PGS.TS Trần Ngọc Thêm: Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con
Trang 1
Câu 1:Khái niệm văn hoá, cấu trúc của văn hoá?
Khái niệm văn hoá:
Đã có rất nhiều các tổ chức, các quốc gia và các chuyên gia nghiên cứu về văn hoá đưa ra các
khái niệm về văn hoá và các vấn đề liên quan, và hiện tại chưa có một khái niệm nào về văn hoá
được thống nhất tuyệt đối Có thể đưa ra một số quan niệm, khái niệm và định nghĩa về văn hoá
như sau:
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo
và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá
Cố TT Phạm Văn Đồng: Văn hóa bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với
phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài
sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để bảo vệ mình và không
ngừng lớn mạnh
PGS.TS Trần Ngọc Thêm: Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do
con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con
người với tự nhiên và xã hội của mình
UNESCO: Văn hoá hôm nay có thể coi là một tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật
chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã
hội Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con
người, những hệ thống các giá trị, những phong tục và những tín ngưỡng
Cấu trúc văn hoá :
- Văn hoá sản xuất: Nền văn minh nông nghiệp xóm làng với không gian định hình sinh
tồn và phát triển là miền Đồng Bằng sông nước tựa núi tiếp biển
- Văn hoá vũ trang: Nghệ thuật chiến đấu của người Việt là cơ động bằng thuyền - thạo
thuỷ chiến và dung dân binh hỗ trợ quân binh
- Văn hoá sinh hoạt: Lối sống của từng cộng đồng, từng gia đình và từng cá nhân được
thể hiện qua cách ăn, cách mặc ,cách ở
Câu 2: Cách ứng xử của người Việt với đặc điểm môi trường
1 Môi trường tự nhiên:
Khái niệm : Môi trường là tổng thể những nhân tố tự nhiên xung quanh chúng ta gồm
bầu khí quyển, nước, thực vật, động vật, thổ nhưỡng,…
Con người sống trong quan hệ chặt chẽ với thiên nhiên cách ứng xử với môi trường tự nhiên là thành tố quan trọng thứ 3 của hệ thống văn hóa
Trong việc ứng xử với môi trường tự nhiên có thể xảy ra 2 khả năng, những gì có lợi cho mình thì con người hết sức tranh thủ tận dụng còn những gì có hại thì ra sức ứng phó
Trang 2a) Ăn
Quan niệm về ăn và dấu ấn nông nghiệp trong cơ cấu bữa ăn
* Hiển nhiên để duy trì sự sống ăn luôn là việc quan trọng số 1 tuy nhiên quan niệm của con
người về chuyện này thì ko phải ai cũng giống ai, có những dân tộc coi ăn là chuyện tầm thường
ko đáng nói nhưng người Việt Nam nông nghiệp luôn quan niệm : "Có thực mới vực được đạo"
Nó còn quan trọng đến mức Trời cũng ko dám xâm phạm " Trời đánh tránh miếng ăn" Mọi
hành động của người Việt đều lấy ăn làm hàng đầu như: ăn uống, ăn ở, ăn mặc, ăn nói, ăn chơi,
ăn tiêu, ăn cắp, ăn trộm
Ăn uống là văn hóa chính xác hơn đó là văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên cho nên ko có gì
ngạc nhiên khi cư dân các nền văn hóa gốc du mục như phương tây , bắc trung hoa thiên về ăn
thịt, còn bữa ăn của người Việt luôn mang đậm dấu ấn truyền thống nông nghiệp lúa nước
+ Tục ngữ có câu: " Người sống về gạo
Cá bạo về nước
