Sau một thời gian thu thập tài liệu, nghiên cứu và thực hiện, đến nay luận văn thạc sỹ quản lý xây dựng ”Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý đấu thầu, áp dụng c
Trang 1Sau một thời gian thu thập tài liệu, nghiên cứu và thực hiện, đến nay luận
văn thạc sỹ quản lý xây dựng ”Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý đấu thầu, áp dụng cho Ban quản lý dự án sông Tích Hà Nội” đã
hoàn thành đúng thời hạn và đảm bảo các yêu cầu đề ra trong đề cương được duyệt
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo GS.TS Vũ Thanh Te cùng các góp ý về chuyên môn của các thầy cô trong khoa Công trình - Trường đại học thủy lợi và sự ủng hộ của lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Ban quản lý dự án sông Tích Hà Nội
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Trường Đại học Thuỷ lợi đã đào tạo và quan tâm tạo mọi điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này
Tác giả xin chân thành cảm ơn thầy Vũ Thanh Te đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu cần thiết cho tác giả hoàn thành luận văn này
Tác giả xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, Cán bộ công nhân viên Ban quản
lý dự án sông Tích Hà Nội đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả trong
suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này
Do năng lực, kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, luận văn khó tránh khỏi thiếu sót, tác giả mong nhận được những ý kiến góp ý của quý độc giả
Xin trân trọng cảm ơn!
Nguyễn Quang Thịnh
Trang 2Tôi xin cam đoan nội dung luận văn này là sản phẩm do tôi nghiên cứu và thực hiện Các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố trước đây Tất cả các trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Quang Thịnh
Trang 3MỞ ĐẦU 1
1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Mục đích nghiên cứu: 3
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
4 Phương pháp nghiên cứu: 3
5 Nội dung nghiên cứu: 3
6 Kết quả dự kiến đạt được: 3
7 Nội dung của Luận văn: 4
CHƯƠNG I :TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU VÀ QUẢN LÝ ĐẤU THẦU XÂY DỰNG 5
1.1 Công tác đấu thầu và quản lý đấu thầu trên thế giới 5
1.1.1 Quản lý đấu thầu của Ba Lan 5
1.1.2 Quản lý đấu thầu của Hàn Quốc 6
1.1.3 Quản lý đấu thầu của Ngân hàng thế giới (WB) 7
1.1.4 Quản lý đấu thầu của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) 9
1.2 Công tác đấu thầu và quản lý đấu thầu tại Việt Nam 10
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển công tác đấu thầu 10
1.2.2 Thực trạng công tác đấu thầu của Việt Nam trong những năm qua 13
1.3 Những tồn tại trong quản lý đấu thầu 16
1.3.1 Tồn tại của hệ thống văn bản pháp lý về đấu thầu 16
1.3.2 Tồn tại trong quá trình thực hiện công tác đấu thầu 20
1.4 Kết luận chương 1 26
CHƯƠNG II :MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ ĐẤU THẦU XÂY DỰNG 29
2.1 Khái niệm về đấu thầu, hình thức đấu thầu xây dựng 29
2.1.1 Khái niệm về đấu thầu 29
2.1.2 Các hình thức lựa chọn nhà thầu 31
2.2 Đặc điểm và yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý đấu thầu 32
Trang 42.3 Phân tích các điểm mới của Luật đấu thầu 2013 37
2.4 Phân tích các ưu nhược điểm của các hình thức đấu thầu 39
2.5 Vai trò của Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án trong quản lý chất lượng đấu thầu 41
2.6 Kết luận chương 2 42
CHƯƠNG III : ĐỀ XUẤT MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤU THẦU TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN SÔNG TÍCH HÀ NỘI 44
3.1 Giới thiệu về Dự án Tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích từ Lương Phú, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì và Ban quản lý dự án sông Tích Hà Nội 44
3.1.1 Giới thiệu về dự án 44
3.1.2 Ban Quản lý dự án sông Tích Hà Nội 49
3.1.3 Tóm tắt quá trình triển khai dự án 50
3.2 Quá trình thực hiện công tác quản lý đấu thầu của dự án 53
3.2.1 Thực hiện công tác đấu thầu và quản lý đấu thầu của dự án 53
3.2.2 Phân tích quá trình thực hiện một số gói thầu điển hình của dự án 57
3.2.3 Quy trình thực hiện công tác đấu thầu tại Ban QLDA 65
3.3 Những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý đấu thầu của dự án 66
3.3.1 Những kết quả đạt được 66
3.3.2 Một số hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện công tác đấu thầu đối với các gói thầu thuộc dự án sông Tích 69
3.4 Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý đấu thầu đối với dự án Tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích 71
3.4.1 Đào tạo, cập nhật thường xuyên kiến thức về đấu thầu cho cán bộ Ban quản lý dự án 71
3.4.2 Ban QLDA thuê Tổ chuyên gia xét thầu chuyên nghiệp hoặc thêm chuyên gia tham gia cùng Tổ chuyên gia xét thầu của ban QLDA 72
Trang 53.4.5 Tăng cường công tác quản lý sau đấu thầu 75
3.4.6 Tăng cường công tác quản lý vốn của nhà thầu sau đấu thầu 76
3.4.7 Quản lý nhân lực, máy móc thiết bị, biện pháp tổ chức thi công 77
3.4.8 Tập huấn, phổ biến triển khai Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 78
3.4.9 Đề xuất các bước xét thầu và lượng hóa chỉ tiêu xét thầu 78
3.4.10 Xây dựng quy trình cụ thể cho công tác đấu thầu gói thầu tư vấn và thi công xây lắp 79
3.5 Kết luận chương 3 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
1 KẾT LUẬN 85
2 KIẾN NGHỊ 86
Trang 6HÌNH 3.1 PHỐI CẢNH CỤM CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI 49
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU BẢNG 1.1: KẾT QUẢ ĐẤU THẦU THEO ĐÁNH GIÁ CHUNG 14
Bảng 1.2: Kết quả đấu thầu theo hình thức đấu thầu 14
Bảng 3.1: Tổng hợp các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu 45
Bảng 3.2: Tổng hợp khối lượng chính 52
Bảng 3.3: Bảng kế hoạch vốn và kết quả giải ngân 53
Bảng 3.4: Các gói thầu đã hoàn thành 54
Bảng 3.5: Các gói thầu đang triển khai thực hiện 56
Bảng 3.6: Các gói thầu chưa triển khai thực hiện 57
Bảng 3.7: Đánh giá điều kiện tiên quyết 58
Bảng 3.8: Đánh giá hồ sơ đề xuất về mặt kỹ thuật 58
Bảng 3.9: Đánh giá hồ sơ dự thầu thông qua giá bỏ thầu 59
Bảng 3.10: Đánh giá điều kiện tiên quyết 60
Bảng 3.11: Đánh giá hồ sơ đề xuất về mặt kỹ thuật 61
Bảng 3.12: Đánh giá hồ sơ dự thầu thông qua giá bỏ thầu 61
Bảng 3.13: Đánh giá điều kiện tiên quyết 62
Bảng 3.14: Đánh giá hồ sơ đề xuất về mặt kỹ thuật 62
Bảng 3.15: Đánh giá hồ sơ dự thầu thông qua giá bỏ thầu 62
Bảng 3.16: Tổng hợp đánh giá 63
Bảng 3.17: Đánh giá chi tiết các hồ sơ dự thầu 64
Bảng 3.18: Kết quả đánh giá các nhà thầu 65
Bảng 4.1: Lượng hóa các chỉ tiêu xét thầu và công thức tính toán 79
Bảng 4.2: Các gia quyền tương đối của mục tiêu xét thầu 79
Bảng 4.3: Bảng tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật gói thầu tư vấn 81
Bảng 4.4: Bảng tiêu chuẩn đánh giá nhà thầu xây lắp 82
Trang 7ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Sông Tích có chiều dài khoảng 110km, bắt nguồn từ huyện Ba Vì, chảy qua các huyện, thị xã: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai và hợp lưu với sông Bùi (từ Lương Sơn, Hòa Bình) tại ngã ba Tân Trượng thuộc huyện Chương
Mỹ Sau đó tiếp tục chảy xuống hạ lưu và nhập vào sông Đáy tại ngã ba Ba Thá thuộc ba huyện Chương Mỹ, Ứng Hòa và Mỹ Đức
Do diện tích rừng đầu nguồn bị thu hẹp và trên lưu vực sông hình thành nhiều hồ chứa nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và làm du lịch như
hồ Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù…, làm cho lòng sông cạn nước, nhất là vào mùa khô nhiều đoạn trở thành dòng sông chết
Thấy rõ tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của sông Tích đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong lưu vực, đồng thời để thay thế nhiệm vụ của hồ Đồng Mô - Ngải Sơn, tưới cho 4.000ha đất canh tác (do hồ Đồng Mô – Ngải Sơn thuộc đề án Quy hoạch tổng thể Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam tại quyết định 667/QĐ-TTg ngày 21/8/1997) Bộ Nông nghiệp & PTNT đã báo cáo và được Thủ tướng giao nghiên cứu lập dự án Tiếp nước cho sông Tích, dự án được nghiên cứu từ những năm 2001-2002
Trải qua quá trình khảo sát, nghiên cứu, đề xuất ý tưởng và tiếp thu ý kiến của các chuyên gia và các cơ quan chuyên ngành đã thống nhất chọn phương án tiếp nước cho sông Tích từ sông Đà tại Lương Phú thuộc xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì UBND Tỉnh Hà Tây (cũ) được giao chủ đầu tư trực tiếp nghiên cứu lập và phê duyệt dự án
Thực hiện nhiệm vụ được giao, UBND tỉnh Hà Tây đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với tư vấn thiết kế khảo sát, lập dự án và tại quyết định số 1257/QĐ-UBND ngày 15/5/2008, UBND Tỉnh phê duyệt dự án tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích từ Lương Phú, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì
Sau khi hợp nhất mở rộng địa giới hành chính thủ đô, trên cơ sở định hướng quy hoạch chung xây dựng thủ đô; định hướng phát triển kinh tế khu vực phía Tây
Trang 9Hà Nội; chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam; Kết luận của Thủ tướng chính phủ tại buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Hà Nội tại thông báo số 08/TB-VPCP ngày 06/01/2009 Để phù hợp với định hướng phát triển chung của thành phố và cơ chế chính sách trong đầu tư XDCB UBND Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện tính toán, kiểm tra, xác định cụ thể mục tiêu đầu tư, phạm vi, nhiệm vụ, quy mô của dự án để báo cáo Thành phố phê duyệt Tại quyết định số 4927/QĐ-UBND ngày 06/10/2010, UBND thành phố Hà Nội phê duyệt dự án đầu
tư Tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích từ Lương Phú, xã Thuần Mỹ, huyện Ba
Vì với mục tiêu, quy mô chủ yếu như sau:
Mục tiêu: Cấp nước tưới cho 16.000ha đất sản xuất nông nghiệp; cấp nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt; cải tạo môi trường; phòng chống lũ cho lưu vực, phát triển giao thông, kinh tế xã hội thủ đô Hà Nội
Quy mô: Xây dựng cụm công trình đầu mối; Đào mới và nạo vét lòng sông, xây mới đồng bộ hệ thống các công trình thủy lợi, giao thông trên tuyến
Sở nông nghiệp và PTNT được giao nhiệm vụ chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư
là Ban quản lý dự án sông Tích Hà Nội được thành lập tại quyết định số UBND ngày 17/6/2011 Thực hiện nhiệm vụ được giao, Ban quản lý dự án sông Tích
2774/QĐ-Hà Nội đã triển khai các thủ tục đầu tư của dự án, lập kế hoạch đấu thầu và được thành phố phê duyệt tại quyết định số 1995/QĐ-UBND ngày 29/4/2013 và 2043/QĐ-UBND ngày 05/4/2013 Đoạn I của Dự án đang thực hiện gồm 27 gói thầu, đến nay nhiều gói thầu đã hoàn thành Quá trình thực hiện công tác đấu thầu đã thực hiện đúng các quy định của nhà nước về đấu thầu xây dựng và đã lựa chọn được những nhà thầu phù hợp với từng gói thầu của dự án Tuy nhiên, trong công tác quản lý đấu thầu tại Ban quản lý dự án vẫn còn nhiều tồn tại, thiếu sót dẫn đến một số nhà thầu chưa đáp ứng được yêu cầu, làm chậm tiến độ chung của dự án và khó khăn cho công tác quản lý chất lượng, tiến độ dự án Để công tác quản lý đấu thầu được tốt hơn với
các gói thầu còn lại thuộc dự án, việc nghiên cứu đề xuất "Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý đấu thầu, áp dụng cho Ban quản lý dự án sông Tích Hà Nội" là hết sức quan trọng và cần thiết
Trang 102 Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở lý luận và thực trạng triển khai công tác đấu thầu để đề xuất một
số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý đấu thầu tại Ban quản lý dự án sông Tích Hà Nội
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đề tài phân tích, đánh giá thực trạng công tác đấu thầu xây dựng tại Ban quản lý dự án sông Tích; những thành tựu đạt được, những tồn tại hạn chế và những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động này
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: những quy định và thực trạng đấu thầu ở Việt Nam, quá trình triển khai công tác quản lý đấu thầu của Ban quản lý dự án sông Tích Hà Nội đối với dự án Tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích từ Lương Phú, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, TP Hà Nội từ khi bắt đầu thực hiện dự án đến nay
4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý đấu thầu xây dựng
- Phương pháp điều tra khảo sát; Phương pháp thống kê; Phương pháp phân tích so sánh
- Phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống hóa và một số phương pháp kết hợp khác
5 Nội dung nghiên cứu:
- Tổng quan về công tác đấu thầu
- Cơ sở lý luận trong lĩnh vực đấu thầu
- Thực trạng công tác quản lý đấu thầu tại Ban quản lý dự án sông Tích Hà Nội
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý đấu thầu tại Ban quản lý dự án sông Tích Hà Nội
6 Kết quả dự kiến đạt được:
- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý đấu thầu tại Ban quản lý dự án sông Tích Hà Nội đối với dự án Tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích từ Lương Phú, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, TP Hà Nội từ khi bắt đầu triển khai dự án đến nay
Trang 11- Một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao chất lượng trong công tác đấu thầu tại Ban quản lý dự án sông Tích Hà Nội
7 Nội dung của Luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Bố cục Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về công tác đấu thầu và quản lý đấu thầu xây dựng Chương 2: Một số vấn đề lý luận chung về đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng Chương 3: Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác quản
lý đấu thầu tại Ban quản lý dự án sông Tích Hà Nội
Trang 12CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU VÀ QUẢN LÝ
ĐẤU THẦU XÂY DỰNG 1.1 Công tác đấu thầu và quản lý đấu thầu trên thế giới
Công tác quản lý đấu thầu trên thế giới được nghiên cứu ở một số quốc gia,
tổ chức quốc tế thông qua các tài liệu thu thập được về công tác quản lý đấu thầu
đã triển khai thực hiện tại một số quốc gia trên thế giới có điều kiện kinh tế xã hội,
chính trị gần giống với Việt Nam và tại một số tổ chức quốc tế
số lượng xuất bản là 1000 bản/kỳ và có tới 70.000 thông báo mời thầu mỗi năm Đây là một trong những hình thức tạo ra sự công khai trong hoạt động đấu thầu của
Ba Lan giúp cho nhà thầu có cơ hội nắm bắt thông tin và cạnh tranh công bằng, đồng thời cũng giúp hoạt động quản lý đấu thầu được chặt chẽ và hiệu quả
- Về giải quyết khiếu nại trong đấu thầu: Các biện pháp giải quyết khiếu nại được quy định trong Luật mua sắm công của Ba Lan Việc xử lý khiếu nại như sau:
* Mỗi bên (nhà thầu, bên mua và cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu) được quyền chỉ định 1 trọng tài đại diện cho mình Trọng tài được chỉ định phải thuộc danh sách trọng tài được Chính phủ cấp chứng chỉ hành nghề trọng tài
* Người khiếu nại phải nộp một khoản tiền khoản 700 USD để chi cho hoạt động của tổ trọng tài gồm 3 thành viên nêu trên
Trang 13* Trong vòng 2 tuần, tổ trọng tài sẽ quyết định phần thắng thuộc về ai Nếu nhà thầu khiếu nại đúng thì bên mua phải đền bù chi phí mà người này đã bỏ ra còn nếu nhà thầu khiếu nại sai thì sẽ mất khoản tiền đã nộp đó
Những trọng tài này bình thường là các cán bộ, công nhân viên, họ chỉ làm trọng tài phân xử khi được chỉ định
- Về đào tạo cán bộ làm công tác đấu thầu
Bên cạnh công tác đào tạo của cục mua sắm công, Ba Lan còn có một hệ thống đào tạo về đấu thầu, đó là các trung tâm, các trường đào tạo về đấu thầu bao gồm các cơ sở của khu vực tư nhân Với sự quan tâm tới công tác đào tạo cán bộ đấu thầu của Nhà nước, hầu hết các cán bộ làm công tác đấu thầu đều có kiến thức sâu sắc về chuyên ngành Chính điều này đã giúp cho việc quản lý hoạt động đấu thầu ở Ba Lan đạt được những thành tựu đáng kể
1.1.2 Quản lý đấu thầu của Hàn Quốc
Những quy định về đấu thầu của Hàn Quốc được tập hợp, ban hành trong Luật hợp đồng mà trong đó Nhà nước là một bên tham gia Tổng thống, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện, Bộ Kinh tế và Bộ Tài chính
có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện chi tiết
Nội dung của Luật hợp đồng này - có thể coi là Luật quy định về đấu thầu giống như các quốc gia khác - đưa ra những quy định về đấu thầu như: đề cao tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế
Điều khác biệt trong Luật Đấu thầu ở Hàn Quốc là hệ thống mua sắm tập trung Cơ quan chuyên môn tổ chức các cuộc đấu thầu của Hàn Quốc là Supply Administration of the Republic Of Korea (SAROK) có nhiệm vụ tổ chức các cuộc mua sắm lớn đến hàng chục tỷ USD mỗi năm SAROK là cơ quan chuyên nghiệp trong mua sắm các dự án lớn của Chính phủ Những cuộc mua sắm với giá trị nhỏ được phân cấp cho các cơ quan có thẩm quyền ngoài SAROK
Hàng năm, Chính phủ Hàn Quốc dành một khoản ngân sách nhất định cho SAROK nhằm nâng cao năng lực tổ chức đấu thầu và hình thành một trung tâm kiểm tra chất lượng các hợp đồng sau khi đấu thầu Nhờ hoạt động này, chất lượng
Trang 14hàng sau đấu thầu được đảm bảo tránh tình trạng nhà thầu không thực hiện đúng cam kết đưa ra khi trúng thầu
Nhìn chung, sự chuyên môn hoá là nhân tố quan trọng tạo nên hiệu quả của hoạt động đấu thầu tại Hàn Quốc
1.1.3 Quản lý đấu thầu của Ngân hàng thế giới (WB)
Ngân hàng thế giới là một tổ chức tài trợ quốc tế rất có uy tín với 185 quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam Trong việc sử dụng các khoản vay của WB, các nước thành viên phải tuân theo quy định mua sắm chung do WB ban hành, quy định này thường xuyên được sửa đổi, hoàn thiện để phù hợp với điều kiện thực tế
Sau đây là một số đặc điểm chính trong quy định đấu thầu của WB:
- Tạo sự cạnh tranh tối đa
