Theo đơn đặt hàng của công ty mẹ tại Nhật Bản, phòng quản lý sản xuất thông báo cho các xưởng sản xuất bằng Phiếu giao nhiệm vụ căn cứ vào đó, quản đốc phân xưởng kết hợp cùng với phó qu
Trang 1MỤC LỤC
L I M Ờ Ở ĐẦ 5U
PH N IẦ 7
C I M S N PH M , T CH C S N XU T VÀ QU N LÝ CHI PH S N ĐẶ Đ Ể Ả Ẩ Ổ Ứ Ả Ấ Ả Í Ả XU T, GIÁ THÀNH S N PH M T I CÔNG TY TNHH BÚT CHÌ Ấ Ả Ẩ Ạ MITSUBISHI 7
1.1.1 Danh m c s n ph m chính c a công ty:ụ ả ẩ ủ 7
1.2.2 C c u t ch c s n xu tơ ấ ổ ứ ả ấ 10
1.3.1 Ch c n ng, nhi m v t ng phòng banứ ă ệ ụ ừ 11
PH N IIẦ 16
TH C TR NG H CH TOÁN CHI PH S N XU T VÀ T NH GIÁ THÀNH Ự Ạ Ạ Í Ả Ấ Í S N PH M T I CÔNG TY TNHH BÚT CHÌ MITSUBISHIẢ Ả Ạ 16
2.2.1.2 T i kho n s d ngà ả ử ụ 17
2.2.1.3 Quy trình ghi s k toán chi ti t ổ ế ế 17
2.2.1.4 Quy trình ghi s t ng h p ổ ổ ợ 26
2.2.2.1 N i dungộ 28
2.2.2.2 T i kho n s d ngà ả ử ụ 29
2.2.2.3 Quy trình ghi s k toán chi ti t.ổ ế ế 30
2.2.2.4 Quy trình ghi s t ng h pổ ổ ợ 37
2.2.3 K toán chi phí s n xu t chung ế ả ấ 38
2.2.3.1 N i dungộ 38
2.2.3.2 T i kho n s d ngà ả ử ụ 38
2.2.3.3 Quy trình ghi s k toán chi ti t.ổ ế ế 39
2.2.3.4 Quy trình ghi s t ng h pổ ổ ợ 50
2.2.4 K toán t ng h p chi phí s n xu t, ki m kê, ánh giá s n ph mế ổ ợ ả ấ ể đ ả ẩ d dang.ở 53
2.2.4.1 T ng h p chi phí s n xu t chung.ổ ợ ả ấ 53
2.2.4.2 Ki m kê tính giá s n ph m d dangể ả ẩ ở 53
2.2 T NH GIÁ THÀNH S N XU T C A S N PH M T I CÔNG TY TNHH Í Ả Ấ Ủ Ả Ẩ Ạ BÚT CHÌ MITSUBISHI 63
PH N IIIẦ 68
M T S BI N PHÁP NH M HOÀN THI N CÔNG TÁC K TOÁN T P H P Ộ Ố Ệ Ằ Ệ Ế Ậ Ợ CHI PH S N XU T VÀ T NH GIÁ THÀNH S N PH M T I CÔNG TY Í Ả Ấ Í Ả Ẩ Ạ TNHH BÚT CHÌ MITSUBISHI 68
3.1 ÁNH GIÁ TH C TRANG CÔNG TÁC K TOÁN T P H P CHI PH Đ Ự Ế Ậ Ợ Í S N XU T VÀ T NH GIÁ THÀNH S N PH M T I CÔNG TY TNHH BÚT Ả Ấ Í Ả Ẩ Ạ CHÌ MITSUBISHI 68
3.1.1 u i m:Ư đ ể 69 3.1.2 Nhượ đ ể 71c i m:
Trang 23.2 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GI I PHÁP HOÀN THI N K TOÁN CPSX Ả Ệ Ế
VÀ T NH GIÁ THÀNH S N PH M T I CÔNG TY TNHH BÚT CHÌ Í Ả Ẩ Ạ
MITSUBISHI 733.3 M T S GI I PHÁP TI T KI M CPSX VÀ H GIÁ THÀNH S N Ộ Ố Ả Ế Ệ Ạ Ả
PH M T I CÔNG TY TNHH BÚT CHÌ MITSUBISHI.Ẩ Ạ 78
K T LU NẾ Ậ 80DANH M C TÀI LI U THAM KH OỤ Ệ Ả 81
Trang 3DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếpCPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp
SPDD : Sản phẩm dở dang
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản suất sản phẩm
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí hoạt động sản xuất của công ty
Biểu số 2.1: Phiếu xuất kho nguyên vật liệu xưởng bút Sainpen
Biểu số 2.2 Báo cáo NVL xưởng bút Sainpen
Biểu số 2.3: Sổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân xưởng bút Sainpen
Biểu số 2.4: Sổ cái tài khoản Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Biểu số 2.5: Trích bảng chấm công phân xưởng bút Sainpen tháng 5/2010
Biểu số 2.6 Bảng lương tháng Xưởng bút Sainpen tháng 5/2010
Biểu số 2.7: Sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng bút Sainpen Biểu số 2.8: Sổ cái tài khoản chi phí nhân công trực tiếp
Biểu số 2.9 :Trích sổ chi tiết TK 6271
Biểu số 2.10: Trích sổ chi tiết TK 6272
Biểu số 2.11: Trính sổ chi tiết TK 6273
Biểu số 2.12: Trích sổ chi tiết TK 6274
Biểu số 2.13: Trích sổ chi tiết TK 6277
Biểu số 2.14: Sổ chi tiết tài khoản Chi phí sản xuất chung phân xưởng
Sainpen
Biểu số 2.15: Sổ cái tài khoản Chi phí sản xuất chung
Biểu 2.16: Trích bảng phân bổ Chi phí Nguyên vật liệu
Biểu 2.17: Trích sổ chi tiết TK 154 “ CP SXKD DD” tháng 5- 2010
Biểu 2.18 : Sổ cái tài khoản Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Biểu 2.19: Trích sổ cái TK “ Giá thành sản xuất” tháng 5- 201
Biểu 2.20: Sổ chi tiết TK Giá thành sản xuất xưởng Sainpen
Biểu 2.21: Báo cáo sản xuất tháng 5/2010 xưởng Sainpen
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết và cạnh tranh quyết liệt, hiệu quả sản xuất kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, khi quyết định lựa chọn phương án sản xuất một loại sản phẩm nào đó đều cần phải tính đến lượng chi phí bỏ ra để sản xuất và lợi nhuận thu được khi tiêu thụ Điều đó có nghĩa doanh nghiệp phải tập hợp đầy đủ và chính xác chi phí sản xuất Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng quan trọng phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất Giá thành sản phẩm thấp hay cao, giảm hay tăng thể hiện kết quả của việc quản lý vật tư, lao động, tiền vốn Điều này phụ thuộc vào quá trình tập hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp Chính vì thế kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai quá trình liên tục, mật thiết với nhau Thông qua chỉ tiêu về chi phí và giá thành sản phẩm các nhà quản lý sẽ biết được nguyên nhân gây biến động chi phí và giá thành là do đâu và từ đó tìm ra biện pháp khắc phục Việc phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là một trong những mục tiêu quan trọng không những của mọi doanh nghiệp mà còn
là vấn đề quan tâm của toàn xã hội
Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Bút chì Mitsubishi, được tiếp xúc trực tiếp với công tác kế toán ở công ty, thấy được tầm quan trọng của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, kết hợp với những kiến thức được học tại trường, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình với đề tài:
"Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Trang 6Phần III: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Do điều kiện thời gian thực tập và kiến thức của bản thân còn hạn chế nên chuyên đề thực tập tốt nghiệp này không tránh khỏi có một số thiếu sót, mong nhận được ý kiến phản hồi, đóng góp và bổ sung của những người quan tâm để chuyên đề thực tập tốt nghiệp này có thể hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn thầy giáo- TS Phạm Thành Long cùng các cán bộ nhân viên phòng kế toán công ty TNHH Bút chì Mitsubishi đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này!
