1. Hãy chứng minh Đất tổ là nơi khai sinh ra dân tộc việt nam. 2. Hãy chứng minh Đồng bằng bắc bộ là cái nôi của dân tộc việt nam. Câu 3: nét tạo nên những sắc thái văn hóa độc đáo của xứ thanh là tính vừa hoàn chỉnh, biệt lập tương đối lại vừa trung gian, chuyển tiếp của xứ thanh trong tổng thể văn hóa xã hội Việt Nam. bằng những kiến thức đã học về tiểu vùng văn hóa xứ thanh, anh chị hãy chứng minh nhận định trên. Câu 4: quá trình giao lưu và ảnh hưởng của văn hóa bên ngoài vào cư dân Việt Bắc. Câu 5: Kinh Bắc là nơi lưu giữ văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Câu 6: So sánh các dạng sinh thái tộc người của cư dân tây bắc với người lào(nước lào). v
Trang 1Đề cương ôn tập Các vùng văn hóa Việt Nam 1
1 Đất tổ là nơi khai sinh ra dân tộc việt nam.
Đặc điểm tự nhiên, lịch sử.
Trước đây, tiểu vùng văn hóa đất tổ nằm gọn trong địa giới tỉnh Phú Thọ và một phần củatỉnh Sơn Tây cũ Thời các vua Hùng, đất này là phần chính của bộ Văn Lang – trung tâm của 15 bộ thời vua Hùng, nơi hợp lưu của 3 con sông: sông Đà, Lô, Hồng Thời Hậu Lê
và thời nhà Nguyễn, vùng đất này thuộc trấn Sơn Tây- một trong tứ trấn nội kinh Ngày nay vùng đất này chỉ còn giới hạn trong tỉnh Phú Thọ và một phần của tỉnh Vĩnh Phúc.Đồng bằng bắc bộ là dải đất lịch sử chứng kiến quá trình dân tộc quốc gia và văn hóa việtnam, tiểu vùng đất tổ - Phú Thọ là trung tâm của các diễn tiến lịch sử ấy, là nơi đã khai sinh ra dân tộc việt nam
Nơi đây, có hàng trăm di tích khảo cổ thuộc những thời đại kế tiếp nhau Như chúng ta đã biết bên cạnh các nền văn hoá Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn nổi tiếng, trong thời đại kim khí, trên địa bàn Phú Thọ còn phân bổ rộng rãi nhưng cũng rất tập trung, một văn hoá khảo cổ học tiền sử cũng không kém nổi tiếng đó là nền văn hoá Sơn Vi, chủ yếu nằm trên bậc thềm III của vùng đồng bằng cổ trong lưu vực sông Hồng Ngày nay các nhà khảo cổ học đã chứng minh một cách khá chắc chắn rằng đây là nền văn hoá tiền thân của văn hoá sơ kỳ đá mới nổi tiếng như Hoà Bình - Bắc Sơn
Về phương diện địa lý thì hai văn hoá Hoà Bình và Bắc Sơn phân bổ theo hai dải
song hành tả ngạn và hữu ngạn của sông Hồng Qua hàng thiên niên kỷ ấp ủ trong các thung lũng núi đá vôi, các nền văn hoá này khi triển khai xuống đồng bằng sau những biến động cơ bản của các đợt biến tiến và lùi đã quay trở lại chính địa bàn phát tích ra chúng - địa bàn của văn hoá Sơn Vi để tạo nên nền văn hoá Phong Châu hay nói cách khác đi, nền văn minh Sông Hồng rực rỡ Các dẫn chứng về khảo cổ học cho thấy rõ những yếu tố truyền thống tiền sử thời Sơn Vi, Hoà Bình và Bắc Sơn còn lại trong một số
Trang 2di chỉ thuộc văn hoá Phùng Nguyên như đấu Bắc Sơn, công cụ cuội, rìu mài chế tác từ đá ảnh hưởng của văn hoá tiền sử vẫn còn đậm nét qua các lễ nghi phong tục Phú Thọ.
Việc tổ tiên ta định cư đầu tiên ở vùng châu thổ Sông Hồng, cái nôi của văn minh dân tộc chính là khởi nguồn của việc tạo lập dân tộc Việt Nam, ở đó tổ tiên ta đã sống định cư bằng nền nông nghiệp trồng lúa nước và các hoa màu khác Những chứng tích về lúa mầu cùng với động vật thuần dưỡng đã được các nhà khảo cổ học tìm thấy ngay từ văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn và các nền văn hoá đồ đá mới sau đó Trên địa bàn Vinh Phuc- Phú Thọ địa vực chủ yếu của nước Văn Lang, người ta đã phát hiện một “trật tự văn hoá” kế tiếp nhau trong thời đại kim khí Đó là các văn hoá Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, và các di chỉ thuộc giai đoạn Đông Sơn ở đây chúng ta thấy rõ một điều quan trọng nhất là lịch trình của nền văn hoá cổ đại của dân tộc ta không hề gián đoạn trên địa bàn Phú Thọ cũng như vùng đồng bằng cổ thuộc lưu vực sông Hồng nói chung
Có những nghiên cứu cho rằng trên cơ sở văn hóa Đông Sơn mà tập trung chủ yếu
ở khu vực Đền Hùng, nhà nước văn minh đầu tiên của người Việt, nhà nướcVăn Lang đã
ra đời và phát triển Điều đó chứng tỏ rằng, đất tổ là nơi khai sinh ra dân tộc việt nam Qua các di chỉ khảo cổ học đã chứng minh người việt cổ đã từng sống ở vùng đất tổ Phú Thọ tạo nên các nền văn hóa như Sơn Vi, Phùng Nguyên cho đến văn hóa Đông Sơn Từ
đó lập nên nhà nước văn lang- nhà nước sơ khai đầu tiền của dân tộc Việt Nam
Đây là vùng đất có rất nhiều huyền thoại và truyền thuyết lịch sử Đó là các
truyền thuyết về hùng vương gắn liền với các địa danh, nghi lễ, phong tục các truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ, truyền thuyết về Tản Viên nói về hôn nhân giữa Mỵ Nương con gái vua hùng với Sơn Tinh…
Theo Sách “Lĩnh Nam chích quái” thời Trần viết: Âu Cơ kết hôn với Lạc Long Quân, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra 100 người con
Về sau, Lạc Long Quân chia tay với Âu Cơ dẫn theo 50 người con xuống biển để mở mang bờ cõi; Âu Cơ mang theo 50 người con ngược lên vùng núi làm kinh tế, xây dựng cuộc sống Người con trưởng được tôn làm vua, cha truyền con nối 18 đời đều gọi là Hùng Vương, trị nước Văn Lang của người Lạc Việt Dưới trướng Vua Hùng có các Lạc
Trang 3tướng, Lạc hầu giúp việc.