Theo quy định của WB, hình thức mua sắm chủ yếu được sử dụng là đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB) Các hình thức lựa chọn khác: đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, chỉ định thầu, tự thực hiện… chỉ được thực hiện trong những trường hợp đặc biệt
Quy định về nội dung của hồ sơ mời thầu: không được có các yêu cầu mang
tính định hướng Nội dung của hồ sơ phải đủ chi tiết, rõ ràng về địa điểm xây dựng công trình, cung cấp hàng hoá, lịch thực hiện, thời gian hoàn thành các công việc, yêu cầu về tính năng kỹ thuật tối thiểu, yêu cầu bảo hành, bảo dưỡng, thử nghiệm, tiêu chuẩn, phương pháp kiểm tra chất lượng Đồng thời, bên mời thầu cũng phải nói rõ cách đánh giá hồ sơ dự thầu về tất cả các nội dung liên quan như thiết kế, nguyên vật liệu, thời hạn hoàn thành, điều kiện thanh toán và phương pháp đánh giá, xếp hạng nhà thầu
Tất cả những yêu cầu trên nhằm mục đích tạo ra sự cạnh tranh công bằng cho các nhà thầu, cũng là điều kiện giúp cho bên mời thầu tìm được người bán đáp ứng nhiều nhất nhu cầu của mình
- Đảm bảo công khai
Ngân hàng thế giới luôn đưa ra những quy định nhằm đảm bảo tính công khai của đấu thầu như: phải đăng tải thông báo mời thầu đối với các gói thầu lớn
Trang 15thông qua một tờ báo của Liên hợp quốc Nội dung của thông báo này phải bao gồm thời điểm hết hạn nhận hồ sơ dự thầu, địa điểm nhận hồ sơ dự thầu và mở thầu, các thông tin về bên vay, số tiền và mục đích sử dụng khoản vay, quy mô mua sắm theo thể thức ICB, tên và địa chỉ của đơn vị mua sắm
Thông báo mời thầu phải được đăng ít nhất trên một tờ báo phát hành trên phạm vi toàn quốc của nước vay (hoặc trên công báo), khuyến khích gửi thông báo mời thầu tới các sứ quán, đại diện thương mại của các nước có nhà thầu
Mở thầu công khai cũng là một nguyên tắc cơ bản của WB, bên mở thầu phải mời tất cả các nhà thầu tham gia tới dự lễ mở thầu Những nội dung cơ bản đối với từng hồ sơ dự thầu phải được đọc rõ, ghi vào biên bản mở thầu
Tính công khai của hồ sơ mời thầu còn được thể hiện ở sự chi tiết, đầy đủ của hồ sơ mời thầu bao gồm cả tiêu chuẩn đánh giá nhà thầu
- Ưu đãi nhà thầu trong nước
WB quy định chế độ ưu tiên trong xét thầu đối với các nhà thầu đủ điều kiện
ưu đãi thuộc nước vay nhằm mục tiêu tạo ra sự công bằng trong đấu thầu giữa các nước thành viên
- Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu
Đặc điểm chung của phương pháp này của WB là vừa tiên tiến, linh hoạt lại đảm bảo sự chặt chẽ
* Đối với đấu thầu dịch vụ tư vấn, sử dụng 6 phương pháp đánh giá sau: + Đánh giá đánh giá tổng hợp (xem xét cả 2 yếu tố chất lượng và chi phí) + Đánh giá dựa trên cơ sở chất lượng
+ Đánh giá dựa trên một nguồn ngân sách cố định
+ Đánh giá trên cơ sở chi phí thấp nhất
+ Đánh giá trên cơ sở năng lực
+ Phương pháp chọn theo một nguồn duy nhất
* Đấu thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp, các bước đánh giá như sau:
+ Bước đánh giá về kỹ thuật
+ Đánh giá về tài chính, thương mại để xếp hạng nhà thầu
Trang 16- Các nguyên tắc cơ bản trong quy định mua sắm của WB
+ Không phân biệt đối xử
+ Không đàm phán về giá
+ Đảm bảo sự cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong quá trình đấu thầu + Không được vi phạm quy định về đấu thầu
+ Có điều chỉnh theo thời gian
1.1.4 Quản lý đấu thầu của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
Các quy định đấu thầu của ADB cũng tương tự như của WB, chỉ có một vài khác biệt nhỏ trong tuyển chọn dịch vụ tư vấn Nguyên tắc chính trong Quy chế Đấu thầu của ADB là cạnh tranh
- Các thông báo mời thầu phải được thực hiện trên tờ ADB’s business opportunities (Cơ hội kinh doanh của ADB) chủ yếu dùng tiếng Anh
- Hồ sơ mời thầu phải mô tả rõ ràng, chi tiết, chính xác về số lượng, chất lượng, địa điểm, thời gian giao hàng hoặc lắp đặt, yêu cầu về bảo lãnh, bảo hành, bảo trì và những yêu cầu cụ thể khác nhằm mục tiêu đảm bảo tính cạnh tranh Các tiêu chuẩn kỹ thuật, phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá cũng phải được nêu rõ trong hồ sơ mời thầu
Ngoài ra, các báo cáo xét thầu và đề nghị hợp đồng đều phải do ADB xem xét
và phê duyệt theo đúng quy định nêu trong hướng dẫn mua sắm của ADB
- Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu
Tương tự như của WB, chỉ có một vài đặc điểm riêng biệt là:
- Coi trọng tính hợp lệ của nhà thầu: chỉ có những thành viên của ADB mới
đủ tư cách là nhà thầu hợp lệ Quan điểm của ADB trong lựa chọn nhà thầu tư vấn
là ưu tiên đánh giá về kỹ thuật, nếu như WB quy định danh sách ngắn trong đấu thầu lựa chọn tư vấn là từ 3 đến 6 nhà tư vấn thì của ADB là từ 5 đến 7
- Quy trình thực hiện: Bên cạnh việc ban hành hướng dẫn mua sắm của ADB với nội dung ngắn gọn, chặt chẽ, ADB còn ban hành sổ tay hướng dẫn chi tiết Trong đó, ADB đưa ra quy trình thực hiện chi tiết nhằm thực hiện quá trình lựa chọn nhà thầu đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả mua sắm
Trang 17- Ưu đãi nhà thầu trong nước
- Tính quốc tế cao: thể hiện ở các điểm
+ Thông báo mời thầu sử dụng tờ báo tiếng Anh hoặc yêu cầu đăng tải trên
tờ báo có lưu lượng phát hành rộng rãi trong nước
+ Ngôn ngữ: Hồ sơ mời thầu và các tài liệu liên quan phải sử dụng tiếng Anh
1.2 Công tác đấu thầu và quản lý đấu thầu tại Việt Nam
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển công tác đấu thầu
Quá trình hình thành và phát triển đấu thầu ở nước ta gắn liền với quá trình phát triển của nền kinh tế Trước năm 1945, Việt Nam còn là nước thuộc địa, nền kinh tế và các chính sách do chính phủ Pháp quản lý và chi phối Từ năm 1945 sau khi giành được độc lập và thành lập nước, nền kinh tế của Việt Nam đã hình thành và bước đầu phát triển, tuy nhiên từ 1946-1954 đất nước trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, thời kỳ này nền kinh tế còn ở trong giai đoạn sơ khai, chưa có cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế và chưa có hoạt động đấu thầu
Giai đoạn 1954-1975: Trong giai đoạn này, kinh tế miền Bắc phát triển bình quân năm là 6% (GDP đầu người bình quân năm tăng khoảng 3%) Do chiến tranh lan rộng ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Kinh tế trong thời gian này tập trung phục
vụ cho chiến trường với nhiệm vụ giải phóng đất nước Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung của nhà nước theo các kế hoạch kinh tế 5 năm, Nhà nước chỉ định cho các đơn vị thực hiện xây lắp tuỳ theo kế hoạch mà Nhà nước đề ra hoặc căn cứ vào mối quan hệ giữa các đơn vị đó với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà không qua đấu thầu Với cơ chế này, không tồn tại khái niệm cạnh tranh trong tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế nói chung và trong hoạt động đầu tư xây dựng nói riêng, từ đó tạo
ra nhiều tiêu cực, sai lầm gây thất thoát lớn cho xã hội
Giai đoạn 1976-1986: Đường lối kinh tế chủ đạo của thời kỳ này là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động Thời kỳ này được nhắc đến với danh từ "bao cấp" Nền kinh tế hoạt động theo cơ chế tập trung kế hoạch hóa Nhà nước lên kế hoạch cho mọi hoạt động kinh tế, các xí nghiệp nhà máy cứ theo kế hoạch nhà nước mà làm Thành phần
Trang 18kinh tế tư nhân bị cấm Nông dân làm việc trong các hợp tác xã Kinh tế giai đoạn này rất khó khăn, trì trệ và rơi vào khủng hoảng trầm trọng Trong thời gian này không có các hoạt động đấu thầu trong nền kinh tế
Từ năm 1986 đến nay: Từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh bắt đầu được tạo điều kiện phát triển Khái niệm cạnh tranh trở nên thông dụng, trong hoạt động đầu tư xây dựng, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật, đều có cơ hội tham gia xây dựng các công trình ngang nhau nên giữa các doanh nghiệp luôn tồn tại sự cạnh tranh Nền kinh tế càng phát triển thì mức độ cạnh tranh càng gay gắt Đứng trước thực tế đó, hoạt động đấu thầu đã xuất hiện và tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp xây dựng có cơ hội được thể hiện mình một cách tốt nhất Ở các nước phát triển, đấu thầu đã được áp dụng từ lâu và mang lại hiệu quả to lớn, còn ở Việt Nam hình thức này còn rất mới Để tạo ra môi trường pháp lý nhằm tăng cường hiệu quả của hình thức đấu thầu, cùng với việc
tổ chức thực hiện, các văn bản có tính quy chế được xây dựng, bổ sung và sửa đổi ngày càng hoàn thiện
Hệ thống các văn bản của nhà nước liên quan đến đấu thầu:
- Trước những năm 1990, trong các văn bản quản lý đầu tư xây dựng đã xuất hiện “ Quy chế đấu thầu trong xây dựng” nhưng chưa rõ ràng
- Năm 1990, Bộ xây dựng ban hành Quy chế đấu thầu trong xây dựng tại Quyết định số 24/BXD-VKT ngày 12/ 2/1990 Văn bản này được coi là Quy chế đấu thầu đầu tiên, trong đó quy định tất cả công trình xây dựng nguồn vốn ngân sách và ngoài ngân sách và hợp tác xã đều phải thực hiện đấu thầu
- Tháng 3/1994- Bộ Xây dựng ban hành “ Quy chế đấu thầu xây lắp” tại Quyết định số 06/BXD-VKT thay cho Quyết định số 24/BXD-VKT Theo đó quy định tất
