0
Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Về tài khoản kế toán và vận dụng tài khoản kế toán

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN KẾ TOÁN HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG TRÊN GÓC ĐỘ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH (Trang 61 -61 )

- Giải pháp về đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

3.2.1.4.2. Về tài khoản kế toán và vận dụng tài khoản kế toán

Công ty vận dụng những tài khoản thuộc hệ thống tài khoản ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính. Phương pháp kế toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên. Để tập hợp chi phí sản xuất, các doanh nghiệp này sử dụng các tài khoản sau:

+ Đối với kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Kế toán sử dụng TK 621- “Chi phí NVL trực tiếp” để tập hợp chi phí NVL trực tiếp cho toàn doanh nghiệp, tài khoản này được mở chi tiết theo từng nhóm NVL sự dụng tại doanh nghiệp hoặc theo từng đơn đặt hàng. Hiện nay tại Công ty tài khoản này được mở theo dõi như sau:

TK 6211- Chi phí nguyên vật liệu chính

TK 62211- CPNVL- vải thô TK 62112- CPNVL- vải lụa TK 62113- CPNVL - vải dạ ……

TK 6212 – Chi phí nguyên vật liệu phụ

TK 62121- CPNVLP- chỉ may TK 62122- CPNVLP- kim máy TK 62123- CPNVLP- dầu máy

Căn cứ vào giá trị, số lượng nguyên vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ kế toán tính giá thực tế xuất kho từng loại nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ theo giá thực tế bình quân cả kỳ dự trữ theo công thức:

Giá bình quân

cả kỳ dự trữ =

Trị giá NVL tồn ĐK + Trị giá NVL nhập trong kỳ

Lượng NVL tồn ĐK + Lượng NVL nhập trong kỳ

(Công thức 3.1)

Khác với thủ kho, kế toán giá thành theo dõi nguyên vật liệu nhập – xuất – tồn trong kỳ theo cả hai chỉ tiêu là số lượng và giá trị trên sổ chi tiết vật liệu.

Kế toán tính toán chi phí giá trị vật liệu như sau Giá trị thực tế của vải thô = Giá trị thực tế vật liệu tồn ĐK + Giá trị thực tế vật liệu nhập trong kỳ x Số lượng xuất dùng trong tháng Số lượng vật liệu tồn ĐK + Số lượng vật liệu nhập trong kỳ (Công thức 3.2)

Theo các chứng từ có tính mệnh lệnh như phiếu yêu cầu xuất vật tư có ký duyệt tủa Giám đốc, và bảng định mức sản phẩm, thủ kho xuất kho nguyên vật liệu tương ứng với số sản phẩm dự kiến được sản xuất tại phân xưởng, đồng thời lập báo cáo chi tiết về từng loại, từng thứ NVL, hoá chất cần dùng. Thực hiện việc này để kiểm soát quá trình sử dụng nguyên vật liệu thực tế so với định mức. Phòng kế hoạch lập “ phiếu xuất kho” NVL cần thiết cho từng phân xưởng để sản xuất từng mã hàng. Phiếu xuất kho có thể lập riêng cho từng thứ hoặc nhiều thứ vật liệu cùng loại, cùng kho. Phiếu xuất kho được lập làm 3 liên, một liên lưu lại trên cuốn sổ của phân xưởng hai liên còn lại thủ kho giữ để ghi thẻ kho và chuyển cho phòng kế toán.

Định kỳ khoảng 2- 3 ngày, kế toán vật tư nhận chứng từ do thủ kho chuyển lên rồi tiến hành sắp xếp, phân loại theo thứ tứ của phiếu nhập, phiếu xuất Tất tả các chứng từ xuất nhập kho được kế toán vật tư nhập vào phần mềm, trong đó có chứng từ xuất kho sản xuất sản phẩm có ghi rõ số lượng và giá trị xuất cho mỗi mã hàng vì vậy cho phép phần mềm tổng hợp thành các bảng xuất vật liệu cho từng mã hàng.

