Nhu cầu quả tươi trên địa bàn Hà Nội, nghiên cứu trường hợp với sản phẩm nhãn muộn Hà Nội và bưởi Thanh Trà Huế

10 423 0
Nhu cầu quả tươi trên địa bàn Hà Nội, nghiên cứu trường hợp với sản phẩm nhãn muộn Hà Nội và bưởi Thanh Trà Huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHU CẦU QUẢ TƯƠI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI, NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP VỚI SẢN PHẨM NHÃN MUỘN HÀ NỘI VÀ BƯỞI THANH TRÀ HUẾ Nguyễn Thị Tân Lộc 1 , Lê Như Thịnh 1 , Đặng Đình Đạm 1 TÓM TẮT Nhu cầu về quả tươi trên thị trường Hà Nội ngày càng tăng. Người tiêu dùng mong muốn lựa chọn được sản phẩm quả tươi, không dập nát và có thông tin về nguồn gốc rõ ràng. Tuy nhiên người tiêu dùng ngày càng lo lắng về độ an toàn của quả. Lo lắng nhất về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, sau đó đến chất kích thích, hoá chất bảo quản và chất tẩy mầu quả. Bài báo này giúp các độc giả hiểu thêm về các kênh tiêu thụ quả hiện nay trên thị trường Hà Nội và nhu cầu quả tươi của các siêu thị, cửa hàng/quầy hàng chuyên doanh; đồng thời cũng chỉ ra lượng quả được bán bởi người bán lẻ tại các chợ, người bán rong và đánh giá năng lực của những người bán rong. Đã tiến hành khảo sát thị trường quả Hà Nội và phỏng vấn sâu những đối tượng kinh doanh kể trên. Bên cạnh đó, có phỏng vấn người tiêu dùng và đánh giá sơ bộ nhu cầu về quả của của họ có kết hợp với việc tham khảo các tài liệu đã được công bố. Nội dung nghiên cứu tập trung vào lượng hàng bán được trong ngày và tiêu chí lựa chọn quả của từng đối tượng cũng như yêu cầu trong việc mua-bán sản phẩm của họ. Thực tế tiêu chí về độ an toàn chưa được các nhà kinh doanh quả đặt lên hàng đầu. Trường hợp đối với nghiên cứu điểm về nhãn muộn Hà Nội và bưởi Thanh Trà Huế cũng đã chỉ ra tiêu chí lựa chọn quả của người tiêu dùng không ngoài những tiêu chí lựa chọn quả nói chung đó là tươi, không dập nát và rõ ràng về nguồn gốc mà họ còn cần nhãn và bưởi Thanh Trà có độ ngọt và an toàn. Độ an toàn ở đây được phản ánh bằng giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất sản phẩm an toàn do cơ quan có thẩm quyền cấp. Toàn bộ kết quả của nghiên cứu đã được chuyển tới người sản xuất quả nói chung và đặc biệt 2 sản phẩm nhãn muộn Hà Nội và bưởi Thanh Trà Huế nói riêng có khả năng cung ứng sản phẩm và đại diện cơ quan quản lý trên địa bàn. Bài báo cũng gợi ý cho nông dân về việc lựa chọn điểm bán sản phẩm và hướng phát triển bền vững mối quan hệ giữa người sản xuất và người kinh doanh. Từ khoá: Quả tươi, thị trường, Hà Nội, nhu cầu, nhãn muộn Hà Nội, bưởi Thanh Trà Huế. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Hiện nay, nhu cầu về chất lượng và chất lượng vệ sinh thực phẩm của người tiêu dùng (NTD) thành thị ngày càng tăng. Quả tươi là một trong những thực phẩm mà NTD quan tâm, lo lắng nhất do người sản xuất (NSX) còn sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), chất kích thích; NSX, người kinh doanh (NKD) lạm dụng quá nhiều chất bảo quản, trồng trong vùng ô nhiễm. Đặc biệt trong bối cảnh thị trường Hà Nội có cả các sản phẩm sản xuất trong nước và các sản phẩm nhập khẩu trong khi các cơ quan quản lý chưa thực sự quản lý chặt được toàn bộ nguồn gốc của các sản phẩm. Theo một số kết quả nghiên cứu và căn cứ vào kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê cho thấy, nhu cầu tiêu dùng quả của người dân thành phố dao động trong khoảng 131 – 156 kg/người/năm, như vậy tính cho toàn bộ người dân trong thành phố và khách vãng lai (ước khoảng 4 triệu người), nhu cầu quả tươi trong một năm của nội thành Hà Nội ước 500-600 nghìn tấn. Liên quan đến vấn đề về độ an toàn của quả, người tiêu dùng xác định quả là thực phẩm có nhiều mối lo: 81% số người được phỏng vấn năm 2009 đặc biệt lo lắng về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, ngoài ra họ còn rất lo lắng về chất kích thích, hoá chất bảo quản và chất tẩy màu quả (Bộ môn Nghiên cứu Kinh tế Thị trường, 2009). Việc xác định chất lượng của quả còn gặp khó khăn. Thực tế, NTD chỉ biết xác định độ an toàn của quả bằng cách: (1) 1 Viện Nghiên cứu Rau quả trực tiếp: quan sát và đôi khi phải ngửi sản phẩm; (2) Gián tiếp: thông qua nhãn hiệu về nguồn gốc của quả hoặc mua quả tại các cửa/quầy hàng, siêu thị bán quả có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Hiện nay một số đơn vị sản xuất quả tươi đã áp dụng quy trình IPM và VietGAP, GlobalGAP… xong chỉ bán được một phần rất nhỏ với dấu hiệu an toàn còn phần lớn vẫn bán như sản phẩm bình thường. Mong muốn của NSX là tìm thị trường tiêu thụ với đúng nghĩa sản phẩm quả an toàn. Còn NTD cần tìm những sản phẩm quả đảm bảo chất lượng, nhưng họ không biết ở đâu có bán quả an toàn thực sự. Đây là một nghịch lý đã diễn ra từ lâu. Một thực tế nữa là NSX và những NKD quả chưa có cơ hội để gặp nhau nên giữa họ cần có thông tin về nguyện vọng của mỗi bên, để cùng tìm giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của nhau và như vậy mới đáp ứng từng phần nhu cầu của NTD. Xuất phát những từ vần đề này đã tiến hành nghiên cứu về thị trường quả tươi tại nội thành Hà Nội và nhu cầu quả tươi của các đối tượng kinh doanh và NTD. Thông tin về kết quả nghiên cứu sẽ được chuyển tới NSX quả nói chung và đặc biệt 2 sản phẩm nhãn muộn Hà Nội và bưởi Thanh Trà Huế nói riêng có khả năng cung ứng sản phẩm. Mục đích chính là NSX, NKD gặp nhau và cùng nhau bàn bạc tổ chức sản xuất, tiêu thụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của NTD. II. MỤC TIÊU Phản ánh hiện trạng thị trường quả tươi tại Hà Nội, năng lực kinh doanh của các đối tượng và nhu cầu của họ đối với quả tươi. Đồng thời phản ánh nhu cầu của NTD về quả tươi cũng như lo lắng của họ để các tác nhân trong ngành hàng thống nhất phương án sản xuất và kinh doanh nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của NTD. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu - Những người kinh doanh quả tươi: người bán buôn, người bán lẻ (người bán lẻ tại các chợ, siêu thị và người bán rong) để biết tình hình kinh doanh và nhu cầu lựa chọn quả tươi của họ. - Người tiêu dùng trên địa bàn thành phố để nắm được lượng cầu cũng như tiêu chí lựa chọn sản phẩm quả tươi. 2. Hạn chế của nghiên cứu Việc điều tra ở thị trường Hà Nội chỉ được tiến hành tại các quận/huyện nội thành trong một thời gian ngắn và trong một giới hạn nhất định nên chưa đánh giá được tổng thể các nguồn cung quả tươi và số lượng điểm bán của tất cả các thành phần tham gia kinh doanh. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập các số liệu thứ cấp: thông qua các tài liệu đã được công bố như các báo cáo của các Viện nghiên cứu, hiệp hội, tin trên báo, internet,… có liên quan đến tiêu dùng quả để biết được nhu cầu, lo lắng của NTD đối với quả tươi nói chung. - Thu thập các số liệu sơ cấp: Thông qua khảo sát các đối tượng kể trên tại thị trường quả tươi trong nội thành Hà Nội để đánh giá các hình thức phân phối và một số kênh cung cấp chính hiện nay. Đồng thời chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu để nắm được nhu cầu về quả tươi của mỗi đối tượng kinh doanh thông qua các chỉ tiêu về chất lượng, số lượng… và các yêu cầu trong quá trình mua, bán hàng. Bên cạnh đó cũng tiến hành khảo sát một số lượng nhất định NTD trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm có thêm cơ sở để kết luận chính xác các thông tin đã thu thập được từ các tài liệu đã được công bố. Thời điểm điều tra vào tháng 6 - 7 trong năm 2009. 2. Phương pháp chọn điểm và số mẫu điều tra Các địa điểm được chọn để điều tra và số mẫu tương ứng với từng đối tượng thể hiện ở bảng 1. Bảng 1: Địa điểm phỏng vấn và số lượng mẫu T.T Đối tượng Địa điểm điều tra Số mẫu 1 Người bán buôn Chợ Long Biên, chợ Hà Đông. 20 2 Người bán lẻ tại chợ Chợ Hàng Bè, Hàng Da, Nghĩa Tân, Hà Đông và Ngọc Lâm. 50 3 Siêu thị - Big C, Metro Cash and Carry (đại siêu thị) - Intimex, Fivimart và Unimart (siêu thị vừa và nhỏ). 5 4 Cửa hàng/quầy hàng Khu Trung Hoà, Nhân Chính, Khu Làng Quốc tế Thăng Long. 06 5 Người bán rong - Hoàn Kiếm, Cầu Giấy (Mật độ người bán rong cao). - Hà Đông (Mật độ người bán rong trung bình). - Long Biên, Hoàng Mai (Mật độ người bán rong thấp). 50 6 Người tiêu dùng - Quận Hoàn Kiếm và siêu thị Big C (NTD có mức thu nhập cao). - Quận Hoàng Mai và siêu thị Metro Hoàng Mai (NTD có mức thu nhập thấp). 50 3. Phương pháp xử lý số liệu Toàn bộ các số liệu thu thập được xử lý bằng chương trình Excel 7.0. 4. Phương pháp phân tích số liệu Các số liệu được phân tích thông qua phương pháp phân tổ, so sánh. V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Khái quát về thị trường quả Hà Nội Khảo sát thị trường quả tươi Hà Nội cho thấy các sản phẩm quả tươi được bán tại các kênh phân phối thông qua dưới đây: a. Hệ thống phân phối quả tươi trên thị trường Hà Nội Hệ thống các điểm bán buôn - Các chợ bán buôn: Trên địa bàn Hà Nội có 3 chợ bán buôn: Chợ Long Biên (Có từ lâu đời nhất), chợ Đền Lừ (Mới được xây dựng sau năm 2000) và chợ Hà Đông (do sát nhập với Hà Tây). Các sản phẩm từ các tỉnh lân cận, các vùng chuyên canh trong cả nước và cả sản phẩm nhập khẩu đưa về; sau đó người bán lẻ tại các chợ, người bán rong về đây mua hàng. Đồng thời có một số người bán buôn có tổ chức giao hàng cho các siêu thị, nhà hàng, … - Siêu thị bán buôn: Có 2 điểm bán tại kênh siêu thị Metro Cash and Carry trên địa bàn Hà Nội. Tại các điểm này có bán quả tươi được sản xuất trong nước và sản phẩm nhập khẩu. Hệ thống bán lẻ - Các chợ bán lẻ: Các chợ này được phân bố rải khắp các địa bàn quận/huyện. Những người bán lẻ tại các chợ có thể là những người chuyên bán quả tươi, thường thuê các vị trí cố định như các cửa hàng/quầy và những người tranh thủ đi bán khi nhàn rỗi hoặc một số người sản xuất mang bán chính những sản phẩm do họ làm ra. - Tại