1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp trên địa bàn hà nội

112 257 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

LUẬN VĂN: Doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp trên địa bàn Hà Nội Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN là một chủ trương nhất quán, lâu dài của Đảng và Nhà nước ta. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh. Nhờ có chính sách đúng đắn này mà khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta có những bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây nhất là các doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp. Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị và qui hoạch phát triển kinh tế xã hội Thủ Đô được Thủ tướng phê duyệt, đó xác định ngành công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Thủ đô. Những năm qua doanh nghiệp tư nhân trong ngành công nghiệp đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của ngành công nghiệp Hà Nội, có vị trí hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô, tạo ra sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, huy động vốn trong dân để phát triển sản xuất, giải quyết nhiều công ăn việc làm, đóng góp ngày càng lớn cho ngân sách Nhà nước, tiếp cận với khoa học công nghệ mới, làm gia tăng tính cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Có được những chuyển biến đó là do Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội rất quan tâm đến sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân. Cùng với thực hiện các chính sách khuyến khích của Trung ương, Hà nội đã xây dựng và thực hiện nhiều cơ chế, chính sách, biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng như hỗ trợ về tín dụng, tài chính; khoa học công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực; xúc tiến đầu tư, thương mại; giải quyết mặt bằng sản xuất; thủ tục pháp lý Những chủ trương và chính sách đó đã góp phần rất quan trọng vào sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân. Số lượng doanh nghiệp và số vốn đăng ký tăng nhanh, tính đến hết năm 2005, trên địa bàn Hà Nội đã có trên 35.000 doanh nghiệp thành lập và đăng ký kinh doanh với số vốn đăng ký trên 65.000 tỷ đồng. Bình quân mỗi năm có khoảng 5000 doanh nghiệp thành lập, với số vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp đạt khoảng 2 tỷ đồng. Sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp tư nhân có tăng trưởng cao, ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong các lĩnh vực, đặc biệt là công nghiệp. Trong lĩnh vực công nghiệp, tính đến hết năm 2004 trên địa bàn Hà Nội có 1772 cơ sở sản xuất của doanh nghiệp tư nhân, tăng 4,5 lần so với năm 2000; giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định 1994 đạt 5584 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2004 đạt 46,4%. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp tư nhân chiếm 79,5% GTSXCN kinh tế ngoài nhà nước và chiếm 15,8% công nghiệp trên địa bàn. Năm 2004, các doanh nghiệp công nghiệp tư nhân đã đầu tư 7000 tỷ đồng vào các ngành công nghiệp quy mô lớn, kỹ thuật cao như chế tạo ô tô, xe máy, máy tính, điện thoại di động, thang máy, đồ điện đa dụng , thu hút 60% số lao động trên địa bàn. Bên cạnh những thành tựu đạt được, các doanh nghiệp công nghiệp tư nhân đang phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, thách thức về năng lực quản lý, công nghệ, nguồn nhân lực, chất lượng sản phẩm, thông tin thị trường ; thiếu vốn đầu tư vào các ngành sản xuất lớn, chưa mạnh dạn liên kết với các thành phần kinh tế khác và cũng đã bộc lộ một số yếu kém như: chỉ chạy theo lợi ích ngắn hạn, khai thác không hiệu quả nguồn lực xã hội, hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh thấp, gây ô nhiễm môi trường Tình trạng trên đòi hỏi thành phố Hà Nội phải có định hướng và các giải pháp phù hợp để khuyến khích doanh nghiệp công nghiệp tư nhân phát triển theo qui hoạch, kế hoạch của Thành phố, phát huy được tiềm năng, thế mạnh sẵn có, thúc đẩy loại hình công nghiệp này phát triển nhanh, bền vững, đóng góp