Cuối quý căn cứ vào bảng kê xuất vật liệu do kế toán vật tư chuyển sang kế toán giá thành tiến hành tổng hợp ghi. Sổ chi tiết TK 621, sổ được mở chi tiết cho từng đơn hàng, mã hàng nên bảng kê xuất nguyên vật liệu trên là căn cứ trực tiếp

vào sổ chi tiết TK 621. Đối với những vật liệu do bên gia công gửi sang cuối quý kế toán tiến hành tập hợp chi phí vận chuyển căn cứ vào các phiếu chi và lập bảng tổng hợp, phân bổ chi phí này cho từng mã hàng theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp cho mỗi mã hàng. Ngoài ra những nguyên vật liệu phụ xuất dùng kế toán không thể tập hợp được riêng cho từng mã hàng như bút mỡ, phấn bay, băng dính to thì cũng được tổng hợp và phân bổ tương tương tự như chi phí vận chuyển. Để lập được bảng phân bổ này kế toán cần có số liệu chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ của từng mã hàng. Kế toán căn cứ vào các bảng phân bổ chi phí này cho từng đơn hàng, mã hàng để ghi vào sổ chi tiết TK 621. Ngoài ra căn cứ vào bảng kê xuất NVL trên kế toán còn tiến hành lập báo cáo tổng hợp chi phí nguyên vật liệu phụ, báo cáo tổng hợp vật liệu chính, báo cáo tổng hợp bao bì phục vụ cho công tác quản trị nội bộ.

Do Công ty có 2 loại hình sản xuất là: may mặc tự doanh và gia công may mặc nên phần theo dõi chi phí nguyên vật liệu có những điểm khác nhau

Đối với gia công may mặc:

Trong loại hình sản xuất gia công dưới hình thức nhận vật liệu từ khách hàng kế toán chỉ quản lý về mặt số lượng của lượng nguyên vật liệu nhập kho nói trên theo từng hợp đồng gia công và khi có lệnh sản xuất thì cung cấp cho các phân xưởng. Kế toán không hạch toán giá vốn thực tế của bản thân nguyên vật liệu dùng cho sản xuất mà chỉ hạch toán phần chi phí vận chuyển số nguyên vật liệu đó từ cảng về kho vào khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm trong kỳ.

Đầu tiên, căn cứ vào đơn đặt hàng lập kế hoạch sản xuất bao gồm định mức vật tư sử dụng, số lượng nguyên vật liệu cần dùng, giá thành dự kiến. Về nguyên vật liệu có Bảng định mức vải tổ cắt, Bảng định mức vật liệu phụ tổ may và hoàn thiện. (Phụ lục 3.2, 3.3)

Trong đơn đặt hàng số 12 mọi NVL chính là các loại vải đều được phía khách hàng cung cấp vì vậy bảng định mức vải cắt không thể hiện đơn giá các loại vật liệu này.

Đối với các trường hợp công ty đưa vật liệu đến các đơn vị nhận gia công chế biến thì dùng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ được lập thành 2 liên (đối với di chuyển giữa các kho trong công ty), thành 3 liên đối với việc chuyển đến các đơn vị nhận gia công chế biến. Phiếu xuất kho có ghi chú xuất cho đơn đặt hàng nào, mã hàng nào (Phụ lục 3.4). Sau đó lên các bảng tổng hợp (Phụ lục 3.5, 3.6, 3.7, 3.8) và vào các sổ chi tiết, tổng hợp (Phụ lục 3.9, 3.10, 3.11).

Đối với sản xuất tự doanh:

Nguyên vật liệu được mua về nhập kho trên cơ sở nhu cầu sản xuất được duyệt theo kế hoạch và đơn đặt hàng của khách hàng đã ký kết.

Hàng ngày kế toán phụ trách chi phí giá thành sẽ nhận các chứng từ về kho, nhân công, các chi phí khác… hạch toán theo dõi để đến cuối kỳ tính giá thành sản phẩm.

Cuối kỳ căn cứ vào số liệu trên sổ chi tiết vật liệu trong kỳ kế toán tập hợp các loại nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ để lên bảng Tổng hợp xuất kho

Toàn bộ chi phí NVLTT tập hợp được kết chuyển sang TK 154 “Chi phí SXKD dở dang” để tính giá thành sản phẩm. (Phụ lục 3.12, 3.13, 3.14, 3.15)

+ Đối với kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Kế toán sử dụng các TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Hiện nay, ngoài lương cơ bản, người lao động tại doanh nghiệp còn nhận được các khoản phụ cấp như: phụ cấp độc hại, phụ cấp quản lý, phụ cấp ca, phụ cấp đi lại, chuyên cần, tiền ăn ca, thưởng vượt năng suất, phụ cấp thâm niên,… và được xét nâng lương từ 1 đến 2 lần trong năm mức tăng phụ thuộc tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty nghiệp áp dụng hình thức tính lương theo thời gian đối với nhân viên văn phòng và lao động gián tiếp, còn đối với công nhân trực tiếp thì tiến hành tính lương theo sản phẩm.