Cả nước chia thành 15 bộ (đơn vị hành chính) Vua đồng thời là người chỉ huy quân sự, gìn giữ bờ cõi đất nước, chủ trì các nghi lễ tôn giáo Kinh đô nước Văn Lang đặt ở PhongChâu - nay thuộc tỉnh Phú Thọ
Căn cứ vào lời tâu của Mã Viện lên vua nhà Hán về tình hình Âu Lạc trước khi nhà Hán xâm lược và đô hộ nước ta, có thể nói, bấy giờ nhà nước Văn Lang đã có pháp luật để điều chỉnh xã hội Sách "Hậu Hán thư" viết: luật của người Việt so sánh với luật Hán hơn mười điều Cũng có thể "luật Việt" mà sách Hậu Hán thư ghi theo lời tâu của
Mã Viện là một thứ luật tục (tập quán pháp chứ chưa phải là luật pháp thành văn) Sách thường ghi cư dân nước ta bấy giờ là người Lạc Việt và quốc hiệu là Văn Lang do vua Hùng đặt
Sách Đại Việt Sử lược ghi rằng: "Đời Trang Vương nhà Chu (696-682 trước CN)
ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật thu phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu nước là Văn Lang Việt Vương Câu Tiễn (505-462 trước CN) cho người đến dụ hàng nhưng Hùng Vương không theo Dựa vào các tài liệu
và những thành tựu nghiên cứu về thời đại Hùng Vương hiện nay, có thể nói thời điểm ra đời của nước Văn Lang với tính chất là một nhà nước sơ khai là vào khoảng thế kỷ VII-
VI trước CN (vào giai đoạn đầu Đông Sơn, là kết quả của một quá trình hình thành, chuẩn bị các điều kiện ra đời của nhà nước về các mặt) Mà nền văn hóa Đông Sơn tập trung chủ yếu ở khu vực đền hùng phú thọ Từ lịch sử hình thành cùng với các thư tịch
cổ, qua các di tích khỏa cổ cùng với các truyền thuyết lịch sử đã chứng tỏ rằng đất tổ chính là nơi khai sinh ra dân tộc Việt Nam
Câu 2: đồng bằng bắc bộ là cái nôi của dân tộc việt nam.
Đặc điểm tự nhiên, xã hội
Đồng bằng Bắc Bộ là vùng đất mang nhiều nét truyền thống của văn hóa Việt Nam Đây được coi là cái nôi của văn hoá-lịch sử dân tộc Xét về lãnh thổ vùng này có nhiều ý kiến khác nhau nhưng hầu hết các ý kiến cho rằng vùng đồng bằng Bắc Bộ là khu vực của ba hệ thống sông lớn: sông Hồng, sống Thái Bình và sông Mã Như vậy thì có thể
Trang 4xác định vùng văn hoá đồng bằng Bắc Bộ bao gồm: Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình; thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng; phần đồng bằng của các tỉnhPhú Thọ, ½ Vĩnh Phúc, Bắc Ninh,Ninh Bình, 1 phần Bắc Giang
Về vị trí địa lí vùng châu thổ Bắc Bộ là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế theo
hai trục chính : Tây-Đông và Bắc-Nam Vị trí này khiến cho nó trở thành vị trí tiền đồn
để tiến tới các vùng khác trong nước và Đông Nam Á, là mục tiêu xâm lược đầu tiên của tất cả bọn xâm lược muốn bành trướng thế lực vào lãnh thổ Đông Nam Á Nhưng cũng chính vị trí địa lí này tạo điều kiện cho cư dân có thuận lợi về giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
Về mặt địa hình, châu thổ Bắc Bộ là địa hình núi xen kẽ đồng bằng hoặc thung lũng,
thấp và bằng phẳng, dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ độ cao 10 – 15m giảm dần đến độ cao mặt biển Toàn vùng cũng như trong mỗi vùng, địa hình cao thấp không đều, tại vùng có địa hình cao vẫn có nơi thấp úng như Gia Lương (Bắc Ninh), có núi Thiên Thai, nhưng vẫn là vùng trũng, như Nam Định, Hà Nam là vùng thấp nhưng vẫn cónúi như Chương Sơn, núi Đọi v.v…
Mặt khác, khí hậu vùng Bắc Bộ thật độc đáo, khác hẳn những đồng bằng khác Đồng
bằng Bắc Bộ có một mùa đông thực sự với ba tháng có nhiệt độ trung bình dưới 18 độ, do
đó mà có dạng khí hậu bốn mùa với mỗi mùa tương đối rõ nét, khiến vùng này cấy được
vụ lúa ít hơn các vùng khác Hơn nữa, khí hậu vùng này lại rất thất thường, gió mùa đôngbắc vừa lạnh vừa ẩm, rất khó chịu, gió mùa hè nóng và ẩm
Đồng bằng Bắc Bộ có một mạng lưới sông ngòi khá dày, khoảng 0,5 – l,0km/km2, gồm các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, cùng các mương máng tướitiêu dày đặc
Ngoài khơi, thủy triều vịnh Bắc Bộ theo chế độ nhật triều, mỗi ngày có một lần nước lên
và một lần nước xuống Chính yếu tố nước tạo ra sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú, tâm lí ứng xử cũng như sinh hoạt cộng đồng của cư dân trong khu vực, tạo nên nền văn minh lúa nước, vừa có cái chung của văn minh khu vực, vừa có cái riêng độcđáo của mình
Về mặt lịch sử:
Trang 5vùng đồng bằng BB được khai phá từ lâu đời, mốc đánh dấu đầu tiền là văn hóa Sơn Vi,
