Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần May Thăng Long

Một phần của tài liệu luận văn kế toán hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may thăng long trên góc độ kế toán tài chính (Trang 54)

- Giải pháp về đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

3.2.1. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần May Thăng Long

trong những thành công lớn của Công ty là đã tiết kiệm được chi phí và mở rộng thị trường. Đây là nhân tố tích cực mà doanh nghiệp cần phát huy.

3.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may mặc tại Công ty Cổ phần May Thăng Long Công ty Cổ phần May Thăng Long

3.2.1. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần May Thăng Long Long

3.2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần May Thăng Long

Chi phí sản xuất trong công ty hiện nay là tất cả các chi phí đã được tiêu hao để tiến hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, chi phí sản xuất được phân loại theo hai tiêu thức chính là:

(1) Theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí thì chi phí sản xuất của doanh nghiệp được chia thành:

+ Chi phí vật liệu: Chi phí về vật liệu chính như: vải thô, vải dạ, vải bò, vải lót, chỉ khâu, chỉ thêu,...

Chi phí vật liệu phụ: gồm chi phí về chỉ may, chỉ thêu, cúc dập, khuy, khoá,phấn đất, bay, bút mỡ… và các vật liệu đóng gói như thùng cacton, kẹp sắt…

Bao bì đóng gói ( túi nilon, hộp cácton, đai nẹp) nếu được phía khách hàng chuyển giao cho công ty cùng với NVL phụ trực tiếp thì chi phí vận chuyển tính hết cho vật liệu phụ, cũng có trường hợp hai bên thoả thuận trong hợp đồng, công ty mua bao bì và phía khách hàng sẽ hoàn trả lại. Lúc này khoản chi phí bao bì sẽ được theo dõi riêng không tính vào giá thành.

+ Chi phí công cụ dụng cụ: Gồm chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho chế tạo sản phẩm, quản lí như dầu máy khâu, giấy giác mẫu, giấy lên sơ đồ mẫu, kim máy may, đèn điện, mũi khoan dây da…dùng để sửa chữa bảo dưỡng máy may; vật liệu sản xuất như: phấn may, băng dính; chi phí về kéo bàn là, bảo hộ lao động, các chi tiết máy…

+ Chi phí nhân công: Gồm tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và nhân công gián tiếp phục vụ sản xuất ở phân xưởng, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tương ứng cho các bộ phận công nhân này.

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ sản xuất ở bộ phận sản xuất. + Chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí điện năng ở bộ phận sản xuất, chi phí điện thoại, nước uống,…

+ Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm tất cả những khoản phát sinh không thường xuyên không có trong các mục chi phí trên

Cách phân loại này được vận dụng chủ yếu trong khâu tính toán lập bảng dự toán giá thành sản phẩm, lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố.

(2) Theo công dụng, mục đích của chi phí, thì chi phí sản xuất được chia thành:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành thực tế cũng như định mức chi phí của sản phẩm sản xuất ra, thông thường trong các công ty ngành may mặc chi phí này chiếm 80%-95% giá trị toàn sản phẩm. Trong các doanh nghiệp này thì nguyên vật liệu trực tiếp để hình thành nên sản phẩm chính là vải. Đối với may mặc đang phân chia làm 2 loại chính là hàng dệt kim và hàng dệt thoi là hai cách thức hình thành nên loại vật liệu chính này. Với đặc trưng hàng may mặc nên các loại vải rất đa dạng và phong phú

Vật liệu phụ: Vật liệu phụ ở đây được kể đến là chỉ, khuy cúc, nhãn mác, kim máy….

+ Chi phí nhân công trực tiếp : bao gồm tiền lương phải trả cho bộ phận lao động trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm và các khoản trích theo lương của bộ phận

lao động trực tiếp sản xuất.

+ Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí liên quan đến phục vụ, quản lý sản xuất trong phạm vi tổ sản xuất, phân xưởng như tiền lương cho bộ phận quản lý, các khoản trích theo lương bộ phận quản lý, chi phí vật liệu phục vụ cho quản lý sản xuất, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí điện sản xuất, chi phí dịch vụ mua ngoài dùng chung cho hoạt động của các phân xưởng.

Với hai cách phân loại đơn giản trên công ty có thể dễ dàng phân chia các loại chi phí trong sản xuất kinh doanh.

3.2.1.2. Xây dựng dự toán chi phí sản xuất và tính giá thành

Khi sản xuất một loại sản phẩm cụ thể công ty lập các bản dự toán chi phí sản xuất nhằm kiểm soát chi phí cũng như dự đoán lợi nhuận thu được trong tương lại

Dự toán của doanh nghiệp được xây dựng dựa trên các yếu tố chi phí để sản xuất sản phẩm. Có thể khái quát các bước lập dự toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm của từng đơn hàng theo các bước sau:

Bước 1: Khi nhận được đơn hàng hay kế hoạch sản xuất cụ thể từ quản lý, phòng kinh doanh sẽ tập hợp các tài liệu liên quan đến đơn hàng như: các tài liệu liên quan đến thiết kế, đặc điểm yêu cầu sản phẩm…Các tài liệu này sau đó sẽ được chuyển sang phòng kỹ thuật. Phòng kỹ thuật sẽ tiến hàng bóc, tách, phân tích xác định các loại nguyên vật liệu sử dụng, đồng thời ước tính số lượng, khối lượng nguyên vật liệu mỗi loại cần sử dụng, đồng thời xác định rõ các yêu cầu kỹ thuật và các biện pháp kỹ thuật cần tiến hành đối với sản phẩm trong đơn hàng. Đây là các căn cứ rất quan trọng để lập dự toán.

Bước 2: Phòng kỹ thuật sau khi đã lên được dự toán sơ bộ về sản xuất sẽ chuyển sang cho giám đốc duyệt. Giám đốc sẽ cân nhắc và yêu cầu điều chỉnh cho phù hợp.

Bước 3: Sau khi dự toán sơ bộ đã được duyệt sẽ được chuyển qua các bộ phận liên quan như bộ phận vật tư để lên kế hoạch tạm ứng, mua nguyên vật liêu. Bộ phận kho để kiểm kê và xác định chính xác các nguyên vật liệu cần thiết có còn hay cần mua thêm.

Một phần của tài liệu luận văn kế toán hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may thăng long trên góc độ kế toán tài chính (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w