các cửa hàng/quầy hàng: Các điểm này nằm rải rác trên khắp các đường phố, khu dân cư,… Thường thường các sản phẩm tại các cửa hàng này được lựa chọn cn thn hn, hỡnh thc hp dn hn v giỏ bỏn cao hn so vi bỏn l ti cỏc ch. - Ti cỏc siờu th: õy l loi hỡnh phõn phi hin i, mi xut hin Vit Nam t sau nm 1993. Cỏc sn phm c a vo siờu th ó c la chn khụng cú qu dp, thi, hỡnh dng bt thng v cú y giy t chng minh ngun gc ca sn phm. - Nhng ngi bỏn rong: H mang sn phm i bỏn trờn cỏc ng ph (c phộp bỏn rong), cỏc ngừ ngỏch, cỏc khu dõn c Phn ln h mua sn phm t cỏc ch bỏn buụn, ch cú mt s rt ớt bỏn sn phm do chớnh h sn xut ra. Trờn th trng cú mt sn phm no h bỏn sn phm ú, tuy nhiờn khi i mua h khụng la chn nhng sn phm loi I (hng u) nờn giỏ bỏn khụng cao nh trong siờu th v ti cỏc ca hng, quy hng. b. Mt s kờnh tiờu th qu chớnh trờn th trng H Ni Cỏc hỡnh thc bỏn qu trờn a bn H Ni ó c h thng hoỏ theo mt s kờnh tiờu th chớnh c trỡnh by ti s 1 v 2. i vi sn phm qu c sn xut trong nc Ngun: Kt qu kho sỏt thc a, 2009 S 1: Mt s kờnh tiờu th chớnh ca qu sn xut ti Vit Nam Mng li phõn phi v tiờu th qu nh s 1 c hỡnh thnh v phỏt trin trong mt thi gian di, v c bn l thớch hp vi iu kin kinh t-xó hi v tp quỏn sn xut, ni tiờu nh nc ta. Cỏc kờnh nh (1), (2) v (6) thng din ra i vi sn phm qu ti cỏc tnh min Bc a v H Ni; cỏc kờnh (3), (4) v (5) din ra ph bin i vi cỏc sn phm c sn xut cỏc tnh min Nam. c. i vi qu nhp khu Nhp khu qu cú xu hng tng lờn trong mt s nm gn õy nhm ỏp ng nhu cu ngy cao v chng loi qu v cht lng ca ngi tiờu dựng. Theo dừi thc t th trng trong mt s nm gn õy cho thy mt s qu ch yu c nhp khu l: Tỏo, lờ, nho, cam, quýt, anh o, m, mn, dõu tõy, ch l v nhón. Cỏc sn phm k trờn ch yu c nhp khu t th trng Trung Quc, ngoi ra t mt s nc nh Thỏi Lan, M, Nht Bn, c, Phỏp, New Zealand Cỏc sn phm qu nhp khu vo nc ta nhm b sung cho tiờu dựng trong nc, khụng nhm mc tiờu tỏi xut khu. Sn phm qu nhp khu qua cỏc cụng ty chuyờn doanh hoc cụng ty kinh doanh tng hp, sau ú phõn phi theo cỏc kờnh bỏn l khỏc nhau. S 2 phn ỏnh iu ny. Ngời bán buôn (C1) (Tại các chợ) Siêu thị Metro Ngời bán buôn C2 (Tại các chợ) Ngời bán lẻ (Tại các chợ, siêu thị) Ngời tiêu dùng Cỏc n v nhp khu (1) (3) (4) Ngời bán buôn N g i t i ờ u d ự n g N g i S n X u t Ngời bán lẻ Ngời bán lẻ Ngời bán buôn Thu gom Siêu thị/Cửa hàng Ngời bán lẻ (2) (6) (5) Sơ đồ 2: Kênh phân phối quả nhập khẩu tại thị trường Hà Nội Nguồn: Kết quả khảo sát thực địa năm 2009 Thị trường quả Hà Nội sôi động hơn so với thị trường các tỉnh khác, ngoài các loại quả đặc sản được mang về từ các vùng khác nhau trong cả nước còn có nhiều loại quả nhập khẩu. Trong đó, sản phẩm của Trung Quốc được bày bán nhiều tại các chợ truyền thống, sản phẩm của Mỹ, Úc và New Zealand được bán nhiều trong các siêu thị. 2. Nhu cầu quả tươi của các đối tượng kinh doanh a. Nhu cầu về quả tươi nói chung Tiêu chí về số lượng Nhu cầu về quả tươi của NTD được thể hiện qua số lượng quả được tiêu thụ bởi các đối tượng kinh doanh. Các đối tượng khác nhau bán được lượng hàng trong ngày khác nhau. Có người chuyên doanh một hoặc vài loại quả, có những người bán nhiều loại quả khác nhau. Thống kê lượng quả bán được trung bình trong ngày của các đối tượng được phản ánh trong bảng 2. Bảng 2: Lượng quả được bán hàng ngày bởi các đối tượng kinh doanh khác nhau T . T Đối tượng Phân loại Số lượng quả tươi bán/ngày (kg) Từ Đến - Siêu thị lớn 5.000 10.000 1 - Siêu thị vừa 200 500 Siêu thị bán quả tươi - Siêu thị nhỏ 30 200 2 - Bán thường xuyên 85 250 Cửa hàng và quầy có bán quả tươi - Bán theo từng thời điểm 30 80 3 Người bán lẻ tại chợ 30 120 4 Người bán rong 30 150 5 - Cấp I 20.000 35.000 Người bán buôn - Cấp II 550 1.136 Nguồn: Kết quả khảo sát thực địa, 2009 Đối với các siêu thị và cửa hàng thì còn thiếu do hạn chế về chủng loại quả, số lượng giao bởi các nhà cung cấp. Do đó các đối tượng này luôn mong muốn tìm các nhà cung cấp mới nhằm thoả mãn mức độ đa dạng của các loại quả và số lượng quả có thể bán được trong ngày. Tiêu chí lựa chọn chủng loại sản phẩm và lựa chọn nhà cung cấp - Đối với những người bán buôn tại các chợ đầu mối, những người bán lẻ và những người bán rong: Họ bán tất cả những sản phẩm có mặt trên thị trường của bất cứ ai sau khi thoả thuận được các điều kiện mua-bán. Họ mua, bán sản phẩm với nhau sau khi ưng ý về sản phẩm và chấp nhận giá cả. Theo họ, cả hai bên đều mong muốn duy trì mối quan hệ thường xuyên với nhau. - Đối với các siêu thị và các cửa hàng tự chọn Lựa chọn sản phẩm: Các siêu thị và các cửa hàng tự chọn/chuyên doanh bán những sản phẩm nào mà người tiêu dùng thường xuyên sử dụng và nhà cung cấp giao cho họ có đủ giấy tờ chứng minh rõ nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm và đó là cá nhân hay đơn vị phải có tư cách pháp nhân. Ngoại trừ các sản phẩm nhập khẩu mà người tiêu dùng lựa chọn nhiều như táo, lê, đào, mận, anh đào thì các sản phẩm đặc sản của các vùng được các