1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Văn hóa tây nguyên

56 7,4K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 2,28 MB

Nội dung

*** VĂN HÓA VÙNG TÂY NGUYÊN Tổ 5, Lớp KS15D Có một vùng đất mà mỗi khi nhắc đến, lại thấy những năm tháng thăng trầm của lịch sử lại ùa về trong ký ức… Tây Nguyên- mảnh đất đã từng gồng mình hứng bao bom đạn dội xuống, nhưng vẫn hiên ngang, bất khuất như chính bản chất anh hùng của người dân nơi đây. Bước qua từ những ký ức đau thương của lịch sử, Tây Nguyên vẫn giữ trong mình vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí đến lạ thường và đặc biệt là một nền văn hoá văn minh đậm đà, mang những đặc sắc độc đáo gắn liền với mảnh đất và tình người nơi đây . TP Hồ Chí Minh, Ngày 9 tháng 3 năm 2015 LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió mùa.Ngoài ra lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam.Chính các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng - miền.Mỗi miền có một nét, khẩu vị đặc trưng.Điều đó góp phần làm ẩm thực Việt Nam phong phú, đa dạng. Núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ với những sản vật của non cao sẽ làm hài lòng du khách bốn phương khi có dịp dừng chân. Ẩm thực Tây Nguyên vừa dân giã, vừa tinh tế, lại bổ dưỡng. Món ăn không được nấu trong những nồi, chảo thông thường mà chế biến từ trong những ống tre, ống nứa sẽ đem lại cho bạn những cảm giác đặc biệt, không thể nào quên. I. Giới thiệu sơ lược về Tây Nguyên. Tây Nguyên Việt Nam là vùng cao nguyên gồm 5 tỉnh,được sắp xếp theo thứ tự từ bắc xuống nam: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, và Lâm Đồng. 1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên: Tây Nguyên là vùng cao nguyên, giáp với Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia. Kon Tum có biên giới phía tây giáp với Lào và Campuchia. Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông thì chỉ có chung đường biên giới với Campuchia. Còn Lâm Đồng không có đường biên giới quốc tế. Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500m, cao nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800m, cao nguyên Mdrak cao Trang 2 khoảng 500m, Đắk Lắk cao khoảng 800m, Mơ Nông cao khoảng 800-1000m, Lâm Viên cao khoảng 1500m và Di Linh cao khoảng 900-1000m. Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính là Trường Sơn Nam). Tây Nguyên có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùng khí hậu, gồm Bắc Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai), Trung Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông), Nam Tây Nguyên (Lâm Đồng). Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam. Với đặc điểm đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm. Cây điều và cây cao su cũng đang được phát triển. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ. Tây Nguyên là khu vực ở Việt Nam có nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn. 2. Khí hậu Khí hậu được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất. Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400-500 m khí hậu tương dối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 m (như Đà Lạt) thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm như vùng ôn đới. 3 Lịch sử Vùng đất Tây Nguyên từ xưa vốn là vùng đất tự trị, địa bàn sinh sống của các bộ tộc thiểu số, chưa phát triển thành một quốc gia hoàn chỉnh. Do đất rộng, người thưa, các bộ tộc thiểu số ở đây thỉnh thoảng trở thành nạn nhân trước các cuộc tấn công của vương quốc Champa nhằm cướp bóc nô lệ. Sau khi Nguyễn Hoàng xây dựng vùng cát cứ phía Nam, các chúa Nguyễn ra sức loại trừ các ảnh hưởng còn lại của vương quốc Champa và cũng phái một số sứ đoàn để thiết lập quyền lực ở khu vực Tây Nguyên. Các bộ tộc thiểu số ở đây dễ dàng chuyển sang chịu sự bảo hộ của người Việt, vốn không có thói quen buôn bán nô lệ. Tuy nhiên, các bộ tộc ở đây vẫn còn manh mún và mục tiêu của các chúa Nguyễn nhắm trước đến các vùng đồng bằng, nên chỉ thiết lập quyền lực rất lỏng lẻo ở đây. Trong một số tài liệu vào thế kỷ 16, 17 đã có những ghi nhận về các bộ tộc Mọi Ðá Vách (Hré), Mọi Hời (Hroi, Kor, Bru, Ktu và Pacoh), Mọi Ðá Hàm (Djarai), Mọi Bồ Nông (Mnong) và Bồ Van Trang 3 (Rhadé Epan), Mọi Vị (Raglai) và Mọi Bà Rịa (Mạ) để chỉ các bộ tộc thiểu số sinh trú ở vùng Nam Tây Nguyên ngày nay. Tuy có sự ràng buộc lỏng lẻo, nhưng về danh nghĩa, vùng đất Tây Nguyên vẫn thuộc phạm vi bảo hộ của các chúa Nguyễn. Thời Tây Sơn, rất nhiều chiến binh thuộc các bộ tộc thiểu số Tây Nguyên gia nhập quân Tây Sơn, đặc biệt với đội tượng binh nổi tiếng trong cuộc hành quân của Quang Trung tiến công ra Bắc xuân Kỷ Dậu (1789). Sang đến triều Nguyễn, quy chế dành cho Tây Nguyên vẫn không thay đổi nhiều, chủ yếu người Việt vẫn chú ý khai thắc miền đồng bằng nhiều hơn, đặc biệt ở các vùng miền Đông Nam Bộ ngày nay, đã đẩy các bộ tộc thiểu số bán sơn địa lên hẳn vùng Tây Nguyên (như trường hợp của bộ tộc Mạ). Sau khi người Pháp nắm được quyền kiểm soát Việt Nam, họ đã thực hiện hàng loạt các cuộc thám hiểm và chinh phục vùng đất Tây Nguyên. Năm 1888, một người Pháp gốc đảo Corse tên là Mayrena sang Đông Dương, chọn Dakto làm vùng đất cát cứ và lần lượt chinh phục được các bộ lạc thiểu số. Ông ta thành lập vương quốc Sédan có quốc kỳ, có giấy bạc, có cấp chức riêng và tự mình lập làm vua tước hiệu Marie đệ nhất. Nhận thấy được vị trí quan trọng của vùng đất Tây Nguyên, nhân cơ hội Mayrena về châu Âu, chính phủ Pháp đã đưa công sứ Quy Nhơn lên “đăng quang” thay Mayrena. Vùng đất Tây Nguyên được đặt dưới quyền quản lý của Công sứ Quy Nhơn. Sau đó vài năm, thì vương quốc này cũng bị giải tán. Năm 1891, bác sĩ Alexandre Yersin mở cuộc thám hiểm và phát hiện ra cao nguyên Liang Biang. Ông đã đề nghị với chính phủ thuộc địa xây dựng một thành phố nghỉ mát tại đây. Nhân dịp này, người Pháp bắt đầu chú ý khai thác kinh tế đối với vùng đất này. Tuy nhiên, về danh nghĩa, vùng đất Tây Nguyên vẫn thuộc quyền kiểm soát của triều đình Đại Nam. Vì vậy, năm 1896, khâm sứ Trung kỳ Boulloche đề nghị Cơ mật viện triều Nguyễn giao cho Pháp trực tiếp phụ trách an ninh tại các cao nguyên Trung kỳ. Năm 1898, vương quốc Sédan bị giải tán. Một tòa đại lý hành chính được lập ở Kontum, trực thuộc Công sứ Quy Nhơn. Năm 1899, thực dân Pháp buộc vua Đồng Khánh ban dụ trao cho họ Tây Nguyên để họ có quyền tổ chức hành chính và trực tiếp cai trị các dân tộc thiểu số ở đây. Năm 1900, Toàn quyền Doumer đích thân thị sát Đà Lạt và quyết định chọn Đà Lạt làm thành phố nghỉ mát. Vùng đất cao nguyên Trung kỳ (Tây Nguyên) hoàn toàn thuộc quyền cai trị của chính quyền thực dân Pháp. Năm 