Trang 7PHẦN I ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM , TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN
LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT, GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY TNHH BÚT CHÌ MITSUBISHI
1.1 ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY.
1.1.1 Danh mục sản phẩm chính của công ty:
Sản phẩm của công ty có đặc điểm là tuy chủng loại sản phẩm ít nhưng
số lượng sản phẩm rất nhiều Tại mỗi xưởng sản xuất sẽ sản xuất ra nhiều sản phẩm xuất xưởng
- Xưởng bút Sainpen: chủng loại bút PX20- 1P ứng với 15 màu (Đen, vàng kim, bạc, trắng, đỏ, vàng, hồng đào, vàng cam, tím, xanh da trời, xanh nước biển, xanh lá cây, xanh lá mạ, nâu, xám); chủng loại bút PWB- 7M ứng với 4 màu (xanh, đỏ ,đen, lá cây); chủng loại bút YPX 20L ; chủng loại bút Y.PNA 125; chủng loại bút PNA 155T
- Xưởng chì đen: gồm sản phẩm bút 3H, 2H, 3B, 4B, 5B, 6B, 1-B, 1-HB, 1-2B, 1-4B, 1ND-B, 1ND-2B
1 Xưởng mực: gồm rất nhiều loại mực như INK VPL 3Black, INK VPL 3Red, INL 3Blue INK VPK 2Yellow, INK VPK White INK PS 3 White, INK PS 3 Blue, INK PS 3 Green
- Xưởng chì màu: sản phẩm bút tên kí hiệu 850-1 SHIRO, 850-2 KI, 850-3 YAMABUKI, 850-4 DAIDAI, 850-5 KIMIDORI, 850-6 MIDORI, 850-7 FUKAMIDORI, 850-8 MIZU, 850-9 GUNJOU, 850-10 AI
1.1.2 Tính chất sản phẩm :
Sản phẩm chính của xưởng bút Sainpen:
* Đối với chủng loại bút PX20-1P
- Trọng lượng bút là 12,4g ; đường kính bi 9/32inc; chiều dài 133,3mm
Trang 8- Lượng mực trong ruột bút từ 0.3-0.5ml đây là loại mực nhập khẩu từ Nhật có mã sử dụng NA-2, lượng phai nhạt của mực được đánh giá bởi tiêu chuẩn JIS L0804 độ rộng nét viết từ 0.8-1.2mm, đường kính ngòi =2.91
- Sản phẩm không được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hay nơi
có độ ẩm cao như vậy mới đảm bảo lượng mực không bị khô Bút có thể viết trên tất cả các chất liệu, vì đây là bút phục vụ công nghiệp nên sản phẩm viết được chủ yếu là gỗ, sắt
- Tính năng: tính chịu nước, chịu ánh sáng tốt, sau khi viết có thể ngâm
bề mặt được viết trong nước hoặc ra ánh sáng trong thời gian dài mà nét mực không bị nhòe, phai
* Đối với chủng loại bút PWB- 7M
- Lượng mực bơm vào ruột bút: 0.6-0.8ml
- Chiều dài có thể viết được cho tới khi hết mực là 500m, khi còn khả năng viết thì nét mực được xước, phải mịn và đồng đều
- Bảo quản sản phẩm không bị ảnh hưởng trực tiếp với ánh nắng mặt trời
và chịu tác động của nguồn nhiệt
- Các tính năng: tính năng chịu nước, chịu ánh sáng tốt Sau khi viết có thể ngâm bề mặt được viết trong nước hoặc để ra ánh sáng ngòai trời nét mực không bị nhòe, phai màu
- Bút có thể viết trên tất cả cá chất liệu đặc như sát, gỗ, vải và không thể xóa được
1.1.3 Loại hình sản xuất:
Công ty TNHH Bút chì Mitsubishi có đặc đỉểm là doanh nghiệp sản xuất giản đơn, sản xuất một số ít mặt hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất là rất ngắn Các sản phẩm chính của công ty TNHH Bút chì Mitsubishi là: ruột bút chì màu, ruột bút chì đen, bút sơn, bút dạ, để xuất hàng theo đơn đặt hàng
Trang 9nguồn vật tư được nhập khẩu trực tiếp và gia công theo mẫu có sẵn lắp rắp theo hàng linh kiện và đóng gói
1.1.4 Đặc điểm sản phẩm dở dang.
