1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vùng văn hóa BB - edited

22 1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 36,81 KB

Nội dung

Vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ:Vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ nằm giữa lưu vực sông Hồng vàsông Mã, là cái nôi hình thành dân tộc Việt, cũng là nơi sinh ra cácnền văn hoá lớn phát triển nối

Trang 1

Vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ:

Vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ nằm giữa lưu vực sông Hồng vàsông Mã, là cái nôi hình thành dân tộc Việt, cũng là nơi sinh ra cácnền văn hoá lớn phát triển nối tiếp nhau như: Văn hoá Đông Sơn, Vănhoá Đại Việt và văn hoá Việt Nam Do vậy, văn hoá châu thổ Bắc Bộvừa có những nét đặc trưng của văn hoá Việt lại vừa mang những nétriêng đặc sắc về văn hoá của vùng Ngoài ra văn hoá Bắc Bộ là sự giaohoà giữa thiên nhiên và con người, phát triển dựa trên sự kế thừa vàphát huy bản sắc dân tộc kết hợp tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoákhu vực và nhân loại PGS.TS Ngô Đức Thịnh đã từng nhận xét:

“Trong các sắc thái phong phú và đa dạng của văn hoá Việt Nam, đồngbằng Bắc Bộ như là một vùng văn hoá độc đáo và đặc sắc”

A LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ CHỦ THỂ VĂN HÓA

I.Lịch sử hình thành:

Trong khoảng 10 TK đầu CN, trên lãnh thổ Việt Nam đã từng tồn tạinền văn hóa: văn hóa của cộng đồng cư dân châu thổ Bắc Bộ và BắcTrung Bộ, văn hóa Chăm-pa ở ven biển miền Trung và văn hóa Óc Eo

ở vùng đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long Là vùng đất lịch sử lâuđời nhất của người Việt => nơi khai sinh của vương triều Đại Việt.Quê hương của các nền văn hóa Đông Sơn, Thăng Long- Hà Nội; bắtnguồn vùng văn hóa Trung Bộ và Nam Bộ

II Chủ thể văn hóa:

Người Kinh sống trên khắp vùng lãnh thổ nhưng chủ yếu ở vùng đồngbằng, gần các con sông và tại các khu đô thị

Trang 2

Người Mường sống chủ yếu ở các vùng đồi núi phía tây đồng bằngsông Hồng.

Người Thái định cư ở bờ phải đồng bằng sông Hồng Người Tày sống

ở bờ trái sông Hồng

Dân tộc Kinh và Mường có tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Mường Còn ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu của dân tộc Tày, Thái lànhóm ngôn ngữ Tày- Thái (dòng ngôn ngữ Nam Á)

Việt-B KHÔNG GIAN VĂN HÓA

I Đặc điểm môi trường tự nhiên, xã hội.

1 Môi trường tự nhiên.

Vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ nằm giữa lưu vực các con sông:sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã Khi nói tới vùng văn hoá Bắc

Bộ là nói tới vùng văn hoá thuộc địa phận các tỉnh Hà Tây, Nam Định,

Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình; thành phố Hà Nội, thànhphố Hải Phòng; phần đồng bằng của tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, BắcNinh, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh

Về vị trí địa lý, vùng châu thổ Bắc Bộ là tâm điểm của conđường giao lưu quốc tế theo hai trục chính: Tây - Đông và Bắc - Nam

Vị trí này khiến nó trở thành mục tiêu xâm lược đầu tiên của tất cả bọnxâm lược muốn bành trướng thế lực vào lãnh thổ Đông Nam Á Nhưng

nó cũng tạo điều kiện cho vùng có thuận lợi về giao lưu và tiếp thutinh hoa văn hoá nhân loại

Trang 3

Vùng có địa hình núi xen kẽ đồng bằng hoặc thung lũng, thấp vàbằng phẳng, dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam Địa hình củavùng cao thấp không đều.

