1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chuỗi cung ứng thịt và lập kế hoạch cung ứng nhu cầu thịt lợn trên địa bàn Hà Nội

39 2,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Vai trò của thịt lợn trong cuộc sống - Thịt lợn là một trong những loại thực phẩm chính trong khẩu phần ăn hàng ngày của người Việt Nam, thịt lợn đóng vai trò quan trọng trong việc cun

Trang 1

Hà Nội là một trong những địa bàn san xuất là tiêu thụ thịt lợn lớn nhất trên cả nước, việc chăn nuôi và tiêu thụ thịt lợn cũng đang đối mặt với rất nhiều khó khăn

Chính vì lý do nêu trên, nên bọn em chọn đề tài “ nghiên cứu chuỗi cung ứng thịt và lập kế hoạch cung ứng nhu cầu thịt lợn trên địa bàn

Hà Nội” Do kiến thức còn hạn hẹp, nên tiểu luận này còn có thiếu sót, chúng em mong thầy cô góp ý để tiểu luận, và sự hiểu biết của chúng em được hoàn thiện hơn!

Xin trân thành cảm ơn thầy cô!

Trang 2

I Tổng quan

1 Tổng quan về chuỗi cung ứng

Một số khái niệm về chuỗi cung ứng:

“Chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường” *– Fundamentals of Logistics Management of

Douglas M Lambert, James R Stock and Lisa M Ellram

“Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng Chuỗi cung ứng

không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và khách hàng” **– Supply Chain

Management: strategy, planning and operation of Chopra Sunil and Peter Meindl

“Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi

nguyên liệu thánh bán sản phẩm, thành phẩm và phân phối chúng cho khách hàng” ***- An introduction to supply chain management –

Ganesham, Ran and Terry P.Harrision

Trang 3

SẢN XUẤT

Sản xuất gì? Bằng cách nào

HÀNG TỒN KHO Sản xuất lưu trữ bao nhiêu?

VẬN CHUYỂN Chở sản phẩm bằng cách nào

ĐỊA ĐIỂM Nơi nào tốt nhất?

THÔNG TIN Nền tảng đưa

ra quyết định

Thành phần chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ừng được cấu tạo từ 4 thành phần bao gồm : sản xuất, hàng tồn kho, vận chuyển, địa điểm và thông tin là nền tảng quyết định tới chúng

Sản xuất:là năng lực của chuỗi cung ứng để sản xuất và tồn trữ sản phẩm.Các phương tiện sản xuất là các nhà máy và kho Các quyết định của

doanh nghiệp sẽ phải trả lời cho các câu hỏi: thị trường muốn loại sản phẩm nào? Cần sản xuất bao nhiêu loại sản phẩm và khi nào? Hoạt

động này bao gồm việc lập kế hoạch sản xuất chính theo công suất nhà máy, cân đối công việc, quản lý chất lượng và bảo trì thiết bị

Hàng tồn kho::Hàng tồn kho có mặt trong suốt chuỗi cung ứng và bao gồmtừ nguyên liệu đến bán thành phẩm, đến thành phẩm được các nhà

sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ trong chuỗi cung ứng nắm giữ Chức năng của hàng

tồn là bộ phận giảm xóc cho tình trạng bất định trong chuỗi cung ứng Doanh nghiệp sẽ phải quyết định khi cân nhắc giữa tính sẵn sàng đáp ứng với tính hiệu quả Tồn kho một lượng hàng lớn cho phép chuỗi cung ứng đáp ứng nhanh với những thay đổi vềnhu cầu của khách hàng Tuy nhiên, việc sản xuất và lưu trữ bảo quản hàng tồn khotốn kém Tồn kho cũng phụ thuộc vào đặc tính bảo quản lưu kho, vòng đời của nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm Trong một chuỗi cung ứng, doanh nghiệp thường phải trả lời các câu hỏi sau: Ở mỗi giai đoạn trong một chuỗi cung ứng cần tồn kho những mặt hàng nào? Cần dự trữ bao nhiêu nguyên liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm?