là nơi hình thành dân tộc và là quê hương của các nền văn hóa nổi tiếng trải suốt tiến trình lịch sử văn minh việt nam lịch sử văn minh việt nam từ thời đại hùng Vương tới ngày này là sự phát triển nối tiếp của 3 nền văn hóa lớn: văn hóa Đông Sơn, văn hóa đại việt và văn hóa việt nam, mà tiêu biểu cho các nền văn hóa ấy là trung tâm Thăng Long –Đông Đô – Hà Nội Nói đến nền văn hóa đông sơn là phải nói đến chủ nhân của nền văn hóa ấy chính là cư dân của nhà nước văn lang – âu lạc Nhà nước văn lang – âu lạc được thành lập dựa trên sự hợp nhất của các cư dân tây âu và lạc việt để có sức mạnh lớn hơn hòng chống lại kẻ thù và còn nhằm thực hiện công việc trị thủy
Đồng bằng BB tuy là vùng đất màu mỡ, nhưng k dễ sinh tồn Bởi vì, từ xa xưa cư dân việt ở vùng này luôn phải đối mặt với thiên tai và đấu tranh với các thế lực ngoại xâm
từ phương bắc trong thời kỳ Bắc thuộc ở vùng ĐBSH, trải suốt 1 nghìn năm đã diễn ra các quá trình vừa giao tiếp văn hóa giữa nền văn minh đông sơn và văn minh trung hoa
cổ đại; vừa đồng hóa, chống đồng hóa giữa những kẻ đô hộ là Hán tộc với người bản địa Việt tộc
Trong nền văn hóa đại việt từ thời đại Lý – Trần (tk XI – XIII) đến nhà Nguyễn (XVIII – XIX), văn hóa việt nam đặt đến đỉnh cao tiêu biểu cho thời đại phong kiến, nhưng Thăng Long vẫn là một trung tâm văn hóa quan trọng nhất, góp phần làm nên những thành tựu cao nhất và tiêu biểu nhất cho văn hóa Đại Việt
Là cội nguồn đồng thời cũng là trung tâm của hệ thống chính trị, xã hội và văn hóacủa đất nước Ở cư dân đông bằng BB đã hình thành và địa hình những truyền thống văn hóa lâu đời, thể hiện trong ĐS SX sinh hoạt văn hóa vật chất và đời sống tinh thần
Văn hóa SX:
Cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ là cư dân sống với nghề trồng lúa nước, làm nông nghiệp một cách thuần túy Biển và rừng bao bọc quanh đồng bằng Bắc Bộ nhưng từ trong tâmthức, người nông dân Việt Bắc Bộ là những cư dân “xa rừng nhạt biển” Nói khác đi là, người nông dân Việt Bắc Bộ là người dân đồng bằng đắp đê lấn biển trồng lúa, làm muối và đánh cá ở ven biển Hàng ngàn năm lịch sử, người nông dân Việt không có việc đánh cá được tổ chức một cách quy mô lớn, không có những đội tàu thuyền lớn
Trang 6Nghề khai thác hải sản không mấy phát triển Các làng ven biển thực ra chỉ là các làng làm nông nghiệp, có đánh cá và làm muối.Ngược lại, Bắc Bộ là một châu thổ có nhiều sông ngòi, mương máng, nên người dân chài trọng về việc khai thác thủy sản Tận dụng
ao, hồ đầm để khai thác thủy sản là một phương cách được người nông dân rất chú trọng Đã có lúc việc khai thác ao hồ thả cá tôm được đưa lên hàng đầu như một câu ngạn ngữ: nhất canh trì, nhì canh viên, ba canh điền
Trong khi đó, đất đai ở Bắc Bộ không phải là nhiều, dân cư lại đông Vì thế, để tận dụng thời gian nhàn rỗi của vòng quay mùa vụ, người nông dân đã làm thêm nghề thủ công ở đồng bằng sông Hồng, trước đây, người ta đã từng đếm được hàng trăm nghề thủ công,
có một số làng phát triển thành chuyên nghiệp với những người thợ có tay nghề cao Một số nghề đã rất phát triển, có lịch sử phát triển lâu đời như nghề gốm, nghề dệt, luyệnkim, đúc đồng v.v…
thường, sự khác biệt giữa văn hóa Bắc Bộ và các vùng khác trong cả nước chính được tạo ra từ sự thích nghi với thiên nhiên này Nhà ở của cư dân Việt Bắc Bộ thường là loại nhà không có chái, hình thức nhà vì kèo phát triển trong dân gian thường có câu ca:
“nhà không chái, đái không ngồi, nồi không quai” để phân biệt một số nét đặc thù trong đời sống văn hóa vật chất giữa miền bắc với miền nam
- Văn hoá ẩm thực (ăn – uống) Thường là người Việt Bắc Bộ muốn trồng cây cối quanhnơi cư trú, tạo ra bóng mát cho ngôi nhà ăn uống của cư dân Việt trên châu thổ Bắc Bộ vẫn như mô hình bữa ăn của người Việt trên các vùng đất khác : cơm + rau + cá là thànhphần thường xuyên và chủ yếu, nhưng thành phần cá ở đây chủ yếu hướng tới các loại cánước ngọt Thích ứng với khí hậu ở châu thổ Bắc Bộ, người Việt Bắc Bộ có chú ý tăng thành phần thịt và mỡ, nhất là mùa đông lạnh, để giữ nhiệt năng cho cơ thể Các gia vị
Trang 7có tính chất cay, chua, đắng, quen thuộc với cư dân Trung Bộ, Nam Bộ lại không có mặttrong bữa ăn của người Việt Bắc Bộ nhiều lắm việc tiếp thu các món ăn trung quốc thông qua sự hiện diện của người Hoa ở vùng này đã tác động đến việc nâng cao kỹ thuật nấu ăn ở đô thị lẫn thôn quê.
