Hệ thống luật pháp:

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ VN vào thị trường Mỹ (Trang 30)

L ỜI GIỚI THIỆU

1. Thị trường và phân khúc thị trường

1.2 Hệ thống luật pháp:

Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước có hệ thống luật pháp khoa học và chặt chẽ nhất. Ở đây có rất nhiều đạo luật liên bang bảo vệ người tiêu dùng. Mỗi đạo luật được thực

thi và giám sát bởi một cơ quan chính phủ liên bangnhư Ủy ban An toàn Sản phẩm

Tiêu dùng Hoa Kỳ, Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm ủy ban thương mại

liên bang (FTC), Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải (DOT) và Cục an toàn giao thông

đường cao tốc quốc gia (NHTSA), Bộ Nông nghiệp. Mỗi cơ quan có thể chịu trách

nhiệm một hay nhiều bộ luật khác nhau.

Tất nhiên việc xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ không gặp nhiều thủ tục phức tạp như hàng

thực phẩm, nhưng vẫn rất cần chú ý một số các điều luật liên quan chặt chẽ đến loại

hàng hóa này bao gồm:

1.2.1. Các tiêu chuẩn sản phẩm tiêu dùng của Uỷ ban an toàn tiêu dùng (CPSC) về an toàn tiêu dùng.

1.2.2. Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm.

Theo thông luật bảo vệ người tiêu dùng (Common Law Consumer Protection) hay còn gọi là Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm (Products Liability Law), cơ quan

luật pháp Hoa Kỳ yêu cầu các nhà sản xuất, phân phối và bán lẻ phải có trách nhiệm đối với thương tật và thiệt hại do những khuyết tật của sản phẩm gây ra cho người

sử dụng hoặc những người ở gần sản phẩm đó. Trách nhiệm sản phẩm thường dựa

trên các nguyên tắc pháp lý về sự bất cẩn, vi phạm bảo hành hoặc trách nhiệm tuyệt đối.

1.2.3. Đạo lụât Lacey.

Chính phủ Mỹ có thể áp dụng Luật Lacey để áp đặt các hình thức phạt khắt khe đối

với các cá nhân và công ty không nhận thức được sản phẩm gỗ của họ có nguồn gốc

bất hợp pháp. Các hình thức phạt quy định theo luật này bao gồm phạt hành chính, tịch thu hàng hóa buôn lậu, phạt hình sự hoặc bỏ tù. Một hành vi vi phạm đạo luật

Lacey có thể dẫn đến các cáo buộc khác về buôn lậu hoặc rửa tiền. Đạo luật Lacey

sẽ được áp dụng với tất cả các sản phẩm gỗ và động, thực vật hoang dã xuất khẩu.

1.2.4. Đạo luật về cải tiến an tòan tiêu dùng.

Đạo luật này đã được Quốc hội Mỹ thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 15/8/2008. Văn bản quy định những điều kiện liên quan đến nhập khẩu một số mặt

hàng chiếm thị phần xuất khẩu lớn của Việt Nam. Từ ngày 15/8/2009 tới, một số quy định mới trong Đạo luật về cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng sẽ tác động trực

tiếp đến việc sản phẩm dệt may và đồ nội thất của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ

trong thời gian tới.

Ông Richard O'Brien, Giám đốc Chương trình Quốc tế và Đối ngoại Liên Chính phủ, Uỷ ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC) cho rằng, để hạn chế tối đa rủi ro hàng hóa bị từ chối nhập khẩu vào Hoa Kỳ vì lý do không an toàn cho

người tiêu dùng, các doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may và đồ gỗ Việt Nam cần

cập nhật những qui định mới nhất trong việc nhập khẩu hàng dệt may và đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ nói chung và đáp ứng được những quy định trong Đạo luật "Cải

tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng" (CPSIA) nói riêng.

