1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận phục vụ cho môn học các vùng văn hóa việt nam

39 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 2,44 MB

Nội dung

Nơi đây, còn lưu giữnhững giá trị truyền thống, những di sản quý báu của dân tộc với hàng loạt các công trình kiến trúc cổ vô giá và độc đáo - Tiêu biểu phải kể đến “Thăng Long tứ Trấn”-

Trang 2

A Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Thăng Long - Hà Nội đến nay đã hơn ngàn năm tuổi, kể từ khi Lý Công Uẩn ban Chiếu dời đô Trải qua bao biến thiên của lịch sử, Thăng Long - Hà Nội vẫn là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa lớnnhất cả nước, nơi hội tụ, lắng đọng hồn thiêng sông núi, trường tồn cùng lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Nơi đây, còn lưu giữnhững giá trị truyền thống, những di sản quý báu của dân tộc với hàng loạt các công trình kiến trúc cổ vô giá và độc đáo - Tiêu biểu phải kể đến “Thăng Long tứ Trấn”-bốn ngôi đền thiêng thờ 4 vị thần trấn giữ 4 phương huyết mạch trên mảnh đất Thăng Long, che chở, bảo vệ cho cho kinh thành Thăng Long xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay luôn được bình yên Vì vậy em xây dựng đề tài : “Tìm hiểu Thăng Long Tứ Trấn - dấu ấn của kinh đô Thăng Long ngàn năm văn hiến”

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu khái quát về tiểu vùng Thăng Long- Hà Nội nói chung và tìm hiểu Thăng Long tứ Trấn- bốn ngôi đền thiêng thờ 4 vị thần trấn giữ 4 phương huyết mạch trên mảnh đất Thăng Long, che chở, bảo

vệ cho cho kinh thành Thăng Long xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay luônđược bình yên

3 Phạm vi nghiên cứu

- Tiểu vùng Thăng Long – Hà Nội

- Thăng Long tứ Trấn xưa và nay

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điền dã

Trang 3

B Nội dung Chương I: Khái quát chung về tiểu vùng văn hóa Thăng Long-

Hà Nội

Trải qua tiến trình lịch sử kéo dài hàng ngàn năm, là trung tâm đầu não quốc gia Đại Việt, nay là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, vùng văn hóa Thăng Long-Hà Nội, có một bề dày lịch sử nghìn năm,

là nơi hội tụ văn hóa, kết tinh văn minh Việt Nam Nằm trong vùng tam giác châu thổ sông Hồng có đất đai mầu mỡ, trù phú, nơi đây đãsớm là một trung tâm chính trị - văn hóa – kinh tế ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam đồng thời cũng là tiêu biểu cho ý chí, tinh thần người Việt, thu hút nhân tài, tạo nên sự phát triển liên tục,

từ đó lan tỏa, tạo ảnh hưởng ra các vùng đồng bằng Bắc Bộ, xa hơn nữa vào miền Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Trang 4

Bản đồ thành Hà Nội đầu TK 19

Trong lịch sử, trước khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, thời Bắc thuộc là thành Đại La – Tống Bình, trị sở đô hộ phủ nhà Hán.Trở thành Thăng Long vào năm 1010, mở đầu cho sự phát triển kéo dài đến ngày nay Trong Chiếu dời Đô, Lý Thái Tổ từng nói: “Ở trung tâm cõi bờ đất nước, có cái thế rồng cuộn hổ ngồi, vị trí ở giữa bốn phương Đông Tây Nam Bắc, địa hình thế núi sông sau trước Ở nơi

đó địa thế rộng mà bằng phẳng, vùng đất cao mà sáng sủa, cư dân không khổ vì ngập lụt, muôn vật đều phì nhiêu tươi tốt Xem khắp nước Việt ta chỗ ấy là nơi hơn cả, thực là chỗ bốn phương tụ hội, là nơi đô thành bậc nhất của Đế vương muôn đời!”