- Văn hoá trang phục Cách mặc của người dân Bắc Bộ cũng là một sự lựa chọn, thích
ứng với thiên nhiên châu thổ Bắc Bộ đó là màu nâu Ngày hội hè, lễ tết thì trang phục này có khác hơn: đàn bà với áo dài mớ ba mớ bảy, đàn ông với chiếc quần trắng, áo dài the, chít khăn đen
Văn hóa tinh thần
Kho tàng văn học dân gian Bắc Bộ khá đa dạng và phong phú Từ thần thoại đến truyền thuyết, từ ca dao đến tục ngữ, từ truyện cười đến truyện trạng,mỗi thể loại đều có một tầm dày dặn, mang nét riêng của Bắc Bộ, chẳng hạn truyện trạng ở Bắc Bộ như truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn v v sử dụng các hình thức câu đố, câu đối, nói lái, chơi chữ nhiều hơn truyện trạng ở các vùng khác Có những thể loại chỉ ở Bắc Bộ mới tồn tại, kiểunhư thần thoại Ca dao xứ Bắc trau chuốt, tỉa gọt hơn ca dao Nam Bộ Các thể loại thuộc nghệ thuật biểu diễn dân gian cũng khá đa dạng và mang sắc thái vùng đậm nét Đó là hátquan họ, hát xoan, hát trống quân, hát chầu văn, hát chèo, múa rối v.v…
Đáng kể nhất là những sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cư dân Việt Bắc Bộ Mọi tín ngưỡng của cư dân trồng lúa nước như thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ các ông tổ nghề v.v…, có mặt trên hầu khắp các làng quê Bắc bộ Đời sống tâm linh là nền tảng vững chắc nhất của quan hệ cộng đồng làng xã Đó là ý thức hướng về cội nguồn gia đình, dòng họ, qua việc thờ cúng tổ tiên, cội nguồn của làng xóm qua việc thờ cùng Thành Hoàng làng…từ đó mở rộng ra là cội nguồn đất nước, dân tộc qua việc thờ cúng tôn thờ các quốc tổ Hùng Vương và những người có công với dân với nước, đó là thể hiện đạo lý
“uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “chim có tổ, người có tông, cây có gốcmới nở nhành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”
Trang 8Tôn giáo: vào tk VI sau công nguyên, ĐBBB đã có sự xuất hiện của phật giáo đại thừa,
đã bản địa hóa thành phật giáo dân gian Đạo giáo hòa quyện với các tín ngưỡng dân gian Nho giáo du nhập mạnh mẽ vào đồng bằng BB từ thời nhà hán
Lễ hội: Dù thuộc loại nào các lễ hội đều là các hội làng của cư dân nông nghiệp, nói khác
đi là các lễ hội nông nghiệp Chẳng hạn như các lễ thức thờ Mẹ Lúa, cầu mưa, thờ thần mặt trời, các trò diễn mang tính chất phồn thực như múa gà phủ, múa các vật biểu trưng
âm vật, dương vật v.v… Chính vì vậy mà lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ có thể ví như một bảo tàng văn hóa tổng hợp lưu giữ khá nhiều các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cư dânnông nghiệp Với cư dân ở làng quê Việt Bắc Bộ, lễ hội là môi trường cộng cảm văn hóa
Nói tới văn hóa ở châu thổ Bắc Bộ là nói tới một vùng văn hóa có một bề dày lịch sử cũng như mật độ dày đặc của các di tích văn hóa Các di tích khảo cổ, các di sản văn hóa hữu thể tồn tại ở khắp các địa phương Đền, đình, chùa, miếu v.v…, có mặt ở hầu khắp các địa bàn, tận các làng quê Nhiều di tích nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài như đền Hùng, khu vực Cổ Loa, Hoa Lư, Lam Sơn, phố Hiến, chùa Dâu, chùa Hương, chùa Tây Phương, đình Tây Đằng v.v…
Giáo dục: Sự phát triển của giáo dục, truyền thống trọng người có chữ trở thành nhân tố
tác động tạo ra một tầng lớp trí thức ở Bắc Bộ Thời tự chủ, Thăng Long với vai trò là một kinh đô cũng đảm nhận vị trí một trung tâm giáo dục Năm 1078, Văn Miếu đã xuất hiện, năm 1076 đã có Quốc Tử Giám, chế độ thi cử để kén chọn người hiền tài v.v đã tạo ra cho xứ Bắc một đội ngũ trí thức đông đảo, trong đó có nhiều danh nhân văn hóa tầm cỡ trong nước, ngoài nước GS Đinh Gia Khánh nhận xét : “Trong thời kì Đại Việt,
số người đi học, thi đỗ ở vùng đồng bằng miền Bắc tính theo tỉ lệ dân số thì cao hơn rất nhiều so với các nơi khác Trong lịch sử 850 năm (l065-1915) khoa cử dưới các triều vua,
cả nước có 56 trạng nguyên thì 52 người là ở vùng đồng bằng miền Bắc” biết tiếp nhận vốn văn hóa dân gian của phương tây tạo ra dòng văn hóa bắc học Chính sự phát triển của giáo dục ở đây tạo ra sự phát triển của văn hóa bác học, bởi chủ thể sáng tạo nền văn hóa bác học này chính là đội ngũ trí thức được sinh ra từ nền giáo dục ấy những khuynh