Ông cũng nhấn mạnh: "Đây là một đạo luật rất phức tạp, có tính bắt buộc chứng

nhận tiêu chuẩn cao hơn so với luật cũ, nếu vi phạm có thể dẫn đến các mức phạt

dân sự và hình sự, đồng thời Chính phủ Mỹ có thể ra lệnh tiêu hủy sản phẩm nếu vi

Việc kiểm định và cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn phải được thực hiện bởi một cơ quan đánh giá độc lập do CPSC công nhận. Giấy chứng nhận này phải kèm theo sản

phẩm hay chuyến hàng xuất khẩu sản phẩm và phải có sẵn để cho CPSC và Hải

quan Mỹ kiểm tra khi có yêu cầu.

Đối với sản phẩm đồ gỗ nhập khẩu, theo ông Richard O'Brien, việc nhập khẩu đồ gỗ

nội thất vào Hoa Kỳ tương đối dễ, không cần xin giấy phép nhập khẩu hay một một

loại giấy tờ đặc biệt nào. Tuy nhiên, mặt hàng này cũng có một số quy định khá chặt

chẽ đối với các sản phẩm nội thất dành cho trẻ em, đồ nội thất có thành phần dệt và

đồ nội thất chiếu sáng.

Cụ thể, đối với các loại giường cũi cho trẻ em, có những quy định rất chặt chẽ liên

quan đến chiều cao của thanh bao quanh, khoảng cách giữa các bộ phận của cũi,

kích cỡ bên trong, chi tiết hoàn thiện, các linh kiện bằng kim loại và phải có hướng

dẫn tháo lắp đối với những bộ phận tháo ghép.

Ngoài ra, nhà nhập khẩu các loại cũi cho trẻ em phải duy trì hồ sơ lưu trữ trong

vòng 3 năm kể từ ngày sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm này. Hộp carton đóng gói

cũi và trên cũi phải dán nhãn với những thông tin: tên, địa điểm kinh doanh của nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối hoặc bán hàng...

Nhãn hàng phải lưu ý người sử dụng dùng các loại đệm với kích cỡ cụ thể cao bao

nhiêu, dài bao nhiêu, rộng bao nhiêu và lưu ý này phải viết bằng chữ hoa với chiều

cao ít nhất là 1/4 inch và phải rõ ràng, dễ đọc, tương phản với nền chữ. Nhãn phải đảm bảo không dễ bị tẩy xoá, mất dấu và tồn tại lâu dài cùng với sản phẩm.

Ngoài các đạo luật liên bang này, cần phải hiểu về sự đa dạng và quy mô của thị trường Mỹ với 50 tiểu bang. Tiểu bang này có thể khác với tiểu bang nọ. Ví dụ luật

của California buộc đồ gỗ phải bảo đảm an toàn khi sử dụng , một cái ghế mà người

tiêu dùng mới mua về chưa bao lâu mà đã gãy, người ngồi ghế bị té ngã, thì người

bán sẽ bị kiện ra toà. Một ví dụ khác nữa là một số tiểu bang buộc một số loại đồ gỗ

phải được làm bằng loại gỗ bắt cháy chậm, hoặc cho phủ thêm loại hóa chất giúp cho đồ gỗ khó bốc cháy khi gặp mồi lửa. Những chuyện như vầy thì các nhà sản

1.2.5. Chứng chỉ/tiêu chuẩn Mỹ.

1.2.5.1. Chứng nhận vệ sinh dịch tễ:

Ổ rơm hay đồ bao bọc bằng gỗ khi nhập vào Mỹ phải có giấy chứng nhận vệ sinh

dịch tễ. Giấy chứng nhận này có thể do nhà xuất khẩu cung cấp. Giấy chứng nhận

cần xác nhận rằng các sản phẩm không bị nhiễm bệnh hay dịch của gỗ. Quy định này do Văn phòng điều tra sức khỏe động thực vật ban hành tại các điều khoản của

7 CFR 300 và 7 CFR 319. Giấy chứng nhận xử lý nhiệt cũng được yêu cầu đối với

việc nhập khẩu các nguyên liệu đóng gói bằng gỗ.