Định vị (vị trí)::Định vị là việc chọn địa điểm đáp ứng nhanh hơn Các quyết định về định vị phụ thuộc vào các nhân tố: chi phí phương tiện, chi

phí nhân công, kỹ năng sẵn có của lực lượng lao động, các điều kiện cơ sở hạ tầng, thuế và thuế quan, và sự gần gũi với các nhà cung cấp và khách hàng Các quyết định nàycó tác động mạnh mẽ đến các chi phí và đặc tính của chuỗi cung ứng, đồng thời cũng phản ánh chiến lược cơ

Trang 4

bản của doanh nghiệp trong việc xây dựng về mặt địa lý của các phươngtiện của chuỗi cung ứng bao gồm các quyết định liên quan đến những hoạt động cần được thực hiện của từng phương tiện Ở đây, sự cân nhắc giữa tính đáp ứng nhanh với tính hiệu quả được thể hiện ở quyết định tập trung các hoạt động ở một vài vị trí nhằm giảm được chi phí nhờ quy mô và hiệu quả, hay phân bố các hoạt động ranhiều vị trí gần với khách hàng và nhà cung cấp để hoạt động và phân phối sản phẩm ra thị trường

Vận chuyển:: Vận chuyển là việc di chuyển mọi thứ từ nguyên vật liệu cho đến thành phẩm giữa các điều kiện khác nhau trong chuỗi cung ứng

Trong vận chuyển sự cân nhắc là giữa tính đáp ứng nhanh với tính hiệu quả được thể hiện quaviệc chọn lựa phương thức vận chuyển

Thông tin:Thông tin là nền tảng đưa ra quyết định liên quan đến 4 yếu tô trên, là sự kết nối giữa tất cả các hoạt động và hoạt động sản xuất của

chuỗi cung ứng

2 Vai trò của thịt lợn trong cuộc sống

- Thịt lợn là một trong những loại thực phẩm chính trong khẩu phần ăn hàng ngày của người Việt Nam, thịt lợn đóng vai trò quan trọng trong

việc cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng, thịt lợn có thể chế biến thành nhiều món ăn, dễ sử dụng và bảo quản

- Thịt lợn chiếm khoảng 80% số lượng thịt tiêu thụ trong nước Thịt gà chiếm từ 11% tới 12%, thịt bò chỉ khoảng 3% tới 4%, còn lại 5% là các loại thịt khác

Trang 5

Các dạng thịt lợn tươi được bày bán chủ yếu trong các kênh tiêu thụ

II Chuỗi cung ứng thịt lợn

1 Tình hình tiêu thụ thị lợn trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà Nội chiếm tỷ trọng rất thấp (khoảng 5-7%) trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, biểu hiện đặc trưng của sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, mang tính chất hộ gia đình và chưa tương xứng với tiềm năng của một nền nông nghiệp hướng đô thị, công nghiệp

- Nông dân trên địa bàn thành phố đã có tập quán chăn nuôi khá ổn định, tận dụng nguồn thức ăn gia súc tinh, có các dịch vụ về giống,

Trang 6

thú y, phòng dịch và kỹ thuật nuôi tiên tiến,

Đàn lợn phân theo loại tại địa bàn thành phố Hà Nội

(Nguồn: Niên giám thống kê TP Hà Nội – 2008)

- Năm 2008, tổng đàn lợn đạt 184.025 con, trong đó lợn thịt chiếm 159.569 con, tương đương tỷ trọng 86,71%, tăng gấp 1,27 lần so với năm 2007, và gấp 1,08 lần so với năm 2006

2 Các kênh cung ứng thịt lợn chủ yếu tại địa bàn thành phố Hà Nội

- Chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi có sự linh hoạt về diện tích, vừa giải quyết được bài toán mặt bằng cho doanh nghiệp vừa giúp doanh

nghiệp mang siêu thị đến tận khu dân cư, các cửa hàng có giá cao hơn trong chợ nhưng người tiêu dùng rất yên tâm vì sản phẩm ở đây vệ

Trang 7

c Hệ thống siêu thị - trung tâm thương mại

Siêu thị: là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương phức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng

Trang 8

Đa dạng về chủng loại sản phẩm

Bao bì, đóng gói

Hoàn toàn đảm bảo

So sánh sự khác nhau giữa kênh phân phối chợ truyền thống và siêu thị

III Lập chiến lược cung ứng thịt lợn trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trang 9