cả công trình xây dựng thuộc sở hữu Nhà nước đều phải thực hiện đấu thầu
- Ngày 16/4/1994, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 183/TTg về Thành lập Hội đồng quốc gia xét chọn đơn vị trúng thầu các dự án đầu tư lớn Theo quyết định này, các dự án dùng vốn Nhà nước (bao gồm Ngân sách cấp, vốn vay, vốn viện
Trang 19trợ, vốn Nhà nước ở các doanh nghiệp) đều phải qua đấu thầu, kết quả đấu thầu có vốn đầu tư trên 10 triệu USD phải thông qua Hội đồng xét thầu quốc gia thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và phê duyệt
- Năm 1996, Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu kèm theo Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 16/7/1996 Văn bản này mang tính pháp lý cao hơn và phạm vi điều chỉnh rộng hơn, theo đó, “gói thầu” lần đầu tiên đã trở thành đối tượng quản lý của công tác đấu thầu Nghị định 43/NĐ-CP của Chính phủ đã được thay thế bằng Nghị định số 88/NĐ-CP ngày 1/9/1999 và Nghị định này đã được bổ sung, sửa đổi bởi Nghị định số 14/NĐ-CP ngày 5/5/2000 Từ năm 1999 đến năm 2003, công tác đấu thầu được điều chỉnh chủ yếu bằng Nghị định số 88/NĐ-CP và Nghị định số 14/NĐ-
CP, so với cơ chế cũ thì nhiều vấn đề đã sáng tỏ hơn, phương pháp đánh giá để đấu thầu đã khoa học hơn, chuẩn mực hơn
- Năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 66/NĐ-CP ngày 12/6/2003 sửa đổi bổ sung Nghị định số 88/NĐ-CP và Nghị định số 14/NĐ-CP Với 45% số điều bổ sung Nghị định 88/CP và 13% số điều sửa đổi bổ sung, Nghị định 14/NĐ-CP đã tăng cường tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong đấu thầu, bảo đảm hiệu quả kinh
tế của dự án, tăng cường một bước công tác thanh tra quản lý hoạt động đấu thầu và thực hiện hợp đồng, nâng cao công tác quản lý thông tin về đấu thầu và Nhà thầu
- Với những quy chế, quy định về Đấu thầu trong xây dựng được nói ở trên, vẫn chưa bao quát được hết được khối lượng công việc, tình huống xảy ra trong hoạt động đấu thầu và trách nhiệm, biện pháp xử lý các tình huống xảy ra trong đấu thầu Ngày 29 tháng 11 năm 2005 tại kỳ họp Quốc hội khóa XI năm 2005 đã thống nhất ban hành Luật đấu thầu là bước tiến quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đấu thầu, tạo tiền đề cho hoạt động đấu thầu ngày càng phù hợp với xu thế hội nhập toàn cầu Cùng với việc ban hành Luật đấu thầu, nhà nước cũng đã ban hành Nghị định 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006, Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 05/05/2008, Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 về việc Hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
Trang 20- Để phù hợp tình hình thực tế ngày 19 tháng 6 năm 2009 tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII đã thông qua sửa đổi bổ sung Luật đấu thầu năm 2005
- Tại kỳ họp thứ 6 ngày 26/11/2013 Quốc hội khóa XIII đã thống nhất ban hành Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 Theo đó, Luật đấu thầu năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014 Luật này gồm 13 chương với 96 điều được xây dựng trên cơ sở sửa đổi toàn diện Luật đấu thầu năm 2005, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009 Luật đấu thầu năm 2013 có 10 điểm mới căn bản là: Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong đấu thầu; Quy định phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu; Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực trong nước; Mua sắm tập trung; Mua thuốc, vật tư y tế; Lựa chọn nhà đầu tư; Hợp đồng trong đấu thầu; Phân cấp trong đấu thầu; Giám sát về đấu thầu; Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu
1.2.2 Thực trạng công tác đấu thầu của Việt Nam trong những năm qua
Trong thập kỷ 80 của thế kỷ trước, nước ta chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước Đây là một bước ngoặt trong quá trình phát triển kinh tế Sự ra đời của nhiều doanh nghiệp nhà nước và tư nhân đã tạo nên môi trường kinh doanh cạnh tranh của nền kinh tế Các doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước cùng nỗ lực để phát triển, hoàn thiện, nâng cao năng lực để khẳng định vị trí của mình trên thị trường nhằm tìm kiếm việc làm cho mình Các dự án không còn được nhà nước giao cho một đơn vị thực hiện theo kế hoạch mà có nhiều sự lựa chọn các cơ quan, đơn vị đủ điều kiện, năng lực thực hiện Đáp ứng nhu cầu đó nhà nước đã cho ra đời các quy định về đấu thầu, từ Quy chế đấu thầu trong xây dựng năm 1990 của Bộ xây dựng được xem là quy định đầu tiên về đấu thầu, sau đó là các văn bản quy phạm pháp luật khác về đấu thầu được ban hành để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, sự ra đời của Luật đấu thầu năm 2005 là một bước tiến lớn về thống nhất và hoàn thiện các quy định rời rạc, tản mát về đấu thầu thành một luật riêng quy định về đấu thầu Trong thời gian
đó Công tác đấu thầu đã được triển khai và đã đem lại những kết quả đáng khích lệ Kết quả đấu thầu theo đánh giá chung như bảng 1.1
Trang 21Bảng 1.1: Kết quả đấu thầu theo đánh giá chung
Tổng số gói thầu Gói 9.632 10.179 28.644 32.150 30.269 28.069
Tổng giá gói thầu Triệu
USD 2.392,75 1.888,98 5.364,31 5.819,25 5.401,70 4.246,02 Tổng giá trúng
thầu
Triệu USD 2.061,52 1.619,91 4.812,39 5.320,36 4.961,75 3.985,19
Tỉ lệ tiết kiệm % 13,84 14,00 10,29 8,57 8,14 6,14
Nguồn: Báo cáo số liệu về hoạt động đấu thầu ở Việt Nam của Vụ Quản lý đấu thầu
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nhận xét: Nhìn vào những số liệu tổng quát nhất về hoạt động đấu thầu của
cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu (Vụ quản lý đấu thầu trực thuộc Bộ Kế hoạch
và Đầu tư), ta thấy tổng số gói thầu được thực hiện có sự tăng liên tục và rất nhanh
từ năm 1994 đến năm 2002 nhưng lại có xu hướng giảm dần vào 2 năm tiếp theo
2003 và 2004 Trong khi đó tỉ lệ tiết kiệm thông qua đấu thầu qua các năm lại giảm liên tục và đều đặn, đặc biệt là vào năm 2004 Những số liệu này giúp chúng ta thấy
sự giảm sút về cả số lượng và chất lượng của hoạt động đấu thầu ở Việt Nam trong
thời gian gần đây Kết quả đấu thầu theo hình thức lựa chọn như bảng 1.2
Bảng 1.2: Kết quả đấu thầu theo hình thức đấu thầu
Chỉ tiêu Số gói thầu
Tổng giá gói thầu
(triệu USD)
Tổng giá trúng thầu
(triệu USD)
Tiết kiệm (%)
Số gói thầu
Tổng giá gói thầu
(triệu USD)
Tổng giá trúng thầu
(triệu USD)
Tiết kiệm (%)
Trang 22Năm 2003 2004
Chỉ tiêu Số gói thầu
Tổng giá gói thầu
(triệu USD)
Tổng giá trúng thầu
(triệu USD)
Tiết kiệm (%)
Số gói thầu
Tổng giá gói thầu
(triệu USD)
Tổng giá trúng thầu
(triệu USD)
Tiết kiệm (%)
ĐT rộng rãi
Tỷ trọng (13,39%) 4.053 3.434.36
3.117,32 (62,83%) 9.23
4.209 (14,99%) 2.303.14
2.137,61 (53,64%) 7.19
ĐT hạn chế
Tỷ trọng (17,06%) 5.163 1.450.83
1.372,56 (27,66%) 5.39
4.058 (14,45%) 1.096.57
1.040,34 (26,11%) 5.13 Chỉ định thầu
và tự thực
hiện
Tỷ trọng
15.346 (50,7%)
127.08 124,58
(2,51%)
1.97 14.531 (51,77%)
5.271 (18,79%) 272.25
249,41 (6,26%) 8.39
Nguồn: Báo cáo số liệu về hoạt động đấu thầu ở Việt Nam của Vụ Quản lý đấu thầu
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Theo số liệu ở bảng trên, tỷ lệ tiết kiệm thu được ở hình thức đấu thầu rộng rãi
là lớn nhất rồi đến đấu thầu hạn chế sau đó mới là chỉ định thầu và tự thực hiện Còn với các hình thức còn lại có tỷ lệ tiết kiệm lớn chủ yếu là do tỷ lệ tiết kiệm cao ở hai ngành Bưu chính viễn thông và Điện lực Việt Nam vì họ có khách hàng truyền thống
đã quan hệ mua bán với nhau từ lâu, còn lại các đơn vị khác tỷ lệ tiết kiệm đều thấp
So với năm 2002, số lượng gói thầu được thực hiện ở các hình thức cũng như
tỷ lệ tiết kiệm ở các hình thức đấu thầu có sự giảm xuống rõ rệt
Hình thức đấu thầu rộng rãi dù có nhiều ưu điểm và tạo tỷ lệ tiết kiệm lớn nhất nhưng vẫn chưa được áp dụng nhiều Tuy nhiên, cũng có một điểm đáng mừng là càng ngày tỷ lệ các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi càng chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các hình thức còn lại Nếu như vào các năm 2003 trở về trước, số lượng các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế luôn lớn hơn so với đấu thầu rộng rãi thì đến năm 2004, số lượng gói thầu áp dụng đấu thầu rộng rãi đã vượt qua đấu thầu hạn chế Nhưng số lượng các gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu và tự thực hiện còn lớn hơn rất nhiều (gấp khoảng 3 lần) so với các hình thức đấu thầu rộng
Trang 23rãi và hạn chế, ngoài ra, tỷ lệ qua này qua các năm thay đổi không đáng kể Điều này
là một hạn chế lớn cho Việt Nam trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới WTO
và cũng gây thất thoát rất lớn cho ngân sách quốc gia Các hình thức đấu thầu khác đấu thầu rộng rãi vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng số các gói thầu (khoảng 80%), đây là những hình thức không có tính cạnh tranh hoặc tính cạnh tranh không cao trong đấu thầu Đây là nguyên nhân làm giảm hiệu quả của hoạt động đấu thầu, làm mất đi vai trò, chức năng của đấu thầu và là một nguy cơ cần được các nhà quản