Ngoài ra còn những vấn đề khác như: các quy tắc vệ sinh dịch tễ và các yêu cầu về

chứng chỉ vệ sinh dịch tễ đối với đồ nội thất được nhồi đệm quá phiền phức hay các

quy định kiểm tra gỗ thông của Mỹ khác với quy định của EU.

1.2.5.2. Tiêu chuẩn về đồ gỗ của Mỹ:

Hiệp hội ngành gỗ CEI Bois đã chuyển đến ban tư vấn những phàn nàn liên quan

đến các khó khăn mà các thành viên gặp phải trong việc tuân thủ một số tiêu chuẩn

của Mỹ:

- Gỗ thông xẻ khung: Chất lượng của các bộ phận của gỗ xẻ phải được Ủy ban

tiêu chuẩn gỗ Mỹ thử nghiệm và công nhận trên cơ sở vị trí địa lý của khu vực

trồng.

- Gỗ thông đã được cưa (HS 4407): hệ thống ALS yêu cầu kiểm tra kỹ thuật thiết

yếu và giám sát chất lượng hàng tháng tại xưởng cưa đối với cấp độ xây dựng.

- Gỗ ván sàn: Chi phí vận tải cao hơn do việc hạn chế khối lượng vận tải (21

tấn/xe chở). Theo các nhà xuất khẩu và nhập khẩu của Mỹ, quy định vận tải của

Mỹ không cho phép các xe có trọng lượng vượt quá 21 tấn.

1.2.5.3. Tiêu chuẩn của ALDS:

Các tiêu chuẩn của ALDS (Ủy ban tiêu chuẩn gỗ Mỹ) về quy tắc phân loại gỗ tuy

không bắt buộc thì các nhãn hàng vào Mỹ cũng nên xem xét việc tôn trọng các tiêu chuẩn của Mỹ để tiêu thụ hàng hóa của mình tại Mỹ. Việc tôn trọng các tiêu chuẩn

này sẽ gây ra các chi phí bổ sung cho các công ty xuất khẩu, bởi vì họ sẽ phải tiến

Cùng với chương trình chứng nhận gỗ chưa được xử lý, Ủy ban ALSC cũng quản lý chương trình chứng nhận dán nhãn chất lượng cho gỗ đã qua xử lý được sản xuất

theo tiêu chuẩn do Hiệp hội bảo tồn gỗ Mỹ ban hành và giám sát, chương trình dán nhãn gỗ nguyên liệu đóng gói không có nguồn gồc công nghiệp do Hiệp ước bảo vệ

gỗ quốc tế quy định. Từ tháng 7/2001, chương trình đóng gói gỗ không có nguồn

gốc công nghiệp đã được áp dụng.

Theo một số công ty, cần phải bỏ nhiều chi phí để đáp ứng các tiêu chuẩn phân loại

của Mỹ. Để có thể xuất khẩu gỗ chưa được xử lý sang Mỹ, các tiêu chuẩn của Mỹ

yêu cầu tiệt trùng cụ thể và các thiết bị để tiệt trùng lại rất đắt. Hơn thế, máy móc

thiết bị sản xuất phải được văn phòng do Mỹ ủy quyền kiểm tra. Các công ty thường

miễn cưỡng xuất trình kỹ thuật này bởi họ không biết liệu công việc kinh doanh của

mình với Mỹ có thành công hay không. Canada cũng áp dụng quy định tương tự và chính tình trạng này đã làm hạn chế việc xuất khẩu của các nước vào thị trường Bắc

Mỹ.

1.2.5.4. Quy tắc dán nhãn.

Hàng gỗ nội thất cần được dán nhãn theo đúng Luật dán nhãn và đóng gói hợp lý - 15 CFR, mục 500-503.