ngày càng lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô. Xuất phát từ tình hình đó, tôi lựa chọn “Doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp trên địa bàn Hà Nội " làm đề tài luận văn thạc sĩ Kinh tế là cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu Từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng, kinh tế tư nhân là một đề tài đã được nhiều tác giả trong nước nghiên cứu, nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn về kinh tế tư nhân đã được nghiờn cứu qua một số cụng trỡnh như: - TS. Nghiêm Xuân Đạt, TS. Nguyễn Minh Phong (đồng chủ biên) (2002), Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - TS.Nghiêm Xuân Đạt, GS.TS Tô Xuân Dân (chủ biên), Phát triển và quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Nxb Khoa học và kỹ thuật. - TS. Nguyễn Minh Phong (chủ biên) (2004), Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - Nguyễn Huy Oánh (2001), Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế Và đó được làm rõ dần, thể hiện trong Nghị quyết TW5 khoá IX của Đảng. Tuy đó cú những cụng trỡnh nghiờn cứu về kinh tế tư nhân nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu kinh tế tư nhân, tập trung vào các doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp ở Hà Nội dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là tiếp tục làm rõ một số lý luận và thực tiễn về DNCNTN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng DNTN trong ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Qua đó, đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phát triển các DNCNTN ở Thủ đô Hà Nội một cách lành mạnh, bền vững trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận về phát triển doanh nghiệp công nghiệp tư nhân, quá trình phát triển DNCNTN ở Hà Nội, thực trạng phát triển DNCNTN ở Hà Nội và kinh nghiệm phát triển DNCNTN của một số nước. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp khắc phục những tồn tại, vướng mắc, đẩy mạnh phát triển các DNCNTN ở Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dưới giác độ khoa học kinh tế chính trị nên đối tượng nghiên cứu là các quan hệ kinh tế ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp tư nhân trong ngành công nghiệp. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: đề tài sẽ tập trung nghiên cứu doanh nghiệp công nghiệp tư nhân bao gồm DNCNTN một chủ, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần không nghiên cứu các loại hình kinh tế khác như HTX, hộ tư nhân, cá thể - Giới hạn thời gian: nghiên cứu thực trạng công nghiệp tư nhân Hà Nội qua các thời kỳ để thấy được bức tranh tổng thể về DNCNTN ở Hà Nội. Luận văn tập trung phân tích đánh giá thực trạng từ 1997 trở lại đây. 5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị là phương pháp trừu tượng hoá khoa học để làm rõ bản chất các mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp công nghiệp tư nhân với các chủ thể khác của nền kinh tế. Trong quá trình thực hiện đề tài, luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp như điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu, tư liệu, phân tích, tổng hợp để rút ra những kết luận cần thiết. 6. Đóng góp của luận văn Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng quá trình phát triển CNTN nói chung và DNTN trong công nghiệp ở Hà Nội nói riêng, đối chiếu, so sánh, rút ra những bài học kinh nghiệm về phát triển DNCNTN của một số quốc gia, dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị, luận văn tiếp tục làm rõ: cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DNTN trong công nghiệp ở Hà Nội, đề xuất giải pháp phát triển DNCNTN ở Thủ đô trong giai đoạn hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương, 6 tiết. Chương 1 cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển doanh nghiệp công nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 1.1. Một số vấn đề lý luận về phát triển doanh nghiệp công nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 1.1.1. Các quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin của Đảng và Nhà