1907, tòa đại lý ở Kontum đổi thành tòa Công sứ Kontum, cùng với việc thành lập các trung tâm hành chính Kontum và Trang 4 Cheo Reo. Những thực dân người Pháp bắt đầu lên đây xây dựng các đồ điền đồng thời cũng ngăn cấm người Việt lên theo, trừ số phu họ mộ được. II. Văn hóa vùng Tây Nguyên 1. Chủ thể văn hóa Nhiều dân tộc thiểu số chung sống với dân tộc Việt (Kinh) ở Tây Nguyên như Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông - Tây Nguyên hiện nay thực sự là vùng đất đa dân tộc, đa văn hóa, nơi cư trú của 47 dân tộc anh em, với rất nhiều đặc trưng, sắc thái của nhiều tộc người, nhiều địa phương trong cả nước hội tụ; đồng thời cũng là nơi có tốc độ tăng dân số và biến động về cơ cấu dân cư nhanh nhất cả nước. Một trong những nguyên nhân chính là do tình trạng di cư tự do kéo dài nhiều năm, đến nay vẫn còn diễn ra phức tạp. Sau ngày miền Nam giải phóng (1975), Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, đồng thời thực hiện chủ trương chuyển một bộ phận dân cư và lao động từ các vùng đông dân của đất nước đến xây dựng kinh tế mới và mở mang các nông lâm trường. Là vùng đất màu mỡ, có ưu thế lớn về đất đai và tài nguyên thiên nhiên, nên Tây Nguyên đã nhanh chóng trở thành nơi hấp dẫn, thu hút hàng triệu đồng bào từ các tỉnh thành đến sinh sống. Cùng với quá trình di cư có tổ chức theo kế hoạch của Nhà nước, làn sóng di cư tự do bắt đầu hình thành vào đầu thập kỷ 80 và diễn ra ồ ạt từ giữa thập kỷ 80 (thế kỷ XX) cho đến những năm gần đây. Sự sôi động của làn sóng di cư tự do vào Tây Nguyên là một hiện tượng xã hội đặc biệt bởi quy mô của nó lớn và kéo dài. Chỉ tính từ năm 1990 đến năm 2000, đã có 160 nghìn hộ với khoảng 810.000 nhân khẩu di cư tự do đến Tây Nguyên, làm cho dân số toàn vùng tăng đột biến. Nơi xuất xứ của dòng di cư tự do chủ yếu từ các tỉnh miền núi phía Bắc và khu IV cũ, nhất là những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Thành phần di cư tự do đông nhất là người Kinh, chiếm 64%; tiếp đó là một số dân tộc thiểu số phía Bắc (Tày, Nùng, Thái, Dao, Mông ) chiếm 17%; còn lại là các dân tộc khác. Chính làn sóng di cư tự do đã làm cho cơ cấu và thành phần dân tộc ở Tây Nguyên biến đổi nhanh. Năm 1976 dân số toàn vùng là 1.225.000 người, gồm 18 dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 69,7% (853.820 người). Nhưng hiện nay, dân số toàn vùng đã lên đến 5.107.437 người, đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chỉ Trang 5 còn chiếm 25,5% (1.302.396 người); đồng bào Kinh chiếm 66,9% (3.416.875 người), các dân tộc thiểu số nơi khác đến chiếm 7,6% (388.166 người). Các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên thuộc hai nhóm ngôn ngữ chính là Nam Đảo (Msalayô-Pôlinêdiêng) và Nam Á (Môn-Khơ me). Trong đó, đông nhất là dân tộc Gia-rai (379.589 người), tiếp theo là Ê-đê (305.045 người), Ba-na (185.657 người), Cơ- ho (129.759 người), Xơ-đăng (103.251 người), Mnông (89.980 người), Giẻ-Triêng (32.024 người), Mạ (36.119 người), Chu-ru (16.863 người), Ra-glai (1.210 người), Rơ- mâm (357 người) và Brâu (347 người)(10). Trong thời kỳ chiến tranh, do đất rộng, người thưa nên các dân tộc cư trú thành những khu vực tương đối biệt lập. Chỉ có hai đầu (Bắc Kon Tum và Nam Lâm Đồng) buôn làng của các dân tộc có xen kẽ nhau, còn lại là những khu vực cư trú tập trung