Ngoài cách phân loại trên, chi phí sản xuất còn được phân theo nhiều cáchkhác nhau như phân theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc hoàn thành;phân theo quan hệ của chi phí với
Trang 1TÓM TẮT LUẬN VĂN
Ngành dệt may Việt Nam là một trong những ngành thu hút nhiều lao động,đóng góp đáng kể vào GDP hàng năm Số liệu do báo chí công bố cho thấy, trongnăm 2011, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu đạt tới 13 tỷ USD, chiếm khoảng2,5% thị phần toàn cầu
Hàng dệt may, thêu đan, may mặc của Việt Nam hiện đứng thứ 5 của thế giới
và phấn đấu tiến lên hàng top 3 trong những năm tới Trong năm 2011, hàng dệtmay xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ thu về gần 7 tỷ USD, bán sang EU thuhơn 2 tỷ USD và xuất qua Nhật Bản chiêm 1,5 tỷ USD, kim ngạch trên 1 tỷ USDcòn lại là tại các thị trường khác khắp các châu lục Nhận định về thành quả khảquan này, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế độc lập phân tích: “Ngành dệtmay Việt Nam có tiến bộ rất đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng nhanh, đạt doanh thuxuất khẩu trên 11 tỷ USD, hàng dệt may có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, tạo đượcnhiều công ăn việc làm, có đóng góp cho xoá đói giảm nghèo, đó là những thànhtựu đáng ghi nhận”
Công ty Cổ phần May Thăng Long là một trong những doanh nghiệp hàngđầu về may mặc của Tập đoàn dệt may Việt Nam Tuy nhiên, dưới sức ép của cuộckhủng hoảng tài chính toàn cầu, doanh nghiệp gặp không ít khó khăn Đồng thời,doanh nghiệp còn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả củahoạt động kinh doanh và phát triển bền vững, trong đó có kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm Đây là khâu quan trọng, giúp cho các nhà quản trị nắmđược chính xác nhất tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có cơ sở xâydựng hướng phát triển hợp lý Do đó, học viên đã tiến hành nghiên cứu đề tài
“Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần May Thăng Long trên góc độ kế toán tài chính”.
Luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm tại Công ty Cổ phần May Thăng Long
Trang 2Chương này giới thiệu lý do lựa chọn đề tài nghiên cưu, mục tiêu, đối tượng,phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của luận văn.
Chương 2: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
Chương này trình bày về cơ sở lý luận của kế toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất Cụ thể:
Thứ nhất, về chi phí sản xuất
Có nhiều quan điểm về chi phí sản xuất:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Chi phí sản xuất là những khoản chi phí phátsinh tại các bộ phận sản xuất gắn liền với các hoạt động sản xuất chế tạo sản phẩmcủa doanh nghiệp Theo cách hiểu này, các chi phí phát sinh trong quá trình sảnxuất ra sản phẩm gồm ba khoản mục chi phí cơ bản là chi phí nguyên vật liệu trựctiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung
Quan điểm thứ hai cho rằng: Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao độngsống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liênquan đến việc chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong một thời kỳ nhất định đượcbiểu hiện bằng tiền Theo quan điểm này thì chi phí sản xuất ngoài yếu tố về haophí lao động sống (tiền lương và các khoản trích theo lương) và lao động vật hoá(nguyên vật liệu, nhiên liệu, khấu hao tài sản cố định…) thì còn có yếu tố chi phíkhác (chi phí lãi vay, chi phí dịch vụ mua ngoài, các khoản thuế phải nộp nhà nước
- thuế tài nguyên…)
Cần chú ý phân biệt giữa chi phí và chi tiêu Chi phí là biểu hiện bằng tiềncủa toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải chi ra trong một kỳ kinhdoanh Như vậy, chỉ được tính là chi phí của kỳ hạch toán những hao phí về tài sản
và lao động có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ khôngphải mọi khoản chi ra trong kỳ hạch toán Ngược lại, chi tiêu là sự giảm đi đơnthuần các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp, bất kể nó được dùng vàomục đích gì Tổng số chi tiêu trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm chi tiêu cho quá
Trang 3trình cung cấp (chi mua sắm vật tư, hàng hoá…), chi tiêu cho quá trình sản xuấtkinh doanh (chi cho sản xuất, chế tạo sản phẩm, công tác quản lý…) và chi tiêu choquá trình tiêu thụ (chi vận chuyển, bốc dỡ, quảng cáo…).
Có thể kết luận rằng, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ haophí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất,tiêu thụ sản phẩm Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn - chuyển dịch giá trị củacác yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ)
Chi phí sản xuất có rất nhiều loại, nhiều khoản, khác nhau cả về nội dung,tính chất, công dụng, vai trò, vị trí… trong quá trình kinh doanh Để thuận lợi chocông tác quản lý và hạch toán, cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí Xuất phát
từ các mục đích và yêu cầu khác nhau của quản lý, chi phí sản xuất cũng được phânloại theo những tiêu thức khác nhau Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chiphí sản xuất vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định
Phân theo yếu tố chi phí
Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầuđống nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh của chiphí, chi phí được phân theo yếu tố Về thực chất, chỉ có 3 yếu tố chi phí là chi phí
về lao động sống, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về tư liệu lao động Tuynhiên, để cung cấp thông tin về chi phí một cách cụ thể hơn nhằm phục vụ cho việcxây dựng và phân tích định mức vốn lưu động, việc lập, kiểm tra và phân tích dựtoán chi phí, các yếu tố chi phí trên có thể được chi tiết hoá theo nội dung kinh tế cụthể của chúng Theo quy định, toàn bộ chi phí được chia làm 7 yếu tố chi phí khácnhau:
- Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu
- Yếu tố chi phí nhien liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất – kinhdoanh trong kỳ
- Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương
- Yếu tố chi phí bảo hiểu xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinhphí công đoàn
Trang 4- Yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài
- Yếu tố chi phí khác bằng tiền
Phân theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiệncho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân chia theo khoản mục Cách phânloại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng.Cũng như cách phân loại theo yếu tố, số lượng khoản mục chi phí trong giá thànhsản phẩm tuỷ thuộc vào trình độ nhận thức, trình độ quản lý và hạch toán ở mỗinước, mỗi thời kỳ khác nhau Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm ở ViệtNam gồm: chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp và chi phísản xuất chung
Ngoài cách phân loại trên, chi phí sản xuất còn được phân theo nhiều cáchkhác nhau như phân theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc hoàn thành;phân theo quan hệ của chi phí với quá trình sản xuất…
Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạntập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí.Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dâychuyền sản xuất tuỳ theo yêu cầu của chế độ hạch toán kinh tế mà doanh nghiệp ápdụng và quá trình tiêu thụ sản phẩm
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thốngcác phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trongphạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí Về cơ bản, phương pháp hạchtoán chi phí bao gồm các phương pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm, theo đơnđặt hàng, theo giai đoạn công nghệ, theo phân xưởng, theo nhóm sản phẩm v.v…
Về thực chất, khi vận dụng các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất trong côngtác kế toán hàng ngày chính là việc kế toán mở các thẻ (hoặc sổ) chi tiết hạch toánchi phí sản xuất theo từng đối tượng đã xác định, phản ánh các chi phí phát sinh cóliên quan đến đối tượng, hàng tháng tổng hợp chi phí theo từng đối tượng Mỗi
Trang 5phương pháp hạch toán chi phí ứng với một loại đối tượng hạch toán chi phí nên têngọi của phương pháp này là biểu hiện đối tượng mà nó cần tập hợp và phân loại chiphí
Thứ hai là về giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá, phản ánh lượnggiá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hoá đã thực sự chi ra chosản xuất và tiêu thụ sản phẩm Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phítham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ phải được bồi hoàn
để tái sản xuất ở doanh nghiệp mà không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳkinh doanh của doanh nghiệp.Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phảnánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và cáckhoản chỉ tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống.Mọi cách tính toán chủ quan, không phản ánh đúng các yếu tố giá trị trong giá thànhđều có thể dẫn đến việc phá vỡ các quan hệ hàng hoá - tiền tệ, không xác định đượchiệu quả kinh doanh và không thực hiện được tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất
mở rộng
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí vềlao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm,lao vụ đã hoàn thành
Tất cả các khoản chi phí (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) và cácchi phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoànthành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm Hay giá thành sản phẩm làbiểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra ở bất kể
kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trongkỳ
Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, kế toán và kế hoạch hoá giá thành cũngnhư yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ,nhiều phạm vi tính toán khác nhau
Xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành, giá thành được
Trang 6chia thành giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế; theo phạm
vi phát sinh chi phí, giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành tiêuthụ
Đối tượng tính giá thành chính là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm,công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị
Cũng như đối tượng kế toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành đượcxác định trên cơ sở của đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất vàyêu cầu, trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh
Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hay hệ thống các phươngpháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm, mang tính thuần tuý kỹthuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành Về cơ bản, phương pháptính giá thành bao gồm phương pháp trực tiếp, phương pháp tổng cộng chi phí,phương pháp tỷ lệ… Việc tính giá thành sản phẩm từng doanh nghiệp cụ thể, tuỳthuộc vào đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành mà co thể ápdụng một trong các phương pháp nói trên hoặc áp dụng kết hợp một số phươngpháp với nhau
Thứ ba là vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm là tiền đề để xác định kết quả hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp, tránh tình trạng lãi giả, lỗ thật như một số nămtrước đây Khi nền kinh tế đang trong thời kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệphoạt động theo chỉ tiêu pháp lệnh, vật tư, tiền vốn do cấp trên cấp, giá thành là giáthành kế hoạch định sẵn Vì vậy, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm chỉ mang tính hình thức Chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanhnghiệp được chủ động hoạt động sản xuất kinh doanh theo phương hướng riêng vàphải tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình Để có thể cạnh tranhđược trên thị trường, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmcòn phải thực hiện đúng theo những quy luật khách quan Như vậy, kế toán chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm là phần không thể thiếu được đối với các doanhnghiệp sản xuất khi thực hiện chế độ kế toán, hơn nữa là nó có ý nghĩa to lớn và chi
Trang 7phối chất lượng công tác kế toán trong toàn doanh nghiệp.