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm còn trong quá trình sản xuất, gia công chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ, hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công, chế biến mới trở thành thành phẩm
Tại Công ty khối lượng sản phẩm làm dở tại các xưởng đến cuối kỳ thường nhiều chiếm tỷ lệ tương đối lớn so với khối lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ Do cả chi phí NVL và chi phí chế biến chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí sản xuất nên công ty áp dụng phương pháp đánh giá
sản phẩm dở dang cuối kỳ sản lượng hoàn thành tương đương.
1.2 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 1.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm bút của công ty theo sơ đồ sau đây:
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản suất sản phẩm
Trộn lẫn đều với nhau (sử dụng nước)
Xuất thành lõi chì, cho vào ống, chuyển đến máy sấy
Sấy đủ thời gian, lấy sấy
Nhập kho
Xuất hàng
Trang 10Theo sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty TNHH Bút chì Mitsubishi đó là quy trình sản xuất liên tục qua nhiều giai đoạn chế biến, với chu kỳ sản xuất ngắn Do đó việc sản xuất một sản phẩm nằm khép kín trong 1 phân xưởng Đây là thuận lợi cho việc tổ chức sắp xếp cũng như việc bố trí lao động phù hợp, đồng thời tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn sản xuất của công ty.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất
Công ty TNHH Bút chì Mitsubishi là đơn vị hạch toán độc lập, chuyên sản xuất sản phẩm ruột bút chì màu, ruột bút chì đen, bút sơn, bút dạ, kết cấu đơn giản mang tính hàng loạt, thời gian sản xuất sản phẩm không dài Quá trình sản xuất kinh doanh được khép kín từ khâu chuẩn bị nguyên vật liệu đầu vào, khâu sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm đến tiêu thụ hàng hoá Theo đơn đặt hàng của công ty mẹ tại Nhật Bản, phòng quản lý sản xuất thông báo cho các xưởng sản xuất bằng Phiếu giao nhiệm vụ căn cứ vào đó, quản đốc phân xưởng kết hợp cùng với phó quản đốc, đốc công tiếp nhận :
Tiếp nhận mẫu thiết kế sản phẩm từ phòng kỹ thuật sản xuất
Tiếp nhận kế hoạch và tiến độ thi công từ phòng quản lý sảN xuất, nhận vật tư từ phòng mua hàng Nghiên cứu, triển khai thi công các hạng mục theo yêu cầu sản xuất của công ty Có trách nhiệm báo phòng quả lý chất lượng và đăng kiểm, kiểm tra chuyển bước công nghệ cho từng sản phẩm theo từng bước công nghệ
Phòng quản lý sản xuất giao công việc cho từng tổ sản xuất Cuối tháng căn cứ vào khối lượng công việc làm căn cứ nghiệm thu đánh giá công việc
về số lượng, chất lượng hoàn thành để làm cơ sở thanh toán lương cho từng tổ sản xuất theo đơn giá trong định mức quy định của từng sản phẩm
Công ty hiện nay có 05 năm xưởng sản xuất chính:
Trang 11- Phân xưởng sản xuất mực cho bút sơn
- Phân xưởng lắp ráp bút sơn
- Phân xưởng sản xuất lõi chì đen
1.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY.
Trên cơ sở mô hình cơ cấu tổ chức lao động của một công ty lớn, tổ chức
bộ máy quản lý của Công ty thuộc kiểu cơ cấu tổ chức chức năng Tổng giám đốc là người đứng đầu trong bộ máy quản lý của Công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí hoạt động sản xuất của công ty
1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban
Phòng
kế toán
Phòng hành chính nhân sự
Phòng quản
lý sản xuất
Phòng quản
lý chất lượng
Phòng
kỹ thuật sản xuất
Xưởng sản xuất bút dạ
Xưởng sản xuất mực
Xưởng sản xuất đúc
Phòng mua hàng
Trang 12Tổng giám đốc
Tổng giám đốc công ty là người Nhật Bản được Tổng công ty TNHH Bút chì Mitsubishi Nhật Bản đề nghị chủ tịch Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiễm, khen thưởng, kỷ luật và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Tổng công ty bút chì Mitsubishi Uni Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật, là người lãnh đạo và chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động kinh doanh của Công ty Có thể nói giám đốc là người có trình độ chuyên môn về quản lý kinh doanh, kỹ thuật, có kinh nghiệm về thương trường và hiểu biết sâu sắc về tình hình kinh doanh trên thị trường bút
Phòng kế toán
Phòng kế toán chuyên đảm nhiệm các chức năng kế toán thu thập xử lý
dữ liệu kế toán theo nội dung công việc hiện hành, giám sát kiểm tra các khoản thu chi tài chính các nghĩa vụ thu nộp thanh toán nợ kiểm tra việc quản
lý sử dụng tài sản Đồng thời phát hiện và ngăn ngừa gian lận và sai sót và lập bản báo cáo định kỳ cho giám đốc những phát sinh bất thường có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty cũng vừa là phòng đảm bảo việc kinh doanh xuất nhập khẩu kê khai và quyết toán các loại thuế Lập báo cáo hàng tháng cho các cơ quan chức năng của Việt Nam Lập ra các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn cuối kỳ hoặc cuối năm lập bảng báo cáo phân tích thông tin, số liệu kế toán, đề suất, tham mưu các giải pháp phục vụ cho yêu cầu quản lý Để thực hiện được những yêu cầu đó đòi hỏi phòng kế toán phải xây dựng hệ thống kế toán doanh nghiệp phù hợp vói cơ chế quản lý có chế
độ hạch toán độc lập, kinh doanh trong cơ chế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước Đến định kỳ quyết toán lập bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định
Kế toán trưởng là người đứng đầu phòng kế toán chịu trách nhiệm trước
Trang 13phần hành khác nhau Nhân viên kho có nhiệm vụ lập báo cáo về tình hình nhập xuất tồn về nguyên vật liệu, thành phẩm sản xuất Bộ phận này được đánh giá là bộ phận hoạt động linh hoạt có hiệu quả trong thời gian qua.