theo dân tộc. Ví dụ như vùng đông bắc cao nguyên Pleiku kéo đến đông nam Kon Tum và Tây Bình Định là nơi sinh sống tập trung của người Ba-na, làng mạc khá ổn định, trung bình mỗi làng có từ 50-60 nóc nhà. Khu vực đông nam cao nguyên Pleiku kéo đến chân núi Chư Dliêya là địa bàn cư trú của người Gia-rai, làng mạc gần nhau, trung bình mỗi làng có từ 150-170 nóc nhà. Vùng tam giác Ea H’leo-M’Drăk-Buôn Đôn của tỉnh Đắk Lắk là nơi quần cư của người Ê-đê, buôn làng đông đúc, trù phú, có buôn có đến 300 nóc nhà dài. Gần trọn cao nguyên Đắk Nông và một phần cao nguyên Di Linh là khu vực sinh sống của người Mnông; kế tiếp là khu vực người Mạ Nhưng hiện nay, các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên không còn cư trú theo lãnh thổ tộc người riêng biệt mà sinh sống xen kẽ, đan xen nhau, có sự giao lưu về văn hóa với người Kinh và các dân tộc thiểu số từ miền Trung, miền Bắc đến sinh cơ lập nghiệp. Trong quá trình chung sống cận kề, các cộng đồng dân cư tuy thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau nhưng cơ bản có sự hoà hợp, đoàn kết, không phân biệt giữa người tại chỗ và nơi khác đến, cùng “chung lưng đấu cật” xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trước đây, đơn vị tổ chức xã hội cao nhất của các dân tộc Tây Nguyên là buôn làng (buôn, bon, plây…) mang dấu ấn của công xã thị tộc. Các buôn, làng của đồng bào sinh hoạt cộng đồng bền chặt, ý thức tập thể rất cao; đất đai, núi rừng, nguồn nước là sở hữu chung; mọi hoạt động sản xuất và xã hội đều tuân thủ luật lệ, phong tục của buôn làng. Thành tố hợp thành buôn làng của đa số các dân tộc là đại gia đình mẫu hệ, người phụ nữ cao tuổi có uy tín nhất cai quản; phần lớn theo chế độ hôn nhân lưỡng hợp, một vợ một chồng, con gái cưới chồng và con mang họ mẹ. Một số dân tộc theo chế độ phụ hệ. Trang 6 Sản xuất chính của đồng bào là làm nương rẫy và khai thác đất theo chế độ luân canh; sản xuất thô sơ, chủ yếu dựa vào thiên nhiên; cây lương thực chính là lúa tẻ, ngoài ra còn có ngô, khoai, sắn làm lương thực phụ và chăn nuôi, nấu rượu Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm như: trâu, bò, heo, gà chủ yếu dùng vào việc cúng tế. Đồng bào cũng có các nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như dệt vải, rèn, mộc, làm nhà, làm thuyền độc mộc, đan lát các dụng cụ gia đình bằng mây, tre,… Hiện những nghề này đang từng bước được phục hồi để tạo việc làm, tăng thu nhập, đồng thời bảo tồn những giá trị truyền thống. - Nét nổi bật của các dân tộc thiểu số là đời sống xã hội mang tính cộng đồng cao. Trong thiết chế cổ truyền, buôn làng của đồng bào là những đơn vị cơ sở xã hội duy nhất và cao nhất (trên nó không còn một thiết chế nào khác), có nơi cư trú và nơi canh tác riêng, có bến nước và nghĩa địa riêng, mặc nhiên được các buôn làng khác thừa nhận. Do đó, mỗi buôn làng của đồng bào dân tộc thiểu số có thể coi là một đơn vị tự quản riêng biệt và tương đối hoàn chỉnh. Chẳng hạn như trong cộng đồng tộc người Ê-đê, đứng đầu buôn là Khoa pin ea, người được coi là chủ bến nước. Ngoài việc quản lý bến nước, Khoa pin ea còn có nhiệm vụ quản lý, điều hành mọi công việc về mặt dân sự, an ninh, thần quyền, đối ngoại. Ngoài ra, trong buôn làng còn có những người điều hành toà án phong tục, phụ trách việc cúng bái, tế tự và tầng lớp già làng - là những người có kinh nghiệm và uy tín về đạo đức, được trưởng làng coi trọng. Bên cạnh đó, còn phải kể đến vai trò của những người am hiểu về luật tục, người hoạt động tín ngưỡng hoặc chủ đất của các dòng họ. Một trong những đặc trưng quan trọng, cơ bản nhất của buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên là chế độ tự quản vận hành theo luật tục. Đây là một dạng thức văn hóa pháp luật có tính lịch sử nhất định nhưng cho đến nay vẫn còn giá trị. Luật tục trong xã hội cổ truyền có thể tồn tại dưới dạng văn xuôi hay văn vần và được truyền miệng từ dời này sang đời khác; nó đã trở thành máu thịt, thấm đẫm trong mọi hành xử của cả cộng đồng. Trong xã hội cổ truyền thì luật tục có hiệu lực như một sức mạnh để chế ước xã hội. Phạm vi điều chỉnh của luật tục khá rộng và những điều răn trong luật tục có ý nghĩa to lớn đối với các thành viên. Ngoài ra, về mặt văn hóa, luật tục cũng có thể coi là di sản văn hóa tộc người đặc sắc, phản ánh những quan niệm, luật lệ, quy tắc của xã hội. Các dân tộc thiểu số Tây Nguyên có một nền văn hóa bản địa phong phú và đa dạng, với những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể hết sức quý giá như đàn đá, cồng chiêng cùng các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian, sinh hoạt cộng đồng phong phú và Trang 7 kho tàng văn học dân gian đặc sắc. Hiện nay, Tây Nguyên là nơi còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị thẩm mỹ độc đáo như: nhà rông, nhà dài, đàn đá, tượng nhà mồ, các lễ hội và một kho tàng văn học dân gian với những bản trường ca, truyện cổ, truyện ngụ ngôn, lời nói vần, những làn điệu dân ca đậm đà bản sắc lưu truyền qua nhiều thế hệ. Một trong những di sản nổi tiếng là không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là "Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại". Một số dân tộc như Ê-đê, Gia-rai còn có chữ viết xây dựng trên cơ sở bộ chữ La tinh (đây là hai trong những bộ chữ dân tộc thiểu số ra đời sớm ở nước ta). Đối với các dân tộc thiểu số nơi khác đến, hiện nay đông nhất là các dân tộc từ các tỉnh miền núi phía Bắc đến lập nghiệp, như: Nùng (111.962 người), Tày (98.348 người), Mông (41.713 người), Thái (28.514 người) Dao (26.304 người), Mường (23.589 người). Những dân tộc khác dân số ít, có dân tộc chỉ từ 1-2 người. Nhìn chung, đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc rất cần cù, chịu khó làm ăn, đa số sau khi vào lập nghiệp từ 5-7 năm là ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, đây cũng là một bộ phận dân cư tham gia vào làn sóng di dân tự do, làm đảo lộn chiến lược dân số và lao động của vùng Tây Nguyên; làm phá vỡ quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương; tạo nên sự quá tải về cơ sở hạ tầng. Về mặt xã hội, dân di cư tự do phần đông là nghèo khổ nên đã làm tăng thêm tỷ lệ nghèo đói; gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, gia tăng nạn phá rừng lấy đất canh tác. Không những thế, do họ di cư tự do ồ ạt, Nhà nước không đủ nguồn lực để sắp xếp, hỗ trợ nên bản thân của một bộ phận dân di cư tự do cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn cả trong hiện tại và tương lai, như thiếu vốn và công cụ để sản xuất, thiếu đất canh tác, thu nhập thấp, thời gian làm việc nhiều, phải làm thuê, các điều kiện sinh sống như nhà ở, điện nước, các