Thứ tư là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
Các chứng từ kế toán được sử dụng để hạch toán kế toán chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm là: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn giá trị gia tăng,bảng chấm công, bảng lương các phân xưởng, bảng tính khấu hao tài sản cố định
Tài khoản được sử dụng để hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm là: TK 621, 622, 627, 154 (631)
Đánh giá trị sản phẩm dở dang và giá thành sản phẩm:
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, cònđang nằm trong quá trình sản xuất Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệpcần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang Tuỳ theo đặc điểm
tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp
có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau: Đánhgiá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc nguyênvật liệu chính); Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm hoànthành tương đương; Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất địnhmức
Mối quan hệ giữa kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vớikiểm soát chi phí, lợi nhuận và thuế thu nhập doanh nghiệp: Kế toán chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm phản ánh các hao phí liên quan trực tiếp đến giáthành sản phẩm sản xuất ra, chiếm tỷ trọng lớn trong khoản mục chi phí của doanhnghiệp sản xuất Nếu công tác kế toán này được lập kế hoạch về chi phí và lượnghóa chi phí để thực hiện sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp xác định các khoản chicần thiết và xây dựng định mức chi phí cho các chi phí cần thiết Từ đó, sẽ tổ chứcthực hiện và kiểm soát được các yếu tố đầu vào một cách hợp lý nhất có thể Việcxây dựng định mức chi phí cũng là một cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh doanh
Trong khi tăng trưởng doanh thu không mấy khả quan thì đẩy mạnh quản lýchi phí nhằm kiểm soát tốt chi phí được coi là liệu pháp hiệu quả góp phần gia tăng
Trang 8lợi nhuận cho các doanh nghiệp Đây không chỉ là giải pháp trước mắt mà còn làgiải pháp lâu dài cho mỗi doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất nói riêng quản lýtốt chi phí sẽ lập được kế hoạch chi tiêu, thực hiện chi tiêu theo đúng quy định,giảm thiểu được những khoản chi ngoài quy định, tránh được những sai sót trongbáo cáo tài chính khi nộp cho cơ quan thuế Như vậy, cũng góp phần giảm các chiphí không cần thiết khi giao dịch với cơ quan thuế như: chi phí đi lại, chi phí muavật tư phục vụ quyết toán thuế (giấy, mực,…), chi phí làm ngoài giờ của kế toánquyết toán thuế…
Chương 3: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạiCông ty Cổ phần May Thăng Long
Thứ nhất là giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần May Thăng Long:
khái quát về quá trình thành lập, phát triển, bộ máy quản lý, bộ máy kê toán, côngnghệ sản xuất, các sản phẩm chính và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổphần May Thăng Long trong những năm gần đây
Thứ hai là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
Cổ phần May Thăng Long
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là theo đơn đặt hàng hoặctừng loại sản phẩm hoặc theo từng xí nghiệp, phân xưởng Điều này, phù hợp vớiđặc điểm sản xuất sản phẩm may mặc tại các công ty Cổ Phần ngành may mặc ởViệt Nam hiện nay Kế toán mở sổ chi tiết chi phí để tập hợp các chi phí sản xuấtthực tế phát sinh cho từng đơn hàng từ khi bắt đầu sản xuất đến khi hoàn thành nhậpkho sản phẩm Nhân viên kế toán tại các phân xưởng có trách nhiệm tập hợp chứng
từ, xử lý, phân loại chứng từ theo từng khoản mục chi phí và theo từng đơn hàng,cuối tháng chứng từ này được nộp về phòng kế toán của công ty để tập hợp, hạchtoán chi phí sản xuất và tính giá thành
Đối với chi phí trực tiếp tập hợp chi phí theo đơn đặt hàng hoặc từng mã sảnphẩm riêng biệt: hàng tháng, chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến đơn hàng nào,sản phẩm nào thì tập hợp chi phí trực tiếp cho đơn hàng đó, sản phẩm đó
Trang 9Đối với những chi phí liên quan đến nhiều đơn hàng, nhiều loại sản phẩm màkhông thể tập hợp trực tiếp cho từng đơn hàng, từng sản phẩm đó thì trước hết, tiếnhành tập hợp chi phí theo nơi phát sinh chi phí (xí nghiệp nào, phân xưởng nào?) rồicuối tháng phân bổ cho từng đơn hàng Cụ thể với chi phí sản xuất chung là chi phígián tiếp
Công ty Cổ phần May Thăng Long có 2 loại hình sản xuất là may mặc tựdoanh và gia công Đối với sản xuất gia công, doanh nghiệp nhận vật liệu từ kháchhàng, kế toán chỉ quản lý về mặt số lượng của lượng nguyên vật liệu nhập kho nóitrên theo từng hợp đồng gia công và khi có lệnh sản xuất thì cung cấp cho các phânxưởng Kế toán không hạch toán giá vốn thực tế của bản thân nguyên vật liệu dùngcho sản xuất mà chỉ hạch toán phần chi phí vận chuyển số nguyên vật liệu đó từcảng về kho vào khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sảnphẩm trong kỳ
Đối với mặt hàng tự sản xuất mua nguyên vật liệu đầu vào thì quá trình hạchtoán bình thường, kế toán theo dõi cả mặt lượng và giá trị thực tế của nguyên vậtliệu xuất
Trên cơ sở đối tượng tập hợp chi phí như vậy, công ty đã áp dụng phươngpháp tập hợp chi phí theo hai cách: phương pháp trực tiếp (vật liệu chính và vật liệuphụ…) và phương pháp phân bổ gián tiếp (công cụ dụng cụ dùng chung, điện,nước, dầu mỡ,…)
Tại Công ty đối tượng tính giá thành là theo từng đơn đặt hàng Vì vậy, kỳtính giá thành là khi kết thúc hoặc hoàn thành đơn đặt hàng đó Còn đối với các sảnphẩm sản xuất không theo đơn hàng, công ty tiến hành tính giá sản phẩm hoànthành trong kỳ Ngoài ra, để phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trịcủa công ty thì kế toán còn tính giá thành lũy kế theo quý hoặc theo năm
Doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháptrực tiếp) để tính giá thành sản phẩm
Chương 4: Kết luận và các giải pháp để hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần May Thăng Long
Trang 10Trên cơ sở phân tích thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần May Thăng Long, học viên rút ra các kết luận đánh giá chung về ưu điểm cũng như hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế.