Đến thời Trần, Thăng Long chứng kiến 3 lần đánh thắng quân

Nguyên – Mông Tới thời Lê, Thăng Long trở thành trung tâm chính trị vững mạnh Mặc dù nhà Nguyễn lập triều đình đóng đô ở Huế, Thăng Long vẫn giữ vị trí trọng yếu Đến năm 1945, chủ tịch Hồ Chí

Trang 5

Minh đọc tuyên ngôn độc lập mở ra trang sử mới, Thăng Long – Hà Nội là thủ đô của quốc gia Việt Nam đến ngày nay.

Đất Thăng Long xưa, hình thành từ những làng quê, có bụi tre, bến nước, vườn nhỏ, ao chuôm Ngày nay, dấu ấn “làng” ấy vẫn tồn tại đâu đó với những phố cổ, làng cổ trầm mặc, xinh xắn, với bao ngõ nhỏ uốn lượn, quanh co, ngoằn ngoèo trong lòng một Hà Nội hiện đại, sầm uất

Kiến trúc cổ Hà Nội gợi lên một nền văn minh tinh thần, một nếp sống văn hóa gia đình trong những đường nét ấm nóng hơi thở của nhiều thế hệ Khu phố cổ Hà Nội vẫn là khu vực đông đúc nhất Qua nhiều năm, những cư dân sinh sống nhờ các nghệ thủ công, buôn bán tiểu thương đã hình thành những con phố nghề đặc trưng mang những cái tên như Hàng Bạc, Hàng Ngang, Hàng Đường, Hàng Đồng,Thuốc Bắc Bên cạnh đó, Hà Nội cũng còn lại những khu phố mang đặc trưng kiến trúc Pháp cổ, những con đường ở đây rộng, dài và phủ kín cây xanh Tùy theo từng giai đoạn, thời đại trong lịch sử mà Thăng Long mở rộng dần về 4 hướng Thời Lý có 61 phường, đến thờihậu Lê có 36 phố phường Tên Hà Nội 36 phố phường xuất hiện

trong ca dao như biểu tượng về mã số văn hóa đủ và đầy của vùng đất này:

Rủ nhau chơi khắp Long Thành

Ba mươi sau phố rành rành chẳng sai

Trang 6

Hàng Mã, Hàn Mắn, Hàng Ngang, Hàng ĐồngHàng Muối, Hàng Nón, CẦu Đông

Hàng Buồn, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng BÈHàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre

Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The , Hàng GàQuanh đi đếïn phố Hàng Da

Trải xem phừơng phố thật là cũng xinh

Trang 7

Sinh hoạt tại đô thị xưa

Theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, Hà Nội ngày nay bao gồm 4khu vực lớn trước đây:

- Thăng Long thượng kinh: toàn bộ nội thành

- Một phần thuộc phía Đông của xứ Kinh Bắc cũ: Đông Anh, Gia Lâm

- Một phần xứ Đoài: Sơn Tây với Từ Liêm, Hoài Đức

- Một phần trấn Sơn Nam Thượng ( Thanh Trì )

Thăng Long-Hà Nội, kinh đô của Việt Nam, còn là nơi giao thoa của những nền văn hóa lớn Những nét văn hóa thường được thể hiện qua ngôn ngữ, trang phục, truyền thống ẩm thực, những thú vui giải trí Họ vẫn giữ lại những thú vui tao nhã như chơi hoa, trồng cây cảnh, nuôi chim dù thành phố ngày nay đã trở nên chật chội

Trang phục của người Hà Nội, dẫu thay đổi nhiều theo thời gian, vẫn được xem là trang nhã và duyên dáng

Nếu Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây, nói như Nguyễn Đình Thi, là nơi

“lắng hồn núi sông ngàn năm” thì từ những phương ngữ Việt Nam dobiết bao người “tứ trấn” đổ về đây làm ăn sinh sống qua lịch sử ngànnăm mang lại, đã được thanh lọc và ngưng cất thành “tiếng Hà Nội”

Trang 8

hay nói như Tô Hoài là “tiếng Hồ Gươm” đại diện sáng giá nhất của tiếng Việt Nam trong sáng.