phương tiện sinh hoạt, vệ sinh môi trường, dịch vụ y tế, cơ sở vật chất giáo dục, giao thông, thông tin liên lạc đều thiếu thốn; phải mất một thời gian dài mới có thể phát triển đồng đều giữa các bộ phận dân cư. Trong toàn vùng Tây Nguyên hiện có 4 tôn giáo chính đang hoạt động bình thường là: Công giáo, Phật giáo, Tin lành, Cao đài, với tổng số 1.753.761 tín đồ (chiếm 34,7% dân số), gần 3.500 chức sắc-nhà tu hành, khoảng 840 cơ sở thờ tự các loại. Những năm qua, số lượng tín đồ tôn giáo tăng nhanh theo tốc độ tăng dân số. Đáng lưu ý là tín đồ người dân tộc thiểu số tăng lên rất nhanh, chủ yếu theo đạo Công giáo và Tin lành. Hiện nay, tín đồ Tin lành người dân tộc thiểu số là 324.135 người, chiếm 89,3% tổng số người theo đạo Tin lành của toàn vùng; tín đồ Công giáo người dân tộc thiểu số là Trang 8 248.039 người, chiếm 30,9% tổng số người theo đạo Công giáo của toàn vùng. Ngoài ra, có một số tôn giáo khác đã được công nhận nhưng số lượng tín đồ ít, như Bahai, Phật giáo Hòa Hảo. 2. Không gia văn hóa và thời gian văn hóa Giống như một điểm trong không gian, vị trí của một nền văn hóa được xác định bởi một hệ tọa độ. Hệ tọa độ của một nền văn hóa bao gồm ba chiều: Không gian văn hóa, thời gian văn hóa và chủ thể văn hóa. 2.1. Khái niệm chung Thời gian văn hóa Thời gian văn hóa được xác định từ khi một nền văn hóa hình thành cho đến khi tàn lụi. Nói chung, thời gian văn hóa không thể xác định được một cách rạch ròi, nó được hiểu là một khái niệm mở. Thời điểm khởi đầu của một nền văn hóa được quy định bởi thời điểm hình thành dân tộc (hay còn gọi là chủ thể văn hóa). Không gian văn hóa Không gian văn hóa có phần phức tạp hơn: bởi lẽ văn hóa có tính lịch sử, cho nên trong văn hóa đã bao hàm yếu tố thời gian. Vì có tính thời gian nên không gian văn hóa có liên quan đến lãnh thổ nhưng không đồng nhất với không gian lãnh thổ. Nó bao quát tất thảy những vùng lãnh thổ mà ở đó các dân tộc đã tồn tại qua từng thời kì lịch sử. Do vậy, không gian văn hóa bao giờ cũng rộng hơn không gian lãnh thổ. Để xác định đầy đủ thông tin và hình dung cụ thể về không gian văn hóa của một dân tộc, phải tìm hiểu được yếu tố nguồn gốc và quá trình hình thành của dân tộc đó. Suy cho cùng, cả thời gian văn hóa và không gian văn hóa đều phụ thuộc vào chủ thể văn hóa. 2.2. Định vị không gian văn hóa Tây Nguyên Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa Tây Nguyên đặc sắc này là cư dân các dân tộc: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai 2.3. Xác định thời gian văn hóa Tây Nguyên Các nhà khoa học đã tiến hành khai quật các di khảo cổ Lung Leng (Kon Tum),Cát Tiên (Lâm Đồng) và các di tích văn hóa – lịch sử - khảo cổ thời tiền sử tại Đắk Lắk, từ đó đưa ra những cứ liệu vô cùng quan trọng về lịch sử và văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, chứng minh sự tồn tại của nền văn hóa Tây Nguyên tương đương về trình độ và niên đại với văn hóa Đông Sơn ở Bắc Bộ, Sa Huỳnh ở Trung Bộ và Đồng Nai ở Nam Bộ. Trang 9 2.4. Không gian văn hóa và thời gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ. Thời gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tương đồng với thời điểm bắt đầu văn hóa cồng chiêng, bắt nguồn từ văn minh Đông Sơn cổ đại, nền văn minh được biết đến với tư cách là một nền văn hóa trống đồng nổi tiếng ở