Phòng hành chính – nhân sự
Bộ phận này giữ một vị trí quan trọng trong bộ máy tổ chức của Công ty chịu trách nhiệm pháp lý và trực tiếp trước Giám Đốc công ty Lập và sửa đổi nội quy quy định của công ty đến toàn bộ công nhân viên nhà máy Điều hành công việc tuyển dụng, ký kết, chấm dứt hợp đồng lao động, đánh giá đào tạo, nhân viên chủ chốt cho toàn công ty tiến hành sắp xếp thay đổi nhân sự, đánh giá lại mặt bằng lương, cấp độ chuyên môn Tổ chức các cuộc họp, lễ nghi khánh tiết, thực hiện công tác lễ tân tiếp khách và mọi vấn đề liên quan tới BHXH, BHYT Phòng nhân sự chịu trách nhiệm chấm công và giử thông báo thay đổi nhân sự cho phòng kế toán để phòng kế toán làm căn cứ tính lương cho nhân viên hàng tháng
Trang 14xuyên cải tiến dây chuyền sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế phế phẩm một cách tối đa
Phòng kỹ thuật sản xuất
Đây là bộ phận tập trung tất cả các kỹ sư đã được đào tạo ở Nhật Bản 2 năm, chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản xuất sản phẩm, đặc biệt là việc triển khai các sản phẩm mới và luôn luôn đảm bảo máy móc được vận hành tốt Chuyên quản lý thiết bị sản xuất của nhà máy, bảo dưỡng sửa chữa, khắc phục sự cố liên quan liên quan đến các thiết bị sản xuất nhắm đảm bảo giao hàng đúng kỳ hạn và đảm bảo tính chính của chất lượng sản phẩm Đồng thời cải tiến cải tạo dây chuyền, thiết bị sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất sản xuất, đào tạo nhân công vận hành được hệ thống dây chuyền Trường hợp các các thiết bị bị hao mòn hỏng hóc thì phòng điều hành sản xuất cũng đảm nhiệm cả vai trò gia công chế tạo, mua bán phụ tùng thay thế cho các thiết bị sản xuất Mặt khác phụ trách những vấn đề liên quan đến xây dựng, sủa chữa quản lý các hệ thống phụ trợ, chụi trách nhiệm giám sát thi công công trình xay dựng, liên hệ sửa chữa các công trình xây dựng bị hư hỏng, tiếp nhận nhu cầu làm mới, sửa chữa nâng cấp các vấn đề liên quan đến nhà xưởng
Các xưởng sản xuất
Đứng đầu 5 xưởng sản xuất là 5 xưởng trưởng, đều tốt nghiệp đại học và được đào tạo ở Nhật Bản 2 năm, chịu trách nhiệm quản lý nhân viên trong xưởng của mình và đảm bảo sản xuất được đúng kế hoạch
Ngoài ra còn có 2 chuyên gia Nhật là những người do công ty mẹ cử sang, họ là những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực sản xuất, chịu trách nhiệm cố vấn về kỹ thuật sản xuất và chất lượng sản phẩm cho các xưởng sản xuất
Trang 151.3.2 Mối quan hệ của phòng kế toán với các bộ phận khác trong công ty.
Chức năng và nhiệm vụ chính của phòng kế toán là tập hợp chứng từ từ các phòng ban sau đó tổng hợp lên báo cáo sản xuất và báo cáo kế toán định
kỳ hàng tháng cho giám đốc, lập báo cáo tài chính (có sự kiểm tra độc lập của công ty kiểm toán KPMG) cho công ty mẹ và các cơ quan chức năng
Phòng kế toán có mối quan hệ chặt chẽ với các phòng ban khác:
- Phòng nhân sự là nơi chịu trách nhiệm chấm công cho nhân viên sau đó chuyển sang phòng kế toán để kế toán tính và hạch toán chi phí tiền lương, ngoài ra phòng hành chính còn phụ trách một số dịch vụ mua ngoài như thuê khách sạn, xe, vé máy bay… cho Tổng Giám Đốc và nhân viên văn phòng và
kỹ sư sau đó định kỳ hàng tháng phòng nhân sự tiến hành chuyển chứng từ cho phòng kế toán hạch toán
- Phòng quản lý sản xuất căn cứ vào các đơn đặt hàng của công ty mẹ, lên kế hoạch mua nguyên vật liệu, kế hoạch sản xuất cụ thể cho từng phân xưởng Căn cứ vào kế hoạch của phòng QLSX các phân xưởng tiến hành sản xuất dưới sự giám sát của các xưởng trưởng, tổ trưởng, nhóm trưởng Trong quá trình sản xuất các sản phẩm sẽ được phòng quản lý chất lượng kiểm tra chất lượng sản phẩm một cách chặt chẽ Và phòng kỹ thuật có nhiệm vụ đảm bảo cho toàn bộ các dây truyền, máy móc trong các xưởng được hoạt động liên tục và hiệu quả Khi sản phẩm đã đạt đầy đủ các tiêu chuẩn phòng SX tiến hành xuất hàng cho công ty mẹ, toàn bộ chứng từ về nhập nguyên vật liệu
và xuất hàng được phòng sản xuất lập và chuyển sang phòng kế toán sau khi mỗi nghiệp vụ phát sinh để phòng kế toán tiến hành hạch toán
- Phòng mua hàng căn cứ vào nhu cầu thực tế của về thiết bị thay thế, máy móc, văn phòng phẩm tiến hành lập các đơn hàng và xin phê duyệt của Giám Đốc để tiến hành mua Sau đó phòng mua sẽ chuyển đơn đặt hàng, hóa đơn mua hàng, phiếu yêu cầu thanh toán cho phòng kế toán thanh toán và hạch toán
Trang 16PHẦN II THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẢM TẠI CÔNG TY TNHH BÚT CHÌ
MITSUBISHI
2.1 ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT:
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở công ty TNHH bút chì Mitsubishi Việt Nam là từng xưởng sản xuất, tương ứng với 5 xưởng sản xuất : xưởng mực, xưởng đúc, xưởng bút Sainpen, xưởng chì màu, xưởng chì đen
Để tập hợp chi phí sản xuất kế toán sử dụng các tài khoản sau:
- Tài khoản 621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp"
- Tài khoản 622 " Chi phí nhân công trực tiếp"
- Tài khoản 627 "Chi phí sản xuất chung"
- Tài khoản 631 "Giá thành sản xuất"
2.2 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH BÚT CHÌ MITSUBISHI.
2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Trang 17lượng nguyên vật liệu chính đã xuất dùng tính vào chi phí sản xuất- theo phương thức KKĐK.
Chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, bột màu… sử dụng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ
NVL chính cho xưởng bút Sainpen (SP): Là các chi tiết của bút như: Pen body (thân bút), pen-nib (ngòi bút), cap (nắp bút), sponge (ruột bông), Pen-holder (thân trước), steel ball (bi), seal (nhãn nắp) film (nylon bọc bút)
2.2.1.2 Tài khoản sử dụng
Tại công ty, để theo dõi tình hình tăng giảm vật tư trong doanh nghiệp,
kế toán sử dụng TK 152 (chi tiết tới từng loại vật tư ), để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng TK 621 TK 621 chi tiết cho từng phân xưởng
TK 621.1- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở phân xưởng đúc
TK 621.2- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở phân xưởng mực
TK 621.3- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở phân xưởng bút Sainpen
TK 621.4- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở phân xưởng chì màu
TK 621.5- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở phân xưởng chì đen
Kết cấu TK 621.3
+ Bên Nợ: trị giá nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản bút Sainpen.+ Bên Có: - Trị giá nguyên vật liệu dùng không hết nhập lại kho
- Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có)
- Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp thực tế trong kỳ
- Kết chuyển chi phí NVLTT vượt trên mức bình thường
TK 621.3 không có số dư
2.2.1.3 Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết
Căn cứ vào đơn đặt hàng của công ty mẹ, phòng quản lý sản xuất tiến hành lập kế hoạch SX cho từng xưởng Đồng thời, phòng quản lý SX cũng
Trang 18căn cứ vào kế hoạch SX để tính toán lập định mức chi phí NVL xuất dùng Nếu lượng tồn kho NVL không đủ SX theo kế hoạch, phòng SX sẽ liên lạc với công ty mẹ và yêu cầu gửi số NVL còn thiếu
Sau khi lập kế hoạch sản xuất tương ứng cho 5 xưởng, phòng quản lý sản xuất sẽ gửi lệnh sản xuất xuống các xưởng sản xuất Căn cứ vào lệnh sản xuất của phòng quản lý sản xuất gửi xuống, xưởng trưởng lập kế hoạch SX cụ thể cho xưởng của mình, chi tiết cho từng lô sản xuất và dựa vào kế hoạch này để yêu cầu thủ kho xưởng mình xuất NVL
Hàng ngày, kế toán kho tương ứng với xưởng sản xuất theo dõi các phiếu xuất kho và nhập số liệu vào máy tính Vào ngày cuối cùng của tháng, nhân viên kế toán kho của các xưởng tiến hành kiểm kê thực tế NVL còn tồn trong kho và lập báo cáo kiểm kê tồn kho NVL cuối tháng
Ví dụ:
Biểu số 2.1: Phiếu xuất kho nguyên vật liệu xưởng bút Sainpen :
Trang 20uni
INVENTORY DELIVERY VOUCHER
NO: A000581
Bộ phận yêu cầu/ Requested Dept: Xưởng bút Sainpen Người giao/ Delivered by:
Người yêu cầu/ Requested by: Người nhân/Received by: Ngày yêu cầu/ Requested date: Ngày giao/ Delivered date:
Trang 21Căn cứ vào tình hình thực tế của công ty là mua nhiều lần với số lượng lớn nên công ty áp dụng phương pháp tính giá trị của vật liệu xuất và tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền Theo phương pháp này ta có:
Trong đó:
Căn cứ vào sổ chi tiết vật liệu VPL 2 Yellow có các thông tin sau:
SL (chiếc) Thành tiền (USD) Tồn đầu tháng 5/2010 3,525.00 17,034.77
Vì kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ nên sau khi nhập số lượng tồn kho cuối kỳ vào báo cáo nguyên vật liệu, kế toán tính giá thành sẽ tính ra số lượng nguyên vật liệu xuất dùng trong tháng theo công thức sau:
xuất dùng = tồn kho + nhập - tồn kho
Giá thực tế của vật liệu
xuất dùng trong tháng
Số lượng vật liệu xuất dung trong tháng
x
Đơn giá bình
quân cả kỳ dự trữ
= Trị giá thực tế VL tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế VL nhập trong kỳ
Số lượng thực tếVL tồn đầu kỳ + Số lượng thực tế VL nhập trong kỳ
Đơn giá thực tế bình quân
Trang 22trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Trên báo cáo tồn kho NVL cuối tháng, kế toán kho phải đối chiếu số lượng tồn kho cuối tháng thực tế với số lượng tồn kho sổ sách của từng loại NVL Sau khi hoàn thành xong báo cáo kế toán kho ký tên và chuyển lên phòng kế toán Nhận được báo cáo tồn kho NVL này, kế toán tính giá thành tiến hành kiểm tra về các mặt như: số lượng đầu kỳ xem có khớp với kỳ trước không, số nhập trong kỳ xem có đúng với các phiếu nhập kho trong tháng không Nếu kế toán tính giá thành thấy không khớp sẽ yêu cầu kế toán kho giải thích và xác nhận lại Nếu kế toán tính giá thành thấy số liệu đã khớp sẽ tiến hành nhập số liệu tồn cuối tháng vào báo cáo NVL
Trang 23Biểu số 2.2 Báo cáo NVL xưởng bút Sainpen
Code/
Mã số Name of raw material/ Tên nguyên vật liệu
Beginning / Số đầu kỳ Increasing / Nhập trong kỳ Average
price / ĐGBQ
Delivery / Xuất sử dụng Ending / Tồn cuối kỳ Quantity
/ SL / Giá trị Value Quantity / SL / Giá trị Value Quantity /SL Value / Giá trị Quantity / SL / Giá trị Value
5 3621
0 4433
0 0429
462,0
63 19,837.39
88 6.00
0 1578
0 0343
385,
826 13,244.53
32 9.00
Trang 240 1285
0 0813
640,2
99 52,025.93
88 6.00
0 0276
1,299,7
17 35,913.49
11 0.00
0 0471
281,1
93 13,256.47
32 9.00
0 0386
355,
911 13,728.46
10 6.80
4
.12
5298382 shrink film chriser ez 819,000 10,134.78 897,000 29,356.80 0.0230 1,710,000 39,353.50 6,000.00 138.08
Grand total / Tổng cộng 38,750,00 0 1,240,115. 26 6,732,26 8 191,025. 44 15,891,5 40 604,580.25 32,250, 212 1,118,650. 51
Trang 25Biểu số 2.3: Sổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân xưởng bút
Sainpen .