Ở thời hiện đại, Thăng Long-Đông Đô-Hà Nội vẫn còn rất bí ẩn và quyến rũ bởi những chứng tích lịch sử, những dấu ấn về con người qua truyền thuyết huyền thoại, di tích lịch sử, những khu phố, ngôi nhà cổ, tường thành xưa, đường phố cũ…

Bề dày lịch sử cũng khiến Thăng Long trở thành một vùng đất đầy hấp dẫn về du lịch, với những địa danh lịch sử-văn hóa nổi tiếng như Hoàng thành Thăng Long, quần thể Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Tháp Rùa-Đền Ngọc Sơn, chùa Một Cột, Thăng Long Tứ trấn, thành Cổ Loa,

bệ đá chùa Bái, chùa Đông, bậc điện Kính Thiên Du khách cũng sẽ rất thích thú khi được dạo quanh khu phố cổ sầm uất hay những ngõphố nhỏ cổ kính trầm mặc bằng xích lô

Đất Hà Thành còn nổi tiếng với những làng nghề truyền thống Các làng nghề, phường nghề trong quá trình đáp ứng nhu cầu hàng hóa, thị trường, tự động thiết lập Phần lớn, trước đây là người cùng làng,

có nghề rủ nhau ra kinh thành làm ăn như nghề tiện gỗ có gốc gác

từ làng Nhị Khê – Sơn Tây; nghề kim hoàn ở phố hàng Bạc có gốc từ Bình Giang ( Hải Phòng) ; nghề làm quạt giấy ở phố hàng Quạt từ làng Quất Động ( Thường Tín) ; nghề giày dép ở ngõ Hai Tượng là của người làng Chằn ( Hưng Yên) Ngoài ra các làng trồng rau nổi tiếng như rau Láng trồng ở đường Láng, những sản phẩm thủ công đầy tinh xảo như gốm Bát Tràng, sơn mài Hà Thái, dệt tơ tằm như Bưởi, La Khê, Vạn Phúc, thêu Yên Thái, đúc đồng Ngũ Xã và nhiều nghề làm mây tre, chạm bạc, khảm trai,…cùng những làng hoa, câycảnh nổi tiếng như Nhật Tân, Quảng Bá, Nghi Tàm

Về ăn mặc thì người xưa thường có câu “ăn Bắc, mặc Kinh” (kinh kỳ ,kinh thành) được hiểu là trang phục của thị dân Thăng Long – Hà Nộiluôn phù hợp với khí hậu bốn mùa xuân hạ thu đông, cách phối trộn

Trang 9

màu sắc tinh tế, thẩm mỹ, giữ được kiểu dáng thanh lịch của đất Tràng An.

Lối ăn mặc của người Hà Nội xưa

Là trung tâm văn hóa của cả miền Bắc từ nhiều thế kỷ, tại Hà Nội có thể tìm thấy và thưởng thức những món ăn của nhiều vùng đất khác,nhưng ẩm thực thành phố cũng có những nét riêng biệt Ẩm thực Hà Nội được người thượng kinh ăn lấy ngon, không lấy chắc, đủ no theo nghĩa đen Đặc biệt là hàng quà Hà Nội rất phát triển, đến với Hà Nội, người ta không thể bỏ qua cơ hội thưởng thức những món ăn đặc trưng như cốm làng Vòng, phở Hà Nội, bánh cuốn Thanh Trì, chả

cá Lã Vọng, bánh tôm Hồ Tây…Ngoài ra còn có nhiều món ăn đặc trưng khác như bún thang, bún chả, bún nem, bún bung, bún mọc, đậu phụ Mơ, tào phớ An Phú, nem chua làng Vẽ

Trang 10

Phở Hà Nội và Cốm làng Vòng Hà Nội

Con người Hà Nội có gốc gác tứ xứ về hội nhập theo từng thời điểm khác nhau, tất cả đều góp phần hình thành cốt các văn hiến Hà Nội vừa có đặc điểm riêng của vùng văn hóa kinh kỳ Thăng Long – Hà Nội, vừa đại diện cho toàn bộ những tinh túy, ưu tú nhất của dân tộc Việt Nam

