TK 152: 10 327 884

Chi phí về điện năng dùng để trực tiếp chế tạo sản phẩm:

Hàng năm Công ty phải mua điện trực tiếp với chi nhánh điện Chí Linh để đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Công ty gồm 2 phân xưởng sản xuất nhưng toàn bộ điện sử dụng cho các phân xưởng và bộ phận quản lý đều được tập hợp chung do chỉ có một công tơ tổng, chi phí điện phân bổ cho các bộ phận theo chi phí định mức.

Trích dẫn Bảng phân bổ tiền điện: (phụ lục 05 trang72)

Căn cứ vào bảng phân bổ tiền điện, kế toán tiến hành định khoản: Nợ TK 621: 287 849 958 CP tiền điện SX Đất đèn (SCT: Đất đèn A: 173 764 835)

(SCT: Đất đèn B: 114 085 123)

Nợ TK 621: 2 954 061 CP tiền điện SX Bột chịu lửa Nợ TK 621: 4 925 764 CP tiền điện SX Gạch chịu lửa Nợ TK 621: 3 550 557 CP tiền điện SX Sa mốt cục Nợ TK 621: 276 778 CP tiền điện SX Ống hồ Nợ TK 627: 412 251

Nợ TK 642: 412 251

Có TK 331: 300 381 619

Ở công ty TNHH MTV Vật liệu chịu lửa Sao Đỏ, phân xưởng 2 sản xuất Đất đèn chia làm 2 loại là Đất đèn A và Đất đèn B. Tuy nhiên chi phí về nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm Đất đèn sẽ căn cứ vào chỉ tiêu kinh tế kĩ

thuật, chỉ tiêu định mức của sản phẩm để tính ra chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm Đất đèn là sẽ chi phí hết bao nhiêu.

Trích bảng chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật Đất Đèn 2011 (phụ lục 06 trang73) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ:

Để sản xuất 60 tấn Đất Đèn A, với nguyên vật liệu là Than cám 3 với định mức vật tư của Than cám 3 là 0,4. Có nghĩa là cứ sản xuất được 1 tấn Đất đèn A thì phải tiêu hao hết 0,4 tấn Than cám 3.

Như vậy để tính được chi phí Than cám 3 ta làm như sau: Định mức tiêu hao = sản lượng SP x định mức vật tư Định mức tiêu hao của Than cám 3 = 60 x 0,4 = 24 tấn

Chi phí nguyên vật liệu = Định mức tiêu hao x đơn giá bình quân ⇒ Chi phí Than cám 3 = 24 x 1 988 000 = 47 712 000 (đ)

Như vậy ta sẽ căn cứ vào định mức vật tư của từng nguyên vật liệu đối với từng loại sản phẩm để tính ra định mức tiêu hao và chi phí của nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm đó.

Trích bảng cân đối vật tư: (phụ lục 07 trang 74)

⇒ Như vậy, tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất Đất đèn A trong

tháng 12 năm 2011 là: 350 929 340 đồng.

Cuối tháng căn cứ vào số liệu trên Sổ Nhật ký chung, kế toán tiến hành ghi Sổ cái TK 621

Trích Sổ cái TK 621– Chi phí NVL trực tiếp (Đất Đèn A+B) (phụ lục 08 trang 75)

Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất Đất đèn A

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV Vật liệu chịu lửa Sao Đỏ (Trang 45)