Luật dán nhãn và đóng gói hợp lý yêu cầu mỗi kiện hàng hóa tiêu dùng dành cho hộ gia đình (mặt hàng mà được đưa vào đạo luật) phải mang nhãn hiệu hàng hóa, theo

đó:

- Tuyên bố xác định hàng hóa.

- Tên và địa chỉ của nơi sản xuất, đóng gói hoặc phân phối.

- Khối lượng tịnh của sản phẩm về mặt trọng lượng, kích thước hay số đém (kích thước phải được đo bằng đơn vị inch và cm).

Liên quan đến đồ nội thất gia đình, Ủy ban Thương mại Liên bang đã thông qua một hướng dẫn liên ngành công nghiệp đồ gỗ gia dụng. Hàng nội thất và các bộ phận của

nó phải tuân thủ với các quy định cụ thể với mục đích bảo vệ người tiêu dùng

(16CFR). Hướng dẫn này dự báo từng nhãn hàng hóa cụ thể miêu tả đồ gỗ và hàng nhái cũng như nhãn hiệu liên quan đến đặc điểm của hàng hóa. Nhãn hiệu cần chứa

đựng các thông tin về kiểu dáng và nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Hướng dẫn này cũng cần điều chỉnh việc sử dụng một số thuật ngữ cụ thể, ví dụ từ “new” (mới). Thông tin đầy đủ của cuốn hướng dẫn này có thể tham khảo trên website của Ủy ban thương mại Liên bang. Các quy định này không bắt buộc pahỉ tuân thủ đối với

thủ tục qua hải quan nhưng phải tuân thủ nếu muốn bán hàng tại Mỹ.

Bên cạnh đó, đạo luật các chất có khả năng gây hại của Liên bang còn bổ sung một

số yêu cầu đối với mặt hàng gỗ gia dụng dùng cho trẻ em (giường) (xem 16CFR

1508; 16CFR 1500; 16CFR 1513). Các nhà nhập khẩu hang nhồi đệm cần phải chú

ý rằng một số nước đã quy định nhãn bổ sung đối với đồ gỗ cho trẻ em hoặc các

dạng khác của đồ gỗ nội thất.

Đạo luật hàng vải dễ cháy cũng quy định các tiê chuẩn an toàn cháy nổ cụ thể. Đạo

luật này chỉ được áp dụng đối với vải được dùng để sản xuất trang phục (vải thuộc

về trang trí thuộc về tiêu chuẩn tự nguyện). Các nước thành viên đã báo cáo rằng

cấp độ liên bang đối với hàng vải trang trí đã bị bắt buộc phải áp dụng tại cấp độ bang (như Califonia, Masachusett).

1.2.6. Phân tích luật pháp.

Các quy định của Mỹ về gỗ và đồ gỗ như sau:

HTS 94: Đồ nội thất: Bao gồm các loại ghế, đồ đạc dụng cụ trong bệnh viện; các đồ đạc trong nhà, văn phòng, giường tủ, bàn ghế, đệm; đèn và các tám ngăn xây dựng

làm sẵn… Các đồ dùng này có thể làm hoàn toàn bằng kim loại, gỗ, nhựa, hay làm khung có bọc da, vải hoặc các vật liệu khác.

Đối với danh mục hàng này, việc nhập khẩu phải:

- Phù hợp với các tiêu chuẩn sản phẩm tiêu dùng của Uỷ ban an toàn tiêu dùng (CPSC) về an toàn tiêu dùng.

- Đối với đệm: phù hợp với các tiêu chuẩn Underwriter’s Laboratory (UL), do

CPSC quản lý.

- Các đồ có thành phần là vải dệt phải ghi theo các quy định TFPLA về xác định

nguồn gốc vải.