Trang 11

Chương II: Tìm hiểu Thăng Long Tứ Trấn - dấu ấn của kinh đô

Thăng Long ngàn năm văn hiến 2.1 Khái niệm về Thăng Long Tứ Trấn

Thăng Long tứ trấn là khái niệm xuất hiện trong dân gian để chỉ về bốn ngôi đền thiêng trấn giữ các hướng Đông Tây Nam Bắc của thành Thăng Long đó là:

- Trấn Đông: đền Bạch Mã (phố Hàng Buồm) thờ thần Long Đỗ - thành hoàng Hà Nội Đền được xây dựng từ thế kỷ 9

- Trấn Tây: đền Voi Phục (đúng ra là đền Thủ Lệ), (hiện nằm trong Công viên Thủ Lệ) thờ Linh Lang - một hoàng tử thời nhà

Trang 12

“Thăng Long Tứ Trấn” được xây dựng từ rất sớm, gắn liền với việc rađời kinh đô Thăng Long thời nhà Lý từ những năm 1010 Trải qua nhiều thời kỳ còn được tôn là “Thượng đẳng phúc thần” Bốn ngôi đền xác định địa giới của Thăng Long xưa, tạo nên những công trình kiến trúc cổ vô giá và độc đáo của mảnh đất Kinh kỳ Mỗi ngôi đền thờ một vị thần có nguồn gốc và ý nghĩa khác nhau, gắn liền với nhiều giai thoại về công cuộc dựng nước, giữ nước của cha ông chúng ta trong những năm tháng đầy biến động của lịch sử Xưa,

“Thăng Long Tứ Trấn” là nơi diễn ra các lễ hội Xuân, là nơi nhà vua chọn để dâng hương dịp đầu năm cầu cho quốc thái dân an, bốn mùa tươi tốt Và truyền thống tốt đẹp đó đã được tiếp nối cho đến tận ngày nay

2.2 Trấn Đông - Đền Bạch Mã

Đền Bạch Mã thờ thần Long Đỗ, vị thần bảo hộ trấn giữ hướng Đông của Kinh Thành Thăng Long Xưa thuộc phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay là số nhà 76 - 78 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Trang 13

“Việt điện u linh tập” chép rằng, năm 866, Khi đắp xong thành Đại

La, Cao Biền bèn ra cửa Đông dạo chơi Bỗng thấy gió nổi, mây mù, một người cao lớn mặc áo gấm cưỡi rồng ẩn hiện Cao Biền thất kinhbèn nảy sinh ý lập bùa trấn yểm Đêm đó, Cao Biền nằm mộng thấy

vị thần cao lớn ấy lại hiện ra khoan thai nói: “Ta là tinh anh ở Long

Đỗ Nghe tin ông đắp thành nên đến chơi Việc gì phải trấn yểm?”

Trang 14

Tỉnh dậy, Cao Biền bèn lấy vàng, đồng và bùa chôn xuống đất để trấn yểm Việc vừa làm xong, một trận cuồng phong nổi lên, vàng, đồng và bùa của Cao Biền bị đánh tan thành tro bụi Cao Biền than thở: “Ta phải về phương Bắc mất thôi!” rồi lập tức cho người lập đền thờ thần Long Đỗ và phong làm “Đô phủ thành hoàng thần quân” Quả nhiên, sau đó ít lâu, Cao Biền bị triệu về cố quốc và phải chết tức tưởi.

Theo như vậy, đền Bạch Mã đã được xây dựng từ năm 866 Tuy

nhiên, theo dòng lịch sử, tìm hiểu về “Thăng Long Tứ Trấn”, ta có thể tìm hiểu từ khi Vua Lý Thái Tổ dời đô, khi Thăng Long trở thành kinh đô của một nước độc lập

Tương truyền: Sau khi dời đô ra Đại La và đổi tên thành Thăng Long,

để tiện việc phòng bị giặc giã Vua Lý Thái Tổ bắt tay ngay vào việc đắp luỹ, xây thành Tuy nhiên, điều kỳ lạ là thành xây đến đâu, dù gia cố thế nào cũng vẫn bị sụp đổ