Về mặt địa hình, châu thổ Bắc Bộ là địa hình núi xen kẽ đồngbằng hoặc thung lũng, thấp và bằng phẳng, dốc thoải từ Tây Bắcxuống Đông Nam, từ độ cao 10 - 15m giảm dần đến độ cao mặt biển.Toàn vùng cũng như trong mỗi vùng, địa hình cao thấp không đều, tạivùng có địa hình cao vẫn có nơi thấp úng như Gia Lương (Bắc Ninh),

có núi Thiên Thai, nhưng vẫn là vùng trũng, như Nam Định, Hà Nam

là vùng thấp nhưng vẫn có núi như Chương Sơn, núi Đọi v.v…

Đặc biệt, Bắc Bộ có khí hậu độc đáo, khác hẳn các vùng khác.Đây là vùng duy nhất có một mùa đông lạnh kéo dài ba tháng Khí hậuBắc bộ phân hoá thành bốn mùa tương đối rõ nét Khí hậu lại rất thấtthường, hay có bão, năm mưa nhiều, nằm mưa ít, mưa sớm, mưamuộn… Chính điều này làm cho sản xuất nông nghiệp của vùng không

ổn định

Ở Bắc Bộ, vấn đề đất và nước là hai yếu tố đan quyện vào nhau.Một đặc điểm nữa là môi trường nước, đồng bằng Bắc Bộ có mộtmạng lưới sông ngòi khá dày, khoảng 0,5 - 1,0km/km2, gồm các dòngsông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, cùng các mươngmáng tưới tiêu dày đặc

Đất đai trong vùng tương đối màu mỡ, thích hợp cho nền nôngnghiệp lúa nước phát triển Hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình vàsông Mã cùng các nhánh của chúng là nguồn cung cấp nước thườngxuyên cho hoạt động nông nghiệp Tuy nhiên, chế độ nước sông phân

Trang 4

hoá theo mùa: mùa lũ dòng chảy lớn, nước đục, mùa cạn dòng chảynhỏ, nước trong Chính yếu tố nước tạo ra sắc thái riêng biệt trong tậpquán canh tác, cư trú, tâm lý ứng xử cũng như sinh hoạt cộng đồng của

cư dân trong khu vực, tạo nên nền văn minh lúa nước, vừa có cáichung của văn minh khu vực, vừa có cái riêng độc đáo

2 Môi trường xã hội

Dựa vào những điều kiện tự nhiên thuận lợi và các thành tựukinh tế đạt được, những cư dân vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã,sông Cả - được gọi chung là cư dân Việt cổ, đã phát huy sức lao động

và óc phát minh sáng tạo của mình để đẩy nhanh sự phát triển của xãhội, vượt qua những hạn chế của thời nguyên thuỷ, đạt đến thời đạivăn minh vào khoảng các thế kỷ VII - VI trước công nguyên Tồn tạitrong khoảng hơn 5 thế kỷ, nền văn minh đó được mệnh danh là vănminh Văn Lang - Âu Lạc, tương ứng với 2 quốc gia nối tiếp tồn tạitrên đất bắc Việt Nam đương thời

Dựa vào các thành tựu của khảo cổ học, nhân học, chúng ta cóthể biết cư dân nguyên thuỷ sống trên các vùng đồng bằng Bắc ViệtNam đương thời đều thuộc các chủng tộc Nam á (Việt - Mường, Môn-Khơme), Hán - Thái Với thời gian, các nhóm tộc người đó ít nhiềuhoà lẫn vào nhau, có tiếng nói gần gũi nhau, pha trộn Những di chỉđược phát hiện chứng tỏ rằng, bấy giờ các nhóm cùng sống với nhauhoặc sống gần gũi nhau đã có số lượng khá đông, cùng lấy nghề nôngtrồng lúa nước làm nền kinh tế chủ yếu và cũng có ít nhiều nhữngphong tục, tập quán giống nhau

Trang 5

Do yêu cầu phát triển sản xuất và tiêu dùng hàng ngày tăng lêncùng với sự gia tăng dân số, do tính phức tạp của một số ngành nghề,trong xã hội thời đó đã nẩy sinh sự phân công lao động, nghề luyệnkim, đúc đồng ngày càng phát triển Thông qua các di vật tìm được ởcác di chỉ sau Phùng Nguyên như Đồng Đậu, Gò Mun rồi tiếp đếnThiệu Dương, Đông Sơn, chúng ta hiểu rằng hồi ấy đã có hàng loạtcông cụ sản xuất, vũ khí, nhạc cụ bằng đồng Trong số này, đáng chú ýnhất là hàng loạt lưỡi cày đồng với nhiều hình dáng khác nhau: cánhbướm, hình thoi, v.v… Cũng với hình con bò trang trí trên mặt trốngđồng, sự xuất hiện của lưỡi cày chứng tỏ rằng, người ương thời đãchuyển từ nghề nông dùng cuốc sang nghề nông dùng cày Nguồn sửliệu cổ Trung Quốc Giao Châu ngoại vực kỷ thừa nhận: “Giao chỉ (tức

là Bắc Việt Nam) khi chưa đặt thành quận, huyện, đất đai có ruộng gọi

là ruộng lạc, theo nước triều lên xuống mà làm, dân khẩn lấy ruộng màăn” Nông nghiệp lúa nước trên vùng châu thổ các con sông lớn (Hồng,