Trang 9hướng trên thể hiện rõ ở ĐBBB và giữ vai trò hướng đạo chug cho cả nước trong quá trình lịch sử
Thiết chế xã hội:
Mặt khác những người nông dân này lại sống quần tụ thành làng Làng là đơn vị xã hội
cơ sở của nông thôn Bắc Bộ, tế bào sống của xã hội Việt Nó là kết quả của các công xã thị tộc nguyên thủy sang công xã nông thôn Các vương triều phong kiến đã chụp xuống công xã nông thôn ấy tổ chức hành chính của mình và nó trở thành các làng quê Tiến trình lịch sử đã khiến cho làng Việt Bắc Bộ là một tiểu xã hội trồng lúa nước, một xã hộicủa các tiểu nông Về mặt sở hữu ruộng đất, suốt thời phong kiến, ruộng công, đất công nhiều là đặc điểm của làng Việt Bắc Bộ Do vậy, quan hệ giai cấp ở đây “nhạt nhòa”, chưa phá vỡ tính cộng đồng, tạo ra một lối sống ngưng đọng của nền kinh tế tư cấp tự túc, một tâm lí bình quân, ảo tưởng về sự “bằng vai”, “bằng vế” như kiểu câu tục ngữ
“giàu thì cơm ba bữa, khó thì đỏ lửa ba lần” Sự gắn bó giữa con người và con người trong cộng đồng làng quê, không chỉ là quan hệ sở hữu trên đất làng, trên những di sản hữu thể chung như đình làng, chùa làng v.v…, mà còn là sự gắn bó các quan hệ về tâm linh, về chuẩn mực xã hội, đạo đức Đảm bảo cho những quan hệ này là các hương ước, khoán ước của làng xã Các hương ước, hay khoán ước này là những quy định khá chặt chẽ về mọi phương diện của làng từ lãnh thổ làng đến sử dụng đất đai, từ quy định về sản xuất và bảo vệ môi trường đến quy định về tổ chức làng xã, ý thức cộng đồng làng
xã, vì thế trở thành một sức mạnh tinh thần không thể phủ nhận Nhưng cũng vì thế mà
cá nhân, vai trò cá nhân bị coi nhẹ Chính những đặc điểm ấy của làng Việt Bắc Bộ sẽ góp phần tạo ra những đặc điểm riêng của vùng văn hóa Bắc Bộ
Chủ thể văn hóa:
Người kinh sống trên khắp vùng lãnh thổ nhưng chủ yếu ở vùng đồng bằng các con sông
và các khu đô thị
Người Mường sống chủ yếu ở các vùng đồi núi phía tây đồng bằng sông hồng
Người Thái định cư ở bờ phải đồng bằng sông hồng, người Tày sống ở bờ trái s Hồng
Trang 10Dân tộc kinh Mường có tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường còn ngôn ngữ được use chủ yếu của dân tộc Tày, Thái, là nhóm ngôn ngữ Tày – Thái (dòng ngôn ngữ Nam Á)
ĐBBB có bản lĩnh và truyền thống lâu đời, là trung tâm của cả nước trong suốt tiến trình lịch sử, nên k ở đâu như nơi đây đã diễn ra và chứng kiến những biến động của lịch sử và
xh căn bản do vậy mà ĐBBB vừa mang trong mình những truyền thống lâu đời bền chắc, vừa thích ứng và theo kịp những biến động của lịch sử, thể hiện vai trò hướng đạo đối với cả nước
Tóm lại, vùng châu thổ Bắc Bộ là vùng đất lịch sử lâu đời của người Việt, nơi khai sinh
của các vương triều Đại Việt, đống thời cũng là quê hương của các nền văn hóa, văn minh tiêu biểu nhất của dân tộc như văn hóa Đông Sơn, vh Thăng long, vh Hà Nội Đây
là cái nôi hình thành văn hóa, văn minh Việt từ buổi ban đầu và hiện tại cũng là vùng vănhóa bảo lưu được nhiều giá trị truyền thống hơn cả Trên đường đi tới xây dựng một nền văn hóa hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, vùng văn hóa này vẫn có những tiềm năng nhấtđịnh ĐBBB là vùng đất có sức hút tinh hoa muôn nơi, rồi từ đó tỏa đi các vùng khác những giá trị văn hóa, từ đó nó trở thành biểu tượng cao đẹp của văn hóa truyền thống việt nam vì vậy ta có thể khẳng định ĐBBB là cái nôi của dân tộc việt nam
Câu 3: " nét tạo nên những sắc thái văn hóa độc đáo của xứ thanh là tính vừa hoàn chỉnh, biệt lập tương đối lại vừa trung gian, chuyển tiếp của xứ thanh trong tổng thể
văn hóa xã hội Việt Nam" bằng những kiến thức đã học về tiểu vùng văn hóa xứ thanh, anh chị hãy chứng minh nhận định trên
Tạo nên những sắc thái văn hóa độc đáo của xứ Thanh, đó là tính vừa hoàn chỉnh, biệt lập tương đối lại vừa trung gian, chuyển tiếp của Xứ Thanh trong tổng thể văn hóa xãhội Việt Nam Để làm rõ nhận định trên, đầu tiên ta cần nói về địa lí tự nhiên của Xứ Thanh Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ
Trang 11Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệthống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế.Phía bắc xứ thanh có án ngữ Tam Điệp, phía nam có dãy Hoàng Mai vì vậy mà xứ thanh mang tính cô lập.
