Phân loại giá thành

Một phần của tài liệu luận văn kế toán hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may thăng long trên góc độ kế toán tài chính (Trang 28)

- Giải pháp về đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

2.1.3.2. Phân loại giá thành

Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, kế toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau.

Xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành, giá thành được chia thành giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế:

- Giá thành kế hoạch: giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.

- Giá thành định mức: cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở xác định mức bình quaan tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức lại được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm.

- Giá thành thực tế: giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở chi phí phát sinh trong quá trình sản

xuất sản phẩm.

Theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ:

- Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, ché tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất, bao gồm chi phí vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

- Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản xuất, quản lý và bán hàng). Do vậy, giá thành tiêu thụ còn gọi là giá thành đầy đủ hay giá thành toàn bộ và được tính theo công thức:

Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ = Giá thành sản xuất sản phẩm + Chi phí quản lý doanh nghiệp + Chi phí tiêu thụ sản phẩm (Công thức 2.2)

Một phần của tài liệu luận văn kế toán hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may thăng long trên góc độ kế toán tài chính (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w