siêu thị bán được nhiều là: bưởi Năm roi, bưởi da xanh, bơ Đắc Lắc, dừa xiêm, chuối ngự Đại Hoàng, dưa hấu không hạt, … Tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung cấp: Các siêu thị lựa chọn các nhà cung cấp dựa vào một số tiêu chí chủ yếu (bảng 3) và họ cho rằng các tiêu chí đó đều quan trọng, nhưng nếu đánh giá họ xếp mức độ ưu tiên như sau: Bảng 3: Mức độ ưu tiên các tiêu chí để lựa chọn nhà cung cấp của các siêu thị Độ an toàn của quả Tình trạng pháp lý Mức độ đa dạng sản phẩm Bề ngoài của sản phẩm Lượng hàng giao/lần Giá Trường hợp I 1 2 4 5 6 2 Trường hợp II 2 1 3 5 4 6 Nguồn: Kết quả khảo sát các siêu thị, 2009 Trong trường hợp I: Một số siêu thị xác định độ an toàn của quả tươi là quan trọng nhất; thứ đến là các nhà cung cấp nhất định phải có tư cách pháp nhân thì mới được siêu thị chấp nhận ký kết hợp đồng. Mức độ đa dạng của sản phẩm có nghĩa là đòi hỏi các loại quả khác nhau; bề ngoài của quả không dập nát, thâm tím, không có hình dạng bất thường và độ đồng đều cao. Giá là một trong các tiêu chí nhà bán lẻ luôn quan tâm và xếp thứ 2 tương tự với tư cách pháp nhân. Các siêu thị này đành chấp nhận nhà cung cấp có bao nhiêu hàng đạt tiêu chuẩn thì mua lượng đó nên đã xếp lượng hàng giao/lần là ở cuối cùng mặc dù họ luôn mong có được lượng hàng như họ yêu cầu. Trường hợp II: Các đơn vị này coi trọng tính pháp lý của nhà cung cấp và thứ đến là độ an toàn quả vì họ cho rằng hầu hết các loại quả đều có vỏ dày nên vấn đề về chất lượng vệ sinh không quá lo lắng. Về giá họ cho rằng việc mua bán có giá thị trường chung nên đặt sau các tiêu chí về mức độ đa dạng của quả và lượng hàng giao mỗi lần. Có nghĩa ở đây cần nhấn mạnh các yếu tố: siêu thị chấp nhận mua hàng khi nhà cung cấp đảm bảo : - Tình trạng pháp lý của cơ sở (Cá nhân/tập thể). - Hoá đơn bán hàng (Hoá đơn giá trị gia tăng- Hoá đơn đỏ). - Các giấy tờ chứng minh nguồn gốc sản phẩm: Giấy đăng ký thương hiệu; giấy công bố chất lượng của cơ quan có thẩm quyền; nếu cơ sở chưa có giấy tờ được công bố về chất lượng sản phẩm thì có thể xin giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi sản xuất ra sản phẩm đó. Sở dĩ các siêu thị thích lựa chọn nhà cung cấp là những người bán buôn vì họ chuyên nghiệp hơn các đối tượng khác, có nhiều chủng loại quả khác nhau; các thủ tục về giấy tờ đáp ứng yêu cầu của siêu thị được họ nắm rất chắc và chủ động làm đầy đủ. Tuy nhiên đối với các đối tượng là các HTX hoặc các hộ nông dân nếu đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu thì siêu thị vẫn ký hợp đồng. Các siêu thị cũng đánh giá cao họ, là những người chủ động làm ra các sản phẩm đó nên siêu thị yên tâm hơn. Đối với các cửa hàng tự chọn Cũng tương tự như đối với các siêu thị, các cửa hàng tự chọn đã đưa ra mực độ ưu tiên như bảng 4: Tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung cấp Bảng 4: Mức độ ưu tiên các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp của các cửa/quầy hàng Độ an toàn của quả Tình trạng pháp lý Mức độ đa dạng sản phẩm Bề ngoài của sản phẩm Lượng hàng giao/lần Giá T. Hợp I 1 2 4 5 3 6 T. Hợp II 3 5 2 4 6 1 Nguồn: Kết quả khảo sát các cửa/quầy hàng, 2009 Riêng đối với các cửa hàng, không nhất thiết phải chọn người cung cấp có tư cách pháp nhân, có thể là những hộ sản xuất cá thể nhưng họ có sản phẩm đảm bảo chất lượng và họ duy trì quan hệ với nhau bằng lòng tin. Ở đây cũng tồn tại 2 trường hợp: (i) Trường hợp 1: Một số điểm bán đặt tiêu chuẩn an toàn lên hàng đầu. Đây là những mô hình cửa hàng chuyên doanh mới được mở tại các khu trung cư cao cấp. Họ lựa chọn sản phẩm đầu vào là những đặc sản tại các vùng rất nổi tiếng như xoài Cát Hoà Lộc, bưởi da xanh Tiền Giang, nhãn lồng Hưng Yên,… Giữa chủ cửa hàng và nhà cung cấp có thoả thuận rất chặt chẽ về chất lượng sản phẩm. Tuy nhỉên giá bán sản phẩm đến tay người tiêu dùng khá cao. Ví dụ 1 kg nhãn lồng Hưng Yên: 55.000 đ/kg, bưởi da xanh 70.000-100.000 đ/quả…; (ii) Một số điểm bán coi trọng yếu tố giá hơn yếu tố chất lượng quả. Tại các điểm này giá bán sản phẩm có cao hơn ở chợ bán lẻ nhưng thấp hơn so với các điểm bán đặt tiêu chuẩn quả lên hàng đầu. Việc áp dụng hình thức hợp đồng bằng văn bản được duy trì ở các siêu thị và cửa hàng chuyên doanh với các nhà cung cấp. Nội dung của hợp đồng thường được để cặp đến các vấn đề chính như trong bảng 5: Bảng 5: Các nội dung chính được đề cập trong hợp đồng mua bán quả tươi Nội dung Đối với siêu thị Đối với cửa hàng chuyên doanh 1. Giá Thay đổi theo thị trường. Thay đổi theo thị trường. 