Do vị trí nằm giữa (trung gian) Bắc Bộ và bắc Trung Bộ, nên có lúc Xứ Thanh thuộc về bộ Giao Chỉ, có lúc thuộc quận Cửu Chân, cùng với Nghệ An và Hà Tĩnh Như vậy, ngay từ thời xa xưa, "tiền nhân" cũng đã có sự "lưỡng lự" về sự cắt đặt vị trí hành chính của Thanh Hoá, mà dân gian hiện nay vẫn coi Thanh Hoá là "Khu Bốn đẩy ra, Khu
Ba đẩy vào".Hoặc giả, khi dự báo thời tiết của Đài phát thanh hay truyền hình Việt
Nam, có lúc người ta nhập Thanh Hoá vào phía đông Bắc Bộ, có lúc lại gộp chung với bắc Trung Bộ Do vậy, tính chất trung gian của Xứ Thanh là có thật, là một thực thể địa - văn hoá, để lại dấu ấn nhiều mặt trong đời sống vật chất và tinh thần của con người Xứ Thanh
Thanh Hoá - Xứ Thanh không phải là tứ trần nội kinh (Xứ Bắc, Xứ Đông, Xứ Đoài, Xứ Nam vây quanh Thăng Long xưa, tương ứng với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ tiếp giáp với
Hà Nội ngày nay), mà là ngoại trấn, là trại, là đất phên dậu, là vùng ngoại vi của trung tâm văn hoá - chính trị Thăng Long hay Huế- Phú Xuân Vị trí địa - chính trị, địa - văn hoá này cũng tạo cho Xứ Thanh - Thanh Hoá những sắc thái văn hoá mang tính đặc thù
Nếu đồng bằng Bắc Bộ là châu thổ của hệ thống sông Hồng, thì đồng bằng Thanh Hoá chính là châu thổ của hệ thống sông Mã- sông Chu, do vậy nhà địa lí học Lê Bá Thảo cho rằng, quang cảnh đồng bằng Thanh Hoá như là sự lặp lại một phần của đồng bằng châu thổ sông Hồng Đồng bằng Thanh Hoá là đồng bằng rộng nhất ở Trung Bộ, diện tích bằng 1/2 diện tích của các đồng bằng Trung Bộ cộng lại, tức khoảng 3000 km2, đất đai cũng mầu mỡ hơn Tuy nhiên, Thanh Hoá với địa hình núi non chiếm 2/3 diện tích cả tỉnh, một số mạch núi kế tiếp mạch núi vùng Tây Bắc chạy sát ra biển, nên ở Thanh Hoá, cảnh quan đồng bằng, biển và rừng núi nối kết và cận kề nhau hơn, làm tăng
Trang 12tính chất rừng và biển của đồng bằng, chứ không "xa rừng, nhạt biển" như đồng bằng châu thổ Bắc Bộ.