(From 01/05/2010 To 31/05/2010) / Từ ngày 01/05/2010 Đến ngày 31/05/2010
Account : 621.3 - Cost of direct raw material / TK 6213-CPNVLTT xưởng Sainpen
Begining debit / Dư nợ ĐK : 0
Begining credit / Dư có CK: 0 Unit: USD / Đơn vị tính: Đô la Mỹ
Date / Ngày Description / Diễn giải Acc
Ref /
TK đối ứng
Incurring/ Phát sinh
Debit / Nợ Credit / Có
604,580.2
3/05/2010 Xuất NVL cho phân xưởng
bút Sainpen 152 102,003.25 - Raw Material4/05/2010 Xuất NVL cho phân xưởng
bút Sainpen 152 96,574.74 - Raw Material6/05/2010 Xuất NVL cho phân xưởng
bút Sainpen 152 265,784.98 - Raw Material8/05/2010 Xuất NVL cho phân xưởng bút Sainpen 152 140,217.28 - Raw Material - - - - - …… 31/05/2010 Kết chuyển chi phí NVL chính 631 - 102,003.25 Raw Material 31/05/2010 Kết chuyển chi phí NVL chính 631 - 96,574.74 Raw Material 31/05/2010 Kết chuyển chi phí NVL
chính 631 - 265,784.98 Raw Material31/05/2010 Kết chuyển chi phí NVL
chính 631 - 140,217.28 Raw Material
Date: May 31 st 2010
Trang 26Khoản chi phí NVL trực tiếp được kế toán tập hợp vào tài khoản 621
"Chi phí NVL trực tiếp”
Căn cứ vào báo cáo NVL cho từng xưởng, cột xuất dùng, dòng tổng cộng, kế toán nhập dữ liệu vào phần mềm Effect số xuất dùng chi tiết cho xưởng sản xuất theo ĐK:
Nợ TK 621 “CPNVLTT- Xưởng bút Sainpen” : 604,580.25
Có TK 152 “NLVL” : 604,580.25
Sau khi đã vào phần mềm Effect các chi phí, kế toán kết chuyển tự động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang tài khoản 631 ( TK 6313- Giá thành sản xuất của xưởng bút Sainpen ) để tính giá thành sản phẩm, phần mềm Effect tự động định khoản như sau:
Trang 27Biểu số 2.4: Sổ cái tài khoản Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
General Ledger / Sổ cái TK 621 (From 01/05/2010 To 31/05/2010) / Từ ngày 01/05/2010 đến ngày 31/05/2010
Account : 621 - Cost of direct raw material / TK 621-CP NVL trực tiếp
Begining debit / Dư nợ ĐK : 0
Begining credit / Dư có ĐK: 0 Unit: USD / Đơn vị: Đô la Mỹ
Date /
Ngày Description / Diễn giải Ref / Acc
TK đối ứng
Incurring/Phát sinh Devisi
on/ Khoản mụcParticular
Debit / Nợ Credit / Có
734,364.08 734,364.08
31/05/2010 Chi phí xuất dùng NVL cho
sản xuất- Mould 152 41,483.14 - Moul
Raw Material 31/05/2010 Chi phí xuất dùng NVL cho
sản xuất - Ink 152 47,097.80 - Ink
Raw Material 31/05/2010 Chi phí xuất dùng NVL cho
sản xuất - Color Pencil 152 29,348.47 - CP
Raw Material 31/05/2010 Chi phí xuất dùng NVL cho sản xuất - Black pencil 152 11,854.42 - BP MaterialRaw 31/05/2010 Chi phí xuất dùng NVL cho sản xuất - Sainpen 152 604,580.25 - SP MaterialRaw 31/05/2010 [ KC TK 621 sang 631] 631 - 41,483.14 Moul MaterialRaw 31/05/2010 [ KC TK 621 sang 631] 631 - 47,097.80 Ink MaterialRaw 31/05/2010 [ KC TK 621 sang 631] 631 - 29,348.4
Raw Material 31/05/2010 [ KC TK 621 sang 631] 631 - 11,854.4
Raw Material 31/05/2010 [ KC TK 621 sang 631] 631 - 604,580.25 SP MaterialRaw
Date: May 31 st 2010
Trang 282.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
2.2.2.1 Nội dung
Chi phí NCTT là nhưng khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại dịch vụ gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo số tiền của công nhân sản xuất
Chi phí tiền lương NCTT phụ thuộc vào hình thức trả lương của doanh nghiệp: trả lương theo sản phẩm hay trả lương theo thời gian Trên cơ sở đó các khoản trích theo lương tính vào chi phí NCTT được tính toán căn cứ vào
số tuền lương công nhân sản xuất của từng đối tượng và tỷ lệ trích quy định theo quy chế tài chính hiện hành của từng thời kỳ
Chi phí NCTT cũng thường là các chi phí phát sinh trực tiếp liên quan tới từng đối tượng chịu chi phí do đó kế toán thường sử dụng phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp Nếu chi phí NCTT phát sinh liên quan tới nhiều đối tượng, kế toán sẽ sử dụng phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp, lựa chọn các tiêu thức phân bổ thích hợp ( như chi phí tiền lương định mức, giờ công định mức, giờ công kế hoạch,…) để tập hợp chi phí cho từng đối tượng
Do số lượng nhân viên trực tiếp sản xuất ở công ty rất lớn, chiếm đến gần 90% tổng số nhân viên toàn công ty Vì vậy để giảm thiểu được khối lượng tính toán, công ty sử dụng hình thức tính lương theo thời gian cho toàn
bộ nhân viên trong công ty
Sau đây là bảng chi tiết các khoản phải trả cho NV
Trang 29Lương kỹ năng tay nghề
Phụ cấp trách nhiệm
Phụ
cấp
Phụ cấp công việc đặc biết Không được đưa vào tiền lương
để lương ngày, lương giờ, trích
Phụ cấp đi lại Phụ cấp nhân viên kỹ thuật Phụ cấp chứng chỉ chuyên môn Phụ cấp năng lực tiếng Nhật Phụ cấp môi trường
Phụ cấp nhân viên kiểm tra Phụ cấp khác
Theo quy chế lao động tại công ty, lương giờ được xác định theo công thức:
Lương giờ = ( Lương cơ bản + Lương kỹ năng tay nghề+Phụ cấp trách nhiệm) / 208 giờ
Lương ngày = ( Lương CB + Lương kỹ năng tay nghề+Phụ cấp trách nhiệm) / 26 ngày
Từ ngày 1/10/2010 Công ty áp dụng tỷ lệ đóng góp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo thông tư 244/2010, cụ thể như sau:
+Trích BHXH vào CPSX = (Lương CB +Lương KN tay nghề + lương
Trang 30+ Bên Có:
Kết chuyển chi phí NCTT để tính giá thành sản phẩm
Kết chuyển chi phí NCTT vượt trên mức bình thường
TK 622.3 không có số dư
2.2.2.3 Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết.
Chi phí nhân công trực tiếp là một bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm Vì vậy, việc quản lý tốt chi phí nhân công trực tiếp, thực hiện tính toán
và phân bổ chính xác chi phí này vào giá thành sản phẩm sẽ giúp công ty công ty xác định được giá bán sản phẩm hợp lý, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm
Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất là số tiền mà Công ty phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm lao vụ dịch vụ như: Lương chính, lương phụ, phụ cấp để bù đắp và tái sản xuất sức lao động Tiền lương (Tiền công) gắn liền với thời gian và kết quả lao động mà công nhân viên đã thực hiện Do số lượng nhân viên trực tiếp sản xuất ở công
ty rất lớn , chiếm đến gần 90% tổng số nhân viên toàn công ty và toàn bộ dây truyền sản xuất của công ty đều được trang bị bằng máy móc và các dây truyền tự động Vì vậy, để giảm thiểu được khối lượng tính toán, công ty sử dụng hình thức tính lương theo thời gian cho toàn bộ nhân viên trong công ty
* Về tiền lương của công nhân trực tiếp
Việc phân công lao động trong phân xưởng được tổ chức một cách hợp
lý, khoa học, đảm bảo mối quan hệ hài hòa cân đối giữa người lao động và các yếu tố khác của quá trình sản xuất Công nhân mỗi phân xưởng được phân thành các tổ, bộ phận Mỗi một tổ (bộ phận) có một tổ trưởng chịu trách nhiệm trước quản đốc nhà máy về công việc do bộ phận mình thực hiện
Hàng ngày các tổ trưởng theo dõi tình hình lao động của từng công
Trang 31theo thẻ dập giờ mà nhân viên đã tự dập hàng ngày từ khi bắt đầu làm việc là 7h50’ đến khi kết thúc công việc là 17h10’ Trong trường hợp đến muộn hoặc
về sớm thì thẻ sẽ tự động hiện số đỏ
Biểu số 2.5: Trích bảng chấm công phân xưởng bút Sainpen tháng 5/2010
Trang 32Mã số Họ tên Đi muộn Về sớm Nghỉ làm Nghỉ hưởng BHXH làmĐi Phát sinh tăng ngày thương Làm việc ngày chủ nhật
Vào
Nghỉ toàn công ty
Làm thêm
Làm đêm
Giờ thường
Trang 33Căn cứ vào bảng chấm công này, kế toán tiền lương sẽ vào phần mềm Effect cho từng nhân viên các khoản: Số giờ làm thêm, số giờ làm vào chủ nhật, số giờ nghỉ làm, số bữa ăn được trợ cấp… Phần mềm Effect đã được
thiết lập đầy đủ chế độ tính lương đúng theo quy định của công ty
Bảng lương cho ngạch sản xuất và văn phòng
Bậc lương Lương cơ bản tối thiểu Lương cơ bản tối đa
* Về các khoản trích theo lương ( BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ )
Theo chế độ hiện hành các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ do người sử dụng lao động chịu được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ
lệ nhất định đưa vào khoản mục chi phí nhân công trực tiếp Đối với BHXH, BHYT, BHTN là 16% , 3%, 1% trên tổng quỹ lương cơ bản và các khoản phụ cấp ( chức vụ, khu vực…) của người lao động thực tế phát sinh trong tháng; đối với KPCĐ là 2% trên tổng số lương thực tế phải trả cho người lao động thực tế phát sinh trong tháng
Để phản ánh tình hình và thanh toán lương cho công nhân viên Công
ty, kế toán sử dụng tài khoản 334 - "Phải trả công nhân viên" và tài khoản
338 - "Các khoản phải trả, phải nộp khác" Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất tại phân xưởng, kế toán sử dụng tài khoản 622
Trang 34VD: Công nhân Lê Huy Khánh thuộc bậc lương P3, có mức lương cơ
bản là 2,500,000 VNĐ/ tháng
Lương giờ = Lương CB/ 208h = 12,019.23 VNĐ/h
Trong tháng công nhân này có 1 ngày làm thêm, lương ngày làm thêm được tính = 150% lương CB ngày = 12,019.23 *8 * 200%= 192,307.7VNĐ
Những khoản làm tăng lương như làm thêm ( làm thêm ngày thường lương *150%, làm thêm ngày chủ nhật lương* 200%, làm thêm ngày lễ tết lương *300%)
Những đối tượng được áp dụng tiền ăn trưa: như sinh con về buổi trưa không ở lại ăn trưa, làm thêm ngày chủ nhật,ngày lễ công ty không báo xuất
ăn, đi công tác qua trưa không được trợ cấp tiền ăn trưa ( phải trong giờ làm việc)
Mục tăng khác như tiền mừng sinh nhật, tiền chuyên cần, về muộn hoặc nghỉ BHXH: 100,000đ , tiền mừng sinh con là 400,000đ
Những khoản làm giảm tiền lương trong trường hợp công nhân nghỉ không phép, không phải ngày nghỉ cá nhân bị trừ lương, trừ lương giờ đi muộn- về sớm
Tổng lương vào ngày cuối tháng 5= tổng lương CB + tổng tăng – tổng giảm
= 192,075,000 + 13,170,485 - 1,099,847
= 204,145,638 VNĐ.