Thấy việc dựng thành gặp khó khăn, vua Lý Thái Tổ bèn tới đền thờ thần Long Đỗ - được dân gian coi là thần cai quản chốn Đại La - cầu đảo, xin được phù trợ Đêm đó, nhà vua nằm mộng thấy thần Long

Đỗ nói rằng, cứ theo dấu chân ngựa mà đắp thì thành tất sẽ vững vàng Thần vừa dứt lời, một con ngựa trắng từ trong đền đi ra, khoanthai bước từ hướng Tây, rẽ qua hướng Đông một vòng rồi biến mất vào trong đền

Hôm sau, Lý Thái Tổ cho đắp thành theo dấu chân thần bạch mã trong giấc mộng Quả nhiên, thành Thăng Long không bị lún sụt nữa.Nhà vua cảm kích trước sự phò trợ của thần Long Đỗ, bèn ban sắc phong thần làm Quốc đô Định bang Thành hoàng Đại vương Lại cho tạc một bức tượng ngựa trắng để thờ trong đền và cho gọi tên ngôi đền thờ thần là “Bạch Mã linh từ” nghĩa là đền thiêng ngựa trắng Đền thờ thần Long Đỗ cũng có tên là Bạch Mã từ đó

Trang 15

- Kiến trúc tổng thể

Trải qua những biến thiên lịch sử, đền đã được sửa chữa nhiều lần, cuối thế kỷ XVII được tôn nền cũ và mở rộng Năm 1781, chúa Trịnh cho dân các giáp Mật Thái, Bắc Thượng, Bắc Hạ thuộc phường Hà Khẩu chung quanh đền Bạch Mã được "tạo lệ" (sắm lễ vật tế, không phải sưu sai, tạp dịch khác) Năm 1829, sửa chữa đền thêm tráng lệ.Năm 1839, dựng Văn chỉ ở bên trái đền, dựng Phương đình để làm nơi cúng lễ các tuần tiết Gần đây nhất, trong dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội, đền được tu bổ thêm một lần nữa trên cơ sở giữ nguyên kiến trúc cũ

Đền Bạch Mã bao gồm các công trình: tam quan, phương đình, đại bái, thiêu hương, cung cấm và nhà hội đồng

Tam quan được chia thành năm gian, gian giữa mở lối vào phương đình bằng cửa gỗ lớn Phương đình được xây theo lối hai tầng tám mái đao cong sử dụng hệ thống “củng ba phương” đỡ góc mái Nối giữa phương đình và đại bái là mái vòm hình mai cua

Đại bái cũng được chia thành năm gian, nền lát đá xanh Ở công trình này, ngoài bốn bộ vì dựng theo lối “chồng rường giá chiêng hạ bảy” còn có hai bộ vì hai bên đầu hồi được dựng theo lối “kẻ

chuyền” Riêng hai bộ vì gian giữa dẫn vào chính điện được chạm các hình tứ linh trên nền hoa văn xoắn, trên các đầu dư được chạm hình đầu rồng Đại bái nối với thiêu hương cũng bằng mái “mai cua”.Thiêu hương và cung cấm có kiến trúc gần giống nhau, mái vuốt gócđao cong hai tầng Trong cung cấm là nơi đặt thờ tượng thần Bạch Mã

Trang 16

Tượng Thần Bạch Mã được thờ trong đền.

Bệ thờ và kiến trúc trong đền Bạch Mã

Trang 17

Hiện nay, đền Bạch Mã còn lưu giữ 15 văn bia cổ cùng nhiều hiện vật có giá trị khác Trong đó còn giữ được 15 tấm bia chép sự tích đền và thần, nghi lễ cúng bái, các lần trùng tu tôn tạo… Với diện tíchhơn 500m2, Đền Bạch Mã là một công trình đồ sộ còn được gìn giữ, bảo quản khá tốt Tuy đền đã được trùng tu nhiều lần, nhưng vẫn giữđược dáng vẻ kiến trúc các thời Trần, Lê, Nguyễn Các cửa võng, cácmảng điêu khắc trong đền mang giá trị nghệ thuật cao.