Từ đó đưa ra các giải pháp đề hoàn thiện công tác kế toán này của doanh nghiệp
- Hoàn thiện kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Về công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Công ty nên tăng cườnggiám sát định mức tiêu hao vật liệu phụ trong sản xuất Bởi vì vật liệu phụ tuychiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí nhưng đối với đặc trưng ngành maymặc các vật liệu phụ (hay còn gọi là phụ kiện ngành may) hầu như không sản xuấtđược ở trong nước mà phải nhập khẩu là chủ yếu Đặc biệt với tình hình hiện naycác sản phẩm cần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Vì vậy việcquản lý vật liệu phụ có ý nghĩa quan trọng Ta có thể quản lý vật liệu phụ bằng cáchlập định mức về vật liệu phụ, yêu cầu chặt chẽ trong khâu quản lý và sử dụng
- Giải pháp về đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Căn cứ vào thực tế phát sinh tại công ty, đề xuất áp dụng phương pháp đánhgiá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Phươngpháp này thể hiện những ưu điểm nổi bật là chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dởdang cuối kỳ bao gồm đầy đủ các khoản mục chi phí trong cấu thành của chi phí sảnxuất Như vậy, việc tính giá thành sẽ chính xác và hợp lý nhất
Ngoài ra, để quản lý, kiểm soát chi phí sản xuất một cách hiệu quả, trongtương lai doanh nghiệp có thể xây dựng và tổ chức phân loại, hạch toán theo kế toánquản trị
Doanh nghiệp hiện tại chỉ có định mức về chi phí nguyên vật liệu chính là vảicòn đối với các vật liệu phụ thì chưa lên được định mức cụ thể
Các bảng chấm công, tính lương do kế toán tiền lương tính và chuyển số liệucho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, do đó cần phối hợp chặt chẽ hơn nữagiữa các phần hành kế toán để tránh tính sót, tính sai ảnh hưởng đến giá thành sảnphẩm
Trang 11Cuối cùng là hạn chế và kết luận chung về nghiên cứu của học viên.
Trang 12CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG
1.1 Tính cấp thiết của đề tài cứu
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các công ty cổ phần tại Việt Nam đang
có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng có không ít thách thức đang chờ đón Đểvượt qua các thách thức và phát triển bền vững các nhà quản trị doanh nghiệp cần
có các quyết sách sáng suốt để định hướng phát triển cho công ty Bộ phận kế toáncủa mỗi doanh nghiệp chính là nơi cung cấp thông tin một cách chính xác nhất chonhà quản trị Trong đó, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được coi
là một trong các khâu trọng yếu của mỗi doanh nghiệp sản xuất Thông qua kế toánchi phí giá thành, nhà quản trị sẽ có những quyết định đúng đắn trong việc sản xuấtkinh doanh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp
Hiện nay tại Việt Nam, kế toán đang được quy định theo hệ thống từ luật, chế
độ kế toán, các chuẩn mực kế toán Kế toán chi phí giá thành cũng không nằm ngoài
hệ thống đó, đang được xem xét trên các góc độ kế toán tài chính và các năm gầnđây là góc độ kế toán quản trị Qua các góc độ này nhà quản trị sẽ đầy đủ thông tin
để điều hành, kiểm soát, định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Qua
đó góp phần tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, và đạt được mục đích cuốicùng là nâng cao lợi nhuận, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Công ty Cổ phần May Thăng Long là một trong những doanh nghiệp hàngđầu về may mặc của Tập đoàn dệt may Việt Nam Mỗi năm, công ty đều đóng gópđáng kể vào tăng trưởng của ngành dệt may Hiện nay mặc dù đang trên đà pháttriển, chiếm tỷ trọng khá lớn trong xuất khẩu nhưng Công ty vẫn chủ yếu là đanglàm gia công cho nước ngoài trên các đơn hàng đặt trước chứ chưa thực sự chủđộng đưa các sản phẩm may mặc của bản thân đi xuất khẩu Ngoài ra thị trườngtrong nước còn đang để bỏ ngỏ, hàng hóa may mặc của Trung Quốc đang tràn lan.Đây cũng là một trong những thị trường tiềm năng mà Công ty cần chú ý đến
Trang 13Tìm hiểu thực tế tại doanh nghiệp còn tồn tại một số vấn đề cụ thể sau:
- Tại doanh nghiệp chỉ những chi phí đã phát sinh cụ thể có chứng từ mớiđược hạch toán còn những chi phí chưa có chứng từ thì chưa hạch toán mà phải đợi
có đầy đủ chứng từ mới hạch toán vào chi phí Những chi phí này được hạch toántheo ngày ghi trên chứng từ Như vậy chi phí cuối kỳ tập hợp sẽ thiếu tính thực tế vìnhững chi phí này thực chất đã phát sinh từ trước nhưng đến kỳ sau chứng từ mớiđược chuyển về Điều này dẫn đến chi phí tập hợp không đầy đủ và giá thành sẽkhông chính xác
- Công ty mới chỉ chú trọng lập dự toán về nguyên vật liệu trực tiếp chứ chưalập dự toán về vật liệu phụ trong khi vật liệu phụ ngày càng chiếm tỷ lệ lớn hơntrong tổng chi phí nguyên vật liệu
- Công ty đã lên được định mức cho từng loại sản phẩm cụ thể nhưng chưaxây dựng được định mức chung cho toàn bộ sản phẩm trong kỳ sản xuất
Xuất phát từ sự cấp thiết mang tính lý luận và thực tiễn trên, học viên đã tiến
hành nghiên cứu luận văn với đề tài: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần May Thăng Long trên góc độ kế toán tài chính”.