Mã, Cả, Chu) đã trở thành ngành kinh tế chủ yếu, vừa tạo cơ sở chođịnh cư lâu dài, vừa tạo ra thứ lương thực cần thiết hàng ngày củangười dân ở đây Tất nhiên, để có được những vụ mùa vững chắc, conngười phải thích nghi với sông nước và từng bước xây dựng mối quan

hệ làng với làng Cũng từ đây, nảy sinh những sinh hoạt văn hoá phảnánh mối quan hệ giữa các cộng đồng người với tự nhiên, giữa ngườivới người ở các cộng đồng nông nghiệp

Bên cạnh nghề nông, việc trồng rau, trồng cà, trồng cây ăn quả,trồng dâu chăn tằm, nuôi gà, lợn, chó, trâu bò v.v… cũng ngày càng

Trang 6

phát triển Lương thực thực phẩm tăng lên và ngày thêm đa dạng Đờisống của người dân cũng được đảm bảo hơn, vui tươi, ổn định hơn.

Như trên đã nói, các nghề thủ công như luyện kim và sau này làrèn sắt, làm đồ gốm, dệt lụa, đan lát ngày càng toạ ra nhiều sản phẩmhơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu con người Số lượng đồ đồng tăng lên sovới nhiều loại dụng cụ như rìu, mũi giáo, mũi tên, liềm, dao; các nhạc

cụ bằng đồng như chiêng, trống, và tượng đồng, v.v số lượng đồgồm cũng phong phú: bát, đĩa, bình, nồi, võ, chõ v.v

Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp với sự hỗ trợ đắc lực củanghề luyện kim đồng thau đã tạo nên cái nền cần thiết và cơ bản cho

sự chuyển biến của xã hội từ trạng thái nguyên thuỷ sang thời đại vănminh Tuy nhiên, cũng cần thấy thêm rằng, mặc dầu còn nhiều hạnchế, bấy giờ đã có sự giao lưu, trao đổi sản phẩm giữa các vùng, nhất

là công cụ bằng đồng, các bát đĩa, bình gốm Giao lưu là sợi dây nốiliền các làng, các vùng tạo điều kiện cho sự ra đời của các tổ chứcchính trị

Tất cả những đặc điểm trên sẽ góp phần tạo ra những đặc điểmriêng của vùng văn hoá Bắc Bộ

C ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ

I Nhà ở:

Văn hoá nhà ở là một đặc trưng trong nền văn hoá Bắc Bộ Nhà ởcủa cư dân Bắc Bộ thường sử dụng các vật liệu nhẹ, bền Người nôngdân Bắc Bộ thường muốn xây dựng ngôi nhà của mình theo kiểu bềnchắc, to đẹp, tuy nhiên vẫn hoà hợp với cảnh quan, vì đối với họ, ngôi

Trang 7

nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo một cuộcsống ổn định.

1.Hình dáng nhà.

Nhà của người dân Bắc Bộ thường có mái cong truyền thống Saunày, mái nhà bình thường được làm thẳng cho giản tiện, chỉ có nhữngcông trình kiến trúc lớn mới làm mái cong cầu kì Ngoài ra, các đầuđao ở bốn góc đình chùa, cung điện cũng được làm cong vút như conthuyền rẽ sóng lướt tới, tạo nên dáng vẻ thanh thoát đặc biệt và gợicảm giác bay bổng cho ngôi nhà vốn được trải rộng trên mặt bằng đểhoà mình vào thiên nhiên

Một số nơi ở Bắc Bộ (ví dụ như Nghệ An) cũng thiết kế ngôi nhàcủa mình theo kiểu nhà sản để đối phó với lũ lụt, độ ẩm và ngăn côntrùng Vào thế kỷ XVII, nhiều ngôi đình như đình Đình Bảng (BắcNinh), đình Chu Quyến (Hà Tây) vẫn làm theo lối nhà san

2.Cấu trúc.