2. Tiêu chuẩn về chất lượng Chi tiết bề ngoài sản phẩm . Chi tiết bề ngoài sản phẩm. 3. Mức độ an toàn của quả Giấy chứng nhận,…. Giấy chứng nhận, lòng tin. 4. Hình thức thanh toán Chuyển khoản, trả chậm 15-30 ngày. Tiền mặt, trả vào lần giao hàng sau. 5. Hình thức giao hàng Tại siêu thị, từ 6-7h30. Tại cửa hàng, 7 h00 hoặc trong khi mở cửa. 6. Giải quyết lượng quả bán ế Tuỳ theo từng siêu thị m à bên mua hay bên bán chịu. Bên mua phải chịu. Nguồn: Kết quả điều tra, 2009 Cả hai đối tượng (các siêu thị và các cửa hàng) đều thích được cung cấp các sản phẩm quả tươi, mầu sắc tự nhiên, không bị dập nát, không có vết tỳ, độ đồng đều cao. Đồng thời họ cũng có quan điểm rất nguyên tắc đối với nhà cung cấp đó là nếu khi phát hiện trường hợp chất lượng sản phẩm tồi thì họ thông báo cho nhà cung cấp và khi nghiêm trọng thì họ dừng mua hàng. Riêng có một số siêu thị giữ lại số tiền chưa thanh toán để giải quyết hậu quả xong và mọi chi phí để giải quyết việc này phải do nhà cung cấp chi trả. Dưới đây cũng đi sâu tìm hiểu việc kinh doanh sản phẩm nhãn, bưởi của các đối tượng kinh doanh khác nhau. b. Tình hình kinh doanh nhãn và bưởi năm 2008 của các đối tượng Tuỳ thuộc vào chiến lược kinh doanh của từng đối tượng mà họ bán một hay nhiều loại sản phẩm quả. Thường thường những siêu thị, các cửa hàng/quầy hàng bán nhiều loại quả khác nhau. Trong mùa nhãn, bưởi họ có bán 2 sản phẩm cùng với các sản phẩm khác. Còn những người bán rong thường bán một loại, có một số người bán 2-3 loại. Do đó khi có 2 sản phẩm này trên thị trường thì có những người chuyên bán nhãn, hoặc bưởi hoặc cả 2 sản phẩm. Họ cho biết bưởi hiện nay gần như bán quanh năm và nhãn thì không chỉ nhãn sản xuất trong nước mà cả nhãn từ Thái Lannhập về nên thời gian có nhãn trên thị trường kéo dài nhiều tháng hơn trước đây. Tiêu chí lựa chọn nhãn, bưởi của các đối tượng kinh doanh được phản ánh tại bảng 5. Như vậy, mỗi đối tượng có cách chọn sản phẩm khác nhau nhưng nhìn chung đều cần biết rõ sản phẩm đó có nguồn gốc ở đâu hoặc có những đặc điểm phản ánh chất lượng của sản phẩm rất cụ thể. - Thông thường các đối tượng kinh doanh bán các sản phẩm mà thị trường có, họ thường bán nhiều loại quả khác nhau, có những điểm bán tại siêu thị có đến vài chục loại quả khác nhau và khi đó họ bán cùng với nhãn và bưởi. Riêng có những người sản xuất bán sản phẩm do chính họ làm ra hoặc những người bán rong có thể bán 100% sản phẩm trong ngày đó là nhãn/bưởi. - Thời gian bán sản phẩm trong năm: Đối với nhãn thời gian có dài hơn so với trước đây do hiện nay việc lưu thông sản phẩm dễ dàng và nhu cầu người tiêu dùng nên người kinh doanh bán nhãn miền Bắc từ tháng 7 đến 20 tháng 9, các tháng khác trong năm là nhãn nhập khẩu (Nhãn Thái) và nhãn miền Nam chuyển ra. Thời gian bán bưởi gần như quanh năm vì hết bưởi ta, bưởi Diễn đã có bưởi Năm roi và Da xanh. Bảng 6: Tiêu chí lựa chọn nhãn, bưởi của các đối tượng kinh doanh tại Hà Nội ĐVT: % Tiêu chí lựa chọn Người bán buôn Người bán lẻ Người bán rong Siêu thị, cửa hàng I - Nhãn 1. Ngọt, tươi, biết rõ nguồn gốc và giá cả hợp lí 59,8 44.6 49,6 100,0 2. Ngọt, tươi và biết rõ nguồn gốc 40,2 37,2 30,3 3. Tươi, màu sắc đẹp 18,2 20,1 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 II - Bưởi 1. Bề ngoài đẹp, biết rõ nguồn gốc và giá cả hợp lý 39,7 2. Bề ngoài đẹp, biết rõ nguồn gốc 30,1 3. Tươi, biết rõ nguồn gốc 26,5 30,2 4. Mỏng vỏ, cầm chắc tay (nặng) và ngọt 45,3 5. Tươi, ngon 28,2 6. Tươi, ngon, giá cả hợp lí và biết rõ nguồn gốc 100,0 100,0 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 Nguồn: Kết quả điều tra, 2009 3. Nhu cầu quả của người tiêu dùng Quả tươi có mặt thường xuyên trong các bữa ăn và đời sống của người tiêu dùng Hà Nội. Mức tiêu dùng quả phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập của người dân và có sự chênh lệch rất lớn giữa các vùng (Muriel và cộng sự, 2005). Ví dụ mức tiêu dùng quả ở vùng đô thị là 106-159 kg/người/năm, còn ở nông thôn là 31- 99 kg/người/năm (Nguồn: Tổng cục Thống kê. Kết quả điều tra (mặc dù là số mẫu còn rất nhỏ, chưa mang tính đại diện cho NTD Hà Nội) cho thấy bình quân số lần mua quả trong tuần/ hộ là 4 lần. Những NTD trong độ tuổi 35-50 có số lần mua nhiều hơn 5- 6 lần và những người có độ tuổi trên 50 có số lần mua ít hơn, 3 lần/tuần. NTD Hà Nội được đánh giá là “người sành ăn” nên đặc sản quả ở các vùng đều được mang về đây. Các sản phẩm đặc sản này cũng được NTD sẵn sàng trả với giá cao. Đây là một trong những nét khác biệt so với một số thị trường khác, ví dụ tại Quảng Ninh, có nhiều người có thu nhập cao nhưng họ không sẵn sàng bỏ tiền ra mua sản phẩm với giá như vậy, nên đây là lý do tại sao những người thu gom sản phẩm tại các vùng đặc sản thường chỉ tìm cách đưa đến thị trường Hà Nội. Mục đích sử dụng sản phẩm nhãn, bưởi thể hiện ở bảng 7. Bảng 7: Mục đích sử dụng nhãn và bưởi sau khi mua Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009 Dù mua để đáp ứng mục đích nào đi nữa, người tiêu dùng đều có tiêu chí cụ thể khi chọn sản phẩm. Trao đổi với NTD chọn nhãn, họ không chỉ dựa vào một tiêu chí để chọn mà đa số chọn nhãn dựa trên sự kết hợp 2 hay nhiều tiêu chí ( bảng 8). Ở đây, NTD cũng cho biết rõ thêm rằng (i) chọn nhãn ngọt biết là không có lợi cho người béo xong do thói quen