Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty Cổ phần May Thăng Long

Một phần của tài liệu luận văn kế toán hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may thăng long trên góc độ kế toán tài chính (Trang 50)

- Giải pháp về đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

3.1.1.4.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty Cổ phần May Thăng Long

(Nguồn: Phòng Kỹ thuật)

3.1.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty Cổ phần May Thăng Long Long

Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung, kế toán trưởng chịu trách nhiệm quản lý chung và bao quát được toàn bộ chi phí phát sinh của nhà máy. Dưới kế toán trưởng là các nhân viên kế toán phụ trách các phần hành. (Phụ lục 3.1)

Trong đó:

- Trưởng phòng kế toán: Hay còn gọi kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo chung công tác hạch toán kế toán toàn công ty. Kế toán trưởng còn hỗ trợ đắc lực cho Ban giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch tài chính, tham mưu cho lãnh đạo và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc và các cơ quan có liên quan về hoạt động kế toán tài chính của công ty.

- Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm cho các công việc kế toán cụ thể của toàn công ty. Lên các báo cáo tài chính theo tháng, quý, năm gửi kế toán trưởng và ban giám đốc.

- Kế toán vật tư: Chịu trách nhiệm theo dõi, ghi chép, phản ánh nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu, mở sổ chi tiết theo dõi cho từng loại nguyên vật liệu. Cuối kỳ cung cấp giá trị xuất kho cho kế toán tính giá thành và cung cấp giá trị tồn kho cho bộ phận có liên quan.

- Kế toán tài sản cố định và nguồn vốn: Theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định, công cụ dụng cụ, phân phối kịp thời chính xác giá trị hao mòn tài sản cố định của các đối tượng, theo dõi tình hình kế hoạch khấu hao, sửa chữa tài sản cố định, thanh lý tài sản cố định. Đồng thời theo dõi các nguồn vốn và các quỹ của Công ty.

- Kế toán tiền lương: căn cứ vào các bảng tổng hợp thanh toán lương và phụ cấp do kế toán tại phân xưởng tập hợp để tính tiền lương và lập bảng tổng hợp thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương cho các bộ phận.

- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, bảng tổng hợp vật liệu xuất dùng, bảng phân bổ tiền lương,… và các chứng từ có liên quan để ghi vào sổ tập hợp chi phí chi tiết cho từng phân xưởng, phân bổ chi phí sản xuất chung và tính giá thành cho từng sản phẩm cụ thể. Bộ phận kế toán này gồm 3 người trong đó có 1 người phụ trách phần gia công.

- Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: Lập các phiếu thu, chi tiền mặt, báo nợ, báo có tiền gửi ngân hàng căn cứ vào các hoạt động nhập xuất tiền mặt trong quỹ, và ủy nhiệm chi, báo có của Ngân hàng. Thực hiện công việc giao dịch với ngân hàng để huy động vốn, mở tài khoản tiền gửi, tiền vay, tiến hành các nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng.

- Kế toán thanh toán, công nợ: Theo dõi các khoản phải thu của khách hàng và các khoản phải trả nhà cung cấp để nên kế hoạch gửi lên lãnh đạo và thực hiện việc thanh toán cũng như đòi nợ khách hàng.

- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ nhập, xuất tiền mặt tại quỹ theo chứng từ đã được ký duyệt đầy đủ, theo dõi số dư tiền mặt tại phần mềm Excel. Hàng ngày đối chiếu với kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng số tồn thực tế trong quỹ với số tồn trên phần mềm.

- Nhân viên kế toán tại các phân xưởng: Có trách nhiệm theo dõi, cung cấp thông tin, chứng từ nhập xuất kho gốc về văn phòng kế toán.

toán bán hàng phụ trách việc thu chi, công nợ của các cửa hàng.

Một phần của tài liệu luận văn kế toán hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may thăng long trên góc độ kế toán tài chính (Trang 50)