1.Tình hình cạnh tranh

- Sản phẩm thịt lợn hiện chỉ cung cấp cho thị trường nội địa, do giá cả thức ăn và chi phí sản xuất cao nên đẩy giá thành sản xuất tăng theo

Từ tình hình đó mà một số công ty đã nhập khẩu thịt heo từ Mỹ với giá thành rẻ hơn mức giá trung bình từ 20-30%, gây khó khăn cho người chăn nuôi, kéo giá thịt heo xuống thấp, đã khó nay còn khó khăn hơn

- Ngoài ra, sản phẩm thịt lợn còn được thay thế bằng các sản phẩm khác như thịt bò, thịt trâu, thịt gia cầm, đặc biệt là thịt gà do nhập khẩu

từ nước ngoài với giá rẻ hơn thị trường nội địa đến 50%

- Sự cạnh tranh này gần như đẩy ngành chăn nuôi và tiêu thụ thịt lợn vào cảnh khó khăn, làm người chăn nuôi không còn mặn mà phát triển đàn lợn nuôi

2 Khách hàng hiện tại - Thị trường tiêu thụ hiện tại

- Khách hàng hiện tại là những người tiêu thụ thịt lợn sản xuất trên thị trường hiện có Họ có thể là người tiêu dùng cuối cùng, có thể là người mua để tái sản xuất cho quá trình kinh doanh mới

- Khách hàng mua thịt lợn trên kênh bán lẻ chủ yếu là hộ gia đình, chiếm tỷ trọng 82,5%, kế đến là nhà hàng, quán ăn chiếm tỷ trọng 7,5%, nhà hàng khách sạn chiếm 2,5%, cơ sở sản xuất chế biến mua về sản xuất lại chỉ chiếm 2,5%, bếp ăn tập thể chiếm 2,5%, còn lại 2,5% là các người mua cho mục đích khác

3 Cấu trúc kênh cung ứng

Có 4 cấu trúc kênh phân phối chủ yếu:

Cấu trúc (1): Người chăn nuôi bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng Hình thức này không phổ biến đối với kênh tiêu thụ tại Việt

Nam

Cấu trúc (2): Người chăn nuôi bán sản phẩm chăn nuôi cho chợ, siêu thị lớn, sau đó kênh này sẽ trực tiếp phân phối lẻ cho người tiêu dùng Cấu trúc (3): Người chăn nuôi bán sản phẩm chăn nuôi cho lò mổ, lò mổ giết mổ sau đó bán cho các tiểu thương ngoài chợ, hoặc các cửa

hàng, siêu thị trong vùng, người tiêu dùng mua sản phẩm thịt lợn tại chợ, siêu thị, cửa hàng để dùng

Cấu trúc (4): Người chăn nuôi bán sản phẩm chăn nuôi cho các thương lái địa phương, thương lái sẽ tập trung heo bán cho các lò mổ lân

cận, lò mổ trực tiếp giết mổ và bán cho các tiểu thương nhỏ tại chợ, người bán dạo, cửa hàng chuyên doanh,siêu thị, kênh này là nơi phân phối cuối cùng để người tiêu dùng mua.Người tiêu dùng chính là người mua cuối cùng, cũng là người sử dụng sản phẩm

Trang 10

(Cấu trúc kênh phân phối thịt lợn truyền thống)

Trang 11

(Khối lượng tiêu thụ qua các kênh – đơn vị : tấn)

Nhìn trên sơ đồ trên ta thấy rằng sản phẩm thịt lợn được cung cấp chủ yếu theo cấu trúc phân phối (3), chiếm tới 75% sản lượng thịt tiêu thụ trên thị trường Hà Nội

4 Cấu trúc kênh tiêu thụ hiện đại- hệ thống chăn nuôi hoàn chỉnh

Trang 12

- Mô hình (1)->(5) là mô hình sản xuất trang trại quy mô rộng lớn, khép kín từ khâu chăn nuôi đến sản phẩm giết thịt bán ra thị trường, đây

là “mô hình lý tưởng” trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi heo nói riêng, mô hình này giúp tiết kiệm chi phí tối đa nhờ sự khép kín các khâu sản xuất, người sản xuất và người mua đều có lợi tối đa