Tiêu chuẩn ngôi nhà Việt Nam nói chung và của vùng Bắc Bộnói riêng là “nhà cao cửa rộng”, cấu trúc mở Nhà cao gồm hai yếu tố:sàn (nền) cao so với mặt đất và mái cao xo với sàn (nền) Nhà sàn đápứng yêu cầu thứ nhất, có tác dụng ứng phó với môi trường Nhà ViệtNam nay đã chuyển sang nhà đất, nhưng nhà đất lí tưởng vẫn phải cónền cao Cửa nhà không cao mà phải rộng, tránh nắng chiếu và mưahắt, đón gió mát Đầu dưới mái nhà (giọt gianh) thường được đưa rakhá xa so với mái hiên Đầu hồi nhà thường có khoảng trống hình tamgiác để thoát hơi nóng và khói Dân Bắc Bộ có kinh nghiệm không làmcửa và cổng thằng hàng tránh gió độc, gió mạnh

Trang 8

3.Chọn hướng nhà, chọn đất.

Đây là biện pháp quan trọng thứ hai để ứng phó với môi trường

tự nhiên Hướng nhà tiêu biểu ở Bắc Bộ là hướng Nam Vì Bắc Bộ ởgần biển, trong khu vực gió mùa Hướng Nam (hoặc Đông Nam) vừatránh được nóng từ phía Tây, bão phía Đông và gió rét từ phía Bắc lạivừa tận dụng được gió mát vào mùa nóng (gió nồm)

Tuỳ thuộc vào địa hình, địa vật xung quanh, vào sự có mặt củanúi, của sông, của con đường mà ảnh hưởng của gió nắng sẽ khácnhau Vì thế, phải chọn đất làm nhà Khi chọn đất, người Bắc Bộ chú ýtới phong thuỷ, vì khí hậu của ngôi nhà Ngoài ra, người Việt Bắc Bộthường có câu: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”, chọn đất cũngphải quan tâm đến việc chọn hàng xóm láng giềng Trong thời kì pháttriển nền kinh tế hàng hoá, khi chọn đất, người ta thường chọn nhữngnơi gần đường giao thông, thuận lợi cho đi lại, làm ăn, buôn bán

4.Cách thức kiến thúc.

Nhà ở của người Bắc Bộ có đặc điểm là rất đông và linh hoạt,thường là loại nhà không có chái, hình thức nhà vì kéo phát triển Bộkhung của nhà thường được liên kết với nhau theo một không gian bachiều: đứng, ngang, dọc Theo chiều đứng, lực dồn vào đá tảng, theochiều ngang các cột nối với nhau tạo các vì kèo; theo chiều dọc, các vìkèo được nối với nhau bằng xà, tạo thành bộ khung Các chi tiết củangôi nhà được ghép với nhau bằng mộng

5.Hình thức kiến trúc.

Ngôi nhà Bắc bộ phản ánh truyền thống văn hoá của vùng Tínhcộng đồng thể hiện ở việc không chia phòng biệt lập Giữa hai nhà

Trang 9

ngăn bằng rào cây thấp để dễ liên hệ với nhau Truyền thống thờ cúng

tổ tiên và hiếu khách thể hiện ở bàn thờ ở gian giữa (phía trong là bànthờ, phía ngoài là bàn ghế tiếp khác) Sau nữa là truyền thống coitrọng bên trái (phía Đông) với chiếc đòn nóc có đầu gốc ở phía Đông,bếp ở phía đông, Trong kiến trúc nhà ở Bắc Bộ, nguyên tắc coi trọng

số lẻ cũng được tôn trọng, thể hiện qua số gian, số cổng, số toà đều là

số lẻ (có câu: Ngọ Môn 5 cửa 9 lầu, Cột cờ 3 cấp) Đây là do quanniệm của người xưa: lẻ là số dương, dành cho người sống

II.Ẩm thực

Ẩm thực cũng là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hoăBắc Bộ Giống như ở mọi vùng miền khác trên đất Việt, cơ cấu bữa ăncủa cư dân Việt trên châu thổ Bắc Bộ bộc lộ rất rõ dấu ấn của truyềnthống văn hoá nông nghiệp lúa nước, bao gồm có cơm, rau, cá, thịt,cơm là thức ăn cho cơ thể Đặc biệt, ở đây các gia vị có tính chất chua,cay, đắng không được ưa chuộng như ở vùng Trung Bộ và Nam Bộ