nước ta về kinh tế tư nhân và doanh nghiệp công nghiệp tư nhân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Trong các tác phẩm của Mác, Ăngghen, Lênin, thuật ngữ "Kinh tế tư nhân" chưa được sử dụng nhiều, mặc dù các ông đã nghiên cứu rất nhiều về chế độ tư hữu, về kinh tế cá thể về sản xuất hàng hoá nhỏ, đặc biệt là về quá trình sản xuất dựa trên sở hữu tư bản tư nhân Song về thực chất, dù sử dụng ngôn từ khác nhau nhưng kinh tế tư nhân ở trình độ cao của nó là doanh nghiệp tư nhân. Do đó, doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Các Mác cho rằng: Chế độ tư hữu, với tư cách là cái đối lập với chế độ sở hữu xã hội và tập thể, chỉ tồn tại ở nơi nào mà những điều kiện bên ngoài của lao động là của tư nhân. Những hình thức của chế độ tư hữu thay đổi tuỳ theo những tư nhân ấy là người lao động hoặc người không lao động [19, tr.589]. Theo Các Mác và Ăngghen, đặc trưng của kinh tế tư bản tư nhân là: Người công nhân lao động dưới sự kiểm soát của nhà tư bản, lao động của anh ta thuộc về nhà tư bản. Nhà tư bản trông nom sao cho công việc được tiến hành tốt và những tư liệu sản xuất được tiêu dùng một cách hợp lý, do đó, để cho nguyên liệu không bị lãng phí vô ích và công cụ lao động được giữ gìn cẩn thận, nghĩa là chỉ bị huỷ hoại theo mức độ cần thiết cho người tiêu dùng chúng trong công việc mà thôi. Và thứ hai: sản phẩm là sở hữu của nhà tư bản chứ không phải của người sản xuất trực tiếp, không phải của công nhân [21, tr.277]. Như vậy, ưu điểm của doanh nghiệp tư bản tư nhân là tạo ra được một lực lượng sản xuất tiến bộ hơn so với sản xuất tư nhân cá thể nhờ có quy mô lớn, tổ chức sản xuất hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu, song mặt hạn chế của doanh nghiệp tư bản tư nhân là bóc lột giá trị thặng dư của công nhân làm thuê. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Các Mác và Ăngghen đã chỉ ra rằng " phải xoá bỏ chế độ sở hữu tư sản". Tuy nhiên, các ông cũng khẳng định rằng: không thể thủ tiêu chế độ tư hữu ngay lập tức được, cũng như không thể làm cho lực lượng sản xuất hiện có tăng lên ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng một nền kinh tế công hữu. Các ông đã viết "Sẽ chỉ có thể cải tạo xã hội hiện nay một cách dần dần, và chỉ khi nào tạo nên một khối lượng lớn tư liệu sản xuất cần thiết cho việc cải tạo đó thì khi ấy mới thủ tiêu được chế độ tư hữu" [22, tr.496]. Lênin cũng cho rằng, trong thời kỳ quá độ từ nền tiểu sản xuất lên CNXH, thì ở mức độ nào đó, Chủ nghĩa tư bản là không tránh khỏi. Trong nền kinh tế thời kỳ quá độ, vẫn còn có những thành phần, những bộ phận, những mảnh của cả chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Lênin đã nêu ra những thành phần kinh tế trong kết cấu xã hội Nga thời kỳ quá độ như sau: "1 - kinh tế nông dân kiểu gia trưởng, nghĩa là phần lớn có tính chất tự nhiên; 2 - Sản xuất hàng hoá nhỏ (trong đó bao gồm đại đa số nông dân bán lúa mì); 3 - Chủ nghĩa tư bản tư nhân; 4 - Chủ nghĩa tư bản Nhà nước ; 5 - Chủ nghĩa xã hội" [17, tr.310]. Qua các thành phần kinh tế mà Lênin đã kể ở trên, có thể thấy rằng kinh tế tư nhân mà cơ sở của nó là sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất bao gồm các thành phần sau: Kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Một khi kinh tế tư nhân là sản vật tự nhiên của nền sản xuất trong thời kỳ quá độ thì chúng ta phải chấp nhận sự tồn tại của nó, không nên kỳ thị và không thể tuỳ tiện ngăn cấm hay xoá bỏ nó một cách duy ý chí. Để đưa ra chính sách đúng về kinh tế tư nhân nói chung và DN công nghiệp tư nhân nói riêng, cần nhìn nhận đúng vai trò đặc điểm và những hạn chế của nó. Qua thực tiễn áp dụng chính sách kinh tế mới (NEP) ở Nga, Lênin đã đánh giá vai trò của kinh tế tư nhân như sau: Họ đã nộp cho Nhà nước một cách thoải mái lạ thường và hầu như không bị gò ép một số thuế lên đến hàng trăm triệu pút lúa, , đại đa số dân cư mà sản xuất với qui mô rất nhỏ hẹp và nằm trong tay tư nhân, đem lại những số lãi to lớn nhất. Toàn bộ nền sản xuất nông nghiệp của nông dân là thế. Nền sản xuất công