5 Xây dựng chiên lược cung ứng nhu cầu thịt lợn trên địa bàn thành phố Hà Nội

5.1 Giải pháp về kinh tế xã hội

5.1.1 Quy hoạch chăn nuôi

Mục đích: hình thành khu chăn nuôi tập trung theo hướng chuyên môn hóa, áp dụng công nghệ mới

5.1.2 Tăng cường liên kết các tác nhân

Trang 13

Mục đích: xây dựng các nhóm hợp tác trong cung ứng đầu vào, chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm

5.1.3 Xúc tiến thành lập Hiệp hội chăn nuôi lợn

Mục đích: giúp đỡ nhau trong sản xuất kinh doanh khi gặp rủi ro về thiên tai, dịch bệnh và biến động bất lợi về giá đầu vào, đầu ra

5.1.4 Tăng cường củng cố giống lợn có chất lượng cao

Mục đích: cung cấp đủ giống với chất lượng đảm bảo cho người chăn nuôi trong tỉnh theo hướng mở rộng quy mô

5.1.5 Tăng cường quản lý rủi ro

Mục đích: giảm thiểu rủi ro, quan trọng nhất là phòng tránh rủi ro, tập trung nhiều vào giảm thiểu rủi ro cho người chăn nuôi

5.1.6 Nâng cao năng lực cho các tác nhân tham gia ngành hàng

Mục đích: tăng cường kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh doanh và thương mại, về ô nhiễm môi trường; hướng dẫn những kỹ năng chủ yếu cần thiết trong chăn nuôi, tiếp cận thị trường và đàm phán trong liên kết cho tất cả các tác nhân, đặc biệt là hộ chăn nuôi

5.1.7 Điều hòa lợi ích kinh tế giữa các tác nhân

Có thể sử dụng các công cụ như chính sách thuế, hỗ trợ đầu vào cho hộ chăn nuôi, minh bạch thông tin đầu vào, đầu ra đặc biệt là giá cả hàng ngày

5.2 Giải pháp về môi trường

5.2.1 Xây dựng khu giết mổ tập trung

Mục đích:tập trung các hộ giết mổ vào 1 khu để thuận lợi cho quản lý VSATTP và xử lý môi trường, quan tâm nhiều đến cơ chế xã hội hóa trong đầu tư

5.2.2 Nhân rộng chương trình khí sinh học (Biogas)

Mục đích: Tăng số lượng hộ chăn nuôi lợn có hầm Biogas để xử lý chất thải, cung cấp chất đốt phục vụ đun nấu, thắp sáng và chạy máy phát điện cho gia đình

5.2.3 Xây dựng nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh

Trang 14

Mục đích: sử dụng chất thải của chăn nuôi, giết mổ lợn để sản xuất phân hữu cơ vi sinh, phục vụ cho ngành trồng trọt của tỉnh

5.3 Sản phẩm

Cần tạo điểm khác biệt và nâng cao chất lượng sản phẩm, cần nghiên cứu để đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng

5.3.1 Tạo ra sản phẩm thịt heo sạch ngay từ lò giết mổ

Lò giết mổ phải đảm bảo sản phẩm thịt lợn giết mổ là lợn sạch, không có dịch bệnh, để đảm bảo đưa thịt lợn sạch và an toàn đến tay người tiêu dùng, trạm thú y cần tăng cường tối đa lực lượng để kiểm tra chặt chẽ các nguồn heo từ các lò giết mổ về chợ, nhất là từ các tỉnh đưa về

5.3.3 Mở rộng dãy sản phẩm

Mở rộng dãy sản phẩm thịt chế biến, có các dạng thịt dạng cây, thịt sấy khô, chả lụa, nem Bảo quản và tiêu thụ trong một khoảng thời gian từ 1 tháng đến 1 năm Phù hợp với nhiều đối tượng tiêu dùng

- Thịt chế biến các dạng xúc xích, dùng để ăn liền hoặc ăn kèm với bánh mì và các món khác Xúch xích có thời gian bảo quản 3 tháng

- Thịt heo chế biến dạng khô, có thể sử dụng lâu dài, bảo quản trong thời gian lâu Từ 6 tháng đến 1 năm

