Hạn chế và nguyên nhân chủ yếu

Một phần của tài liệu luận văn kế toán hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may thăng long trên góc độ kế toán tài chính (Trang 78)

- Giải pháp về đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

4.1.2. Hạn chế và nguyên nhân chủ yếu

Ngoài các ưu điểm rõ nét, công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty còn bộc lộ một số hạn chế

- Về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm

Đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Do đặc điểm của ngành dệt may, trong quá trình sản xuất sẽ có các đầu tấm, vải thừa, vải vụn. Đặc biệt trong loại hình sản xuất gia công, định mức tiêu hao

NVL thực tế thường thấp hơn so với định mức ghi trong hợp đồng, lượng NVL này được theo dõi trên “Báo cáo tiết kiệm NVL”. Tuy nhiên phần chênh lệch này lại không được tính làm giảm chi phí sản xuất. Điều này làm cho giá thành sản phẩm phản ánh không chính xác chi phí sản xuất tiêu hao.

Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp:

Hiện tại công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, hình thức này có một số ưu điểm nhưng cũng có một số hạn chế nhất định. Do trả lương theo sản phẩm nên có thể công nhân chạy theo số lượng mà không chú trọng đến yêu cầu về chất lượng của chi tiết đó. Điều này gây lãng phí NVL cũng như thời gian làm lại và ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng và uy tín của công ty.

Hiện nay, Công ty chưa dự trù được lượng công nhân xin nghỉ phép nên trong nhiều trường hợp công ty có thể gặp khó khăn do khối lượng công nhân xin nghỉ phép đông làm gián đoạn hợp đồng và thời gian hoàn thành đơn hàng. Vì vậy công ty cần có những biện pháp hỗ trợ cũng như lập kế hoạch nhân sự nhằm đảm bảo hoàn thành đơn hàng đúng hạn.

Một mặt còn tồn tại nữa trong khoản mục chi phí NCTT đó là tiền ăn ca của công nhân không được hạch toán vào TK 622 mà là TK 642 tức là tính vào chi phí quản lý. Điều này có thể làm giá thành sản phẩm không được phản ánh chính xác và bản chất khoản tiền ăn ca bị hiểu sai lệch.

Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung:

Công ty tiến hành tập hợp chi phí sản xuất chung trên phạm vi toàn công ty cuối mỗi kỳ mới phân bổ vào giá thành cho từng mã hàng chứ không tập hợp theo từng phân xưởng, điều này dẫn đến công ty không thể theo dõi được tình hình sử dụng và tiết kiệm chi phí sản xuất ở từng phân xưởng. Như vậy cách theo dõi khoản mục chi phí sản xuất chung (những khoản mục phát sinh trực tiếp tại mỗi phân xưởng) như hiện nay sẽ không phản ánh được tình hình thực tế phát sinh chi phí và do đó việc phân bổ cho từng mã hàng sẽ không chính xác bằng việc tập hợp chi phí theo phạm vi từng phân xưởng.

“Hàng tồn kho”: Theo quy định tại chuẩn mực này thì chi phí sản xuất chung cố định được tính toán phân bổ vào giá thành sản phẩm dựa trên mức công suất bình thường của doanh nghiệp. Trong trường hợp mức sản xuất sản phẩm thực tế thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ vào giá thành sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung vượt mức không được tập hợp vào giá thành sản phẩm mà được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Tuy nhiên, quy định này vẫn chưa được doanh nghiệp áp dụng bởi tại doanh nghiệp chưa tiến hành phân loại chi phí sản xuất chung theo mối quan hệ đối với khối lượng sản phẩm sản xuất là biến phí và định phí sản xuất chung. Vì vậy toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp vào giá thành sản phẩm trong kỳ theo chi phí thực tế phát sinh.

Về khoản chi phí phải trả: Công ty không tiến hành trích trước các chi phí lớn có thể phát sinh trong kỳ đặc biệt là chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Trong kỳ nếu có sửa chữa lớn phát sinh thì kế toán tập hợp vào chi phí trả trước rồi phân bổ đều vào các kỳ. Như vậy, trong kỳ có những mã hàng đã sản xuất xong nhưng đến cuối kỳ mới phát sinh chi phí về sửa chữa lớn TSCĐ, thì mã hàng vẫn phải chịu khoản chi phí đó như các mã hàng khác. Là một công ty sản xuất với số lượng máy móc thiết bị nhiều, hoạt động liên tục thì việc phát sinh chi phí sửa chữa lớn là không thể tránh khỏi. Điều này dẫn đến việc tính giá thành cho từng mã hàng có độ chính xác không cao.

