Về bộ máy Marketing của công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ VN vào thị trường Mỹ (Trang 48)

L ỜI GIỚI THIỆU

3. Giải pháp hỗ trợ thực hiện

3.1 Về bộ máy Marketing của công ty

3.1.1. Tổ chức phòng Marketing.

Như đã nói ở trên, đa số các dong nghiệp đồ gỗ Việt Nam chưa chú ý lằm đến việc

tiếp thị cho sản phẩm của mình tại thị trường nước ngoài. Có thể nói, lợi ích mà hoạt động Marketing đem lại cho công ty là rất dài lâu chứ không phải là tức thời, vì thế,

doanh nghiệp Việt cần có chính sách đầu tư thích đáng hơn cho bộ phận Marketing

nói chung và hoạt động Marketing xuất khẩu nói riêng.

Về việc bồi dưỡng kiến thức: Do chỉ xuất khẩu gián tiếp, các quy định của Hoa Kỳ

về việc nhập khẩu như thuế, thủ tục hải quan… chưa được các công ty nắm bắt thấu đáo. Đây là vấn đề cần phải được khắc phục ngay vì ngoài việc hiểu về khách hàng cũng cần phải biết đến luật pháp của Hoa Kỳ để tránh các nguy cơ có thể xảy đến

mà gần nhất là việc có thể bị kiện bán phá giá.

Hiện nay, trình độ ngoại ngữ của các công ty có thể không đủ cho việc thực hiện

kinh doanh trực tiếp tại nước ngoài. Vì vậy việc đầu tư xây dựng một lớp người mới

có kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và kinh doanh là cần thiết, điều này cũng hoàn toàn phù hợp với mục tiêu tập trung cho phát triển nguồn nhân lực, hiện đại hóa công ty.

3.1.2. Chức năng phòng Marketing.

3.1.2.1. Chính sách nghiên cứu thị trường.

Khi thực hiện kinh doanh trực tiếp ở nước ngoài, doanh nghiệp nhất thiết phải thực

hiện nghiên cứu thị trường để có những thông tin về nhu cầu, khách hàng, đối thủ

cạnh tranh cũng như các yếu tố khác của môi trường kinh doanh. Nghiên cứu thị trường không những giúp nắm bắt cơ hội mà còn giúp doanh nghiệp có được những

chuẩn bị cần thiết cho các biến động. Hơn nữa, thị trường Hoa Kỳ lại là thị trường

lớn với nhu cầu đa dạng và thường xuyên thay đổi, đối thủ cạnh tranh nhiều và mạnh, vì thế không thể lơ là việc nghiên cứu thị trường. Chúng ta vẫn không quên thất bại tại thị trường Mỹ của IKEA, một trong những công ty sản xuất đồ gia dụng hàng đầu thế giới do không thích ứng với nhu cầu khác lạ của người Mỹ, vào năm

1995, chỉ hai năm sau khi thực hiện kinh doanh tại đây, công ty Thụy Điển này đã phải đóng 2 trong số 21 cửa hàng tại Bắc Mỹ, sa thải hàng loạt nhân viên và gánh chịu những thất bại nặng nề khác mà một kế hoạch Marketing rầm rộ cũng không

giúp cải thiện được tình hình.

Nhà nước cần phải hỗ trợ các công ty Việt Nam thực hiện nghiên cứu thị trường,

không thể chỉ thực hiện việc nghiên cứu tại bàn như trước đây nữa vì nhìn chung, tỷ

lệ phản hồi chính xác sẽ không cao nếu chỉ dựa vào khảo sát qua thư điện tử. Các

công ty có thể tận dụng các cổng thương mại điện tử, các sàn giao dịch B2B

(Business to Business), cũng như thường xuyên tiếp xúc với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại

Việt Nam để được hỗ trợ và cung cấp thông tin kịp thời về thị trường.

3.1.2.2. Chính sách bán hàng.

Ngoài ra, để tránh rơi vào khó khăn khi khách hàng bị phá sản, thay đổi nhà cung cấp hay sử dụng lợi thế về quy mô như Walmark, Carrefour… để ép giá, công ty Việt Nam nên thực hiện chính sách không bán quá 30% sản lượng cho bất kỳ một đối tác nào dù giá chào mua có tốt đến đâu.

Thiết kế showroom cũng vô cùng quan trọng. Phòng trưng bày phải được bố trí sao

cho có thể trưng bày được một sản phẩm đã lắp ráp hoàn chỉnh và một vài các mẫu

mã được thiết kế cho sản phẩm đó, các mẫu mã khác có thể giới thiệu đến khách

hàng qua catalogue. Vì thế, thiết kế các catalogue này cũng là một công việc rất cần

chú ý, công ty vừa phải tìm kiếm những doanh nghiệp in ấn thiết kế catalogue

chuyên nghiệp, hiện đại và với giá cả phải chăng, Các catalogue này còn đòi hỏi tiêu chuẩn cao về thẩm mỹ và phải chứa hết tất cả các mẫu chi tiết của công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ VN vào thị trường Mỹ (Trang 48)