Trang 15

- Thịt heo chế biến dạng nem, chả lụa, giò thủ, thịt nguội, bảo quản trong thời gian ngắn, từ 1 tháng đế 2 tháng

và thời gian trung bình dùng để chế biến thức ăn cũng giảm xuống Các hệ thống đông lạnh ngày được sử dụng nhiều hơn trong chuỗi thực phẩm Những thay đổi này cũng ảnh hưởng đến thịt lợn, loại thịt được dùng nhiều nhất tại Việt Nam ,cũng như cả hệ thống cung cấp thịt lợn, tuy nhiên không có thông tin về tác động của những thay đổi này mang lại Trong phần này, bọn em xin trình bày, đánh giá các nguy cơ đến

an toàn thực phẩm có thể xảy ra trong chuỗi cung ứng thịt, từ đó có thể đề ra một số biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu những rủi ro trong

Trang 16

quá trình sản phẩm thịt tới tay người tiêu dung thịt lợn

1 Hộ chăn nuôi

Hộ chăn nuôi là yếu tố quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng các sản phẩm thịt Đây là nơi chăn nuôi và tạo ra lợn cho các quá trình tiếp theo trong chuỗi cung ứng Tuy nhiên, hệ thống chăn nuôi tại Việt Nam nói chung và tại thành phố Hà Nội nói riêng vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, trong khi đó thời kỳ bão giá khiến giá thành chăn nuôi tăng cao cùng với chất lượng giống không được gia tăng khiến cho người chăn nuôi gặp vô vàn khó khăn trong sản xuất thịt lợn Cùng với đó là ý thức của người chăn nuôi còn kém, hạn chế về việc nhận thức trong chăn nuôi lợn, vì vậy nguy cơ tới an toàn thực phẩm trong sản xuất thịt tại đây là rất lớn, điển hình là nguy cơ về vi sinh vật, dịch bệnh và liều lượng thuốc kháng sinh trong thịt lợn

1.1 Dịch bệnh

1.1.1 Quy mô nhỏ lẻ khiến dịch bệnh lây lan

Không chỉ lây lan nhanh, mức độ thiệt hại mà dịch bệnh gây ra cho ngành chăn nuôi ngày càng lớn Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chính là hình thức chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ Mà đã nuôi nhỏ lẻ theo kiểu “năng nhặt chặt bị”, tận dụng thức ăn thừa thì tất nhiên chẳng hộ nào quan tâm tới công tác tiêm phòng hay phòng chống dịch bệnh theo quy trình của cơ quan thú y Nguyên nhân của thực trạng này là do lợn không được chăm sóc đúng cách nên gày yếu Bên cạnh đó, yếu tố khách quan như thời tiết, khí hậu của địa phương cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của lợn Lý do thứ hai là do kỹ thuật chăn nuôi chưa bảo đảm, nhất là vấn đề thức ăn cho lợn Chăn nuôi nói chung

và chăn nuôi lợn nói riêng đòi hỏi phải tuân thủ quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt, tuy nhiên người dân vẫn quen chăn nuôi theo kiểu truyền thống, chăn thả, tận dụng thức ăn, do đó thất bại là điều tất yếu Cùng với việc ý thức của người chăn nuôi còn kém nên việc tiêu thụ các sản phẩm thịt lợn nhiễm bệnh tới người tiêu dung là khó có thể tránh khỏi

1.1.2 Biện pháp phòng ngừa: Cần chăn nuôi tập trung

Một trong những giải pháp để khắc phục tình trạng manh mún, trên cơ sở đó kiểm soát tốt dịch bệnh là phát triển vùng chăn nuôi tập trung

Xã Thạch Thán ( Quốc Oai - Hà Tây, nay thuộc Hà Nội ) hiện là địa phương duy nhất trong cả nước thành công với mô hình chăn nuôi lợn

Trang 17

quy mô trang trại, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm Là xã thuần nông, không có nghề phụ nên chăn nuôi lợn trở thành hướng phát triển chính của người dân nơi đây Trước khi chuyển các trại lợn ra xa khu dân cư, Thạch Thán phải đối mặt với nạn ô nhiễm môi trường trầm trọng Năm 2005, HTX nông nghiệp Thạch Thán họp bàn với dân, lựa chọn khu đất rộng 35 ha xa khu dân cư thực hiện phương