và họ cho đó là ngọt thiên nhiên từ quả nên vẫn thích; (ii) độ tươi ở đây không chỉ khẳng định đó là sản phẩm mới thu hái mà mà họ thích sản phẩm nhãn và bưởi (vào dịp Tết) có cả cánh lá tươi. Đây là điểm người nông dân cần biết để khi thu hoạch làm sao không ảnh hưởng đến cây mà cắt cành vẫn có lá làm gia tăng độ hấp dẫn của sản phẩm. Chia theo độ tuổi ( %) Mục đích mua 25-35 35-50 >50 1. Nhãn về ăn 82 70 86 2. Nhãn để biếu 18 30 14 3. Bưởi về ăn 90 97 94 4. Bưởi để biếu 10 3 6 Bảng 8: Tiêu chí chọn nhãn của người tiêu dùng Chia theo độ tuổi ( %) Tiêu chí chọn nhãn 25-35 35-50 >50 1. Nhãn tươi, màu sắc đẹp 4 11 17 2. Giá cả hợp lý. 4 3. Ngọt, biết rõ nguồn gốc. 4 11 4. Ngọt, tươi, có mầu sắc đẹp và biết rõ nguồn gốc. 4 5. Ngọt, tươi và giá cả hợp lý 26 12 6. Ngọt, tươi, giá cả hợp lý và biết rõ nguồn gốc. 5 7. Ngọt và giá cả hợp lý 9 8. Ngọt, giá cả hợp lý và biết rõ nguồn gốc. 5 9. Tươi và giá cả hợp lý. 35 11 23 10. Tươi và biết rõ nguồn gốc. 4 22 6 11. Ngọt và tươi. 11 18 12. Ngọt, tươi và biết rõ nguồn gốc. 12 6 13. Tươi và có mầu sắc đẹp. 11 14. Giá cả hợp lý và biết rõ nguồn gốc. 11 6 15. Tươi, giá cả hợp lý và biết rõ nguồn gốc. 6 16. Mầu sắc đẹp và giá cả hợp lý 6 100 100 100 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009 Cũng tương tự như vậy, người tiêu dùng lựa chọn bưởi theo các tiêu chí như sau (bảng 9): Bảng 9: Tiêu chí chọn bưởi của người tiêu dùng Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009 Sở thích của người tiêu dùng về nguồn gốc nhãn, bưởi Đa số người tiêu dùng Hà Nội thích nhãn được sản xuất trong nước, không thích nhãn nhập khẩu, vì thấy rằng, nhãn trong nước thơm ngon hơn, tươi hơn, an toàn và ít hoặc không có hóa chất bảo quản vì vậy đảm bảo hơn, hơn nữa do sản phẩm trong nước nên họ đã biết rõ về việc sản xuất nên cảm thấy yên tâm. Trong đó nhãn lồng Hưng Yên được 100% NTD ưa chuộng vì vị ngọt mát dịu, thơm nổi tiếng, hương vị đặc trưng không ở đâu có, cùi dày, hạt nhỏ, dóc vỏ, quả to, không có chất bảo quản, tươi phù hợp với sở thích NTD. Cũng như nhãn, NTD cũng ưa chuộng bưởi được sản xuất trong nước với lý do bưởi trong nước tươi ngon, đảm bảo an toàn, rẻ, vỏ mỏng, không có chất bảo quản, phù hợp với sở thích và biết rõ nguồn gốc sản xuất. Một số loại bưởi được ưa thích như bưởi Diễn, Đoan Hùng, bưởi miền Nam (Bưởi Năm Roi, Bưởi Da Xanh). Người tiêu dùng thích bưởi Diễn vì vị ngọt dịu, mát dễ ăn, nhiều nước và rẻ hơn bưởi khác. Bưởi Đoan Hùng chất lượng tốt, nổi tiếng và phù hợp với trẻ em. Bưởi miền Nam tép giòn, ngon, vị chua nhẹ, bóc róc múi. Riêng bưởi da xanh được NTD đánh giá cao vì không hạt, múi đều, thơm, mã đẹp, ngon, thích hợp cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên bưởi này rất đắt (từ 30.000-100.000 đ/quả) nên chỉ có người có thu nhập cao mới có điều kiện để ăn. Chia theo độ tuổi (%) Tiêu chí chọn bưởi 25-35 35-50 >50 1. Biết rõ nguồn gốc. 22,6 11,0 2. Trọng lượng. 11,0 7,0 3. Bưởi có bề ngoài đẹp. 4,0 4. Bưởi tươi. 4,0 11,0 12,0 5. Giá cả hợp lý. 11,0 6. Tươi, biết rõ nguồn gốc, trọng lượng quả nặng. 12,5 7. Tươi, trọng lượng quả nặng. 12,0 8. Tươi và biết rõ nguồn gốc. 6,0 32,5 6,0 9. Tươi, biết rõ nguồn gốc và giá cả hợp lý. 16,6 18,0 10. Biết rõ nguồn gốc và giá cả hợp lý. 13,4 11,0 12,0 11. Tươi và có bề ngoài đẹp. 4,0 6,0 12. Tươi và giá cả hợp lý. 29,4 27,0 100,0 100,0 100,0 Những lo lắng của người tiêu dùng khi mua quả tươi Một số lo lắng của người tiêu dùng khi mua quả tươi như chất kích thích, hóa chất bảo quản, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và chất tẩy màu cho quả sáng màu… Trong đó dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là lo lắng lớn nhất của người tiêu dùng, chiếm đến 81% số người được hỏi. Ngoài ra, họ luôn bị ám ảnh do người sản xuất còn sử dụng chất kích thích và chất bảo quản không chỉ sau thu hoạch quả mà cả khi quả vẫn còn ở trên cây để kéo dài thời gian cho thu hoạch. Trước những lo lắng kể trên, người tiêu dùng được phỏng vấn cho rằng, về phía bản thân họ đưa ra nguyên tắc lựa chọn kỹ quả tươi trước khi mua; mua những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, còn tươi, thường mua của người quen, không hoặc ít mua của người lạ. Một số người có thu nhập cao cho rằng những sản phẩm được bán trong các siêu thị và các cửa hàng đã được kiểm định, sẽ đảm bảo hơn, khi mua về chỉ cần rửa sạch và ngâm nước muối, gọt vỏ trước khi ăn. 4. Đánh giá về nhãn muộn Hà Nội và bưởi Thanh Trà Huế và chiến lược đưa sản phẩm ra thị trường a. Đánh giá của người kinh doanh - Đánh giá về mức độ nhận biết thể hiện ở bảng 10: Bảng 10: Đánh giá mức độ nhận biết sản phẩm nhãn muộn Hà Nội và bưởi Thanh Trà Huế Mức độ nhận biết về sản phẩm Đối tượng Nhãn muộn Hà Nội Bưởi Thanh Trà Huế - Người bán buôn Biết rõ từ một số năm gần đây. Đã có bán. 100% đều đã có nghe nhưng chưa thấy ai đưa về bán. - Người bán lẻ tại các chợ - Những người ở chợ Hàng Bè, Hàng Da, Hà Đông biết rõ và đã có bán. - Một số người ở chợ Ngọc Lâm, chợ Nghĩa Tân biết, một số chưa biết. - 30% có nghe nói về sản phẩm, chưa nhìn thấy và chưa bán. - 70% chưa biết gì về sản phẩm. - Người bán lẻ tại các siêu thị 100% biết, có siêu thị Fivimart, Unimart đã bán được 1 vụ vào năm trước. Lượng ít. Chưa biết. - Người bán lẻ tại cửa/quầy hàng Biết và có bán, tuy nhiên chưa nhiều. Chưa biết - Người bán rong Biết, đã có một số người gần khu vực Hà Tây bán vào vài năm trước. Lượng ít Chưa biết - Người tiêu dùng - 20 % biết ở mức độ sơ bộ - 80% chưa biết. -100% sẵn sàng mua để ăn thử khi được giới thiệu. -10% biết khi được đến Huế hoặc được ăn quà Huế. Trong đó 5% cho rằng ngon; 5% khẳng định không phải quả nào cũng ngon. - 90% chưa biết. - Đánh giá chất lượng sản phẩm: (i) Nhãn muộn Hà Nội là một sản phẩm tốt (ngon, quả to hấp dẫn) tuy nhiên số lượng trên thị trường chưa nhiều nên giá còn cao so với các loại quả khác. (ii) Đối với bưởi Thanh Trà Huế thì một số người đã được ăn, đánh giá là ngon, quả to vừa phải và giá cả dễ chấp nhận (do mức đặt ra là 15.000-17.000 đ/quả), còn một số người cho rằng không phải quả nào cũng ngon do có một số quả bị khô và hình thức chưa thật hấp dẫn. Điều này cũng hoàn toàn đúng với NSX bưởi Thanh Trà Huế cho biết họ mới đưa ra Hà Nội giới thiệu sản phẩm ở Hội chợ năm 2008 với số lượng 500 quả. - Chiến lược đưa sản phẩm ra thị trường: Nhìn chung cả 2 sản phẩm đều được người kinh doanh và NTD dễ dàng đón nhận. Thông tin này đã được chuyển tải tới người sản xuất 2 sản phẩm này, và họ cho rằng cần chú trọng áp dụng đúng quy trình kỹ thuật để tạo ra các sản phẩm đẹp về hình thức, đồng đều, ngọt để đưa ra thị trường Hà Nội với các thông tin về sản phẩm đầy đủ, rõ ràng. Tuy nhiên người sản xuất bưởi Thanh Trà Huế cảm nhận sẽ khó hơn do hiện tại trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều loại bưởi ngon và gần như quanh năm. Do đó, cả 2 sản phẩm khi đưa ra thị trường đều cần được giới thiệu về quy trình sản xuất, địa bàn sản xuất và có sản phẩm để khách hàng thử ăn ngay tại điểm bán. VI. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận Thị trường quả Hà Nội rất sôi động, là nơi tập trung những loại quả đặc sản từ các vùng khác nhau trong cả nước và sản phẩm nhập khẩu. Hình thức phân phối quả đa dạng nên rất thích hợp cho mọi đối tượng người tiêu dùng lựa chọn mua sản phẩm. Do cạnh tranh trong thương mại ngày càng tăng nên các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng đòi hỏi ngày một cao hơn. Áp lực tăng lên đối với các nhà kinh doanh, trong khi người tiêu dùng cũng đòi hỏi chất lượng vệ sinh sản phẩm ngày càng cao. Do vậy, đối với quả không chỉ đòi hỏi về độ an toàn cao mà các tiêu chí khác như mức độ đa dạng của sản phẩm, bề ngoài của quả phải phản ánh đặc trưng của chúng, số lượng hàng giao hàng ngày, tình trạng pháp lý của cơ sở cũng được đặt ra. Việc mua, bán được tiến hành một cách chặt chẽ thông qua các hợp đồng bằng văn bản thì các siêu thị, cửa hàng tự chọn với các nhà cung cấp của họ. Trong các đối tượng kể trên, yêu cầu của siêu thị còn đòi hỏi cao hơn về nhãn mác và các thông tin đi kèm. Nhu cầu về quả tươi của NTD Hà Nội ngày càng cao và phần đông có xu hướng tiêu dùng quả được sản xuất trong nước. NTD lựa chọn quả có đặc điểm tươi, không dập nát, biết rõ nguồn gốc về sản phẩm. Bên cạnh những tiêu chí về chất lượng nhiều khách hàng, đặc biệt là những khách hàng mua quả làm quà biếu, rất quan tâm đến hình thức bên ngoài của quả như mầu sắc, cành lá đi kèm. Riêng đối với sản phẩm nhãn và bưởi thời gian có mặt trên thị trường tương đối dài so với những sản phẩm khác như vải, chôm, sầu riêng… và cũng là những sản phẩm mà NTD có nhu cầu sử dụng rất lớn với cả mục đích làm quà biếu và để ăn; do đó có thể khẳng định Hà Nội là thị trường rất tiềm năng đối với 2 sản phẩm này. Tuy nhiên để đưa được 2 sản phẩm này ra thị trường Hà Nội sớm được NTD chấp nhận thì NSX cũng như các tổ chức trợ giúp các đơn vị sản xuất cần có chiến lược cụ thể cho từng sản phẩm. Khâu quảng cáo được xác định là rất cần thiết và việc in ấn các tờ rơi, đưa tin trên các báo điện từ và tổ chức “nếm thử” sản phẩm tại các cửa hàng, siêu thị là một trong những hướng được NTD và các nhà kinh doanh thống nhất lựa chọn. 2. Đề xuất 1. Cần quản lý chất lượng quả trong sản xuất và kinh doanh Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Công thương các địa phương, đặc biệt vùng sản xuất quả tập trung, cần duy trì tốt việc kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở sản xuất, sơ chế và kinh doanh quả; tiến tới chứng nhận sản phẩm an toàn. Làm tốt các khâu này sẽ có cơ sở chắc chắn đánh giá những rủi ro và củng cố lòng tin cho NTD. 2. Xây dựng cơ chế thúc đẩy việc phát triển các cửa hàng, quầy hàng và siêu thị có bán quả an toàn Cần quan tâm đặc biệt đến việc phát triển thêm các điểm bán hàng kiểu này. Trong