- Về đối tượng tính giá thành

Đối tượng tính giá thành hiện nay ở công ty là từng mã hàng của từng đơn đặt hàng. Tuy nhiên có thể trong cùng một mã hàng có những sản phẩm vừa được sản xuất tại công ty, có sản phẩm được thuê gia công ngoài nhưng công ty lại không tách riêng hai loại sản phẩm này khi tính giá thành và do đó dẫn đến những hạn chế sau đây: Thứ nhất các khoản chi phí phát sinh từ thuê ngoài gia công và tại công ty là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, việc tính giá thành sản phẩm hiện nay tại công ty là chưa hợp lý, chưa phản ánh được nguyên tắc chính xác của kế toán. Thứ hai, việc tính giá thành sản phẩm không tách riêng các sản phẩm sản xuất tại công ty hay sản

phẩm được thuê ngoài gia công là chưa giúp đanh giá được sản xuất tại công ty là hiệu quả hơn hay thuê ngoài gia công hiệu quả hơn.

4.2. Nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các công ty Cổ phần ngành may mặc

Thứ nhất, hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải tuân thủ theo đúng pháp luật, luật, chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Nhà nước cũng như Bộ Tài chính đã có các văn bản, luật nhằm hướng dẫn các tổ chức kinh tế thực hiện đúng, đủ các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo cho việc kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh đang tồn tại trong nền kinh tế.

Thứ hai, hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải phù hợp với đặc điểm tổ chức, quản lý và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Điều này cực kỳ quan trọng bởi tính năng hoàn thiện hơn nhưng không phù hợp thì chỉ gây rối rắm, tốn kèm và không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

Thứ ba, hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo tính kinh tế và hiệu quả

Với mỗi loại hình doanh nghiệp thì khi thay đổi mỗi hình thức kế toán sẽ tốn kém chi phí, đồng thời trong quá trình áp dung cái mới khó thể tránh khỏi một thời gian công việc bị thay đổi, gián đoạn nên cần cân nhắc kỹ trước mỗi thay đổi cụ thể. Ngoài ra thay đổi là để giúp nhà quản lý quản trị tốt hơn tình hính sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình nhưng lý do mấu chốt nhất là phải đạt được hiệu quả mong muốn đó là tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.

4.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may mặc tại Công ty Cổ phần may Thăng Long

4.3.1. Giải pháp về kế toán chi phí sản xuất

- Hoàn thiện kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Về công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Công ty nên tăng cường giám sát định mức tiêu hao vật liệu phụ trong sản xuất. Bởi vì vật liệu phụ tuy

chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí nhưng đối với đặc trưng ngành may mặc các vật liệu phụ (hay còn gọi là phụ kiện ngành may) hầu như không sản xuất được ở trong nước mà phải nhập khẩu là chủ yếu. Đặc biệt với tình hình hiện nay các sản phẩm cần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Vì vậy việc quản lý vật liệu phụ có ý nghĩa quan trọng. Ta có thể quản lý vật liệu phụ bằng cách lập định mức về vật liệu phụ, yêu cầu chặt chẽ trong khâu quản lý và sử dụng.

Do đặc điểm của ngành dệt may nên thường trong quá trình sản xuất cũng có NVL thừa là vải vụn, vải thừa… Công ty có thể tận dụng để may các chi tiết phụ cho các mã hàng khác hay thu hồi thanh lý. Tuy nhiên khi hạch toán công ty không trừ đi phần chi phí tiết kiệm này, làm cho giá thành sản phẩm tăng lên. Để phản ánh đúng bản chất công ty nên trừ giá trị số NVL tiết kiệm được vào chi phí sản xuất làm hạ giá thành sản phẩm.

- Hoàn thiện kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

Về việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân: Công ty Cổ phần May Thăng Long là doanh nghiệp sản xuất nên số lượng công nhân trực tiếp sản xuất chiếm số lượng lớn. Vì vậy, doanh nghiệp cần trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất nhằm ổn định khoản mục chi phí tiền lương trong giá thành sản xuất sản phẩm giữa các kỳ hạch toán. Theo kinh nghiệm, doanh nghiệp xác định tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân trực tiếp sản xuất một cách hợp lý tại đơn vị mình theo công thức:

Mức trích trước tiền lương

nghỉ phép của CNSX =

Tiền lương thực tế phải

trả CNSX trong tháng x Tỷ lệ trích trước

(Công thức 4.1)

Trong đó:

Tỷ lệ trích trước tiền lương

nghỉ phép của CNTTSX =

∑ Lương nghỉ phép thực tế

x 100

∑ Lương chính theo kế hoạch

(Công thức 4.2)

Kế toán căn cứ vào số liệu kỳ trước để tính tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép của kỳ này. Cụ thể, ∑ Lương nghỉ phép thực tế: Là tổng số tiền lương nghỉ

phép phải trả thực tế của kỳ trước. ∑ Lương chính theo kế hoạch: Là tổng số tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất (CNSX) theo kế hoạch kỳ này.

Khi đó, đầu kỳ kế toán ghi:

Nợ TK 622: Tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch

Có TK 335: Trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX theo kế hoạch Khi trong tháng thực tế phát sinh khoản chi phí này kế toán ghi:

Nợ TK 335: Tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh

Có TK 334: Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho CNSX

Cuối kỳ, nếu số tiền lương công nhân nghỉ phép thực tế lớn hơn số đã trích trước, kế toán điều chỉnh:

Nợ TK 622

Có TK 335 Chênh lệch số thực chi > số trích trước

Nếu số tiền lương công nhân nghỉ phép thực tế nhỏ hơn số đã trích, kế toán ghi: Nợ TK 335

Có TK 622 Chênh lệch số thực chi < số trích trước - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất chung:

Cuối kỳ, tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính trong mô hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp ước tính: Nếu tổng chi phí sản xuất chung thực tế > chi phí sản xuất chung ước tính, kế toán ghi:

Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán

Có TK627- Chi phí sản xuất chung

Nếu tổng chi phí sản xuất chung thức tế < chi phí sản xuất chung ước tính, kế toán ghi:

Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung Có TK 632- Giá vốn hàng bán

- Về công tác trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ: Các doanh nghiệp cần tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ để ổn định khoản mục chi phí này

giữa các kỳ tạo cơ sở đánh giá, so sánh số liệu giữa các kỳ khác nhau. Theo quy định tại VAS 03/04 – TSCĐ hữu hình/ vô hình, thì những chi phí về sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ nhằm mục đích khôi phục hoặc duy trì khả năng đem lại lợi ích kinh tế của tài sản theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, kế toán ghi:

Nợ TK 627 ( 641;642)

Có TK 335 Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Trong kỳ khi thực tế phát sinh khoản mục chi phí này, kế toán căn cứ vào các chứng từ tiến hành tập hợp chi phí vào TK 2413- Sửa chữa lớn TSCĐ, kế toán ghi:

Nợ TK 2413

Có TK 112, 152, 331, 334 Tập hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Sau khi kết thúc, hoàn thành quá trình sửa chữa nếu đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá TSCĐ nếu chúng thực sự cải thiện trạng thái hiện tại so với trạng thái tiêu chuẩn ban đầu của tài sản đó, như: Thay đổi bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng thời gian sử dụng hữu ích, hoặc làm tăng công suất sử dụng của chúng; Cải tiến bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng đáng kể chất lượng sản phẩm sản xuất ra; Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của tài sản so với trước. Kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan ghi:

Nợ TK 211, 213

Có TK 2413 Tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Nếu các chi phí phát sinh tập hợp không thỏa mãn điều kiện trên phải được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, kế toán ghi:

Nợ TK 335: Phần chi phí đã trích trước

Nợ TK 627: Phần chi phí chênh lệch (nếu số đã chi > số trích trước) Có TK 2413: Tổng chi phí tập hợp được

Để quản lý được chi phí phát sinh theo địa điểm và tính đúng cho các đối tượng chịu chi phí thì những chi phí nào phát sinh trực tiếp tại phân xưởng thì công ty nên tập hợp riêng cho phân xưởng đó; chi phí nào phát phát sinh chung toàn công ty thì cuối kỳ tập hợp và phân bổ cho các phân xưởng rồi sau đó mỗi phân xưởng lại phân bổ cho các mã hàng phân xưởng đó gia công. Như vậy mới phản ánh đúng, tính đúng giá thành của sản phẩm.

Đối với các loại chi phí phải trả trước công ty cần xem xét tác động của các chi phí đã và sẽ phát sinh để phân bổ trích trước cho hợp lý, nhằm đảm bảo cho chi phí SXC giữa các kỳ cho sự tăng giảm ổn định. Đặc biệt do trong công ty dây chuyền công nghệ gồm nhiều máy móc thiết bị phức tạp và có giá trị lớn, trong đó chi phí sửa chữa máy móc thiết bị là một khoản chi phí rất lớn nên công ty nên tiến hành trích trước các khoản chi phí này.

4.3.2.Giải pháp về đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Căn cứ vào thực tế phát sinh tại công ty, đề xuất áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Phương pháp này thể hiện những ưu điểm nổi bật là chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ bao gồm đầy đủ các khoản mục chi phí trong cấu thành của chi phí sản xuất. Như vậy, việc tính giá thành sẽ chính xác và hợp lý nhất. Theo phương pháp này trước hết cần căn cứ vào khối lượng dở dang và mức độ chế biến của chúng để tính khối lượng của sản phẩm dở dang ra khối lượng của sản phẩm hoàn thành tương đương.

- Đối với chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu dây chuyền công nghệ thì tính cho sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành là như nhau;

- Đối với chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức:

Dck = Dđk + Cvl x Sd’

Stp + Sd’

(Công thức 4.3)

Trong đó: Dck: Chi phí dở dang cuối kỳ

Sd’: Khối lượng sản phẩm dở dang đã quy đổi ( Sd’ = Sd x % hoàn thành) Dđk: Chi phí dở dang dầu kỳ

Stp: Khối lượng thành phẩm hoàn thành

Một phần của tài liệu luận văn kế toán hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may thăng long trên góc độ kế toán tài chính (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w