nghiệp cung cấp những món lãi cũng bằng như thế hay ít hơn một tí, nền sản xuất này một phần do những tư nhân nắm [17, tr.310]. Theo Lênin, một trong những nội dung và biện pháp chủ yếu của chính sách kinh tế mới là khôi phục và phát triển nền kinh tế hàng hoá trên cơ sở sử dụng sức mạnh kinh tế nhiều thành phần. Do đó, Người chủ trương: Không đập tan cái cơ cấu kinh tế và xã hội cũ, mà là chấn hưng thương nghiệp, công nghiệp nhỏ, chủ nghĩa tư bản, bằng cách nắm vững những cái đó một cách thận trọng và từng bước, hoặc bằng cách Nhà nước điều tiết những cái đó, nhưng chỉ trong chừng mực làm cho chúng sẽ được phục hồi lại [17, tr.275]. Lênin cũng chỉ rõ "Không thể tìm cách ngăn cấm hay chặn đứng sự phát triển của chủ nghĩa tư bản mà tìm cách hướng nó vào con đường chủ nghĩa tư bản Nhà nước. Về phương diện kinh tế, đó là điều có thể thực hiện được" [17, tr.267]. Đồng thời với việc đánh giá vai trò không nhỏ của kinh tế tư nhân trong việc đẩy mạnh sản xuất, đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội, các nhà kinh điển đã chỉ ra những ưu điểm của nó mà các nhà quản lý cần tận dụng, đó là: Lòng nhiệt tình phi thường của các tiểu chủ, tinh thần trách nhiệm, tài năng tổ chức, vốn hiểu biết kỹ thuật của các nhà tư bản tư nhân. Các quan điểm của Đảng và Nhà nước về kinh tế tư bản tư nhân trong thời kỳ quá độ lên CNXH: Sau khi khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố: Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà, thì giới công thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng. Chính phủ nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới công thương trong công cuộc kiến thiết này [23, tr.49]. Tiếp đó, ngày 9/10/1945 Chính phủ Việt Nam đã ban hành sắc lệnh về việc "cho phép các công ty và các hãng ngoại quốc được phép tiếp tục công việc doanh nghiệp" [3, tr.4]. Ngày 16/7/1947, trả lời một nhà báo nước ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Chúng tôi không chủ trương giai cấp đấu tranh Trái lại, chúng tôi chủ trương làm tư bản Việt Nam phát triển" [24, tr.169]. Ngày 17/3/1949, Liên Bộ kinh tế, nội vụ có văn bản số 27/NV-KT nêu rõ "Nguyên tắc cơ bản là tự do kinh doanh. Trong hoàn cảnh hiện tại, nguyên tắc ấy càng cần được tôn trọng và những hoạt động kinh doanh tư nhân đang giữ một vai trò quan trọng trong việc điều hoà, phân phối giữa các vùng" [3, tr.3]. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ II năm 1951 xác định "Xây dựng kinh tế quốc dân cần có tư bản. Giai cấp tư sản dân tộc cần và có thể góp phần vào việc phát triển công thương nghiệp Nhà nước". Sau hoà bình lập lại ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương tập trung vào khôi phục nền kinh tế. Nghị quyết Trung ương lần thứ 7 và Nghị quyết Quốc hội lần thứ 4 năm 1955 đã đề ra chủ trương "Chưa xây dựng quan hệ sản xuất XHCN mà tập trung phát triển sản xuất, làm cho kinh tế dồi dào, công và tư đều được chiếu cố, lao động tư nhân đều có lợi, thành thị và thôn quê giúp đỡ lẫn nhau, mở rộng trao đổi giữa trong và ngoài nước. Hướng dẫn, khuyến khích giúp đỡ công ăn việc làm, buôn bán của các tầng lớp tiểu tư sản và công cuộc kinh doanh của tư sản dân tộc". Tại cuộc họp Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà lần thứ 4 từ 20-26/3/1955 đã đề ra chủ trương "Hướng dẫn khuyến khích giúp đỡ kinh doanh tư nhân của tư sản dân tộc, tư sản ngoại quốc cũng cần được chiếu cố một cách thích đáng". Sau 3 năm khôi phục và phát triển kinh tế 1954-1957, công nghiệp tư nhân Hà Nội lúc này tồn tại 3 loại hình chính là: HTX tư sản, tư bản tư nhân và cá thể. Tình hình đặt ra lúc này là phát triển công nghiệp tư nhân theo hướng nào. Nghị quyết Trung ương lần thứ 16 tháng 4/1959 về vấn đề cải tạo XHCN đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh đã chỉ rõ “Việc phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc không thể dung thứ sự tồn tại kinh tế tư bản chủ nghĩa" do đó đã quyết định "tiến hành cải tạo loại hình công nghiệp tư bản tư doanh" với mục tiêu là chuyển chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa về căn bản thành chế độ sở hữu Nhà nước và trên cơ sở quan hệ sản xuất mới đó biến người tư sản dân tộc thành người lao động. Về biện pháp là "chuộc lại tư liệu sản xuất của những người tư sản, chuộc lại trả tiền dần chứ không phải tịch thu". Quan điểm đó đã được quán triệt qua các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, IV, V. Cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất mà điểm xuất phát là xoá bỏ sở hữu tư nhân đã diễn ra khá quyết liệt thông qua các cao trào quốc hữu hoá, tập thể hoá đã dẫn tới kinh tế tư nhân nói chung và trong công nghiệp nói riêng bị xoá bỏ. Đến năm 1986, Đại hội Đảng lần thứ VI đã phân tích, đánh giá quá trình tiến hành cách mạng XHCN ở nước ta væ rút ra kết luận: Trong 30 năm qua, chúng ta đã có biểu hiện nôn nóng, muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế phi XHCN, nhanh chóng biến kinh tế tư nhân thành quốc doanh. Về nội dung cải tạo kinh tế tư nhân thường nhấn mạnh việc thay đổi quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất mà không coi trọng giải quyết các vấn đề về tổ chức quản lý và chế độ phân phối. Cách làm thường theo chiến dịch gò ép, chạy theo số lượng, coi nhẹ chất lượng và hiệu quả. Nguyên nhân cơ bản là trong nhận thức cũng như trong hành động, chúng ta chưa thực sự thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta còn tồn tại trong một thời gian tương đối dài, chưa nắm vững và vận dụng đúng qui luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ lực lượng sản xuất. Tới thời điểm này, các bài học kinh nghiệm trên cho chúng ta thấy rằng đối với khu vực tư nhân, vấn đề là không phải tìm cách xoá bỏ kinh tế tư nhân mà nên tìm biện pháp tốt nhất để tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển theo định hướng XHCN để ngày càng đóng góp tốt hơn cho nền kinh tế. Đại hội Đảng lần thứ VI tháng 12/1986 đánh dấu bước ngoặt về đổi mới tư duy kinh tế, đã chính thức thừa nhận nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế Nhà nước có vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân cho phép tồn tại có mức độ, có thời hạn và hướng đi vào làm ăn tập thể hoặc cải tạo theo phương châm "sử dụng để cải tạo, cải tạo để sử dụng tốt hơn". Tháng 3/1988, Chính phủ đã ban hành Nghị định 27 về kinh tế tư doanh. Đây là lần đầu tiên loại hình DN công nghiệp tư nhân được chính thức thừa nhận trong các văn bản pháp qui của Nhà nước. Ngày 15/7/1988, Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị cho phép các cơ sở kinh tế tư nhân qui mô nhỏ được hoạt động trong các ngành sản xuất công nghiệp, xây dựng, vận tải, dịch vụ và cho phép đổi mới chính sách, cơ chế quản lý đối với các cơ sở sản xuất thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Ngày 29/3/1989 Hội nghị Trung ương 6 khoá VI nêu rõ quan điểm "thực hiện nhất quán chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, giải phóng mọi năng lực sản xuất" và coi chính sách kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính qui luật từ sản xuất nhỏ đi lên CNXH. Nghị quyết Hội nghị cũng nhấn mạnh "Các hình thức kinh tế tư nhân, cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân vẫn cần thiết lâu dài cho nền kinh tế và nằm trong [...]... công nghiệp tư nhân gồm có các Công ty cổ phần, công ty Trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh do các cá nhân, hoặc chủ yếu là do các cá nhân góp vốn Theo quan niệm này, Doanh nghiệp công nghiệp tư nhân không bao gồm các cơ sở kinh tế cá thể, các HTX, mà có sự đồng nhất Doanh nghiệp công nghiệp tư nhân với Doanh nghiệp tư bản tư nhân Loại ý kiến thứ hai: Cho rằng Doanh nghiệp công. .. công nghiệp tư nhân là loại hình DN công nghiệp dựa trên sở hữu toàn bộ hay đại bộ phận tư liệu sản xuất thuộc sở hữu tư nhân nói chung, không phân biệt phân phối thu nhập thế nào Theo quan niệm này, DN công nghiệp tư nhân bao gồm cả các HTX công nghiệp Như vậy, có sự đồng nhất DN công nghiệp tư nhân với DN công nghiệp tư nhân nói chung Loại ý kiến thứ ba: Cho rằng Doanh nghiệp công nghiệp tư nhân. .. DN công nghiệp không phải do Nhà nước