lý quan tâm điều chỉnh
Vài năm gần đây, những tiêu cực liên quan đến đấu thầu được biết đến nhiều hơn Liên tục xảy ra những sai phạm, tham nhũng, tiêu cực với số tiền thất thoát từ ngân sách nhà nước lên đến hàng chục tỷ, hàng trăm tỷ đồng đã bị phanh phui và lên
án Những tiêu cực này xảy ra ở hầu hết các ngành kinh tế mà tiêu biểu là ngành xây dựng - một trong những ngành áp dụng đấu thầu rộng rãi nhất
Những sai phạm nghiêm trọng này cũng là động lực thúc đẩy sự ra đời của Luật Đấu thầu năm 2005 sau thời gian dài thảo luận tại Quốc hội Trên thực tế, sự ra đời của Luật này dù còn chậm nhưng cũng rất cần thiết trong việc điều chỉnh, thúc đẩy sự phát triển đúng hướng, giảm thiểu những “chệch choạc” của hoạt động đấu thầu Nó giúp cho hoạt động này phát huy được những chức năng vốn có của mình trong việc tiết kiệm ngân sách quốc gia, giảm thiểu hiện tượng lợi dụng sơ hở của pháp luật và sự buông lỏng quản lý để trục lợi cá nhân từ ngân sách quốc gia
1.3 Những tồn tại trong quản lý đấu thầu
1.3.1 Tồn tại của hệ thống văn bản pháp lý về đấu thầu
Qua tổng kết gần 7 năm thi hành Luật đấu thầu năm 2005, các hoạt động đấu thầu mua sắm sử dụng vốn nhà nước đã dần đi vào nề nếp, ngày càng khách quan, công bằng, hiệu quả, tiết kiệm Tuy nhiên, cũng xuất hiện tình trạng lợi dụng sơ hở một số quy định pháp luật để thông thầu, chỉ định thầu bất hợp lý, kéo dài thời gian thực hiện gói thầu… gây lãng phí, thất thoát nguồn vốn nhà nước
Trong quá trình thực hiện Luật đấu thầu 2005 cũng đã bộc lộ những tồn tại, khó khăn, vướng mắc và hạn chế như:
Trang 24- Phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu hiện hành chưa bao quát hết các hoạt động mua sắm sử dụng nguồn lực của Nhà nước
- Các quy định về đấu thầu còn tản mạn, không tập trung, không thống nhất Hiện nay ở Việt Nam, lĩnh vực đấu thầu đang được chia nhỏ và quản lý không tập trung, các quy định về đấu thầu nằm rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật gây nên tình trạng chồng chéo, thiếu thống nhất giữa các văn bản và gây khó khăn cho các đơn vị thực hiện trong việc tra cứu áp dụng, cụ thể:
* Đấu thầu lựa chọn nhà thầu: được quy định tại Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng và Luật số 38/2009/QH12
* Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất; thực hiện hợp đồng BOT, BTO, BT: được quy định tại Luật Đầu tư
* Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức đối tác công –
tư (PPP) : được quy định tại Quyết định 71/2010/QĐ-TTg
* Đấu thầu theo phương thức mua sắm tập trung: được quy định tại Quyết định 179/2007/QĐ-TTg, Thông tư 22/2008/TT-BTC
* Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục, dạy nghề, y tế, thể thao, môi trường: được quy định tại Nghị định 69/2008/NĐ-CP
* Đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công: được quy định tại Quyết định 39/2008/QĐ-TTg
* Đấu thầu cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích: được quy định tại Quyết định 256/2006/QĐ-TTg
- Khó khăn trong triển khai rộng rãi hoạt động đấu thầu qua mạng
Đấu thầu qua mạng nhằm giảm thiểu thời gian, tiết kiệm chi phí, đồng thời tăng cường tính minh bạch, cạnh tranh trong đấu thầu, góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Nhà nước
Nhà nước đã có chủ trương hướng tới Chính phủ điện tử mà một trong những nội dung quan trọng là ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm chính phủ Luật Đấu thầu hiện hành mới chỉ có một điều quy định về đấu thầu điện tử Do đó không có
đủ khung pháp lý định hướng để triển khai rộng rãi hoạt động đấu thầu qua mạng
Trang 25- Thủ tục hành chính trong hoạt động đấu thầu còn phức tạp
Các thủ tục hành chính theo quy định hiện hành trong hoạt động đấu thầu còn khá phức tạp, rườm rà dẫn đến kéo dài thời gian lựa chọn nhà thầu và gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý đấu thầu Đơn giản hóa thủ tục hành chính là chủ trương của Chính phủ tại nghị quyết số 25/NQ-CP, số 70/NQ-CP của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1024/TTg-TCCV ngày 16/02/2010 Đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm khuyến khích đấu thầu cạnh tranh, khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia đấu thầu, khuyến khích nhà thầu, lao động, sản xuất và hàng hóa trong nước phát triển
Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong đấu thầu cũng đồng thời hướng tới việc thực hiện các cam kết của Việt Nam với tư cách thành viên Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) và để chuẩn bị đàm phán tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định thương mại tự do với EU
- Một số hoạt động đấu thầu nằm ngoài Lĩnh vực và hình thức lựa chọn của luật hiện hành
Trên thực tế, nhiều nội dung mua sắm hiện nay chưa được quy định rõ trong Luật Đấu thầu là thuộc lĩnh vực hàng hóa hay dịch vụ tư vấn để từ đó áp dụng quy trình mua sắm tương ứng đã gây lúng túng trong quá trình thực hiện Luật, chẳng hạn các gói thầu về bảo hiểm, về truyền thông, quảng cáo hoặc gói thầu liên quan đến công nghệ thông tin, các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển Do vậy, cần thiết bổ sung thêm lĩnh vực dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ sự nghiệp công vào phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu (sửa đổi)
- Hình thức chỉ định thầu được áp dụng nhiều do việc phân cấp phê duyệt chỉ định thầu chưa nâng cao trách nhiệm của người ra quyết định
Những năm gần đây tỷ lệ đấu thầu rộng rãi có tăng lên song số lượng gói thầu
áp dụng hình thức chỉ định thầu còn chiếm tỷ trọng rất lớn, đây là hình thức đấu thầu cần được xem xét hạn chế áp dụng Để hạn chế áp dụng chỉ định thầu cần nâng cao trách nhiệm giải trình của người có thẩm quyền quyết định áp dụng chỉ định thầu Do
đó, để phù hợp với chủ trương phân cấp triệt để gắn với trách nhiệm cụ thể, cần quy
Trang 26định về phân cấp theo hướng Thủ tướng Chính phủ không phê duyệt nội dung nào chỉ định thầu mà phân cấp cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm phê duyệt
- Các phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu theo từng lĩnh vực còn chưa đấy đủ Các phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu hiện nay cơ bản áp dụng được cho các hình thức đấu thầu Tuy nhiên, để tạo sự chủ động cho chủ đầu tư được quyền quyết định lựa chọn nhà thầu trong bối cảnh năng lực của chủ đầu tư, tư vấn đấu thầu của Việt Nam chưa cao và tính chuyên nghiệp chưa mạnh, nhằm tránh trường hợp chọn nhà thầu giá thấp mà năng lực, kinh nghiệm không tốt, chất lượng sản phẩm cung cấp không đảm bảo và tiến độ bị kéo dài Do đó, cần sửa đổi, bổ sung thêm một
số phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu theo từng lĩnh vực trong Luật Đấu thầu
- Hệ thống dữ liệu đấu thầu còn nghèo nàn
Dữ liệu nhà thầu tư vấn đấu thầu, dữ liệu chuyên gia đấu thầu, dữ liệu nhà thầu trúng thầu, dữ liệu về các hợp đồng đấu thầu và danh mục các hàng hóa lựa chọn thông qua đấu thầu hiện nay còn rất sơ sài Hệ thống dữ liệu về đấu thầu nghèo nàn hiện nay đã gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu ở các cấp khi theo dõi, quản lý trong công tác đấu thầu, đặc biệt khi thực hiện chủ trương phân cấp mạnh và hướng đến đấu thầu qua mạng như hiện nay
- Chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm vẫn chưa thoả đáng ở chỗ quy định trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu, thực hiện hợp đồng và xử lý vi phạm lại do cùng một cơ quan đảm nhận (bên tổ chức đấu thầu)
- Quy định quyền hạn và trách nhiệm chưa đủ rõ trong hệ thống cơ quan quản
lý đấu thầu dẫn đến việc khó quy trách nhiệm khi xảy ra vi phạm và làm giảm hiệu quả quản lý
- Năng lực cán bộ, tổ chức tham gia công tác đấu thầu còn hạn chế là một vấn
đề đã được nhắc đến từ rất lâu nhưng vẫn chưa đựoc giải quyết triệt để
- Tình trạng đấu thầu hình thức, khép kín trong đấu thầu, sử dụng ý kiến chủ quan thay cho việc tuân thủ các quy định
- Hợp đồng và thanh toán, quyết toán hợp đồng còn nhiều bất cập
Trang 27- Công tác quản lý sau đấu thầu nhiều nơi bị buông lỏng từ đó làm suy giảm chất lượng công trình và gây chậm trễ về tiến độ thực hiện
1.3.2 Tồn tại trong quá trình thực hiện công tác đấu thầu
1.3.2.1 Tồn tại của đơn vị tổ chức đấu thầu
• Công tác chuẩn bị đấu thầu chưa tốt
- Công tác lập hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá là bước quan trọng trong quá trình đấu thầu Trong nhiều trường hợp do chuẩn bị không tốt hoặc do năng lực đơn vị tổ chức mời thầu còn hạn chế đã dẫn đến hồ sơ mời thầu còn nhiều vướng mắc, tồn tại như: Các yêu cầu nêu một cách chung chung, mập mờ, sử dụng