thời gian qua do có sự ưu đãi đặc biệt đối với các kênh siêu thị đã và sẽ có thêm nhiều siêu thị được mở ra, ắt sẽ có thêm nhiều siêu thị bán quả. Đồng thời cần tập trung tạo điều kiện quầy/cửa hàng tại các chợ, trong các ngõ, các khu dân cư… bán quả an toàn. Đặc biệt khi quy chế quản lý người bán hàng rong được áp dụng sẽ dẫn đến khó khăn về địa điểm mua quả và nếu người bán rong có nhu cầu thuê địa điểm để bán cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho họ. 3. Phát triển mối quan hệ giữa nhà sản xuất/nhà cung cấp và nhà phân phối. Mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà phân phối cần được cải thiện hơn nữa. Giữa họ phải trở thành các đối tác lâu dài của nhau nhằm giúp cho NSX/nhà cung cấp đi đến cam kết về chất lượng sản phẩm, lượng hàng giao hàng ngày và thực hiện các quy định trong khi giao hàng, đồng thời nhà phân phối chuyển tải kịp thời các thông tin về thị trường cho NSX. 4. Phổ biến thông tin về an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng giúp cho cho NTD và đặc biệt là người kinh doanh nắm được những ảnh hưởng, rủi ro về sức khoẻ do ăn quả không đảm bảo chất lượng vệ sinh gây nên. 5. Nâng cao năng lực marketing cho nhân viên bán hàng, đặc biệt tại các kênh siêu thị và các cửa hàng của người kinh doanh giúp họ xây dựng chiến lược marketing về sản phẩm quả an toàn, thông tin rộng rãi về điểm bán, nguồn gốc của quả và đặc điểm của quả an toàn. 6. Hoạt động giám sát giá cả của cơ quan chức năng: Cần xây dựng “Một chính sách giá” giữa các tác nhân khác nhau của các ngành hàng, đặc biệt là giữa các hợp tác xã và các đối tác thu mua sản phẩm của họ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Muriel Figué, 2005, Tiêu dùng quả tại Việt Nam, Báo cáo tại Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế vì phát triển (CIRAD). 2. Đỗ Gia Phan, 2008, Kết quả điều tra ý kiến người tiêu dùng. Hội người tiêu dùng Việt Nam. 3. Nguyễn Thị Tân Lộc, Hoàng Bằng An, Đặng Đình Đạm, Lê Như Thịnh, Nguyễn Hoàng Yến, Nguyễn Thị Thanh Thuỷ và Hoàng Việt Anh, 2009. Thị trường quả. Viện Nghiên cứu Rau quả, Hà Nội. THE DEMAND FOR FRESH FRUITS IN HA NOI CITY, A CASE STUDY ON HA NOI LATE-SEASON LONGAN AND HUE THANH TRA POMELO Nguyen Thi Tan Loc, Le Nhu Thinh, Dang Dinh Dam Summary The demand for fruits in Ha Noi market is increasing day by day. The consumers want to select fresh, well-shaped fruits with clear origin information. However, the consumers are be-coming more and more worried about fruit safety. What makes the consumers worry most is on residuce of pesticide, then stitmulate chemicals, reservation chemicals and fruit colour detergent. This article would like to help the readers better understand both fruit distribution chains in Ha Noi markets now and the demand of fruits in supermarkets, shops/stalls. The amount of fruit is sold by retailers at markets and by street vendors. Already to canry out this survey on the fruit markets in Ha Noi and thoroughly interwied those above traders in 2009. At the same time the fruit consumers and assessed their needs were interviewed and assessed with combination of supplement documents which were publicly announced. The contents of this research focus on the quantity of fruit per day and the criteria of selected fruits by traders and their requiments for the buying-seiling products. One thing mentioned was that fruit safety of the traders hasn’t been put on the top of the priority list. A case study on Ha Noi late longan and Thanh Tra Hue pomelo has shown that the consumer’s criteria for fresh fruits focus on fresh, well-shaped and clear origin information, as well as sweet taste and safety. The safety can be reflected in certificate given by local authorities. All the results of the research study have been delivered to the fruit producers in general and the two farmers’ products: Ha Noi late longan and Thanh Tra Hue pomelo in particular and to the representative local anthorities. This article helps the farmers to select the traders and tighten the relationship between the producers and traders. Key words: Fresh fruits, market, Ha Noi, demand, Ha Noi late season longan and Hue Thanh Tra pomelo . NHU CẦU QUẢ TƯƠI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI, NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP VỚI SẢN PHẨM NHÃN MUỘN HÀ NỘI VÀ BƯỞI THANH TRÀ HUẾ Nguyễn Thị Tân Lộc 1 , Lê Như Thịnh 1 , Đặng Đình Đạm 1 TÓM TẮT Nhu cầu. giữa người sản xuất và người kinh doanh. Từ khoá: Quả tươi, thị trường, Hà Nội, nhu cầu, nhãn muộn Hà Nội, bưởi Thanh Trà Huế. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Hiện nay, nhu cầu về chất lượng và chất lượng. 10: Đánh giá mức độ nhận biết sản phẩm nhãn muộn Hà Nội và bưởi Thanh Trà Huế Mức độ nhận biết về sản phẩm Đối tượng Nhãn muộn Hà Nội Bưởi Thanh Trà Huế - Người bán buôn Biết rõ từ một số

Ngày đăng: 18/05/2015, 21:47