góp vốn Trường hợp này DN công nghiệp tư nhân bao gồm cả DN 100% vốn nước ngoài và các HTXTCN Như vậy có sự đồng nhất DN công nghiệp tư nhân với các DN công nghiệp ngoài quốc doanh nói chung Khái quát từ các ý kiến trên, tác giả Luận văn cho rằng Doanh nghiệp tư nhân trong ngành công nghiệp (dưới đây gọi chung là DN công nghiệp tư nhân) là những DN hoạt động trong. .. ngành công nghiệp dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và sử dụng lao động thuê mướn là chủ yếu Các loại hình DN công nghiệp tư nhân cụ thể đó là các Công ty cổ phần, công ty Trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân thuần tuý - một chủ, Công ty hợp danh do các cá nhân góp vốn thành lập theo Luật Doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua Đặc điểm của Doanh nghiệp công nghiệp. .. Điều 3 của Luật Doanh nghiệp tư nhân đã nêu rõ: "Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của Doanh nghiệp tư nhân, thừa nhận sự bình đẳng trước pháp luật của Doanh nghiệp tư nhân với các Doanh nghiệp khác và tính sinh lợi hợp pháp của kinh doanh Trong khuôn khổ pháp luật, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tự do kinh doanh và chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh" Đại hội Đại biểu toàn... nghiệp công nghiệp tư nhân là loại hình DN công nghiệp dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Hiện nay, khái niệm này vẫn còn có một số ý kiến khác nhau Loại ý kiến thứ nhất: Cho rằng doanh nghiệp công nghiệp tư nhân là loại hình DN công nghiệp dựa trên sở hữu toàn bộ hay đại bộ phận tư liệu sản xuất thuộc sở hữu tư nhân và lao động làm thuê Người chủ chiếm đoạt giá trị thặng dư do công nhân tạo... nghiệp công nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam: Nghiên cứu đặc điểm của DN công nghiệp tư nhân có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định nội dung và phương pháp và những giải pháp phù hợp để quản lý Nhà nước đối với DN công nghiệp tư nhân một cách có hiệu quả Đặc điểm của DN công nghiệp tư nhân có những nét đặc thù khác với DN Nhà nước và khác với DN tư nhân các nước trên thế giới Dưới... với cách làm ăn lớn trong cơ chế thị trường Bốn là: Trình độ phát triển của DN công nghiệp tư nhân nước ta thấp cả về công nghệ, kỹ năng lao động và quản lý, chưa đủ trình độ vươn ra các địa bàn trong nước và quốc tế, kinh doanh trên từng địa bàn là chủ yếu Trong khi đó công nghiệp tư nhân ở nước ngoài đã có những bước phát triển lớn, đầu tư chiều sâu, áp dụng công nghệ hiện đại và công nghệ cao, chuyển... hỗn hợp Bẩy là: DN công nghiệp tư nhân phân bố không đều: Chủ yếu phân bố tập trung vào những vùng mà cơ sở hạ tầng thuận lợi, dân cư đông đúc trong một số ngành có suất sinh lãi cao Trình độ phát triển DN công nghiệp tư nhân có sự chênh lệch lớn giữa các vùng miền 1.1.2.2 Vai trò tích cực và hạn chế của doanh nghiệp công nghiệp tư nhân Vai trò tích cực của doanh nghiệp công nghiệp tư nhân: Kể từ khi... tư nhân năm 1990 Cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật Doanh nghiệp 1999 tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho cỏc DN tư nhân trong việc thành lập và tổ chức kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty hợp danh và công ty cổ phần Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI ngày 29/11/2005 đó thụng qua Luật Doanh nghiệp mới cú hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006 Nhỡn chung, cỏc Luật Doanh nghiệp . sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp tư nhân chiếm 79,5% GTSXCN kinh tế ngoài nhà nước và chiếm 15,8% công nghiệp trên địa bàn. Năm 2004, các doanh nghiệp công nghiệp tư nhân đã đầu tư 7000. DN công nghiệp tư nhân bao gồm cả các HTX công nghiệp. Như vậy, có sự đồng nhất DN công nghiệp tư nhân với DN công nghiệp tư nhân nói chung. Loại ý kiến thứ ba: Cho rằng Doanh nghiệp công nghiệp. cao của nó là doanh nghiệp tư nhân. Do đó, doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Các Mác cho rằng: Chế độ tư hữu, với tư cách là cái

Ngày đăng: 26/05/2015, 16:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w