từ ngữ còn phức tạp, đa nghĩa gây khó hiểu cho nhà thầu Áp dụng một cách cứng nhắc các quy định trong mẫu HSMT mà chưa hiểu hết bản chất của HSMT để vận dụng trong từng trường hợp dẫn đến các tiêu chí đưa ra chưa hoàn toàn phù hợp với đặc thù của gói thầu trong trường hợp cụ thể
Chất lượng của HSMT và tiêu chuẩn đánh giá là những nguyên nhân cơ bản đã làm cho quy trình đánh giá HSDT kéo dài, thiếu cơ sở tin cậy để ra quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu đồng thời gây ra những thắc mắc khiếu nại Trong một số trường hợp, sự tham gia của các cấp có trách nhiệm và thẩm quyền chưa đáp ứng yêu cầu của quy chế đấu thầu đã lảm ảnh hưởng tới kết quả đấu thầu Hiện nay, ở nhiều địa phương đang tồn tại hiện tượng vi phạm quy chế đấu thầu trong quá trình tổ chức đấu thầu và xét thầu, áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế ở một số dự án có sự sắp đặt từ trước khi tổ chức đấu thầu, quy định điều kiện dự thầu có lợi cho nhà thầu nào đó, có hiện tượng “quân xanh, quân đỏ”…
- Cán bộ chuyên gia thiếu kinh nghiệm, năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu nên một số gói thầu cho đến nay vẫn chưa có quyết định trúng thầu Một số cơ quan nhà nước có thẩm quyển còn thiếu quyết liệt trong việc thanh tra, giám sát và xử lý
vi phạm đối với các chủ đầu tư
Nhiều dự án thuộc bộ ngành, địa phương vẫn thực hiện theo hình thức đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu, hoặc thực hiện hai túi hồ sơ, từ đó làm hạn chế hiệu quả công tác đấu thầu Mặt khác, do Luật đấu thầu 2005 còn có một số tồn tại, do
Trang 28vậy khi triển khai thực hiện còn khá nhiều nơi vận dụng còn tùy tiện như quy định thời hạn đóng thầu không hợp lý (quá ngắn) đánh giá thầu theo phương pháp đánh giá chấm điểm, đánh giá thầu không theo phương pháp tiêu chuẩn đánh giá đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận
• Việc sử dụng tư vấn trong đấu thầu còn nhiều bất cập
Trong các dự án có vốn tài trợ nước ngoài, phía Việt Nam hầu như phải sử dụng dịch vụ tư vấn của nhà tài trợ như ADB, WB… việc trả lương cho các chuyên gia này thường rất cao, chiếm một phần không nhỏ trong tổng số vốn tài trợ Các dịch
vụ tư vấn này không phải tất cả là của ngân hàng, của nhà tài trợ mà phần lớn họ được nhà tài trợ giới thiệu, lựa chọn giúp
Nhiều dự án khi có vấn đề chủ đầu tư tìm lại các tổ chức cung ứng dịch vụ tư vấn thì các tổ chức tư vấn nói trên đã không còn nữa Nhưng sử dụng tư vấn của chính mình thì phía Việt Nam lại gặp không ít khó khăn Một mặt do trình độ, kinh nghiệm của các nhà tư vấn Việt Nam còn hạn chế, mặt khác lại bị ràng buộc bởi các Hiệp định cho vay và sử dụng vốn Khi đàm phán ký kết hợp đồng với chuyên gia nước ngoài phải hết sức thận trọng và quy định phải chặt chẽ, rõ ràng để có cơ sở ràng buộc trách nhiệm sau này
• Vấn đề về vốn và đơn giá trong đấu thầu
Một thực trạng vẫn tồn tại trong các gói thầu sử dụng vốn ngân sách nhà nước
là hầu hết mọi công trình sử dụng vốn ngân sách đều lâm vào tình trạng kế hoạch tài chính không đồng bộ với tiến độ triển khai dự án, tiến độ đấu thầu Kế hoạch thực hiện gói thầu, tiến độ chi tiết và nhu cầu vốn được lập cho gói thầu có thể trong thời gian vài năm nhưng kế hoạch vốn ngân sách chỉ có trong từng năm và phụ thuộc rất nhiều yếu tố Do vậy, các chủ đầu tư thường bị động trong việc triển khai vì phụ thuộc vào kế hoạch vốn phân bổ từng năm, trong quá trình triển khai thi công, kế hoạch vốn không đáp ứng được với tiến độ đã đề ra gây chậm tiến độ dự án Đây cũng là tồn tại của rất nhiều dự án vốn ngân sách nhà nước, nhất là các dự án vốn lớn, thời gian kéo dài nhiều năm
Trang 29Về sử dụng đơn giá trong đấu thầu: việc vận dụng giá xét thầu xây lắp của từng bộ ngành, địa phương và cơ sở có những khác biệt Có nơi yêu cầu quá chặt chẽ
về phạm vi (giá trần và giá sàn) nhiều khi hạn chế yếu tố cạnh tranh trong đấu thầu (chỉ xem xét các chào hàng có giá bỏ thầu trong khoảng 94% đến 100% mức giá trần) Nhiều công trình có giá trúng thầu xấp xỉ, thậm chí trùng với giá xét thầu Nếu thực hiện đấu thầu một cách đúng đắn và có tính cạnh tranh thì các kết quả này ít khi trùng nhau Nhiều nơi vì lợi ích cá nhân hay các yếu tố tiêu cực khác mà dẫn đến tránh tổ chức đấu thầu
1.3.2.2 Tồn tại của nhà thầu
• Hiện tượng bỏ giá thầu thấp dẫn đến chất lượng công trình kém
Luật đấu thầu 2005 ưu tiên lựa chọn nhà thầu giá rẻ đã dẫn đến hiện tượng các nhà thầu đua nhau giảm giá Trong cuộc chạy đua trên thương trường, giá dự thầu là một trong những nhân tố quyết định đến việc trúng thầu của mỗi nhà thầu Thời gian qua có quá nhiều gói thầu trúng với giá thấp hơn nhiều so với giá được duyệt, thậm chí có gói thầu trúng với giá chỉ bằng 28 – 30% giá dự toán của chủ đầu tư Tình trạng phổ biến xảy ra trong đấu thầu thời gian qua là các nhà thầu thi nhau hạ giá, bỏ giá quá thấp để trúng thầu, giành được công trình Với giá dự thầu thấp quá nhiều so với dự toán sẽ dẫn đến nhà thầu tho công khó đáp ứng được chất lượng công trình
Mốt số nguyên nhân của tình trạng cạnh tranh không lành mạnh này là:
- Tính gay gắt trong cạnh tranh giữa các nhà thầu do phần lớn các doanh nghiệp xây lắp thiếu việc làm, để có tiền trả lương cán bộ, công nhân và các chi phí khác, doanh nghiệp phải hạ giá để thắng thầu, nhằm giải quyết được bế tắc trước mắt
- Tình trạng tài chính doanh nghiệp không lành mạnh, nợ đến hạn phải trả gây
áp lực lớn buộc doanh nghiệp phải bằng mọi giá, kể cả lỗ, để thắng thầu Với mục đích thể tiếp tục vay tiền ngân hàng trả nợ đáo hạn, tránh được đe doạ phá sản hoặc bị phong toả tài khoản tại ngân hàng, tìm lối thoát tạm thời cho doanh nghiệp
- Đầu tư mua sắm thiết bị thi công quá lớn, không có việc, xe, máy thiết bị nằm ở kho bãi không làm ra sản phẩm, không có nguồn khấu hao để trả nợ vay ngân
Trang 30hàng Bỏ giá thầu thấp, tự giảm giá khấu hao máy, tạo ra khối lượng thi công, có tiền luân chuyển, giải quyết được một phần nợ vay đến hạn trả
- Nhà thầu bằng các thủ thuật thiếu lành mạnh, móc ngoặc, thậm chí thông đồng với chủ đầu tư, tư vấn, bỏ giá thầu thấp để thắng thầu Sau khi thắng thầu, sẽ tìm cách xoay xở, thay đổi thiết kế, bổ sung dự toán, bổ sung khối lượng, cắt xén, thay đổi vật liệu, thi công không đạt chất lượng Thậm chí nhiều khi thông đồng với bên mời thầu, sửa đổi, bổ sung thiết kế Khối lượng này do bên mời thầu và bên thắng thầu thoả thuận không qua đấu thầu, dẫn đến công trình thực tế được hoàn thành với giá quyết toán cao hơn giá thắng thầu rất nhiều
Xung quanh hiện tượng giá thắng thầu quá thấp còn có một nguyên nhân khác,
là giá dự toán do tư vấn xác định và được chủ đầu tư chấp thuận không đủ độ tin cậy, thiếu căn cứ, không bám sát giá cả thị trường xây dựng trong nước Các dự án đó được tư vấn thiết kế tính toán tăng vốn lên, nên khi các nhà thầu bỏ giá thấp mà thực
chất vẫn có lãi
Bỏ thầu và trúng thầu giá thấp so với giá dự toán được duyệt, nhưng nhà thầu vẫn có thể thực hiện được gói thầu mà không bị lỗ, không gian dối thủ đoạn để giảm bớt khối lượng, đảm bảo đúng chất lượng công trình, đảm bảo tiến độ thi công, thì nguyên nhân nằm ở tư vấn thiết kế Trong đầu tư XDCB, tư vấn thiết kế đóng vai trò quan trọng Chức năng của tư vấn đầu tư xây dựng là thay mặt chủ đầu tư để thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng, từ tư vấn đầu tư (lập luận chứng tiền khả thi, khả thi…), đến tư vấn xây dựng (lập hồ sơ thiết kế, lập tổng dự toán công trình, chuẩn bị HSMT, xét thầu, giám sát, vận hành thử, nghiệm thu, bàn giao) các dự án mà chủ đầu
tư yêu cầu Trong Nghị định 15/2013/NĐ-CP– quy chế quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định 52/1999/NĐ-CP-quy chế quản lý đầu tư xây dựng - đều không quy định trách nhiệm cụ thể, không có chế tài đối với tư vấn Không ai xử phạt
tư vấn khi sai sót, mà chỉ có những điều kiện quy định chung chung như một nghĩa
vụ Có hàng loạt công trình được nâng giá lên, điển hình như dự án đường Quy Nhơn- Sông Cầu, tư vấn tính dự toán đến trên 400 tỷ đồng, thực tế chỉ làm hết 60%;
đê chắn sóng cho cảng Dung Quất là 80 triệu USD, công ty Lũng Lô và LICOGI chỉ
Trang 31bỏ thầu 45 triệu USD; cảng Cái Lân giá trúng thầu chỉ bằng 55% giá dự kiến của chủ đầu tư (tức là giá dự toán do tư vấn và ban quản lý xác định) thấp hơn gần 55 triệu USD là những công trình mà tư vấn đã tính toán quá cao so với thực tế
• Thư giảm giá có tỷ lệ giảm giá ngày càng lớn
Thư giảm giá thường chỉ ở mức 5 – 7% của giá bỏ thầu Sau khi đã tính toán chi phí hợp lý ứng với giá cả thị trường, áp dụng triệt để công nghệ tiên tiến và xác định mức lợi nhuận nhất định, nhà thầu sẽ tìm mọi biện pháp tăng cường quản lý và tiết kiệm vật liệu, giảm bớt các chi phí, lợi nhuận và hệ số dự phòng, áp dụng công nghệ mới đưa vào thi công, để dưa ra một giá thấp hơn so với giá của các đối thủ khác Đây chính là tính ưu việt của cơ chế đấu thầu dựa trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh
Tuy nhiên, càng ngày thư giảm giá càng có giá trị lớn và vô lý Tỷ lệ giảm giá
từ 5 – 7% tăng lên 20 – 30%, thậm chí giảm giá tới gần 40% với giá trị tuyệt đối từ
5-7 tỷ lên tới 100 tỷ, 15-70 tỷ… Trong một cuộc mở thầu có đến 5-70 – 80% số nhà thầu gửi thư giảm giá mức giảm từ 5 – 25%, giảm đều cho tất cả các hạng mục hoặc từng hạng mục
Có ý kiến cho rằng, do Nghị định 58/2008/NĐ-CP và Nghị định
85/2009/NĐ-CP không quy định về giá sàn trong đấu thầu, nên đã không loại được các trường hợp phá giá, gây khó khăn cho việc quản lý nhà nước, cũng như đối với các doanh nghiệp làm ăn chân chính, ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình Mặt khác nếu để nhà thầu (phần lớn hiện nay là DNNN) trúng thầu với giá thấp thì doanh nghiệp sẽ không
có khả năng tích luỹ để phát triển Như vậy, cũng gây thiệt hại cho nhà nước, cho sự phát triển của ngành
• Hiện tượng đi đêm – lách luật, đấu thầu giả
Hiện tượng tiêu cực trong đấu thầu vẫn còn, các nhà thầu tham gia đấu thầu
“đi đêm” với bên mời thầu nhằm tạo cơ hội lách luật, nắm được thông tin mời thầu trước, từ đó xảy ra “đấu thầu giả” hay nói cách khác đấu thầu chỉ là hình thức, nhất
là khi đấu thầu hạn chế các nhà thầu thường thoả thuận ngầm để một nhà thầu thắng
Vì vậy, việc tổ chức đấu thầu rộng rãi sẽ hạn chế tối đa việc móc ngoặc giữa các nhà thầu Hoặc do những bí mật không cần thiết đã tạo điều kiện để xảy ra tiêu cực, như
Trang 32tiêu chuẩn xét thầu thường lồng những ý đồ chủ quan hướng đến cho nhà thầu nào
mà chủ đầu tư đã có ý định chọn Những nhà thầu khác cầm chắc thất bại trong một cuộc chơi không công bằng, sự không công bằng này bên ngoài khó nhận ra Sự móc ngoặc với bên mời thầu là chiến thuật đưa giá dự thầu thấp để nắm chắc khả năng thắng thầu, sau đó khi thực hiện hợp đồng chủ đầu tư và các nhà thầu cùng thống nhất
bổ sung khối lượng phát sinh hoặc thay đổi một phần thiết kế Có những gói thầu giá trị khối lượng phát sinh lên đến vài chục tỷ đồng
Hiện tượng cấp trên giới thiệu nhà thầu, cụ thể là những nhà thầu “sân sau” của lãnh đạo cấp trên chuyên vây, thông thầu, hối lộ
Những trường hợp thông đồng móc ngoặc nêu trên đang làm mất đi vai trò , chức năng của công tác đấu thầu, gây thiệt hại cho nhà nước
• Chưa đủ năng lực cạnh tranh trong các cuộc đấu thầu quốc tế ở Việt Nam Nhìn chung các dự án có vốn đầu tư nước ngoài thì các nhà thầu Việt Nam hầu như ít được làm tổng thầu, tỉ lệ thầu chính thấp, các nhà thầu Việt Nam chủ yếu tham gia với tư cách là các nhà thầu phụ hoặc một bên liên doanh với nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng Những gói thầu chính trúng thầu phần lớn là những gói thầu san nền, làm móng hoặc xây dựng phần thô Những gói thầu làm tổng thầu có thiết kế, công nghệ cao nhà thầu Việt Nam chưa đủ khả năng dự thầu Hình thức phụ cũng rất đa dạng, có công trình thầu phụ dưới dạng hợp tác với nhà thầu chính nước ngoài, có công trình thông qua bản ghi nhớ, cung cấp giá cho nhà thầu nước ngoài đứng ra đấu thầu, cũng có công trình chỉ nhận thầu phần nhân công Nhưng giá cả làm thầu phụ thường bị các nhà thầu chính nước ngoài ép giá dưới các hình thức gọi phiếu chào giá từng công việc tới nhà thầu Việt Nam, rồi sau đó chọn giá thấp nhất để hợp đồng giao việc Có nhà thầu Việt Nam tham gia đấu thầu bằng văn bản ghi nhớ, nhưng khi thắng thầu chỉ được làm một phần, còn lại nhà thầu nước ngoài giao cho nhà thầu phụ Việt Nam khác với giá thấp hơn Có trường hợp nhà thầu nước ngoài đơn phương cắt hợp đồng đối với nhà thầu Việt Nam hoặc nhà thầu thắng thầu bán lại cho các nhà thầu khác
Trang 33Về phương pháp xét thầu, đôi khi chỉ dựa vào HSDT của các nhà thầu, thiếu thông tin thực tế, do đó khi đánh giá năng lực nhà thầu chưa đảm bảo độ chính xác Việc đánh giá cho điểm chưa công bằng, tuy có điểm chuẩn nhưng các chỉ tiêu đặt ra chưa định hướng được, dẫn đến việc cho điểm còn mang tính chủ quan
• Đấu thầu dự án vốn FDI hay ODA thường được tổ chức tại nước ngoài Mặc dù quy chế đấu thầu của Việt Nam có quy định áp dụng đấu thầu đối với các doanh nghiệp liên doanh, hợp đồng - hợp tác – kinh doanh hoặc chính quyền có
sự tham của các tổ chức kinh tế nhà nước từ 30% trở lên nhưng việc áp dụng còn có chừng mực Nguyên nhân là do tỷ lệ góp vốn quyết định Các xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, các xí nghiệp tư nhân hầu như chưa biết tới quy chế Các xí nghiệp này khi xây dựng hầu hết là tổ chức đấu thầu tại nước ngoài, sau đó đơn vị thắng thầu sẽ thuê các công ty Việt Nam xây dựng
Các công trình có vốn ODA không hoàn lại cũng diễn ra tương tự, đại đa số được tổ chức tại nước ngoài, đặc biệt là các công trình có vốn của các tổ chức Chính phủ các nước cho Việt Nam vay (Nhật bản, Pháp, Tây Ban Nha…) Do tổ chức tại
nước ngoài nên cơ hội tham gia cạnh tranh của các nhà thầu trong nước bị hạn chế, không có dịp để cọ xát, khi nhận thầu lại các công ty Việt Nam đã chịu nhiều thiệt thòi, nhiều ràng buộc khắt khe
1.4 Kết luận chương 1
Công tác đấu thầu là một phần không thể thiếu trong quá trình lựa chọn nhà thầu xây dựng công trình Nó được thể hiện thông qua kết quả lựa chọn nhà thầu năng lực về chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm và tiềm lực tài chính để có thể tham gia xây dựng công trình Việc lựa chọn được nhà thầu đạt những tiêu chí cần thiết giúp cho Chủ đầu tư tiết kiệm được nguồn vốn bỏ ra nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng, kỹ thuật và mỹ thuật công trình
Luật đấu thầu năm 2005 được áp dụng đã trở thành khung pháp lý, là cơ sở định hướng cho các đơn vị được giao chủ đầu tư triển khai thực hiện, công tác quản
lý đấu thầu trở nên dễ dàng hơn trước kia rất nhiều Nâng cao được vai trò vị thế của chủ đẩu tư, năng lực, trình độ của cán bộ quản lý đấu thầu, quản lý dự án; Lựa
Trang 34chọn được nhiều nhà thầu có đủ năng lực, đảm bảo được tính cạnh tranh trong xây dựng cũng như thực hiện được cơ chế thị trường trong xây dựng một cách toàn diện hơn
Các hoạt động đấu thầu mua sắm sử dụng vốn nhà nước đã dần đi vào nề nếp, ngày càng khách quan, công bằng, hiệu quả, tiết kiệm Tuy nhiên, cũng xuất hiện tình trạng lợi dụng sơ hở một số quy định pháp luật để thông thầu, chỉ định thầu bất hợp lý, kéo dài thời gian thực hiện gói thầu… gây lãng phí, thất thoát nguồn vốn nhà nước
Trong quá trình thực hiện Luật đấu thầu cũng đã bộc lộ những khó khăn, vướng mắc và hạn chế như: chưa bao quát hết các hoạt động mua sắm sử dụng nguồn lực của Nhà nước Bên cạnh đó, đấu thầu được quy định rải rác trong nhiều luật, gây khó khăn cho việc tra cứu, áp dụng thống nhất
Mặc dù đã có Luật đấu thầu nhưng các hoạt động đấu thầu và xây lắp lại thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật xây dựng năm 2003 (trong Luật xây dựng có một Chương quy định về đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng) Năm 2009, để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện đẩy nhanh giải ngân vốn đầu
tư xây dựng cơ bản, góp phần thực hiện tốt các giải pháp kích cầu đầu tư, ngăn chặn
đà suy giảm kinh tế, Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản (Luật số 38/2009/QH12), đã sửa đổi,
bổ sung 21 điều của Luật đấu thầu năm 2005 Ngoài ra còn nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác quy định về hoạt động đấu thầu dẫn đến các quy định còn rời rạc, tản mát chưa thống nhất và gây khó khăn cho công tác tra cứu, áp dụng
Hoạt động đấu thầu được nhà nước quản lý bằng hệ thống luật, thông tư nghị định, văn bản pháp lý quy định về đấu thầu và phân cấp quản lý bởi các cơ quan nhả nước được trao quyền Trong quá trình triển khai thực hiện dù đã lường trước những khó khăn nhưng sự phát triển của nền kinh tế, sự biến động của thị trường nói chung và ngành xây dựng nói riêng Hoạt động đấu thầu đã phát sinh nhiều tồn tại, bất cập gây khó khăn cho công tác quản lý, dẫn đến lãng phí thất thoát nguồn vốn của nhà nước Trong quá trình thực hiện hoạt động đấu thầu, nhà nước luôn có
Trang 35những điểu chỉnh, bổ sung hệ thống văn bản pháp lý và cơ quản lý để phù hợp với điều kiện thực tế và giải quyết những khó khăn tồn tại
Mối quan hệ giữa bên mời thầu và nhà thầu tham gia đấu thầu luôn có lợi ích đối ngược nhau, ở bất cứ cuộc đấu thầu nào cũng nảy sinh mâu thuẫn cơ bản cần giải quyết: Chủ đầu tư cần có sản phẩm với chất lượng tốt, phù hợp với yêu cầu sử dụng với giá thành hợp lý nhất trong khi Chủ thầu lại muốn thắng thầu với giá cao
để tìm lợi nhuận Do vậy các nhà thầu phải cạnh tranh nhau để tìm được nhà thầu