Có người đã từng nói rằng Bắc Bộ là “nơi quần tụ văn hoá ẩm thực,văn hoá vùng miền”

Không thể kể hết những món ăn Bắc Bộ vô cùng đa dạng và độcđáo Nào là bánh cáy Thái Bình, bánh dứa Hưng Yên, bánh đậu xanhHải Dương, bánh phu thê Bắc Ninh, bánh tôm Hà Nội, bánh nhãn NamĐịnh, Mỗi loại bánh mang những hương vị khác nhau, đặc trưngcho mỗi miền quê Đến với vùng văn hoá này, người ta cũng không thểquên có một nghệ thuật ẩm thực Hà Nội sành điệu, tinh tế, ngon từ chếbiến khéo léo, hương vị quyến rũ, màu sắc hài hoà đến sự sạch sẽ, tinhkhiết Người Hà Nội coi trọng chất ít nhưng phải ngon Một là bánh

Trang 10

cuốn Thanh Trì, một bìa đậu Mơ rán giòn, một bát bún ốc chua caybốc khói, một gói cốm vòng xanh mướt để lại dư vị khó quên tỏnglòng thực khách.

vỏ ốc, hạt đá hoặc đeo hoa tai, vòng tay bằng đá

Thời phong kiến, trang phục của phụ nữ Bắc Bộ là: váy đen, yếmtrắng, áo tứ thân, đầu chít khăn mỏ quạ, thắt lưng hoa lý Đàn ông với

y phục đi làm là chiếc quần lá toạ, áo cánh màu nông sồng Phụ nữcũng chiếc váy thâm, chiếc áo nâu, khi đi làm, Bộ lễ phục củ phụ nữgồm ba chiếc áo, ngoài cùng là áo dài tứ thân bằng the thâm hay màunâu non, kế đến là chiếc áo màu mỡ gà và trong cùng là chiếc áo màucánh sen Khi mặc, cả ba chiếc áo chỉ cài khuy bên sườn, phần từ ngực

Trang 11

đến cổ lật chéo để lộ ba màu áo Bên trong chiếc yếm thắm Đầu độinón trông rất duyên dáng và kín đáo Lễ phục của đàn ông là chiếcquần trắng, áo dài the, chít khăn đen.

Tới nay, trang phục truyền thống của người Việt Bắc Bộ đã thayđổi Bộ âu phục dần thay thế cho bộ đồ truyền thống của đàn ông.Chiếc áo dài của phụ nữ ngày càng được cải tiến và hoàn thiện hơnnhư ngày nay, mặt khác do yêu cầu của lao động, công việc, khôngphải lúc nào phụ nữ cũng mặc áo dài mà chỉ những ngày trang trọng,ngày vui thì mới có dịp để “thể hiện mình”

IV Làng nghề:

Khi nói về nét đẹp văn hoá vùng châu thổ Bắc Bộ, người takhông thể không nhắc đến những làng nghề thủ công đã có lịch sửphát triển cách đây hàng trăm năm

Đầu thế kỷ 20, nhà nghiên cứu Piere Gourou đã đếm được 108nghề thủ công ở 7000 làng thuộc vùng châu thổ sông Hồng ở đây cótới 500 làng nghề, tập trung nhiều nhất ở Nam Định, Hà tây, TháiBình, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hà Nội.Đặc biệt, Thăng Long - Hà Nội là nơi “đát lành chim đậu”, hội tụ tàihoa, thu hút những thợ cả, thợ giỏi từ mọi miền đến sinh cơ lậpnghiệp Hà Nội có Ngũ Xã Tràng, nổi tiếng với nghề đúc đồng, do dânnăm làng gốc ở huyện Siêu Loại, xứ Kinh Bắc lập nên từ thế kỷ XVII,

là tác giả của những pho tượng đồng vào loại quý giá nhất nước Nam

Đó là tượng Trấn Vũ bằng đồng đen cao 4m, nặng 4 tấn được đúc năm

1681, là quả chuông đồng cao gần 1,5m treo ở tam quan đền, là tượng

Di Đà cao 3,95m, nặng 10 tấn với toà sen đặt tượng nặng 1,6 tấn đồng

Ngày đăng: 26/03/2016, 17:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w