Tại thời điểm ngày 31/5/2010, tỷ giá do ngân hàng Nhà Nước Việt Nam công bố là 1 USD = 18.96 VNĐ Sau khi nhập tỷ giá này và nhấn nút
“Xử lý”, phần mềm Effect sẽ tự động định khoản cho từng xưởng Quy đổi
theo tỷ giá USD: 204,145,638/18.96 = 10,767.18 USD/VNĐ
Trang 35Biểu số 2.6 Bảng lương tháng Xưởng bút Sainpen tháng 5/2010
Payroll/Bảng lương tháng Xưởng bút Sainpen tháng 5/2010
(From 01/05/2010 To 31/05/2010) / (Từ ngày 01/05/2010 đến 31/05/2010)
Đơn vị: Việt Nam Đồng
9 Lê Thu Trang 2,280,600 10,964.42 263,146.15 30,000 100,000 393,146.15 38,000 38,000 372090 49612 49612 24806 2,635,746
Trang 36Biểu số 2.7: Sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng bút Sainpen
Sổ chi tiết TK 622
(From 01/05/2010 To 31/05/2010) / Từ ngày 01/05/2010 đến ngày 31/05/2010 Account : 622.3 - Cost of direct labour / TK 622.3- chi phí nhân công trực tiếp
Incurring/
Phát sinh Particular /
Khoản mục
Debit / Nợ Credit / Có 12,92
215.343 0 Social insurance 05/05/2010 - Trích 1% BHTN 3389
107.672
Employment insurance 31/05/2010 [ KC 622 sang 631] 631 0
10,767.175 Salary 31/05/2010 [ KC 622 sang 631] 631 0 1,615.076 Union
31/05/2010 [ KC 622 sang 631] 631 0 215.343 Social insurance
31/05/2010 [ KC 622 sang 631] 631 0
215.343 Health insurance 31/05/2010 [ KC 622 sang 631] 631 0 107.672 Employment insurance
Date: May 31 st 2010
Trang 372.2.2.4 Quy trình ghi sổ tổng hợp
Cuối tháng toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp phát sinh toàn doanh nghiệp được tổng hợp và ghi vào Sổ cái TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Biểu số 2.8: Sổ cái tài khoản chi phí nhân công trực tiếp
General Ledger/ Sổ cái
(From 01/05/2010 To 31/05/2010) / Từ ngày 01/05/2010 đến ngày 31/05/2010 Account : 622 - Cost of direct labour / TK 622- chi phí nhân công trực tiếp
Begining debit / Dư nợ ĐK : 0.00 Begining credit / Dư có ĐK: 0.00
Unit: USD / Đơn vị
31/05/2010 [ BT lao động tiền lương 622-334] 334 45,826.69 0 Salary
31/05/2010 [ BT lao động tiền lương 622-334] 3383
7,332.27 0 Union 31/05/2010 [ BT lao động tiền lương 622-334] 3384
1,374.801 0 Health insurance 31/05/2010 [ BT lao động tiền lương 622-334] 3382
916.5338 0 Social insurance 31/05/2010 [ BT lao động tiền lương 622-334] 3389 458.267 Employment insurance 31/05/2010 [ KC 622 sang 631] 631 0 45,826.69 Salary
1,374.80
1 Union
2 15.343 Social insurance
916.5338 Health insurance
Employment insurance
Date: May 31 st 2010
Trang 382.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung
2.2.3.1 Nội dung
Chi phí SXC là những khoản chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất Chi phí sản xuất chung bao gồm:
− Chi phí nhân viên phân xưởng
− Chi phí vật liệu
− Chi phí dụng cụ sản xuất
− Chi phí khấu hao TSCĐ
− Chi phí dịch vụ mua ngoài
− Chi phí bằng tiền khác
Chi phí sản xuất chung phát sinh liên quan tới nhiều đối tượng chịu chi phí, được tổ chức tập hợp theo từng phân xưởng, từng tổ đội sản xuất, được quản lý theo từng yếu tố chi phí và được tập hợp theo chi phí cố định và chi phí biến đổi Kế toán sẽ sử dụng phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp để tính toán các khoản chi phí cho từng đối tượng, mặt khác còn phải dựa vào công suất hoạt động thực tế phân xưởng:
+ Chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa vào mức công suất bình thường cho máy móc thiết bị
+ Chi phí sản xuất chung biến bổi được phân bổ hết trong kỳ theo chi phí thực tế
2.2.3.2 Tài khoản sử dụng
TK 627 – chi phí sản xuất chung
Kết cấu của TK627 như sau:
Trang 39+ Bên Có:
Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung (nếu có)
Các khoản chi phí sản xuất chung được phân bổ, kết chuyển vào chi phí chế biến cho các đối tượng chịu chi phí
- Chi phí sản xuất chung không được phân bổ, kết chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
TK 627 không có số dư và được mở thành:
TK 627.1- Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 627.2- Chi phí nguyên vật liệu phục vụ sản xuất
TK 627.3- Chi phí công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất
TK 627.4- Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 627.7- Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 627.8- Chi phí bằng tiền khác
2.2.3.3 Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết.
* Kế toán tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng:
Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm tiền lương và các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trích theo lương (phần tính vào chi phí) của nhân viên phân xưởng (quản đốc, nhân viên kinh tế phân xưởng, bốc vác ) tính vào chi phí nhân viên phân xưởng sản xuất
Căn cứ vào bảng chấm công do phòng hành chính nhân sự chuyển sang, kế toán tiền lương nhập dữ liệu vào phần mềm Effect và tiến hành xử lý Lúc đó, phần mềm Effect sẽ tự động định khoản như sau:
VD: (Tháng 5/2010)
Nợ TK 6271 “Xưởng bút Sainpen” : 4,581.2
Có TK 334 “PT CNV” : 3786.115
Có TK 338 “PT CNV” : 795.08
Trang 40Căn cứ vào các phiếu kế toán được nhập với bút toán hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng, chương trình kế toán máy sẽ tự động kết chuyển chi phí nhân viên phân xưởng sang TK 631 – giá thành sản xuất và lên sổ nhật ký chung, và sổ cái các tài khoản liên quan.
Cuối quý kế toán in các mẫu số được thực hiện trên máy ra giấy, kiểm tra,
đóng dấu và lưu trữ
Biểu số 2.9 :Trích sổ chi tiết TK 6271
Uni
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
THÁNG 5/2010
TK 6271- Chi phí nhân viên PX bút Sainpen