án chuyển đổi Sau 2 năm triển khai, Thạch Thán có hẳn khu chăn nuôi lợn tập trung “liên kết” nhiều trang trại, kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng khoảng 1,4 - 2 tỷ đồng, nuôi 1.000 - 2.000 đầu lợn/trang trại Ngoài việc hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật chăn nuôi cho các chủ trang trại, chính quyền địa phương đầu tư làm đường giao thông, đường điện, hệ thống kênh mương ở khu vực trang trại chuyển đổi

1.2 Nguy cơ mất an toàn vệ sinh

Theo số liệu của Sở Khoa học và Công nghệ , qua khảo sát có 91,13% hộ nuôi lợn, quy mô 3 - 43 con/hộ thấy mức độ ô nhiễm đang ở tình trạng báo động Khí độc NH3, H2S có trong không khí cao hơn mức cho phép 4,7 lần, nhiễm khuẩn trong chuồng trung bình là 18.675 vi sinh vật ( cao hơn tiêu chuẩn của Nga 12 lần ), nước thải nhiễm E.Coli và 25% số mẫu nhiễm trứng giun với mật độ 4.025 trứng/500ml nước thải Hàm lượng COD ( nhu cầu ôxy hoá học ) là 3.916mg/l, trong khi tiêu chuẩn cho phép chỉ từ 100 đến 400mg/lít Tỷ lệ người dân mắc bệnh tiêu chảy, mẩn ngứa, ghẻ lở rất cao Chăn nuôi lợn ở xã Tô Hiệu ( Thường Tín - Hà Nội ) với việc xả thẳng phân, nước tiểu lợn ra cống rãnh và hệ thống thoát nước làm môi trường ở đây ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân Chất gây ô nhiễm môi trường không chỉ là phân mà còn có lượng lớn chất độn chuồng, thức ăn thừa, xác gia súc, gia cầm chết

Trang 18

Đặc biệt tỷ lệ nhiễm Salmonella tại các trang trại và hộ chăn nuôi còn rất lớn Ô nhiễm Salmonellatại các trang trại nuôi lợn được cho là có nguyên nhân từ vệ sinh môi trường kém, thức ăn và nước uống sử dụng trong chăn nuôi bị ô nhiễm Tình trạng này cùng với sự kém kiểm tra giám sát các hoạt động chăn nuôi, dẫn đến sự lưu hành của vi khuẩn Salmonella trong các mẫu thịt lợn

Điều tra mức độ nhiễm Salmonella tại một số cơ sở chăn nuôi lợn tại Hà Nội

Nguyên nhân của thực trạng trên là do sản xuất nông nghiệp nước ta quá nhỏ lẻ, phân tán, chủ yếu ở quy mô hộ gia đình Cả ba khâu của ngành là chăn nuôi, giết mổ, lưu thông đều chưa kiểm soát được Mặt khác, chúng ta chưa có đủ bộ máy quản lý chuyên ngành ở tỉnh, huyện Hiện nay, công tác quản lý Vệ sinh an toàn thực phẩm chủ yếu là kiêm nhiệm nên không đủ khả năng để kiểm soát Về nhận thức của các đối tượng trong chuỗi cung cấp thực phẩm: người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng và quản lý còn hạn chế

1.2.2 Biện pháp phòng ngừa

Hiện nay, để xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, có rất nhiều công nghệ hiện đại Tuỳ theo đặc điểm của từng vùng, từng mô hình mà người chăn nuôi sử dụng các biện pháp khác nhau Trong đó, hai biện pháp được đánh giá có nhiều ưu điểm là sử dụng công nghệ khí sinh học biogas và chế phẩm sinh học EM Việc xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải từ chăn nuôi là biện pháp mang lại tác dụng lớn Chất thải sau khi đưa vào bể chứa được phân huỷ hết, giảm mùi hôi, kí sinh trùng hầu như bị tiêu diệt Bên cạnh đó, sử dụng hầm biogas còn có thể tái tạo được nguồn năng lượng sạch, phục vụ việc đun nấu, thắp sáng

Trang 19

Theo GS TS Nguyễn Quang Thạch, Viện trưởng Viện Sinh học nông nghiệp ( Trường Đại Học Nông nghiệp I Hà Nội ) : “Ngoài hầm biogas, sử dụng chế phẩm sinh học EM trong chăn nuôi sẽ làm cho chất thải phân huỷ nhanh, khử mùi tốt và giảm quần thể côn trùng, giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh Cho gia súc, gia cầm uống hoặc ăn thức ăn thô có trộn EM còn giảm được nguy cơ mắc bệnh đường ruột”

Ngoài ra, có biện pháp rất hữu hiệu và bền vững để xử lý chất thải chăn nuôi tiến tới nền nông nghiệp sạch là phát triển mô hình VAC Gắn kết chặt chẽ trồng trọt với chăn nuôi, vừa hạn chế ô nhiễm môi trường, vừa sử dụng ít phân bón hoá học, tiết kiệm năng lượng Và đây cũng

là mô hình dễ làm, ở đâu cũng có thể xây dựng được, hiệu quả kinh tế lại cao

Bên cạnh đó, về vấn đề sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi thịt lợn, cần kiểm soát triệt để việc sử dụng kháng sinh của từng hộ dân Đồng thời, cần nâng cao ý thức của người nông dân về vấn đề an toàn thực phẩm trong việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và cần có biện pháp xử phạt thích đáng cho những người vi phạm sử dụng quá liều lượng cho phép trong sản xuất

2 Hộ giết mổ

2.1 Mất vệ sinh trong các lò giết mổ

Trong quá trình giết mổ, sự lây nhiễm chéo đặc biệt xảy ra ở các khâu như dội nước nóng, cạo lông, mổ bụng và lấy phủ tạng Mặt khác, giết

mổ lợn là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thực phẩm có nguy cơ nhiễm vi sinh vật đối với thịt lợn sau khi giết mổ Mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào điều kiện vệ sinh của các lò giết mổ cũng như thực hành vệ sinh trong quá trình giết mổ Nguy cơ nhiễm vi sinh vật ở lợn càng rõ ràng hơn từ giai đoạn vỗ béo đến khi giết mổ Lò giết mổ cũng là một nguồn tàng trữ vi khuẩn có thể lây nhiễm sang người

Tình trạng này cùng với sự kém kiểm tra giám sát các hoạt động giết mổ, đặc biệt là điều kiện vệ sinh giết mổ, dẫn đến sự lưu hành của vi sinh vật trong các mẫu thịt lợn, đặc biệt là các vi khuẩn gây hại như Salmonella và E.Coli,…

Điều tra mức độ nhiễm Salmonella ở một số cơ sở giết mổ tại Hà Nội cho thấy

Ngày đăng: 06/06/2014, 23:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. World Health Organization, Building health communities and populations. 2011 Khác
2. Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Tình hình dinh dưỡng Việt Nam năm 2009-2010. 2011, Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Hà Nội. tr. 27-31 Khác
3. Sở Công thương thành phố Hà Nội, Báo cáo công tác quy hoạch, tiến độ triển khai các dự án đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2010 Khác
5. Lê Bá Lịch (2009), Một số vấn đề phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam Khác
6. Hoàng Kim Giao (2009), Để chăn nuôi lợn phát triển bền vững. Tạp chí chăn nuôi, 2009 Khác
7. Nguyễn Tuấn Sơn (2009), Nghiên cứu các hình thức liên kết chăn nuôi lợn ở miền Bắc. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 373, tháng 6/2009, tr64-tr72 Khác
8. Ngụ Thị Thuận, Vũ Đỡnh Tụn, Nguyễn Tuấn Sơn (2005), Thương mại hoỏ sản phẩm lợn vựng ủồng bằng sụng Hồng, ðề tài nghiên cứu của Khoa Kinh tế & PTNT và Trung tâm Việt Bỉ Khác
9. Vũ Đình Tôn, Lại Thị Cúc, Nguyễn Văn Duy, ðặng Vũ Bình (2007), Chất lượng nước dùng trong trang trại nuôi lợn ở vùng đồng bằng sông Hồng. Tạp chí KHKTNN, ðHNNHN số 2/2007, tr 279-283 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w