Đồng bằng Thanh Hoá là do hệ thống sông Mã và sông Chu bồi phủ, tuy nhiên, đồng bằng phía Nga Sơn lại là sản phẩm thành tạo, bồi phủ của sông Hồng, do vậy, đồng bằng Thanh hoá gắn kết một phần với đồng bằng sông Hồng Hơn thế nữa, về mặt địa lý
tự nhiên, Thanh Hoá được coi là thuộc khu Hoà Bình- Thanh Hoá, phân khác với địa lý vùng Nghệ Tĩnh Đây lại là một lý do nữa chứng tỏ mối quan hệ gắn kết về tự nhiên giữa Thanh Hoá và Bắc Bộ Cũng giống như sông Hồng ở Bắc Bộ, Sông Mã (có chi nhánh là sông Chu) là cái trục chính, là linh hồn của Thanh Hoá Bắt nguồn từ Tây Bắc, chảy qua Sầm Nưa (Thượng Lào) rồi vào thượng du Thanh Hoá, nơi rừng núi trùng điệp, có nhiều đỉnh núi cao thuộc loại trung bình, như Bù Rinh (1291 m), Bù Chó (1563 m) rồi theo hướng đông chảy ra biển vịnh Bắc Bộ Khoảng trung lưu, sông Mã gặp nhánh sông Chu trước khi đổ ra biển, sông Mã không chỉ bồi đắp nên đồng bằng rộng lớn và tươi tốt, mà mức độ rộng lớn và phì nhiêu của nó chỉ đứng sau châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long, mà còn là đường thông thương huyết mạch giưa miền ven biên, đồng bằng với thượng lưu ở phía tây, là con đường không chỉ chuyên chở lâm thổ sản từ miền núi về miền xuôi, mà còn chuyên chở hàng thủ công, hải sản từ miền biển, đồng bằng lên miền núi Sông Mã không chỉ là huyết mạch về kinh tế, mà còn là con "sông văn hoá", tạo nên hai bên bờ tả hữu những hiện tượng văn hoá vật chất và tinh thần phong phú và đa dạng,
là con đường giao lưu văn hoá giữa các vùng và các tộc người
Về mặt cơ cấu cư dân và dân tộc: Thanh Hoá là một tỉnh đông dân, một tỉnh có
dân số thuộc loại đông nhất ở nước ta ở đồng bằng, tuy đất đai không phì nhiêu như Đồng bằng Bắc Bộ, nhưng mật độ dân cư khá cao, thí dụ ở Đông Sơn mật độ khoảng 1000-3000 người/km2, nơi thấp nhất cũng khoảng 500 người/km2, còn ở thành phố Thanh Hoá và Diễn Châu đạt tới 3000 người/km2
Thanh Hoá là một tỉnh đa tộc người, ngoài người Kinh (Việt) sinh sống ở đồng bằng, còn có các tộc người thiểu số khác, như Mường, Thái, Khơ Mú, Thổ, Mông, Dao, thuộc các nhóm ngôn ngữ : Việt-Mường, Môn-Khơ me, Thái-Tày, Mông-Dao, tụ cư chủ yếu ở miền núi, trên địa bàn các huyện : Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá, Bá Thước,
Trang 13Thạch Thành, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thành.Địa bàn này chiếm 2/3 diện tích cả tỉnh, dân số các dân tộc thiểu số kể trên khoảng 1 triệungười, chiếm khoảng 1/3 cả tỉnh Các tộc người ngày nay sinh sống xen cài với nhau, nhưng lại thuộc các vùng sinh thái tự nhiên khác nhau : Thái, Mường ở thung lũng, Thổ, Khơ mú ở rẻo giữa, còn Mông ở rẻo cao.
Thanh Hoá cũng là một vùng đất lịch sử lâu đời Có lẽ hiếm có vùng đất nào như Thanh Hoá lại có đầy đủ những mốc nổi tiếng đánh dấu các giai đoạn lớn của lịch sử, từ tối cổ đến tận ngày nay Do vậy, thiên nhiên và văn hoá Xứ Thanh đều thấm đượm sắc màu lịch sử
- Di chỉ Núi Đọ phát hiện năm 1960 ở huyện Thiệu Hoá, là cái mốc tối cổ, nơi tìm
được dấu tích con người thuộc thời đại đá cũ sơ kỳ Kế tiếp, di chỉ hang Con Moong phát hiện ở Thạch Thành, chứa đựng các dấu vết khảo cổ học từ văn hoá Sơn Vi (hậu kỳ đá cũ) ở lớp dưới, trên đó là các lớp văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn Như vậy, người Con Moong đã sinh sống ở đây nối tiếp mấy chục ngàn năm, suốt
từ hậu kỳ đá cũ qua sơ kỳ và trung kỳ đá mới
- Văn hoá khảo cổ Đa Bút ở lưu vực sông Mã là một phát hiện quan trọng của giới
khảo cổ học, vì Đa Bút là sự phát triển nối tiếp của văn hoá Hòa Bình - Bắc Sơn trong quá trình chinh phục đồng bằng ven biển Thanh Hoá thời đá mới Đây cũng
là thời kỳ "cách mạng đá mới" phát sinh nông nghiệp, khai phá đồng bằng, làm quen với biển cả, phát triển đồ gốm cổ, thời kỳ từ văn hoá Hoà Bình thống nhất hình thành các văn hoá địa phương khá đa dạng, một dấu hiệu mang tính tộc thuộc
- Văn hóa Hoa Lộc là văn hoá khảo cổ thuộc sơ kỳ thời đại kim khí , phát hiện ở
huyện Hậu Lộc, phân bố chủ yếu ở vùng ven biển
- Đông Sơn là văn hoá thời đại kim khí (đồ đồng, sơ kỳ sắt) , phát hiện lần đầu tiên năm 1924 tại làng Đông Sơn, huyện Đông Sơn, Thanh Hoá, trở thành tên gọi Văn hoá Đông Sơn, một nền văn hoá khảo cổ có diện phân bố rộng, trong đó trung tâm là châu thổ sông Hồng và sông Mã Các di chỉ khảo cổ Đông Sơn tìm thấy nhiều nhất trên đát Thanh Hoá, hiện vật tiêu biểu của văn hoá Đông Sơn là trống đồng cũng tìm thấy nhiều
Trang 14ở đây với các kiểu dạng khác nhau Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ của văn hoá, văn minh Việt Nam trên cơ sở phát triển nông nghiệp ruộng nước, kỹ thuật đúc đồng, rèn sắt,