thêm giờ, phiếu sản phẩm hoàn thành và mức lương cơ bản đối với từng công nhân, cuối tháng phòng hành chính nhân sự sẽ tổng hợp và tính lương cho toàn bộ người lao động hiện có tại doanh nghiệp. Công thức tính:

+ Đối với nhân viên văn phòng và lao động gián tiếp sản xuất: hình thức áp dụng là lương theo thời gian:

Tiền lương phải trả một

công nhân =

Tiền lương thời gian của một công nhân + Các khoản thu nhập khác (thưởng) + Các khoản phụ cấp (nếu có) (Công thức 3.3) Trong đó:

Lương thời gian = Số ngày công x Đơn giá tiền lương 1 ngày công/ người. Đơn giá tiền lương 1 ngày công = MLCB/Ngày công chế độ (26 ngày)

Đối với công nhân sản xuất trực tiếp, áp dụng hình thức tính lương theo sản phẩm. Lương theo sản phẩm được tính theo công thức:

Lương sản phẩm = Số lượng sản phẩm

đạt tiêu chuẩn x

Đơn giá tiền lương cho một sản phẩm (Công thức 3.4) Tiền lương phải trả một công nhân = Tiền lương sản phẩm của một công nhân +

Tiền lương thời gian của một công nhân + Các khoản phụ cấp (nếu có) (Công thức 3.5)

Doanh nghiệp sử dụng TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” để hạch toán chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương cho lao động sản xuất, tài khoản này cuối kỳ không có số dư, được dùng để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ của toàn doanh nghiệp.

Công ty Cổ phần May Thăng Long đang lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí là các nhóm sản phẩm theo quy trình sản xuất độc lập. Dựa trên số liệu cụ thể trên bảng tính và phân bổ lương

BHTN) kế toán các doanh nghiệp đều sử dụng TK 338 cụ thể như sau: TK 3382 – Kinh phí công đoàn

TK 3383 – Bảo hiểm xã hội TK 3384 – Bảo hiểm y tế

TK 3388 – Bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ vào tổng số tiền lương cơ bản phải trả công nhân trực tiếp sản xuất, quỹ lương cơ bản và tỷ lệ trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, kế toán xác định số phải trích nộp cho người lao động cụ thể như sau:

+ Bảo hiểm xã hội trích 24% theo lương cơ bản: Trong đó 17% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, 7% thu trực tiếp từ tiền lương phải trả công nhân viên

+ Bảo hiểm y tế được trích 4.5% theo lương cơ bản: Trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, 1.5 % thu trực tiếp từ tiền lương phải trả công nhân viên

+ Bảo hiểm thất nghiệp trích 2% theo lương cơ bản: Trong đó 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, 1% thu trực tiếp từ tiền lương phải trả công nhân viên.

+ Kinh phí công đoàn trích 2% trong quỹ lương thực hiện, tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Đối với gia công may mặc:

Hình thức thanh toán các khoản lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương cũng tương tự như đối với hình thức may mặc tự doanh.

Hàng ngày các tổ trưởng căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người . Ngoài ra ở cùng một công đoạn nhưng đối với các mã hàng khác nhau thì mức độ phức tạp cũng khác nhau. Do đó các tổ trưởng phải cho công nhân kê khai số lượng bán thành phẩm mà mình tham gia sản xuất theo từng mã hàng. Đến cuối tháng, nhân viên của phòng tổ chức hành chính bộ phận tiền lương sẽ tổng hợp các báo cáo về số thành phẩm, bán thành phẩm đã thực hiện và bảng chấm công ở các chuyền (tổ) sản xuất, bảng kê khai số lượng thành phẩm, bán

thành phẩm sản xuất theo mã hàng của công nhân để phục vụ cho công tác tính lương. Đồng thời bộ phận tiền lương sẽ lập báo cáo tính lương, bảng kê chi tiết lương sản phẩm theo từng mã hàng gửi sang cho phòng kế toán. Các bảng kê chi tiết lương sản phẩm được tập hợp cuối mỗi quý là cơ sở cho việc lập sổ chi tiết tài khoản 622. Ngoài ra với các mã hàng có yêu cầu thêu thì chi phí nhân công trực tiếp còn gồm chi phí lương công nhân thêu (Phụ lục 3.16). Từ bảng tổng hợp, kế toán tính lương nhân công trực tiếp cho từng mã hàng (Phụ lục 3.17, 3.18, 3.19, 3.20)

Đối với may tự doanh:

Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, phần mềm kế toán tự động lên Sổ chi tiết TK 622, Nhật ký chung và Sổ cái TK 622. Cuối kỳ, toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp được kết chuyển sang TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” để tính giá thành sản phẩm.(Phụ lục 3.21, 3.22)

+ Đối với kế toán chi phí sản xuất chung:

Tài khoản sử dụng đối với chi phí sản xuất chung là TK 627 “Chi phí sản xuất chung” và các TK liên quan khác (TK 153 “Công cụ, dụng cụ”, TK 142 “Chi phí trả trước ngắn hạn”, TK 242 “Chi phí trả trước dài hạn”,…). TK 627 được mở chi tiết như sau:

TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272 – Chi phí vật liệu

TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất

TK 6274 – Chi phí khấu hao tài sản cố định TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278 – Chi phí khác bằng tiền

Chi phí nhân viên phân xưởng (Bộ phận gián tiếp sản xuất): bao gồm các khoản lương chính, lương phụ, phụ cấp, BHXH, BHYT của bộ phận gián tiếp sản xuất như: quản đốc, thống kê xưởng,… Lương bộ phận gián tiếp cũng được xác định theo lương thời gian như đối với chi phí nhân công trực tiếp. Kế toán căn cứ vào bảng chấm công để tiến hành tính lương.

vật liệu, công cụ dụng cụ

Khi xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng chung cho sản xuất kế toán sẽ xác định giá trị thực tế xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ như đối với nguyên vật liệu trực tiếp.

Có những công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ sử dụng một lần (giấy giác mẫu…) kế toán tiến hành ghi giảm công cụ đó một lần.

Nếu công cụ, dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn khi xuất dùng, kế toán sử dụng TK 142 “Chi phí trả trước ngắn hạn” và TK 242 “Chi phí trả trước dài hạn”. Tại Công ty, hạch toán giá trị CCDC phục vụ cho sản xuất có giá trị lớn phân bổ nhỏ hơn 12 tháng vào TK 1421, và hạch toán giá trị CCDC phục vụ sản xuất có giá trị phân bổ lớn hơn 12 tháng vào TK 2421. Cuối tháng, kế toán tiến hành phân bổ CPSXC theo tỷ lệ quy định:

Giá trị phân bổ CCDC = Thời gian sử dụng của CCDCGiá trị CCDC

(Công thức 3.6)

Cuối tháng, căn cứ vào các phiếu xuất kho, phiếu yêu cầu vật tư, công cụ dụng cụ dùng cho quản lý, để tập hợp số liệu vào sổ chi tiết TK 153 phục vụ công tác tập hợp CPSX và tính GTSP.

* Chi phí khấu hao tài sản cố định: Tài sản cố định được xác định theo khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ- BTC. Từ đó, các công ty xác định được thời gian sử dụng của từng loại TSCĐ,

Mức khấu hao tăng, giảm của các TSCĐ của các công ty được xác định theo nguyên tắc tròn tháng: Tài sản cố định tăng tháng này thì tháng sau mới bắt đầu tính khấu hao, tài sản cố định giảm trong tháng này thì tháng sau mới thôi trích khấu hao. Mức trích khấu hao tài sản cố định được xác định theo công thức:

Mức khấu hao hàng

tháng =

Nguyên giá TSCĐ Số năm sử dụng x 12

(Công thức 3.7)

* Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí dịch vụ mua ngoài tại các doanh nghiệp chủ yếu là các chi phí tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, phí quản lý, chi

phí bảo dưỡng, sửa chữa máy móc,…(chủ yếu là tiền điện và cước điện thoại). Căn cứ vào hóa đơn mua hàng, thông báo khối lượng sử dụng,… của các đơn vị có liên quan kế toán ghi nhận chi phí dịch vụ mua ngoài chi tiết cho từng phân xưởng sản

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN KẾ TOÁN HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG TRÊN GÓC ĐỘ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH (Trang 61 -61 )

×