Đông Nam Á. Cồng chiêng Tây Nguyên là một di sản văn hóa mang đậm dấu ấn thời gian và không gian. Từ chủng loại, phương pháp kích âm, biên chế và thang âm cho đến hệ thống bài bản và nghệ thuật diễn tấu, chúng ta sẽ bắt gặp những gì của một dải nghệ thuật đa diện từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều, từ đơn tuyến đến đa tuyến Trong đó bảo lưu cả những lớp cắt lịch sử của tiến trình phát triển âm nhạc từ thời kỳ sơ khai. Ở đây, mọi giá trị nghệ thuật đều nằm trong mối quan hệ tương đồng và dị biệt, xác định cá tính vùng miền của nghệ thuật. Không gian văn hóa cồng chiêng gắn bó mật thiết đối với đời sống của người dân nơi đây, nói cách khác, không gian văn hóa cồng chiên có mặt trong hầu hết các sinh hoạt văn hóa, lễ hội của người Tây Nguyên, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu, hay trong một buổi nghe khan đều phải có tiếng cồng. Đắm mình trong không gian văn hóa dân gian truyền thống ấy mới thấy vai trò chủ đạo không thể thiếu của văn hóa cồng chiêng. Từ những nghệ nhân già, đầu bạc trắng đến những thiếu niên mới chỉ 13-14 tuổi đều có khả năng biểu diễn tốt cồng chiêng, điều này cho thấy, không gian văn hóa cồng chiêng được kế thừa và mở rộng, “ăn sâu” vào tiềm thức của cộng đồng người dân Tây Nguyên. Văn hóa cồng chiêng đã khẳng định "đất" sống, điều này được chứng thực qua việc loại hình này được bảo tồn sống trong sinh hoạt cộng đồng. Có thể nói, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã phát huy được giá trị cả về vật thể và phi vật thể. 2.5.Không gian văn hóa và thời gian văn hóa nghệ thuật sử thi Tây Nguyên Từ lâu, Tây Nguyên được biết đến như là miền đất huyền thoại, nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa tinh thần vô giá. Không chỉ là vùng đất của cồng chiêng, của rượu cần, đàn T’rưng… mà nổi danh hơn cả với tên gọi “xứ sở của sử thi”. Không gian văn Trang 10 [...]... diệu nhất của sử thi Tây Nguyên ”(Theo nhà văn Nguyên Ngọc, người có nhiều năm tháng gắn bó với các buôn làng đồng bào Tây Nguyên ) Như vậy, với những giá trị văn hóa tinh thần vô giá, sử thi Tây Nguyên đã góp phần làm nên diện mạo của các dân tộc giàu bản sắc văn hóa ở một vùng đất huyền thoại và nhiều tiềm năng Cho nên việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên, trước hết là... rằng cồng chiêng Tây Nguyên cũng chính là cồng chiêng Việt * Những giá trị của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên – Cơ hội và thách thức Sự kiện Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại ngày 25-12, là một trong những sự kiện văn hóa nổi bật nhất của năm 2005 Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên chứa đựng... giục giã Có thể nói, văn hoá và âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên thể hiện tài năng sáng tạo mang tầm kiệt tác của nhân loại Cồng chiêng và sinh hoạt văn hoá cồng chiêng của các dân tộc ở Tây Nguyên rất đa dạng, nhưng thống nhất Đây chính là đặc điểm rất cơ bản của vùng văn hoá Tây Nguyên và cũng là đặc điểm của văn hoá Việt Nam Văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên bắt rễ từ truyền thống văn hoá và truyền thống... Khong wong trong Mahori của Thái Lan, trong Pin Peat của Campuchia Đặc điểm này cho thấy cồng chiêng Tây Nguyên có thể còn lưu giữ nhiều yếu tố cổ xưa hơn 4.2 Âm nhạc Tây Nguyên Nếu coi