Số văn bản Loại biện pháp áp dụng Cơ quan nhà nước điều hành 15 USC 1191-1204 15 USC 1263 15 USC 70-77 16 CFR 1610, 1611, 1615, 1616, 1630-1632 19 CFR 1112b Luật về hàng dệt may dễ cháy

Quy chế an toàn tiêu dùng TFPIA-Luật về hàng dệt may

Tiêu chuẩn hàng dệt may dễ

cháy Quy chế về nhãn mác dệt may FTC, CPSC, USCS FTC, CPSC, USCS FTC, CPSC, USCS FTC, CPSC, USCS 1.3.Về hệ thống thuế.

Mức thuế ở Mỹ nói chung là thấp. Đối với đồ gỗ thuộc mã HS 44, thuế quan thay đổi từ 0 đến 10,7%. Trên thực tế, thuế đánh vào gỗ dán cao nhất (8 và 10,7%). Thuế

suất được áp dụng cho hàng gỗ nội thất (mã HS94) đa số là 0% và có một số mặt hàng đệm giường bằng lông vịt có mức thuế 9 và 13% (HST 94043080 và 94049085 và 13%).

Một số công ty sản xuất gỗ lâm sản nhà đã phàn nàn về gánh nặng thuế phụ thu đánh vào các nhà nhập khẩu, điều này sẽ làm tăng mức thuế nhập khẩu. Cụ thể:

- Phí xử lý hàng hóa (MPF) (0,21%) theo giá FOB, trị giá từ 25 USD đến 485

USD. Phí này do Hải quan Mỹ và Puerto Rico thu. - Thuế bảo quản cầu cảng (HMT) (0,125%) giá FOB

- Loại khác: phí thanh quản và tiền đặt cọc (bond) nộp cho Hải quan.

Biểu thuế nhập khẩu của Mỹ được đăng trên mạng của Ủy ban Thương mại Quốc tế

1.4.Thủ tục hải quan.

Đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ (HST44), các thủ tục rời bến được cho là quá nhiều khó khăn cho các nhà xuất khẩu. Hải quan Mỹ đã thay đổi phân loại gỗ dán

(HS 4412) và nhiều loại đã bị tăng thuế từ 0% lên 8%. Còn với hàng gỗ nội thất (HS

94), thủ tục hải quan không quá khó khăn. Việc nhập khẩu hàng gỗ và gỗ nội thất

phụ thuộc phạm vi điều chỉnh của các quy định chung như được xác định trong các

bộ luật của các quy định liên bang (các văn bản nhập khẩu – 19 CRF 141; điều tra

Hải quan – 19 CFR 151 và thuế Hải quan 19 CFR – 159).

Tất cả hàng hóa được nhập vào Mỹ phải được dán nhãn xuất xứ. Hải quan Mỹ có

một yêu cầu chung cho việc ghi nước xuất xứ vào tất cả các mặt hàng ngoại nhập

vào Mỹ. Các mặt hàng này phải được dán nhãn dễ đọc với tên tiếng Anh của nước

xuất xứ trừ phi pháp luật có quy định khác. Trong các sản phẩm gỗ, chỉ gỗ xẻ, rào gỗ, gỗ lát nền là không cần dán nhãn xuất xứ. Nhãn mác xuất xứ phải dễ đọc và phải

dán ở mặt dễ nhận thấy, đồng thời phải khó tẩy xóa và lâu bền cùng sản phẩm. Tuy

nhiên bất kỳ một biện pháp hợp lý trong dãn nhãn đều được chấp nhận kể cả mác

dính. Chỉ có một điều kiện duy nhất đó là mác dính luôn phải dính trên sản phẩm và chỉ có thể bị phá hủy bởi các hành động có chủ ý.

Các hàng hóa được yêu cầu phải dán nhãn xuất xứ nếu nhập vào Mỹ mà không có nhãn mác xuất xứ sẽ phảỉ nộp thuế phụ thu hoặc bị phá hủy theo yêu cầu điều tra

của hải quan trước khi đưa vào Mỹ. Các nhà xuất khẩu nên dán nhãn xuất xứ vào

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ VN vào thị trường Mỹ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)