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
Do tầm quan trọng của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạicác doanh nghiệp sản xuất mà có rất nhiều bài báo, đề tài nghiên cứu khoa học haycác luận văn nghiên cứu về đề tài này Một số bài viết có liên quan tới kế toán chiphí sản xuất và giá thành sản phẩm
- Bài viết Một số giải pháp kiểm soát chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp của tác giả PGS.TS Phạm Văn Dược và NCS Trần Văn
Tùng đăng trên Tạp chí kế toán ngày 01/12/2008 đã đưa ra lý luận về chi phí nóichung, sự cần thiết về vấn đề kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp và từ đó đưa ramột số giải pháp để kiểm soát chi phí
Trang 14- Bài viết Vận dụng phương pháp phân loại chi phí nhằm góp phần kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp của tác giả TS Nguyễn Thị Ngọc Lan đăng trên
tạp chí kế toán ngày 13/10/2008 Trong bài đề cập đến các tiêu thức phân loại chiphí mà các doanh nghiệp hiện đang áp dụng, chỉ ra những hạn chế từ đó đề xuất cáccách phân loại chi phí nhằm góp phần kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp Điểmnổt bật của bài viết là đưa ra cách vận dụng tiêu thức phân loại chi phí thành biếnphí và định phí nhằm phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận
- Bài viết Kế toán chi phí theo phương pháp “Chi phí mục tiêu” của tác giả
Trương Bá Thanh trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng đã đề cập đến tính giátheo chi phí mục tiêu là một trong các phương pháp hiện đại trong kế toán quản trị
- Một số luận văn nghiên cứu cùng đề tài
+ Luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phục vụ quản trị chi phí của các doanh nghiệp may tỉnh Hưng Yên” của Lê Thị Nam – Đại học Kinh tế Quốc dân; luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các công ty may thuộc Tổng cục Hậu cần Bộ Quốc phòng” của Vũ Thái Hậu – Đại học Kinh tế Quốc dân
đã tiếp cận kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trên cả 2 góc độ là kế toán tàichính và kế toán quản trị Hai Luận văn này đều đã trình bảy cơ sở lý luận về kếtoán sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách hệ thống, cụ thể; mô tả thựctrạng của các doanh nghiệp may tương đối chi tiết Tuy nhiên, do nghiên cứu vấn đềtrên quy mô rộng (các doanh nghiệp may tỉnh Hưng Yên và các công ty may thuộcTổng cục Hậu cần Bộ Quốc phòng) nên chưa đưa ra được giải pháp sát với yêu cầucủa một doanh nghiệp cụ thể
+ Tác giả Nguyễn Quốc Thắng (2011) trong đề tài luận án tiến sĩ ” Tổ chức
kế toán quản trị chi phí, giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp thuộc ngành giống cây trồng Việt Nam” đã nghiên cứu khả năng áp dụng triết lý quản trị chi phí
dựa trên hoạt động (Activity based costing – ABC) và kế toán mục tiêu của nhữngnước phát triển như Pháp, Mỹ Đây là hướng đi tương lai của kế toán mà các doanhnghiệp sản xuất nên áp dụng
Trang 151.4 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm về
lý luận và thực tiễn, cụ thể là kế toán các chi phí: chi phí nguyên vât liệu trực tiếp,chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, sản phẩm dở dang cuối kỳ tạiCông ty Cổ phần May Thăng Long
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu:
- Tìm hiểu, làm rõ những vấn đề lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất nhằm hệ thống hóa và làm sáng tỏ
lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanhnghiệp sản xuất
- Nghiên cứu các vấn đề thực tế về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm may mặc tại Công ty Cổ phần May Thăng Long trên cơ sở so sánh, đốichiếu với hệ thống lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản đểđánh giá thực trạng công tác phần hành này tại Công ty
- Tìm ra các ưu điểm và hạn chế trong kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm tại Công ty Cổ phần May Thăng Long
- Đưa ra các kết luận và đề xuất có tính khả thi để hoàn thiện kế toán chi phísản xuất và giá thành sản phẩm may mặc tại Công ty Cổ phần May Thăng Long
Không gian nghiên cứu: Tại Công ty Cổ phần May Thăng Long
Thời gian nghiên cứu: năm 2010, 2011, 2012
Trang 16Góc độ nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các vấn đề trên góc độ kế toán tàichính.
1.5 Câu hỏi nghiên cứu
- Kế toán chi phí và cơ cấu chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cácdoanh nghiệp sản xuất ?
- Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
Cổ phần May Thăng Long ?
- Những tồn tại, hạn chế cần khắc phục và định hướng giải quyết những hạnchế này trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm maymặc tại Công ty Cổ phần May Thăng Long là gì ?
1.6 Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Cách thức thực hiện
Luận văn sử dụng Khung lý thuyết Sơ đồ 11 để phân tích thực trạng của kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hiện tại, trên cơ sở kết hợp với tiếnhành điều tra thực tế tại công ty Thông qua kết quả thu được từ hình thành nên cáinhìn tổng quan về định tính cũng như định lượng phục vụ cho quá trình tập hợp sốliệu để nghiên cứu
Trang 17Sơ đồ 1.1: Khung lý thuyết
1.6.2 Các phương pháp thu thập tài liệu cụ thể
1.6.2.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp lấy từ nguồn dữ liệu:
- Nội dung lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm trong các cuốn giáo trình, tài liệu học tập chuyên ngành
- Các quy định về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm trong các văn bản do Chính phủ ban hành
- Tài liệu giới thiệu về doanh nghiệp:
+ Thông tin về lịch sử hình thành phát triển của Công ty Cổ phần May Thăng
CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN
Chế độ khen thưởng,
xử phạt
QUAN ĐIỂM CHIẾN LƯỢC VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
triển giai đoạn 2010-2015
Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm
Trang 18+ Quy định của công ty về tiền lương, tiền công chi trả cho nhân viên.
+ Các tài liệu liên quan đến tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm: hoá đơn tiền điện, nước, mua hàng hoá bên ngoài phục vụ sản xuất
1.6.2.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp:
Luận văn sử dụng nghiên cứu định tính để thu thập dữ liệu sơ cấp Cácphỏng vấn được thực hiện với những đối tượng liên quan tới kế toán chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm để họ có thể trình bày những khó khăn, những yêucầu về thông tin chưa được thỏa mãn…
Cách thực hiện: Trực tiếp tới Công ty Cổ phần May Thăng Long và phỏngvấn các đối tượng liên quan Đối tượng được chọn cụ thể là nhà quản trị doanhnghiệp như giám đốc sản xuất, giám đốc kinh doanh, trưởng phòng kế hoạch,trưởng phòng hành chính vật tư, kế toán trưởng
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các kỹ thuật khác để thu thập dữ liệu như:
* Tra cứu tài liệu: Tìm hiểu các tài liệu, số liệu liên quan đến công tác kếtoán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty điều tra khảo sát
Mục đích của việc tra cứu tài liệu: Tìm hiểu thông tin, số liệu thực tế cầnthiết cho quá trình nghiên cứu đề tài Số liệu dùng để chứng minh các phương pháptính và tính áp dụng vào thực tiễn
Cách thức thực hiện: Trực tiếp đến Công ty Cổ phần May Thăng Long đểtìm hiểu về hệ thống sổ sách, phương pháp hạch toán, phần mềm áp dụng Ngoài ra
Trang 19còn tập hợp một số tài liệu thông qua các tạp chí, sách báo chuyên ngành, mạnginternet
* Quan sát: Qua quan sát thực tiễn sản xuất như quy trình sản xuất, quy trìnhluân chuyển chứng từ, sự phối hợp giữa các bộ phận, thái độ cách làm việc của nhânviên liên quan ta cũng thu được cái nhìn sơ bộ về công tác kế toán của doanhnghiệp
Qua việc nghiên cứu tài liệu, học viên hiểu rõ hơn về công tác kế toán nóichung cũng như thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nóiriêng của doanh nghiệp Doanh nghiệp có điểm mạnh và hạn chế riêng nhưng đãthực hiện nguyên túc việc tuân thủ theo đúng các chế độ kế toán đặt ra
- Phương pháp thống kê: Thông qua quá trình thu thập tài liệu, số liệu trên sổsách để xác định hiệu quả của doanh nghiệp như tình hình kinh doanh, năng lựcsản xuất như thế nào Kết hợp với các bài viết, đề tài nghiên cứu trước đó về chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may mặc để khái quát về kế toán chi phísản xuất và tính giá thành cho Công ty Cổ phần May Thăng Long
Ngoài ra học viên sử dụng thêm phương pháp loại trừ, phương pháp chọnlọc…nhằm phân tích các thông tin định tính, định lượng để đưa ra các thông tin cầnthiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài
1.7 Dự kiến đóng góp của Luận văn
Trong nền kinh tế cạnh tranh hiện nay, mọi doanh nghiệp tham gia vào thịtrường đều phải tìm mọi cách nâng cao năng lực của bản thân Vì thế, hoàn thiện kếtoán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may mặc tại Công ty Cổ Phần may
Trang 20Thăng Long góp phần giúp các nhà quản trị có thêm thông tin để diều hành sản xuấtkinh doanh, kiểm soát chi phí, hạ giá thành sản phẩm tối ưu hóa lợi nhuận qua đónâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Thông qua đề tài của mình, hy vọng Công ty là đối tượng nghiên cứu có thểhoàn thiện công tác kế toán của mình đồng thời qua việc nghiên cứu bản thân em sẽhoàn thiện thêm về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ kế toán
1.8 Kết cấu của luận văn
Nội dung của luận văn bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty Cổ phần May Thăng Long
Chương 2: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại các công ty sản xuất
Chương 3: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty Cổ phần May Thăng Long
Chương 4: Kết luận và các giải pháp để hoàn thiện kế toán chi phí và tính
giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần May Thăng Long
Trang 21CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
2.1 Lý luận chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Để tiếp cận đề tài nghiên cứu ta đi sau tìm hiểu một số khái niêm cơ bản vềchi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được đề cập trong chuẩn mực, chế độ kếtoán Việt Nam hiện nay