- Lễ hội

Lễ tiến xuân ngưu vào đền Bạch Mã

Rước kiệu lễ vật vào đền Bạch Mã

Trang 18

Đền Bạch Mã có vị trí đặc biệt thuận lợi cho loại hình du lịch văn hóa, du lịch khám phá khu vực phố cổ Hà Nội Không chỉ là nơi mang

ý nghĩa lớn trong đời sống tinh thần, tâm linh của người dân Hà Nội,

du khách thập phương mà còn là nơi cung cấp nguồn tư liệu quý để nghiên cứu, tìm hiểu về chặng đường ngàn năm lịch sử của mảnh đất Thăng Long - Hà Nội

Hội Đền Bạch Mã được tổ chức vào ngày 12 và 13 tháng 2 âm lịch hằng năm, với những nghi thức tế lễ cùng một số hoạt động văn hóakhác như: hát ca trù, hát chèo, ngâm thơ, múa kiếm, múa đao… Đặcbiệt, năm 2009, lễ hội được tổ chức theo đề án "Nghiên cứu tổ chức

lễ hội truyền thống trong khu phố cổ và khu vực hồ Hoàn Kiếm" - một trong những công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội của nhân dân quận Hoàn Kiếm

Đền Bạch Mã được Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ngày 12/12/1986

2.3 Trấn Tây - Đền Voi Phục

Trong tiềm thức dân gian, đền Voi Phục là tối linh từ thờ thần Linh Lang – vị thần được tin là đã giúp nhà vua coi sóc sự an bình cho phía Tây Hoàng thành Nếu loại bỏ những yếu tố truyền thuyết, huyền bí, vị thần được người dân tôn kính thờ phụng trong đền là vị nhân thần có thật trong lịch sử, ông vốn là Hoàng tử - người đã giúp Vua Lý Thái Tông dẹp giặc Tống

Trước đây, đền Voi Phục nằm giữa khuôn viên của công viên Thủ Lệ nên ít người nhận ra đây là một trong “Tứ Trấn Thăng Long” vang danh cùng Thủ đô ngàn năm văn vật Vào dịp chuẩn bị cho đại lễ

1000 năm Thăng Long – Hà Nội, đền Voi Phục nằm trong chương trình tôn tạo những khu di tích gắn liền với Hoàng thành Thăng Longnên được UBND thành phố Hà Nội trùng tu trên quy mô lớn

Trang 19

Đền được tách hẳn khỏi Công viên Thủ Lệ, toạ lạc trên gò Long Thủ giữa một khu đất rộng, xum xuê cành lá của những cây cổ thụ hàng ngàn năm tuổi, mặt tiền quay về hướng Hoàng thành, trông ra mặt

hồ Thủ Lệ Sau khi được tu bổ, giờ đây đi qua phố Kim Mã xuôi

hướng Cầu Giấy về phía cuối hồ Thủ Lệ ta sẽ dễ dàng nhận thấy ngay bên tay phải là cổng đền Voi Phục sừng sững, thâm nghiêm Theo sử sách ghi lại thì hồ nước phía trước đền Voi Phục vốn thông với hệ thống sông, hồ trong và ngoài thành Thuyền rồng của nhà vua có thể đi từ trong thành mà ngự ra đền

Cổng chính đền Voi Phục (Thủ Lệ)

- Sự tích và lịch sử

Đền Voi Phục (Thủ Lệ) thờ thần Linh Lang Gọi là đền Voi Phục (Thủ Lệ) là để phân biệt với đền Voi Phục (Thụy Khuê) cũng thờ thần Linh Lang Hai vị thần được thờ đều được sắc phong Uy Linh Lang nhưng

có xuất xứ khác nhau Đó là Uy Linh Lang thời Lý và Uy Linh Lang thời Trần Tuy ở hai thời điểm khác nhau nhưng theo tương truyền cả

Ngày đăng: 10/01/2016, 18:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w