Quá trình thành lập và phát triển của Công ty Cổ phần May Thăng Long

Một phần của tài liệu luận văn kế toán hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may thăng long trên góc độ kế toán tài chính (Trang 44)

- Giải pháp về đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

3.1.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của Công ty Cổ phần May Thăng Long

Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần May Thăng Long

Tên thường dùng: Công ty May Thăng Long

Tên giao dịch tiếng Anh: Thanglong Grament Joint Stock Company

Tên viết tắt: Thaloga

Trụ sở chính: 250 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Công ty cổ phần May Thăng Long được thành lập ngày 08/05/1958 tiền thân là Công ty May mặc xuất khẩu; tháng 8/1965 được đổi thành Xí nghiệp may mặc xuất khẩu trực thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm - TOCONTAP, Bộ Ngoại thương. Năm 1979, được đổi tên thành Xí nghiệp may Thăng Long thuộc Liên hiệp xí nghiệp may - Bộ công nghiệp nhẹ. Tháng 3/1992 được đổi tên thành Công ty May Thăng Long theo quyết định số: 218/BCN-TCLC của Bộ công nghiệp nhẹ; trực thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Tháng 10/2003 Công ty May Thăng Long được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần May Thăng Long,nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối 51% theo Quyết định số 165/TCLĐ-BCN ngày 14/10/2003 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp và công ty hoạt động hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Tháng 12/2006 Công ty cổ phần May Thăng Long thực hiện việc đấu giá bán cổ phần thuộc sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp, để chuyển thành Công ty cổ phần May Thăng Long 100% vốn thuộc các cổ đông ngoài nhà nước.

Qua 50 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần May Thăng Long đã đạt được nhiều thành tích, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ chống Mỹ cũng như thời kỳ đổi mới. Với sự cố gắng của toàn thể Công ty, từ một cơ sở sản xuất nhỏ, trong những năm qua, Công ty Cổ phần May Thăng Long đã phát triển quy mô và công suất gấp 2 lần những năm 90 của thế kỷ trước, trở thành một doanh nghiệp có quy mô gồm 9 xí nghiệp ở Hà Nội, Nam Định, Hà Nam với 98 dây chuyền sản xuất hiện đại và 4000 cán bộ công nhân viên với nhiều chủng loại sản phẩm hàng hoá.

3.1.1.2. Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh

Theo phương án cổ phần hoá Công ty May Thăng Long năm 2003, ngành nghề kinh doanh của Công ty rất đa dạng nhưng chủ yếu là sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu các sản phẩm may mặc, các loại nguyên liệu, thiết bị phụ tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, thiết bị tạo mẫu thời trang và các sản phẩm khác của ngành dệt may.

Với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh thực tế, công ty có hai loại hình sản xuất chủ yếu là sản xuất hàng gia công cho khách hàng theo đơn đặt hàng đã ký kết và sản xuất theo hình thức mua đứt bán đoạn có nghĩa là công ty tự tìm nguồn nguyên vật liệu trong và ngoài nước đồng thời tự tìm thị trường để tiêu thụ sản phẩm.

Thứ nhất, nhận may gia công xuất khẩu: Quy trình sản xuất của công ty bắt đầu từ khâu nhận mẫu mã nguyên phụ liệu từ phía khách hàng nước ngoài đến giao thành phẩm tại cửa khẩu xuất hàng. Vì vậy phải tuỳ thuộc vào từng đơn hàng, từng vùng, từng nước, từng mùa, từng khách hàng để thiết kế quy trình sản xuất thích hợp, kết hợp chặt chẽ hợp lý các yếu tố sản xuất cho phù hợp với từng mã hàng.

Quy trình sản xuất được thực hiện tuần tự theo các bước công đoạn sau Sau khi ký kết các hợp đồng ngoại, khách hàng nước ngoài cung cấp các tài liệu kỹ thuật (bao gồm sản phẩm mẫu, mẫu giấy, yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, cùng với việc cung cấp nguyên phụ liệu cho sản xuất). Công ty tiến hành chế thử sản phẩm mẫu, sản phẩm này sau đó được chuyển tới khách hàng để đánh giá chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. Nếu mẫu được khách hàng chấp nhận, đơn hàng sẽ được khách hàng đồng ý cho sản xuất hàng loạt.

Nguyên phụ liệu nhận về được kiểm tra xác nhận số lượng, chất lượng, để đảm bảo sản xuất đủ theo tài liệu kỹ thuật, số lượng và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Căn cứ vào số liệu báo cáo của bộ phận kiểm tra, phòng kỹ thuật xây dựng quy trình công nghệ định mức vật tư, giác sơ đồ trên mẫu giấy. Nguyên liệu chuyển cho cho phân xưởng cắt để pha cắt thành bán thành phẩm, bán thành phẩm được kiểm tra chi tiết đánh số thứ tự ( tránh sai màu) và chuyển cho phân xưởng may, nếu loại quần áo nào có yêu cầu thêu in thì phần chi tiết cần thêu, in sẽ được chuyển tới phân xưởng thêu hoặc thuê gia công ngoài trước khi tới công đoạn may, vải đầu tấm sẽ được tận dụng để pha cắt sản phẩm bán trong nội địa.

Căn cứ vào quy trình sản xuất của phòng kỹ thuật, phân xưởng may thực hiện lắp ráp các chi tiết sản phẩm từ công đoạn may đến khâu công đoạn hoàn chỉnh cả làm khuy, đính cúc, nhặt chỉ, vệ sinh sản phẩm, với những mẫu hàng có yêu cầu

giặt là được đem đi giặt là trước khi hoàn thiện.Toàn bộ các khâu công đoạn đều được cán bộ OTK kiểm tra chất lượng, nếu đảm bảo đủ chất lượng xuất khẩu, sản phẩm được chuyển tiếp cho các công đoạn sau, sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được kiểm tra lần cuối cùng nếu đạt yêu cầu (không có lỗi nào) sẽ được bao gói để tại xưởng chờ xuất khẩu, hoặc nhập kho.

Thứ hai, sản xuất hàng bán nội địa, hàng xuất khẩu: Công ty sản xuất các mặt hàng quần áo theo đơn đặt hàng của nước ngoài và trong nước cũng như với may gia công nhưng trong trường hợp này nguyên liệu là do công ty tự mua vào trên thoả thuận của cả hai bên (công ty và khách hàng).

Do đặc điểm của công ty là gia công và sản xuất tự doanh các mặt hàng may mặc theo đơn đặt hàng nên quá trình sản xuất thường mang tính hàng loạt, số lượng sản phẩm lớn, chu kỳ sản xuất ngắn xen kẽ, sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến phức tạp kiểu liên tục theo một trình tự nhất định từ cắt – may – là – đóng – gói – đóng hòm – nhập kho. Công ty Cổ phần May Thăng Long là công ty sản xuất, đối tượng là vải được cắt may thành nhiều mặt hàng khác nhau, kỹ thuật sản xuất các cỡ vải của mỗi mặt hàng có mức độ phức tạp khác nhau, nó phụ thuộc vào số lượng chi tiết mặt hàng đó.

Một phần của tài liệu luận văn kế toán hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may thăng long trên góc độ kế toán tài chính (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w