có năng lực tốt nhất và sản phẩm có giá hợp lý Đấu thầu rộng rãi phát triển sẽ có xu hướng đẩy giá gói thầu tiến sát với giá trị thực của hàng hoá trên thị trường, tạo nên môi trường cạnh tranh hoàn hảo và sản phẩm đạt chất lượng Nhưng để tối đa hoá lợi nhuận các nhà thầu thường tìm cách liên kết với nhau để giữ giá hoặc phân chia các gói thầu Nhằm chống lại sự liên kết này của các nhà thầu, bên mời thầu cần phải sử dụng nhiều biện pháp thăm dò nắm nguồn cung cấp, các thông tin về thị trường giá cả… Vì vậy, trong đấu thầu sự đấu tranh để thiết lập quan hệ giữa hai bên mua – bán thường diễn ra rất gay gắt và quyết liệt dưới sự tác động của các tổ chức cho vay vốn và các cơ quan nhà nước.”
Do vậy, trong đấu thầu luôn xảy ra các hiện tượng không lành mạnh, lách luật cần được kiểm soát để hạn chế
Trang 36CHƯƠNG II : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ
ĐẤU THẦU XÂY DỰNG 2.1 Khái niệm về đấu thầu, hình thức đấu thầu xây dựng
2.1.1 Khái niệm về đấu thầu
Theo từ điển Tiếng việt "đấu thầu" là quá trình chủ đầu tư lựa chọn được một nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của mình theo quy định của pháp luật Trong nền kinh tế thị trường người mua tổ chức đấu thầu để người bán cạnh tranh nhau, mục tiêu của người mua là tìm được người cung cấp hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng với chi phí thấp nhất Mục đích của nhà thầu là giành được quyền cung cấp dịch vụ theo yêu cầu đảm bảo được lợi nhuận cao nhất có thể
Khái niệm đấu thầu đã có trong Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 507 “Giá thuê khoán” quy định: “Giá thuê khoán do các bên thoả thuận; nếu thuê khoán thông qua đấu thầu, thì giá thuê khoán là giá được xác định khi đấu thầu.”)
Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 43/1996/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/7/1996 thì "Đấu thầu" là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu
Theo Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ thì “đấu thầu” là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của Bên mời thầu
Theo Luật đấu thầu năm 2005 và sửa đổi bổ sung năm 2009 được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2009 thì “đấu thầu” là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho mục tiêu đầu tư phát triển; dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, dự
án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm phục vụ việc cải tạo, sửa chữa lớn các thiết bị, dây chuyền sản xuất, công trình, nhà xưởng đã đầu tư của doanh
Trang 37nghiệp nhà nước trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế
Theo Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 25/11/2013, một số thuật ngữ liên quan đến đấu thầu được định nghĩa như sau:
"Đấu thầu" là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp: lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công
tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế
"Đấu thầu qua mạng" là đấu thầu được thực hiện thông qua việc sử dụng hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
"Đấu thầu quốc tế" là đấu thầu mà nhà thầu, nhà đầu tư trong nước, nước ngoài được tham dự thầu
"Đấu thầu trong nước" là đấu thầu chỉ có nhà thầu, nhà đầu tư trong nước được tham dự thầu
"Bên mời thầu" là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực hiện các hoạt động đấu thầu, bao gồm: Chủ đầu tư hoặc tổ chức do chủ đầu tư quyết định thành lập; Đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng nguồn vốn mua sắm thuòng xuyên: Đơn
vị mua sắm tập trung; Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
"Chủ đầu tư" là tổ chức sở hữu vốn hoặc tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, tổ chức sở hữu vốn, vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án
"Cơ quan nhà nước có thẩm quyền" là cơ quan ký hợp đồng với nhà đầu tư
"Nhà thầu chính" là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn Nhà thầu chính có thể
là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh
"Nhà thầu phụ" là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được
ký với nhà thầu chính
"Gói thầu" là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; Gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng
Trang 38mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung
"Giá gói thầu" là giá trị của gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu
"Giá dự thầu" là giá do nhà thầu ghi trong đơn dự thầu, báo giá bao gồm toàn
bộ các chi phí để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
"Giá đánh giá" là giá dự thầu sau khi đã sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu trừ đi giá trị giảm giá (nếu có), cộng với các yếu tố để quy đổi trên cùng một mặt bằng cho cả một vòng sử dụng của hàng hóa, công trình
"Giá đề nghị trúng thầu" là giá dự thầu của nhà thầu được đề nghị trúng thầu sau khi đã được hiệu chỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có)
"Giá trúng thầu” là giá được ghi trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu
"Giá hợp đồng" là giá trị ghi trong hợp đồng làm cơ sở để tạm ứng, thanh toán, thanh lý và quyết toán hợp đồng
Tóm lại, “đấu thầu” là một quá trình thực hiện các thủ tục để lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu bên mời thầu đưa ra, phù hợp với yêu cầu của gói thầu về kỹ thuật, tài chính để thực hiện gói thầu trên cơ sở các quy định của nhà nước
về đấu thầu, đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế
2.1.2 Các hình thức lựa chọn nhà thầu
Đấu thầu rộng rãi: hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không
hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự
Đấu thầu hạn chế: áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ
thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu
Chỉ định thầu: áp dụng cho các gói thầu trong các trường hợp đặc biệt theo quy định tại điều 25, khoản 1 của Luật đấu thầu năm 2013
Trang 39Chào hàng cạnh tranh: áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức
theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính
kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được duyệt
Mua sắm trực tiếp: áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác
Tự thực hiện: áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong
trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài
chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu
Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt: Trường hợp gói thầu, dự án
xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu nêu trên thì người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn
Tham gia thực hiện của cộng đồng: áp dụng trong các trường hợp Gói thầu
thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn; Gói thầu quy mô nhỏ mà cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương có thể đảm nhiệm
2.2 Đặc điểm và yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý đấu thầu
2.2.1 Khái niệm về quản lý đấu thầu
- Theo quy định tại Luật đấu thầu năm 2013, Nhà nước thực hiện công tác quản lý đấu thầu trên cơ sở hệ thống các luật và văn bản dưới luật quy định và hướng dẫn thực hiện công tác đấu thầu Các cơ quan nhà nước được phân cấp để thực hiện công tác quản lý đấu thầu như sau
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu trên phạm vi
cả nước
Trang 40Bộ Kế hoạch và đầu tư là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước đồng thời thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuộc thẩm quyền của thủ tướng chính phủ; xây dựng, quản lý hướng dẫn sử dụng mạng đấu thầu quốc gia và báo đấu thầu; thực hiện các nhiệm vụ về đấu thầu được Chính phủ, Thủ tướng chính phủ giao
Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình có trách nhiệm: Thực hiện quản lý công tác đấu thầu; Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu; Giải quyết kiến nghị; Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu; Tổ chức bồi dưỡng kiến thức về đấu thầu;
Trường hợp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp là người có thẩm quyền thì còn phải thực hiện trách nhiệm của người
có thẩm quyền; Trường hợp là chủ đầu tư thì còn phải thực hiện trách nhiệm của chủ đầu tư
- Các nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu:
Ban hành, phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về đấu thầu
Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu
Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu
Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu
Quản lý hệ thống thông tin và các cơ sở dữ liệu về đấu thầu trên phạm vi cả nước Theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định của Luật này
và quy định khác của pháp luật có liên quan
Thực hiện hợp tác quốc tế về đấu thầu
Công tác quản lý đấu thầu là hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu, trong đó các cơ quan nhà nước và bộ máy trực thuộc được Nhà nước trao quyền sẽ đảm nhận công tác soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật