Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 61 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
61
Dung lượng
531,07 KB
Nội dung
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2011” TÊN CÔNG TRÌNH: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ Tuthienbao.com TÓM TẮT ĐỀ TÀI o Lý do chọn đề tài Từ sau khi hình thành vào năm 1975, ngành công nghiệp gỗ và đồ gỗ tại Việt Nam không ngừng lớn mạnh và tới nay đã trở thành một trong những ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực tại Việt Nam ( đứng thứ ba sau dệt may và giày dép). Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn là ngành công nghiệp này ở nước ta vẫn còn rất nhỏ lẻ và manh mún, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa công nghệ non kém còn rất nhiều, một số doanh nghiệp đạt yêu cầu về công nghệ thì đa số là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thêm vào đó là sự thiếu hụt trong nguồn nhân lực và sự yếu kém trong công tác marketing đã và đang tước đi rất nhiều cơ hội của ngành công nghiệp này. o Mục tiêu nghiên cứu Tập thể nhóm đã nỗ lực thực hiện bài nghiên cứu này trước là để phân tích những ưu và nhược điểm trong sản xuất và cung ứng, sau là trên nền bức tranh sáng tối ấy, chúng em đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế trong ngành chế biến và xuất khẩu đồ gỗ ở Việt Nam. Những giải pháp này được đề xuất dưới dạng một chiến lược Marketing hoàn chỉnh (bao gồm cả 4P) và một số biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế nội tại trong các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ ở Việt Nam o Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu chúng em thực hiện các phương pháp sau đây để thu thập thông tin. - Thông tin thứ cấp: Thông qua một số các bài viết trên các nguồn như báo tạp chí chuyên ngành có đề cập đến hoạt động xuất khẩu, internet và truyền hình. - Thông tin sơ cấp: Chúng em có thực hiện một cuộc điều tra khảo sát về ý muốn của người tiêu dùng tại các tiểu bang của nước Mỹ. Phỏng vấn các anh chị phụ trách mảng Kinh Doanh xuất nhập khẩu và mảng Marketing tại các công ty sản xuất đồ gỗ xuất khẩu lớn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. o Nội dung nghiên cứu Bài viết nghiên cứu các công ty sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ hiện có mặt tại Việt Nam, trọng tâm là các sản phẩm , các chiến lược xuất khẩu và Marketing của họ. Đề tài chỉ giới hạn trong các số liệu nghiên cứu từ năm 2006 đến nay. o Đóng góp của đề tài Trong đề tài này, chúng em có đề xuất một ý tưởng mới về sản phẩm đồ gỗ là đồ gỗ tự lắp ghép, sau điều tra nhu cầu thị trường tại Hoa Kỳ, loại đồ gỗ này được đa số các ứng viên yêu thích. o Hướng phát triển của đề tài Hướng phát triển của đề tài là đi sâu hơn vào việc đánh giá tiềm năng của ý tưởng xuất khẩu đồ gỗ tự lắp ghép sang thị trường Mỹ, cũng như đề xuất thêm các giải pháp marketing khác cho sản phẩm này. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 3 1. Khái niệm lợi thế cạnh tranh. 3 2. Mô hình kim cương Porter 3 2.1 Những điều kiện về năng lực 3 2.2 Những điều kiện và nhu cầu 4 2.3 Những ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan. 4 2.4 Chiến lược, cấu trúc của các xí nghiệp và sự cạnh tranh 4 2.5 Vai trò về cơ hội, vận may rủi 4 2.6 Vai trò của chính phủ 5 3. Khái niệm về Marketing và Marketing quốc tế. 5 4. Vai trò của marketing quốc tế 5 5. Các loại hình marketing quốc tế 6 5.1 Marketing Xuất Khẩu (Export Marketing). 6 5.2 Marketing tại nước sở tại (The Foreign Marketing). 6 5.3 Marketing đa quốc gia (Multinational Marketing). 7 6. Các chiến lược Marketing-mix quốc tế. 7 6.1 Chiến lược sản phẩm và xúc tiến quốc tế 7 6.2 Chiến lược về giá. 7 6.3 Chiến lược phân phối. 7 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM 8 1. Thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam 8 2. Phân tích điểm mạnh yếu của đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình kim cương Porter 8 2.1 Yếu tố thâm dụng. 8 2.2 Ngành công nghiệp phụ trợ. 15 2.3 Yếu tố nhu cầu 18 2.4 Chiến lược cơ cấu cạnh tranh của các công ty. 21 2.5 Vai trò của chính phủ 22 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG MỸ 24 1. Thị trường và phân khúc thị trường 24 1.1 Kinh tế 24 1.2 Hệ thống luật pháp: 24 1.3 Về hệ thống thuế 30 1.4 Thủ tục hải quan. 31 1.5 Các rào cản thị trường phi luật pháp. 31 1.6 Hệ thống phân phối. 32 1.7 Đối thủ cạnh tranh. 32 1.8 Phân khúc thị trường 33 2. Phân tích SWOT về hoạt động marketing khi xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam vào Hoa Kỳ 33 2.1 Điểm mạnh 33 2.2 Điểm yếu. 34 2.3 Cơ hội 34 2.4 Thách thức 36 2.5 SWOT 36 CHƯƠNG IV CHIẾN LƯỢC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 39 1. Chiến lược sản phẩm 39 2. Đánh giá tính khả thi của chiến lược. 41 3. Giải pháp hỗ trợ thực hiện. 42 3.1 Về bộ máy Marketing của công ty 42 3.2 Về bộ phận thiết kế. 43 3.3 Thực hiện việc giảm chi phí sản xuất. 44 3.4 Gia nhập chuỗi liên kết đồ gỗ toàn cầu. 45 3.5 Tham gia hội chợ tại Hoa Kỳ. 45 3.6 Giải pháp mua hàng từng bước 47 KẾT LUẬN 47 1 LỜI GIỚI THIỆU 1. Lý do chọn đề tài Từ sau khi hình thành vào năm 1975, ngành công nghiệp gỗ và đồ gỗ tại Việt Nam không ngừng lớn mạnh và tới nay đã trở thành một trong những ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực tại Việt Nam ( đứng thứ ba sau dệt may và giày dép). Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn là ngành công nghiệp này ở nước ta vẫn còn rất nhỏ lẻ và manh mún, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa công nghệ non kém còn rất nhiều, một số doanh nghiệp đạt yêu cầu về công nghệ thì đa số là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thêm vào đó là sự thiếu hụt trong nguồn nhân lực và sự yếu kém trong công tác marketing đã và đang tước đi rất nhiều cơ hội của ngành công nghiệp này. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tập thể nhóm đã nỗ lực thực hiện bài nghiên cứu này trước là để phân tích những ưu và nhược điểm trong sản xuất và cung ứng, sau là trên nền bức tranh sáng tối ấy, chúng em đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế trong ngành chế biến và xuất khẩu đồ gỗ ở Việt Nam. Những giải pháp này được đề xuất dưới dạng một chiến lược Marketing hoàn chỉnh (bao gồm cả 4P) và một số biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế nội tại trong các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ ở Việt Nam. 3. Đối tượng và giới hạn của để tài. Là các công ty sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ hiện có mặt tại Việt Nam. Cùng với sản phẩm và các chiến lược xuất khẩu và Marketing của họ. Đề tài chỉ giới hạn trong các số liệu nghiên cứu từ năm 2006 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu. 2 Trong quá trình nghiên cứu chúng em thực hiện các phương pháp sau đây để thu thập thông tin. - Thông tin thứ cấp: Thông qua một số các bài viết trên các nguồn như báo tạp chí chuyên ngành có đề cập đến hoạt động xuất khẩu, internet và truyền hình. - Thông tin sơ cấp: Chúng em có thực hiện một cuộc điều tra khảo sát về ý muốn của người tiêu dùng tại các tiểu bang của nước Mỹ. Phỏng vấn các anh chị phụ trách mảng Kinh Doanh xuất nhập khẩu và mảng Marketing tại các công ty sản xuất đồ gỗ xuất khẩu lớn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 5. Tính mới của đề tài. Trong đề tài này, chúng em có đề xuất một ý tưởng mới về sản phẩm đồ gỗ là đồ gỗ tự lắp ghép, sau điều tra nhu cầu thị trường tại Hoa Kỳ, loại đồ gỗ này được đa số các ứng viên yêu thích. 6. Cấu trúc đề tài. Đề tài gồm có 6 phần Phần 1: Giới thiệu khái quát về đề tài. Phần 2: Chương 1, cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh và Marketing quốc tế. Phần 3: Chương 2, giới thiệu về ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam Phần 4: Chương 3, phân tích thực trạng đồ gỗ Việt Nam. Phần 5: Chương 4, đề xuất chiến lược và giải pháp. Phần 6: Kết luận. 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Khái niệm lợi thế cạnh tranh. Theo như Kinh Tế Học cổ điển, lợi thế cạnh tranh là thứ đến từ sự sẵn có tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, lãi suất, hay giá trị tiền tệ của một quốc gia. Thực tế không phải như vậy, theo Porter khả năng cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc và năng lực của các ngành của quốc gia đó trong việc đổi mới và nâng cap, còn các công ty tạo ra được lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh giỏi nhất trên thế giới là do áp lực và thách thức. Các công ty này hưởng lợi từ việc có những đối thủ cạnh tranh mạnh ở trong nước, các nhà cung ứng nội địa năng động, và những khách hàng trong nước có nhu cầu. Lợi thế cạnh tranh được tạo ra và duy trì thông qua một quá trình địa phương hóa cao độ; không một quốc gia nào có thể cạnh tranh tại mọi hay thậm chí phần lớn các ngành. Cuối cùng, các nước thành công trong các ngành cụ thể bởi vì môi trường nội địa của các nước đó hướng về tương lai nhất, năng động nhất và thách thức nhất. 2. Mô hình kim cương Porter Liên quan đến lợi thế cạnh tranh quốc tế, Michael Porter đã đưa ra lý thuyết nổi tiếng là mô hình Kim Cương. Mô hình Kim Cương của Porter đặt trên cơ sở những yếu tố xác định riêng của bốn yếu tố và 2 yếu tố biến thiên bên ngoài, những yếu tố xác định bao gồm: 2.1. Những điều kiện về năng lực - Số lượng, kỹ năng và những chi phí về nhân lực - Sự phong phú chất lượng và chi phí của những tài nguyên của quốc gia - Vốn kiến thức của quốc gia: nền khoa học kỹ thuật và những am hiểu thị trường ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng hàng hoá và dịch vụ - Số lượng và chi phí về vốn có sẵn đối với ngành công nghiệp tài chính 4 - Chủng loại, chất lượng và chi phí sử dụng các cơ sở hạ tầng: hệ thống giao thông vận chuyển quốc gia, hệ thống truyền thông, hệ thống chăm sóc sức khỏe. - Những yếu tố khác tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống trong nước. 2.2. Những điều kiện và nhu cầu - Sự cấu thành của các nhu cầu tại thị trường địa phương mà nó phản ánh bởi các khía cạnh thị trường, tính chất tinh vi của người mua và nhu cầu của người mua tại thị trường địa phương tốt như thế nào đối với những người mua khác tại thị trường nước khác - Kích cỡ và mức phát triển về nhu cầu tại một nước - Những cách làm cho nhu cầu nội địa được quốc tế hoá và đưa những sản phẩm và dịch vụ ra nước ngoài. 2.3. Những ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan. Những ngành công nghiệp liên quan mang tính cạnh tranh quốc tế có thể phối hợp và chia sẻ các hoạt động trong chuỗi mắc xích khi nó cạnh tranh, tiến nhanh đến chi phí sản xuất hiệu quả. 2.4. Chiến lược, cấu trúc của các xí nghiệp và sự cạnh tranh - Bao gồm các cấp để điều hành xí nghiệp và được chọn để cạnh tranh - Những mục tiêu mà các công ty cũng như những nhân viên và các nhà quản lý tìm kiếm để đạt được - Những kình địch cạnh tranh nội địa và những sáng tạo và sự bền bỉ về những ưu thế cạnh tranh trong từng ngành công nghiệp. Bốn yếu tố xác định về những ưu việt của một quốc gia tạo nên môi trường cạnh tranh của các ngành công nghiệp. Tuy vậy 2 yếu tố khác: những cơ hội, vận may rủi và chính phủ cũng đóng vai trò quan trọng: 2.5. Vai trò về cơ hội, vận may rủi Những sự kiện về vận may rủi có thể xoá bỏ những ưu thế của 1 số nhà cạnh tranh ở một vị thế cạnh tranh tổng thể bởi những phát triển như: những phát [...]... và xuất khẩu sản phẩm gỗ đã có bước phát triển vượt bậc Sản phẩm gỗ đã giữ vị trí số 4 trong 10 sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Tuy nhiên, thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam dường như vẫn chưa có chỗ đứng trên thị trường thế giới Sản phẩm gỗ Việt Nam năm 2010 đạt kim ngạch xuất khẩu 3,4 tỷ USD, có mặt tại 120 thị trường trên thế giới, kể cả những thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản Xuất khẩu vào. .. kết luận công ty có khả năng xuất khẩu không - Phân tích và nhận dạng sản phẩm dành cho xuất khẩu, tiến hàng cải tiến chất lượng, bao bì, nhãn hiệu và dịch vụ cho phù hợp với việc xuất khẩu - Nhận dạng thị trường xuất khẩu sản phẩm triển vọng - Xếp hạng các thị trường xuất khẩu sản phẩm triển vọng - Nghiên cứu các thị trường đã chọn ra - Xây dựng chiến lược Marketing cho thị trường đã chọn - Hoàn thiện,... sản phẩm gỗ đó có phải do tù nhân sản xuất không, hoặc lô hàng đó có phải do lạm dụng lao động trẻ em hay không, nguy cơ rủi ro từ sản phẩm đối với người sử dụng, tác dụng phụ từ sản phẩm Đã có trường hợp đồ gỗ xuất khẩu Trung Quốc vào thị trường EU đã bị trả lại vì bị nghi trong trường hợp như vậy Mà xuất khẩu đồ gỗ vào hai thị trường này đều tăng đều đặn và chiếm phần lớn giá trị xuất khẩu, EU chiếm... hướng tập trung đẩy mạnh thị trường nội địa đang được các DN gỗ trong nước nhắm tới Thị trường nội địa, một thị trường tiềm năng với hơn 80 triệu người tiêu dùng được chia làm hai nhóm chính: nhóm đồ gỗ đuợc thiết kế với kiểu dáng, mẫu mã có thương hiệu tiêu thụ ở các thành phố và đô thị lớn do các doanh nghiệp đồ gỗ xuất khẩu và doanh nghiệp nước ngòai nắm giữ khỏang 60%; còn lại là đồ gỗ giá rẻ do các... phải chứng minh được nguồn gốc rõ ràng của gỗ, huống hồ chi là gỗ nhập khẩu từ nước ngoài vào Thực tế phía Hải quan kiểm tra rất chặt chẽ hoạt động xuất nhập sản phẩm gỗ biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam 2.2 Ngành công nghiệp phụ trợ Theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, Việt Nam hiện đang là một trong những quốc gia có thế mạnh về xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ, và đang có mức tăng trưởng đứng nhì thế... sản xuất chiếm khỏang 40% 2.3.2 Nhu cầu tại Hoa Kỳ 2.3.2.1 Quy mô thị trường sản phẩm gỗ tại Hoa Kỳ Người Mỹ tiêu thụ gỗ và các sản phẩm gỗ rất nhiều so với bình quân thế giới Với chỉ hơn 5% dân số thế giới, nhưng người Mỹ tiêu thụ hơn 20% sản lượng gỗ Các 20 nhà khoa học dự báo một khả năng tăng 50% trong sự tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ, cũng như đồ gộ nội thất của Hoa Kỳ vào năm 2040 Chi tiêu cho đồ gỗ. .. giá trị nhập khẩu trực tiếp của Mỹ đối với sản phẩm gỗ của Việt Nam Nguồn: Số liệu thương mại ITC Mỹ do James Hewitt tập hợp 2.3.2.2 Xu hướng tiêu dùng đồ gỗ ở Mỹ Về vật liệu sản phẩm , người Mỹ cũng thích nguyên liệu gỗ cứng, tốt nhất là gỗ của Bắc Mỹ Sản phẩm không nhất thiết phải được làm bằng các loại gỗ tốt như lim, gụ… mà chỉ cần gỗ cao su, thậm chí là MDF (ván gỗ ép); cái chính là sản phẩm làm... thị trường của doanh nghiệp - Thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng - Hạ gục đối thủ cạnh tranh trên thị trường nước ngoài - Đảm bảo lợi nhuận về dài hạn 6 5 Các loại hình marketing quốc tế Marketing quốc tế gồm có 3 dạng: 5.1 Marketing Xuất Khẩu (Export Marketing) Ðây là hoạt động Marketing nhằm giúp các doanh nghiệp đưa hàng hóa xuất khẩu ra thị trường bên ngoài Như vậy, Marketing xuất khẩu. .. EU, Nhật Bản Xuất khẩu vào thị trường Mỹ đạt kim ngạch lớn nhất, với tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2003 - 2007 khoảng 176%, chiếm khoảng 38% so với tổng kim ngạch xuất khẩu Tiếp đó là thị trường EU, với kim ngạch chiếm 28 - 30% Tuy có sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu nhưng chất lượng tăng trưởng sản phẩm gỗ Việt Nam còn thấp Tăng trưởng của ngành chế biến gỗ Việt Nam phát sinh không... kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nước ta khá ấn tượng và trở thành 1 trong 5 ngành hàng xuất khẩu chủ lực nhưng vẫn chưa được đánh giá cao Giá gỗ nhập khẩu rất cao nhưng vẫn phải mua, vì vậy, nếu bỏ tiền ra trồng rừng thì lợi nhuận sẽ cao hơn so với nhập khẩu gỗ nguyên liệu về chế biến Các doanh nghiệp da kiến nghị Nhà nước mạnh dạn giao tư nhân quản lý rừng; khuyến khích các doanh nghiệp chế biến gỗ đầu tư . dụng phụ từ sản phẩm Đã có trường hợp đồ gỗ xuất khẩu Trung Quốc vào thị trường EU đã bị trả lại vì bị nghi trong trường hợp như vậy. Mà xuất khẩu đồ gỗ vào hai thị trường này đều tăng đều đặn. phát triển của đề tài là đi sâu hơn vào việc đánh giá tiềm năng của ý tưởng xuất khẩu đồ gỗ tự lắp ghép sang thị trường Mỹ, cũng như đề xuất thêm các giải pháp marketing khác cho sản phẩm này PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG MỸ 24 1. Thị trường và phân khúc thị trường 24 1.1 Kinh tế 24 1.2 Hệ thống luật pháp: 24 1.3 Về hệ thống thuế 30 1.4 Thủ tục hải quan. 31 1.5 Các rào cản thị trường phi