văn hóa vật chất của các dân cư Tây Nguyên là một thực tế của nền văn hóa lúa khô, nương rẫy cao nguyên, thì văn hóa tinh thần nói chung và âm nhạc nói riêng đang hoạt động một cách tích cực trong thực tế ấy Âm nhạc... các dân tộc Tây Nguyên 4.4 Những giai điệu đặc trưng của Tây Nguyên Dân ca Tây nguyên đã có từ lâu đời trên mãnh đất Tây nguyên bao la giàu đẹp Về dân ca Tây nguyên, chúng ta thường được nghe những lời ca, tiếng đàn trong thang âm ngũ cung: Rất nhiều bài hát viết về Tây nguyên của các nhạc sĩ trong và ngoài tỉnh như Tây nguyên bất khuất của Văn Ký, Hát mừng anh hùng Núp của Trần Quý, Em là Hoa Pơ lang... chôn con theo mẹ 4 Nghệ thuật Tây Nguyên 4.1 Văn hóa cồng chiêng * Tây Nguyên - "cái nôi" của cồng chiêng Đông-Nam Á Trước những ý kiến băn khoăn về "căn nguyên" , "cội rễ" của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, nhạc sĩ Tô Vũ - một trong những chuyên gia ở Việt Nam có thâm niên cao nhất về lĩnh vực này - đã cho rằng, căn cứ vào nhiều yếu tố, có thể khẳng định rằng chiêng Tây Nguyên là cái nôi của cồng chiêng... địa tây Nguyên trong xã hội đương đại giữa sự bùng nổ thông tin và thời đại tin học phát triển là điều kiện chúng ta không khỏi quan tâm Mặt khác, văn hóa ngoại lai vẫn như những đợt sóng vỗ vào bến bờ văn hóa các dân tộc chúng ta Đặc biệt trong cơ chế thị trường, các tầng văn hóa cũ rất dễ bị lu mờ bởi sức mạnh và đặc thù cũng như phương tiện phổ cập hiện đại của nền văn hóa mới Nhiều lúc văn hóa. .. lẽ văn hóa là nguồn gốc sức sống của mỗi dân tộc mà sử thi (Tây Nguyên) là yếu tố văn hóa sâu đậm nhất Bởi lẽ trong đời sống của người Tây Nguyên xưa nay, văn hóa phi vật thể( mà Sử thi là một yếu tố hay một bộ phận quan trọng) có một ý nghĩa to lớn và vẫn có những tác động trực tiếp và gián tiếp…Mặt khác là gần đây do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, hình như trong các buôn làng Tây Nguyên. .. đặc trưng của dân ca Tây nguyên, việc lựa chọn và đưa vào phần dạy những bài hát địa phương tự chọn hay giới thiệu dân ca Tây nguyên trong những buổi ngoại khóa của giáo viên sẽ có sức thuyết phục hơn Điều quan trọng là thông qua một bài dân ca cụ thể, giáo viên Âm nhạc sẽ giới thiệu được cái hay, cái đẹp của một nền văn hóa đặc trưng của một dân tộc 4.6 Sử thi Tây Nguyên Tây Nguyên được biết đến như.. .hóa nghệ thuật sử thi ở Tây Nguyên phát triển mạnh mẽ Sử thi Tây Nguyên gắn liền với tên tuổi những anh hùng thần thoại, những anh hùng của buôn làng Tây Nguyên từng được bao thế hệ, bao đời nay ngưỡng vọng như Đăm San, Đăm Di, Dyông Dư… Nhưng điều thú vị và hấp dẫn ở sử thi Tây Nguyên là những giá trị lịch sử, giá trị văn hóa của nó với những cứ liệu lịch sử đầy . cho cùng, cả thời gian văn hóa và không gian văn hóa đều phụ thuộc vào chủ thể văn hóa. 2.2. Định vị không gian văn hóa Tây Nguyên Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5. gian văn hóa và chủ thể văn hóa. 2.1. Khái niệm chung Thời gian văn hóa Thời gian văn hóa được xác định từ khi một nền văn hóa hình thành cho đến khi tàn lụi. Nói chung, thời gian văn hóa. với văn hóa Đông Sơn ở Bắc Bộ, Sa Huỳnh ở Trung Bộ và Đồng Nai ở Nam Bộ. Trang 9 2.4. Không gian văn hóa và thời gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Ngày đăng: 22/05/2015, 22:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w