2.1.1 Chi phí
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung”: Chi phí làtổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức cáckhoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đếnlàm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ
sở hữu
Theo định nghĩa này, chi phí được xem xét theo từng kỳ kế toán và là cáckhoản mục trong báo cáo tài chính Chi phí được ghi nhận, phản ánh theo nhữngnguyên tắc nhất định Định nghĩa này hoàn toàn phù hợp khi đứng trên góc độ củađối tượng sử dụng thông tin kế toán tài chính, chủ yếu là các đối tượng bên ngoàidoanh nghiệp
Theo Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp xuất bản 2012 của GS.TS.Đặng Thị Loan, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân: Chi phí được hiểu là biểu hiệnbằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa mà doanhnghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳnhất định (tháng, quý, năm)
Quan điểm này đã thể hiện rõ cho người đọc nói chung và người làm kế toánnói riêng biết được cấu thành nên chi phí trong doanh nghiệp mình là gì từ đó cónhững cách hạch toán chính xác và phù hợp nhất Cụ thể nội dung của chi phí theo
quan điểm này có thể biểu hiện bằng công thức : C + V + m Trong đó, C là hao phí
lao động vật hóa – giá trị của tư liệu sản xuất tiêu hao như khấu hao TSCĐ, chi phí
Trang 22vật liệu, công cụ, dụng cụ… V là hao phí lao động sống như chi phí về tiền lương,
tiền công phải trả cho người lao động tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh;
m là một phần giá trị mới sáng tạo ra như các khoản trích theo lương như BHXH,
BHYT, BHTN, KPCĐ, các khoản thuế có tính chất chi phí như thuế tài nguyên,thuế môn bài, thuế đất, chi phí lãi vay
Tóm lại, các quan điểm về chi phí trong doanh nghiệp tuy có khác nhau vềcách diễn đạt, về mức độ khái quát nhưng đều thể hiện bản chất của chi phí lànhững hao phí phải bỏ ra để đổi lấy sự thu về, có thể thu về dưới dạng vật chất, địnhlượng được như số lượng sản phẩm hoặc thu về dưới dạng tinh thần hay dịch vụđược
2.1.2 Chi phí sản xuất
2.1.2.1 Khái niệm
Trong doanh nghiệp sản xuất thì chi phí sản xuất là một vấn đề quan trọng do
nó quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chi phí sảnxuất là những khoản chi phí phát sinh tại các bộ phận sản xuất gắn liền với các hoạtđộng sản xuất chế tạo sản phẩm của doanh nghiệp
Theo cách hiểu này, các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất ra sảnphẩm bao gồm ba khoản mục chi phí cơ bản đó là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung Trong đó:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ các chi phí về nguyên liệu, vậtliệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm
Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản chi phí phải trả cho công nhân trựctiếp thực hiện quá trình sản xuất, bao gồm các khoản tiền lương, tiền công và cáckhoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) được tính vào chi phí sảnxuất trong kỳ của công nhân trực tiếp thực hiện quá trình sản xuất
Chi phí sản xuất chung là tất cả các khoản chi phí sản xuất phát sinh tại phânxưởng sản xuất ngoài hai khoản mục chi phí trên để phục vụ và quản lý sản xuất
Ngoài các chi phí có để dễ dàng phần định vào các chi phí trên doanh nghiệpcòn phải bỏ ra rất nhiều các chi phí khác mà khó có thể phân định rõ ràng Vì vậy,
Trang 23chi phí sản xuất còn được hiểu là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vậthóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc chếtạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng tiền
Theo quan điểm này thì chi phí sản xuất ngoài yếu tố về hao phí lao độngsống (tiền lương và các khoản trích theo lương) và lao động vật hóa (nguyên vậtliệu, nhiên liệu, khấu hao tài sản cố định,…) thì còn có yếu tố chi phí khác (chi phílãi vay, chi phí dịch vụ mua ngoài, các khoản thuế phải nộp nhà nước – thuế tàinguyên,…)
Cần chú ý phân biệt giữa chi phí và chi tiêu Chi phí là biểu hiện bằng tiềncủa toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải chi ra trong một kỳ kinhdoanh Như vậy, chỉ được tính là chi phí của kỳ hạch toán những hao phí về tài sản
và lao động có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ khôngphải mọi khoản chi ra trong kỳ hạch toán Ngược lại, chi tiêu là sự giảm đi đơnthuần các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp, bất kể nó được dùng vàomục đích gì Tổng số chi tiêu trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm chi tiêu cho quátrình cung cấp (chi mua sắm vật tư, hàng hoá…), chi tiêu cho quá trình sản xuấtkinh doanh (chi cho sản xuất, chế tạo sản phẩm, công tác quản lý…) và chi tiêu choquá trình tiêu thụ (chi vận chuyển, bốc dỡ, quảng cáo…)
Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ mậtthiết với nhau Chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì không cóchi phí Tổng số chi phí trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ giá trị tài sảnhao phí hoặc tiêu dùng hết cho quá trình sản xuất kinh doanh tính vào kỳ này Chiphí và chi tiêu không những khác nhau về lượng mà còn khác nhau về thời gian, cónhững khoản chi tiêu kỳ này nhưng chưa được tính vào chi phí (chi mua nguyên,vật liệu về nhập kho nhưng chưa sử dụng) và có những khoản tính vào chi phí kỳnày nhưng thực tế chưa chi tiêu (chi phí trích trước) Sở dĩ có sự khác biệt giữa chitiêu và chi phí trong các doanh nghiệp là do đặc điểm, tính chất vận động và
Trang 24phương thức chuyển dịch giá trị của từng lại tài sản vào quá trình sản xuất và yêucầu kỹ thuật hạch toán chúng.
Có thể kết luận rằng, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ haophí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất,tiêu thụ sản phẩm Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn - chuyển dịch giá trị củacác yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ)
2.1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất có rất nhiều loại, nhiều khoản, khác nhau cả về nội dung,tính chất, công dụng, vai trò, vị trí… trong quá trình kinh doanh Để thuận lợi chocông tác quản lý và hạch toán, cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí Xuất phát
từ các mục đích và yêu cầu khác nhau của quản lý, chi phí sản xuất cũng được phânloại theo những tiêu thức khác nhau Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chiphí sản xuất vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định
Phân theo yếu tố chi phí
Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầuđống nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh của chiphí, chi phí được phân theo yếu tố Về thực chất, chỉ có 3 yếu tố chi phí là chi phí
về lao động sống, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về tư liệu lao động Tuynhiên, để cung cấp thông tin về chi phí một cách cụ thể hơn nhằm phục vụ cho việcxây dựng và phân tích định mức vốn lưu động, việc lập, kiểm tra và phân tích dựtoán chi phí, các yếu tố chi phí trên có thể được chi tiết hoá theo nội dung kinh tế cụthể của chúng
Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia làm 7 yếu tốchi phí sau:
- Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vậtliệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ… sử dụng vào sản xuất– kinh doanh (loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thuhồi)
- Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất – kinh
Trang 25doanh trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
- Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: phản ánh tổng số tiềnlương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho toàn bộ công nhân, viên chức
- Yếu tố chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinhphí công đoàn: phản ánh phần bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấplương phải trả công nhân viên
- Yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định: phản ánh tổng số khấu hao tài sản
cố định phải trích trong kỳ của tất cả tài sản cố định sử dụng cho sản xuất – kinhdoanh trong kỳ
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ muangoài dùng vào sản xuất – kinh doanh
- Yếu tố chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưaphản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất – kinh doanh
Phân theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiệncho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân chia theo khoản mục Cách phânloại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng.Cũng như cách phân loại theo yếu tố, số lượng khoản mục chi phí trong giá thànhsản phẩm tuỷ thuộc vào trình độ nhận thức, trình độ quản lý và hạch toán ở mỗinước, mỗi thời kỳ khác nhau
Theo quy định hiện hành, giá thành sản phẩm ở Việt Nam tại các doanhnghiệp sản xuất gồm 3 khoản mục chi phí:
- Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên, vậtliệu chính, phụ, nhiên liệu… tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩmhay thực hiện lao vụ, dịch vụ
- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoảntrích theo lương với tỷ lệ theo quy định hiện hành
- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phânxưởng sản xuất (trừ chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp)
Trang 26Ngoài cách phân loại trên, chi phí sản xuất còn được phân theo nhiều cáchkhác nhau như phân theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc hoàn thành;phân theo quan hệ của chi phí với quá trình sản xuất…
2.1.2.3 Đối tượng kế toán của chi phí sản xuất
Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạntập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí.Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dâychuyền sản xuất tuỳ theo yêu cầu của chế độ hạch toán kinh tế mà doanh nghiệp ápdụng và quá trình tiêu thụ sản phẩm
Tuỳ theo đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất loại hình sản xuất và yêucầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh mà đối tượng kế toán của chiphí sản xuất có thể khác nhau
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: sản xuất giản đơn hay sản xuất phức tạp.
Với sản xuất giản đơn, đối tượng kế toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩmhay toàn bộ quá trình sản xuất (nếu sản xuất một thứ sản phẩm) hoặc có thể là nhómsản phẩm (nếu sản xuất nhiều thứ sản phẩm cùng tiến hành trong một quá trình laođộng)
Với sản xuất phức tạp, đối tượng kế toán chi phí sản xuất có thể là bộ phận,chi tiết sản phẩm, các giai đoanj chế biến, phân xưởng sản xuất hoặc nhóm chi tiết,
bộ phận sản phẩm…
Loại hình sản xuất: đơn chiếc, sản xuất hàng loạt nhỏ hay sản xuất hàng loạt
khối lượng lớn Với sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ, đối tượng hạchtoán chi phí là các đơn đặt hàng riêng biệt Đối với sản xuất hàng loạt khối lượnglớn, phụ thuộc vào quy trình công nghệ sản xuất (giản đơn hay phức tạp) mà đốitượng kế toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết, nhómchi tiết, giai đoạn công nghệ…
Yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh: dựa trên cơ sở
trình độ, yêu cầu và tổ chức quản lý để xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất.Với trình độ cao, có thể chi tiết đối tượng kế toán chi phí sản xuất ở các góc độ khácnhau; ngược lại, nếu trình độ thấp thì đối tượng đó có thể bị hạn chế và thu hẹp lại
2.1.2.4 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Trang 27Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống cácphương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm
vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí Về cơ bản, phương pháp hạch toán chiphí bao gồm các phương pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng,theo giai đoạn công nghệ, theo phân xưởng, theo nhóm sản phẩm v.v… Về thực chất,khi vận dụng các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất trong công tác kế toán hàngngày chính là việc kế toán mở các thẻ (hoặc sổ) chi tiết hạch toán chi phí sản xuấttheo từng đối tượng đã xác định, phản ánh các chi phí phát sinh có liên quan đến đốitượng, hàng tháng tổng hợp chi phí theo từng đối tượng Mỗi phương pháp hạch toánchi phí ứng với một loại đối tượng hạch toán chi phí nên tên gọi của phương phápnày là biểu hiện đối tượng mà nó cần tập hợp và phân loại chi phí
2.1.3 Giá thành sản phẩm
2.1.3.1 Khái niệm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí vềlao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm,lao vụ đã hoàn thành
Tất cả các khoản chi phí (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) và các chiphí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thànhtrong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm Hay giá thành sản phẩm là biểu hiệnbằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra ở bất kể kỳ nàonhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ
Có thể phản ánh mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:Tổng giá
+
Chi phí sản xuất phátsinh trong kỳ (đã trừcác khoản thu hồi ghigiảm chi phí)
-Chi phí sảnxuất dở dangcuối kỳ
(Công thức 2.1)
Khi giá trị sản phẩm dở dang (chi phí sản xuất dở dang) đầu kỳ và cuối kỳbằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản xuất dở dang thì tổng giá thànhsản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá, phản ánh lượng
Trang 28giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hoá đã thực sự chi ra chosản xuất và tiêu thụ sản phẩm Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phítham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ phải được bồi hoàn
để tái sản xuất ở doanh nghiệp mà không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳkinh doanh của doanh nghiệp.Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phảnánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và cáckhoản chỉ tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống.Mọi cách tính toán chủ quan, không phản ánh đúng các yếu tố giá trị trong giá thànhđều có thể dẫn đến việc phá vỡ các quan hệ hàng hoá - tiền tệ, không xác định đượchiệu quả kinh doanh và không thực hiện được tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất
mở rộng
2.1.3.2 Phân loại giá thành
Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, kế toán và kế hoạch hoá giá thành cũngnhư yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ,nhiều phạm vi tính toán khác nhau
Xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành, giá thành đượcchia thành giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế:
- Giá thành kế hoạch: giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vàokinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chiphí của kỳ kế hoạch
- Giá thành định mức: cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũngđược xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm Tuy nhiên, khác với giá thành
kế hoạch được xây dựng trên cơ sở xác định mức bình quaan tiên tiến và khôngbiến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức lại được xây dựng trên cơ sởcác định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch(thường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sựthay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm
- Giá thành thực tế: giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi kếtthúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở chi phí phát sinh trong quá trình sản
Trang 29- Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ cáckhoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phí sảnxuất, quản lý và bán hàng) Do vậy, giá thành tiêu thụ còn gọi là giá thành đầy đủhay giá thành toàn bộ và được tính theo công thức:
Giá thành toàn
bộ của sản
phẩm tiêu thụ
= Giá thành sảnxuất sản phẩm +
Chi phí quản lý
Chi phí tiêuthụ sản phẩm
(Công thức 2.2)
2.1.3.3 Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Tổ chức hạch toán quá trình sản xuất bao gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau và
có quan hệ mật thiết với nhau Đó là giai đoạn hạch toán chi tiết chi phí sản xuấtphát sinh theo từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, giai đoạn công nghệ,phân xưởng… và giai đoạn tính giá thành sản phẩm, chi tiết sản phẩm, sản phẩmtheo đơn đặt hàng đã hoàn thành… theo đơn vị tính giá thành quy định Việc phânchia này là do sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí trong hạch toán chiphí sản xuất - tức là đối tượng hạch toán chi phí sản xuất (đã trình bày ở phần trên)
và sản phẩm hoàn thành cần phải tính giá thành một đơn vị - tức là đối tượng tínhgiá thành
Đối tượng tính giá thành chính là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm,công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị
Cũng như đối tượng kế toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành đượcxác định trên cơ sở của đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất và
Trang 30yêu cầu, trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh.
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: Với sản xuất giản đơn, đối tượng tính giá
thành là sản phẩm cuối cùng Với sản xuất phức tạp, đối tượng tính giá thành là thànhphẩm ở bước chế tạo cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo
Loại hình sản xuất: Với sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ, đối
tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng riêng biệt Đối với sản xuấthàng loạt với khối lượng lớn, đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm cuối cùnghay bán thành phẩm
Yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh: tuỳ vào yêu cầu tổ
chức quản lý và quy trình công nghệ sản xuất mà đối tượng tính giá thành là khácnhau
2.1.3.4 Phương pháp tính giá thành
Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hay hệ thống các phươngpháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm, mang tính thuần tuý kỹthuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành Về cơ bản, phương pháptính giá thành bao gồm phương pháp trực tiếp, phương pháp tổng cộng chi phí,phương pháp tỷ lệ… Việc tính giá thành sản phẩm từng doanh nghiệp cụ thể, tuỳthuộc vào đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành mà co thể ápdụng một trong các phương pháp nói trên hoặc áp dụng kết hợp một số phươngpháp với nhau
- Phương pháp trực tiếp (còn gọi là phương pháp giản đơn): áp dụng trongcác doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng hàng ít, sản xuất vớikhối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất làtừng loại sản phẩm hay dịch vụ Giá thành sản phẩm được tính bằng cách lấy tổngchi phí sản xuất cộng (+) hoặc trừ (-) số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm dở dangđầu kỳ so với cuối kỳ chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành
- Phương pháp tổng cộng chi phí: áp dụng với các doanh nghiệp có quá trìnhsản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn côngnghệ, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc
Trang 31giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất Giá thành sản phẩm được xác định bằngcách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sảnxuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm.
Giá thành thành phẩm = Z 1 + Z 2 + …Z n (Công thức 2.3)
- Phương pháp hệ số: phương pháp hệ số được áp dụng trong những doanhnghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng một quá trình sản xuất cùng sửdụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiềusản phẩm khác nhau và chi phí không hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm được
mà phải hạch toán cho cả quy trình sản xuất Theo phương pháp này, trước hết kếtoán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, từ đó,dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ragiá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm
+
Tổng chi phísản xuất phátsinh trong kỳ
-Giá trị sảnphẩm dở dangcuối kỳ
(Công thức 2.6)
- Phương pháp tỷ lệ: áp dụng với các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sảnphẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toánthường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại Căn cứvào tỷ lệ chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế
Trang 32toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại.
(Công thức 2.7)
- Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ: áp dụng với các doanh nghiệp
mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn
có thể thu được những sản phẩm phụ, để tính giá trị sản phẩm chính, kế toán phảiloại trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm Giá trị sản phẩmphụ có thể xác định theo nhiều phương pháp như giá có thể sử dụng, giá trị ướctính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu…
+
Tổng chi phísản xuất phátsinh trong kỳ
-Giá trị sảnphẩm phụthu hồi
-Giá trị sảnphẩm chính
dở dangcuối kỳ
(Công thức 2.8)
- Phương pháp liên hợp: áp dụng cho các doanh nghiệp có tổ chức sản xuất,tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giáthành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như kết hợp phương pháp trựctiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số với loại trừ giá trị sảnphẩm phụ…
2.1.4 Vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Kế toán chi phí sản xuất chính xác, hợp lý và tính đúng, tính đủ giá thành sảnphẩm có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm, trongviệc kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp nói chung
và ở các phân xưởng nói riêng Với chức năng là ghi chép, tính toán, phản ánh vàgiám đốc thường xuyên liên tục sự biến động của vật tư, tài sản, tiền vốn, kế toán sửdụng thước đo hiện vật và thước đo giá trị để quản lý chi phí Thông qua số liệu do
kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành, người quản lý doanh nghiệp biết được chiphí và giá thành thực tế của từng sản phẩm, từng công đoạn của quá trình sản xuất
Trang 33kinh doanh Qua đó, nhà quản trị có thể phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sảnphẩm, tình hình sử dụng lao động, vật tư, vốn là tiết kiệm hay lãng phí để từ đó cóbiện pháp hạ giá thành, đưa ra những quyết định phù hợp với hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng làđiều kiện quan trọng để doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường
Việc phân tích đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ có thểdựa trên giá thành sản phẩm chính xác Về phần giá thành thì giá thành lại chịu ảnhhưởng của kết quả tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm Do vậy, tổ chức tốt công tác
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để xác định nội dung, phạm vichi phí cấu thành trong giá thành cũng như lượng giá trị các yếu tố chi phí đã dịchchuyển vào sản phẩm hoàn thành là yêu cầu rất cần thiết đối với các doanh nghiệpnói chung và doanh nghiệp may mặc nói riêng
Tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm là tiền đề để xác định kết quả hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp, tránh tình trạng lãi giả, lỗ thật như một số nămtrước đây Khi nền kinh tế đang trong thời kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệphoạt động theo chỉ tiêu pháp lệnh, vật tư, tiền vốn do cấp trên cấp, giá thành là giáthành kế hoạch định sẵn Vì vậy, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm chỉ mang tính hình thức Chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanhnghiệp được chủ động hoạt động sản xuất kinh doanh theo phương hướng riêng vàphải tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình Để có thể cạnh tranhđược trên thị trường, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmcòn phải thực hiện đúng theo những quy luật khách quan Như vậy, kế toán chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm là phần không thể thiếu được đối với các doanhnghiệp sản xuất khi thực hiện chế độ kế toán, hơn nữa là nó có ý nghĩa to lớn và chiphối chất lượng công tác kế toán trong toàn doanh nghiệp
2.2 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
2.2.1 Kế toán chi phí sản xuất
2.2.1.1 Chứng từ kế toán
Trang 34Thông tin đầu vào của kế toán được cung cấp chủ yếu từ các chứng từ kếtoán Theo quy định của Bộ tài chính, bên cạnh việc sử dụng các chứng từ bắt buộc,doanh nghiệp có thể lựa chọn các chứng từ hướng dẫn, chi tiết khác phù hợp vớiđặc thù hoạt động của doanh nghiệp mình sao cho các chứng từ sử dụng thích hợpvới từng loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh để có thể ghi nhận đầy đủ, kịp thời thôngtin về các nghiệp vụ kinh tế đó Trong phần hành kế toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất thì hệ thống chứng từ kế toángồm các loại gắn với các yếu tố chi phí sản xuất như sau:
+ Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Doanh nghiệp tiến hành lập và
sử dụng chứng từ theo từng yếu tố chi phí, ngoài ra còn tổ chức tập hợp theo địađiểm phát sinh chi phí, theo các đối tượng liên quan
+ Đối với chi phí nhân công trực tiếp: Doanh nghiệp lập và sử dụng chứng
từ theo đối tượng chịu chi phí có liên quan như sản phẩm, đơn đặt hàng, Có nhữngtrường hợp chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng mà khônghạch toán trực tiếp được thì có thể tập hợp chung, sau đó lựa chọn các tiêu chuẩnthích hợp để phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan Các chứng từ banđầu là Bảng chấm công, bảng kê khối lượng công việc hoàn thành, bảng thanh toánlương, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương,
+ Đối với chi phí sản xuất chung: Doanh nghiệp lập và sử dụng chứng từ
theo địa điểm phát sinh chi phí Chi phí sản xuất chung được tập hợp chung sau đó
Trang 35mới tiến hành phân bổ cho từng đối tượng, sản phẩm, lao vụ nhất định theo nhữngtiêu thức phân bổ thích hợp, như : Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theolương, bảng tính và trích khấu hao TSCĐ, hóa đơn giá trị gia tăng,hóa đơn bánhàng, phiếu chi, giấy báo nợ,
2.2.1.2 Tài khoản sử dụng kế toán chi phí sản xuất
Việc vận dung hệ thống tài khoản kế toán trong các doanh nghiệp luôn đượcthực hiện vừa theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành vừa phảiphù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp Tùy thuộc vào yêu cầu và trình độquản lý, yêu cầu thông tin chi tiết đến mức độ nào mà doanh nghiệp mở những tàikhoản kế toán chi tiết cần thiết Trong phần hành kế toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm, kế toán sử dụng một số tài khoản chính như sau: TK 621 “Chiphí nguyên vật liệu trực tiếp”, TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”, TK 627 “Chiphí sản xuất chung Trong đó các TK 621, TK 622, TK 627 được mở chi tiết theotừng sản phẩm, từng đơn đặt hàng hoặc từng bộ phận sản xuất
Các tài khoản được sử dung tuỳ thuộc từng phương pháp kế toán cụ thể.Phương pháp kế toán chi phí sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ với phương pháp kếtoán hàng tồn kho mà doanh nghiệp đang áp dụng Tại các doanh nghiệp sản xuất
có chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn, mặt khác còn liên quan đến thànhphẩm, bán thành phẩm, chi phí dở dang, đều là những khoản mục của hàng tồnkho Do vậy, chi phí sản xuất có thể được hạch toán theo một trong hai phươngpháp sau: Phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ đểphù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho được doanh nghiệp áp dụng
- Đối với phương pháp kê khai thường xuyên: Sau khi đã hạch toán và phân
bổ các loại chi phí sản xuất (TK 621 – Chi phí NVLTT, TK 622- Chi phí NCTT,
TK 627- Chi phí SXC) Cuối kỳ, các chi phí đó phải được tổng hợp lại để tính giáthành sản phẩm Tài khoản sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất là tài khoản 154 -Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Tài khoản 154 được mở chi tiết theo từng nơiphát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm của các bộ phận sản xuất (Phụ lục 2.1, 2.2,2.3, 2.4)
Trang 36- Đối với phương pháp kiểm kê định kỳ: Việc tập hợp các chi phí sản xuất,
kế toán cũng sử dụng các TK 621, 622, 627 Cuối kỳ, để tổng hợp chi phí sản xuất
kế toán sử dụng tài khoản 631 - Giá thành sản xuất Tài khoản 631 cuối kỳ không
có số dư và được mở chi tiết theo từng nơi phát sinh chi phí, theo từng loại sảnphẩm và bộ phận sản xuất (Phụ lục 2.5)
2.2.2 Kế toán tính giá trị sản phẩm dở dang và giá thành sản phẩm
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, cònđang nằm trong quá trình sản xuất Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệpcần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang Tuỳ theo đặc điểm
tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp
có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau:
* Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc nguyên vật liệu chính)
Theo phương pháp này, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ chỉ bao bồmchi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc nguyên vật liệu chính còn lại các chi phí khácđược tính hết cho thành phẩm sản xuất trong kỳ Phương pháp này chỉ thích hợpcho các doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp lớn trong tổng chi phí sảnxuất, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít biến động Vì vậy nó có ưu điểm làtính toán đơn giản, khối lượng công việc ít nhưng nhược điểm là độ chính xáckhông cao vì chỉ tính một khoản chi phí sản xuất
CPSXDD: Chi phí sản xuất dở dang
CPSXPS: Chi phí sản xuất phát sinh
SLSPHT: Số lượng sản phẩm hoàn thành
Trang 37SLSPDD: Số lượng sản phẩm dở dang
* Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Theo phương pháp này cần căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang và mức
độ chế biến của chúng để tính khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sảnphẩm hoàn thành tương đương Như vậy, sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu toàn
bộ chi phí sản xuất trong kỳ theo mức độ hoàn thành
cuối kỳ quy đổi
(Công thức 2.12)
Phương pháp này có ưu điểm là cho kết quả chính xác nhưng nhược điểm làkhối lượng tính toán nhiều Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp cóchi phí NVL trực tiếp không lớn lắm trong toàn bộ chi phí sản xuất
* Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức
Phương pháp này chỉ áp dụng thích hợp với những sản phẩm đã xây dựng
Trang 38được định mức sản xuất hợp lý hoặc đã thực hiện được phương pháp tính giá thànhtheo định mức.
Kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang và chi phí sản xuất địnhmức cho một đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí sản xuất sản phẩm dở dang
2.3 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong chuẩn mực kế toán Việt Nam
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có mối liên hệ mật thiết vớinhau Muốn tính giá thành một các chính xác đỏi hỏi việc phân loại chi phí hợp lý,quy trình tập hợp chi phí chính xác đầy đủ và ngược lại dựa trên phương pháp tínhgiá thành cụ thể mà mỗi doanh nghiệp có cách phân loại, tập hợp chi phí hợp lý
Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn được thểhiện thông qua một số chuẩn mực kế toán liên quan Có thể nêu một số chuẩn mực
Đối tượng điều chỉnh của chuẩn mực này là những tài sản được giữ để bántrong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường (thành phẩm), hay đang trong quá trìnhsản xuất, kinh doanh dở dang (bán thành phẩm hay các sản phẩm dở dang) và cácnguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ sản xuất Đây cũng chính là đối tượng kế toán tậphợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp Các chi phíđược tính vào giá gốc của hàng tồn kho bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm giá mua của hàng tồn kho và chi
Trang 39phí mua hàng (bốc xếp, vận chuyển, bảo quản trong quá trình mua NVL,…) Cáckhoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quycách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí mua.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các chi phí về lương, các khoản phụcấp có tính chất lương và các khoản trích theo lương theo quy định của pháp luật
- Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sảnphẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp
Như vậy có thể thấy quá trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm về thực chất đó cũng là quá trình xác định giá trị của “hàng tồn kho” theonguyên tắc giá gốc Vì vậy mà giá thành sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ baogồm ba yếu tố chi phí sản xuất kể trên có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuấtchế tạo sản phẩm của doanh nghiệp Bên cạnh đó chuẩn mực cũng đưa ra hướngdẫn giúp loại bỏ các chi phí không tính vào giá gốc của hàng tồn kho hay là các chiphí cần loại trừ khi tính giá thành sản phẩm đó là: Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chiphí nhân công và các chi phí sản xuất kinh doanh khác phát sinh trên mức bìnhthường; chi phí bảo quản hàng tồn kho (trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồnkho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo) và chi phí bán hàng, chi phí quản lýdoanh nghiệp Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trongcùng một khoảng thời gian mà chi phí chế biến của mỗi loại sản phẩm không đượcphản ánh một cách tách biệt, thì chi phí chế biến được phân bổ cho các loại sảnphẩm theo tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán Trường hợp có sảnphẩm phụ, thì giá trị sản phẩm phụ được tính theo giá trị thuần có thể thực hiệnđược và giá trị này được trừ khỏi chi phí chế biến đã tập hợp chung cho sản phẩmchính
2.3.2 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong chuẩn mực số 03 “Tài sản cố định hữu hình” và chuẩn mực số 04 “Tài sản cố định vô hình”
Trong bất cứ một nền sản xuất nào khi tiến hành hoạt động sản xuất người taluôn cần tới các bộ phận tư liệu sản xuất đó là nhà xưởng, máy móc thiết bị và các
Trang 40tài sản cố định (TSCĐ) khác, tuy nhiên khi các yếu tố này tham gia vào quá trìnhsản xuất sản phẩm thì giá trị nó được chuyển dịch vào trong giá trị sản phẩm để lại.Đây được hiểu là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vàohoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật…trong quá trình hoạt động của TSCĐ Mọi TSCĐ của doanh nghiệp có liên quan đếnhoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao Mức trích khấu hao TSCĐ đượchạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ Chính vì vậy các doanh nghiệp phải tiếnhành tính toán và phân bổ giá trị khấu hao TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong kỳtuân thủ theo các quy định của chuẩn mực kế toán số 03 “Tài sản cố định hữu hình”
và chuẩn mực kế toán số 04 “ Tài sản cố định vô hình” Cách tính khấu hao TSCĐcác máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất được tính vào chi phí sản xuất chung và tínhvào giá thành sản phẩm sản xuất ra TSCĐ thường là bộ phận chủ yếu trong tổng sốtài sản và đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tình hình tài chính của doanhnghiệp, vì vậy việc tính toán xác định chi phí khấu hao TSCĐ luôn là công tác trọngtâm trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bởi đây là chi phíchiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất đối với các doanh nghiệp sản xuất
2.3.3 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong chuẩn mực số 16 “Chi phí đi vay”
Vốn kinh doanh luôn đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ hoạt động sản xuấtkinh doanh nào Các doanh nghiệp có thể huy động vốn vay từ nhiều nguồn khácnhau như thông qua ngân hàng, các tổ chức tài chính, phát hành trái phiếu,…Việc
sử dụng vốn vay phải hết sức chú ý đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, tình hình và
kế hoạch sử dụng vốn vay và kế hoạch trả nợ Chính vì vai trò quan trọng của nóđối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên cần phải có quy định
để quản lý và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với hoạt độngnày Vì vậy, Bộ tài chính đã ban hành Quyết định 165/2006/QĐ-BTC ngày31/12/2006 ban hành chuẩn mực kế toán số 16 “Chi phí lãi vay”
Nội dung của chuẩn mực quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phươngpháp kế toán đối với chi phí đi vay, gồm: ghi nhận chi phí đi vay vào chi phí sản