từ đó hình thành nhà nước cổ đại, hình thành tộc người Việt Cổ, hình thành và định hình
cơ tầng của văn hoá Việt Nam cổ truyền
Như vậy, hơn bất cứ một địa phương nào khác, Thanh Hoá là nơi đã phát hiện được các di chỉ khảo cổ học thuộc hầu hết các thời đại khảo cổ học lớn của nước ta thời tiền sử và sơ sử Đây không phải là ngẫu nhiên mà là một tất yếu, bởi vì Thanh Hoá về mặt tự nhiên cũng như văn hoá, nó là một “Việt Nam thu nhỏ” Thanh Hoá cùng với đồngbằng châu thổ Bắc Bộ là cái nôi hình thành dân tộc Việt nam, quốc gia Việt Nam và nền văn hoá Việt Nam Chẳng thế mà trên mảnh đất Xứ Thanh, đây đó chúng ta có thể bắt gặp những "mô thức" huyền thoại về Tản Viên, Thánh Gióng, Mỵ Châu - Trọng Thủy của "đất tổ" đồng bằng Bắc Bộ được "địa phương hóa" ở đây Có chăng chỉ trong thời Bắc Thuộc, nhất là thời phong kiến tự chủ với trung tâm là kinh đô Thăng Long, Thanh Hoá mới ít nhiều trở thành nơi biên viễn, ngoại trấn
Bước vào thời kỳ lịch sử của dân tộc, trên mảnh đất Xứ Thanh cũng để lại nhiều dấu ấn quan trọng Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Mê Linh với sự hưởng ứng của "65 huyện thành", khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) ở Thanh Hoá nổ ra năm 248 được nhân dân cả quận Giao Chỉ và Cửu Chân hưởng ứng, giết chết viên thứ sử Giao Châu, khiến sử Ngô cũng phải ghi chép : Năm 248 "toàn thể châu Giao đều chấn động"
Thanh Hoá từ lâu được mệnh danh là đất của các bậc đế vương sáng nghiệp, ít nhất cũng đã từng có 3 dòng họ đế vương như vậy gốc tích từ Xứ Thanh : Vương triều
Hồ, Vương triều Lê và Vương triều Nguyễn Hồ Quý Ly có gốc tích từ Nghệ An, tuy nhiên đến đời thứ 4 tính từ Hồ Quý Ly trở lên, tổ tiên đã chuyển về Thanh Hoá Ông vốn
là một quý tộc vương triều Trần, nhưng sau xây dựng thế lực lật đổ vương triều Trần lúc
đó đã trở nên thối nát, lập ra vương triều mới : Do vậy, sau khi lên ngôi, ông xây dựng kinh đô mới An Tôn, dân gian gọi là thành Nhà Hồ, tức Tây Đô (nay thuộc Vĩnh Lộc, Thanh Hoá) và thực hiện một loạt cải cách quan trọng Nơi đây, vẫn còn đền thờ Hồ Quý
Ly và truyền tụng nhiều truyền thuyết, huyền thoại về thành nhà Hồ và về vương triều ngắn ngủi này
Trang 15Một vương triều khác kế tiếp, vương Triều Lê với vị vua sáng nghiệp là Lê Lợi đã thai nghén và dựng nghiệp lớn từ mảnh đất Lam Kinh, Xứ Thanh Đây là một triều đại phong kiến lớn và rực rỡ nhất của chế độ quân chủ Việt Nam Ngoài những gì sử sách ghichép thì trong dân gian, những di tích và truyền thuyết về Lam Sơn vẫn để lại những dấu
ấn đậm nét Nổi tiếng nhất là sự tích gươm thần và việc Vua Lê Lợi trả kiếm cho Rùa Vàng, để lại cái tên hồ Hoàn Kiếm ở trung tâm Thăng Long
Ngày nay, trên mảnh đất Lam Sơn, nơi quê hương của Lê Lợi và vương triều Lê vẫn còn tồn tại một quần thể di tích Lam Kinh với những lăng mộ, bia ký của các vua Lê,nền cung điện, những chạm khắc đá tiêu biểu cho kiến trúc và mỹ thuật thời Lê Đó là những chứng tích vật chất cùng với các chứng tích phi vật thể kể trên, tạo nên tâm thức lịch sử và lòng tự hào trong lòng người dân Xứ Thanh
Xứ Thanh còn là quê hương của nhiều sự kiện và nhân vật lịch sử khác nữa, như Lê Phụng Hiểu, một võ tướng có công lớn với vua Lý, người duy nhất được hưởng lộc "thác đao điền", Nguyễn Hữu Cảnh, người đất Hà Trung, có công lớn trong việc chinh phục Chiêm Thành, Chân Lạp, làm trấn thủ nhiều vùng phiên trấn ở phương Nam; như Đào Duy Từ, một người văn võ song toàn, vừa là tác giả của cuốn binh thư Hổ trướng khu cơ, bàn về việc xây đắp thành, vừa là một nhà nghệ thuật sân khấu với các vở tuồng nổi tiếng, phụ trách nhà hát tuồng thời chúa Nguyễn
Làng xã Thanh Hóa không chỉ cổ xưa và tổ chức chặt chẽ như đồng bằng Bắc Bộ
mà các sinh hoạt tín ngưỡng, phong tục, lễ hội cũng rất phong phú Về tín ngưỡng tôn giáo, các làng xã đều thờ Phật, Đạo, Nho, Kitô giáo và các tín ngưỡng dân gian khác như nhiều làng quê ở Bắc Bộ Tuy nhiên, trên đất Thanh Hóa người ta vẫn thấy nổi lên một sốhiện tượng tín ngưỡng khá độc đáo, đó là việc thờ phụng Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Đạo Đông (Đạo nội chính tông) và Thần Độc Cước
Ngoài những tín ngưỡng kể trên, ở Thanh Hóa còn có nhiều vị thần được tôn thờ ởnhiều làng khác nhau, tạo thành những vùng thờ các vị thần khác nhau Như trên đã nói, Thanh Hóa là vùng đất vừa mang tính huyền thoại vừa mang tính lich sử Huyền thoại vì vùng đất này cũng là cái nôi hình thành dân tộc, hình thành quốc gia, hình thành văn hóa,
do vậy không thiếu gì những hiện tượng mang tính huyền sử Đó là các nhân vật khổng lồ