Cơm tẻ mẹ ruột "
Hay: "Đói thì thèm thịt thèm xôi
Hễ no cơm tẻ thì thôi mọi đường "
Không phải ngẫu nhiên mà người Việt gọi " bữa ăn là bữa cơm" coi cây lúa là tiêu chuẩn của
cái đẹp (em xinh là xinh như cây lúa)
+ Trong bữa ăn của người Việt Nam sau lúa gạo thì đến " Rau Quả " nằm ở 1 trong những trung
tâm trồng trọng, Việt Nam có 1 danh mục rau quả mùa nào thức ấy, phong phú vô cùng Đối với
người Việt Nam thì " đói ăn rau, đau uống thuốc " là chuyện tất nhiên
" Ăn cơm không rau như người già chết ko kèn trống "
Hay " Ăn cơm không rau như đánh nhau ko có người đỡ "
Tuy nhiên nói đến rau trong bữa ăn không thể ko nhắc đến 2 món đặc thù là rau muống và dưa
cà
Anh đi anh nhớ quê nhà
Trang 3
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Các loại gia vị đa dạng như: hành , gừng, tỏi , ớt, tiêu, húng, mùi, răm, thì là cũng ko thể thiếu
đc trong bữa ăn của người Việt
+ Đứng thứ 3 trong cơ cấu ăn và đứng hàng đầu thức ăn động vật của người Việt là các loại thủy
sản, sản phẩm của vùng sông nước Sau " Cơm rau" thì " Cơm cá" đó là món ăn thông dụng nhất
" Có cá đổ vạ cho cơm , con cá đánh ngã bát cơm là thế" Từ các loại thủy sản người việt có thể
chế ra nhiều loại nước chầm đc biệt như các loại nước mắm, thiếu nước mắm chưa thể thành bữa
cơm, cơm nước mắm ko phải lúc nào cũng đồng nghĩa với bình dân, các bà phi tần nhà nguyễn
từng lấy nc mắm để tiến vua Từ tiếng việt danh từ " Nước mắm " đã đi vào ngôn ngữ loài người
và có mặt trong từ điển bách khoa đông tây
+ Ở vị trí cuối cùng trong cơ cấu bữa ăn người Việt là thịt, phổ biến như thịt gà, lợn, trâu, bò
Đặc sản bình dân như thịt chó và các sơn hào hải vị khác
* Đồ uống hút
Truyền thống của người Việt có trầu, cau , thuốc lào, nước vối rượu gạo, chúng đều là những
sản phẩm cổ truyền của nghề trồng trọt đông nam á
+ Ăn Trầu Cau
+ Rượu
+ Cây chè và tục uống chè
Tính tổng hợp trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt
Tính tổng hợp trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt trước hết là cách chế biến đồ ăn, hầu hết
các món ăn người Việt đều là sản phẩm pha chế tổng hợp, nói về cách chế biến tổng hợp tục ngữ
VN có 1 hình ảnh so sánh thật dí dỏm: " Nấu canh xuông ở chuồng mà nấu " Cách pha chế tổng
hợp ko chỉ cầu kì ở mùi vị món ăn mà còn cầu kì ở các cách chế biền món ăn như: xào, nấu,
luộc, sốt vang, rán, tạo nên nét đặc trưng riêng ko chỉ ngon mà còn đẹp
Tính cộng đồng và tính mực thước trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt
Tính tổng hợp kéo theo tính cộng đồng như ăn chung, hay còn gọi cách khác là bữa ăn gia
đình tạo nên nét ấm cúng trong bữa ăn của người Viêt và thú uống rượu cần của người vùng cao
là biểu hiện triết lý thâm thúy về tính cộng đồng sống chết có nhau
Tính cộng đồng đòi hỏi ở con người 1 thứ văn hóa cao trong ăn uống " Ăn trong nồi ngồi trong
hướng" Vì nét truyền thống của người Việt trong bữa ăn là mực thước, tính mực thước là biểu
hiện của khuynh hướng quân bình trong âm dương nó đòi hỏi " ăn chậm nhai kĩ "
Khi ăn cơm khách 1 mặt phải ăn cho ngon miệng để tỏ lòng biết ơn và tôn trọng chủ nhà, mặt
khác phải chừa ra 1 ít trong các đĩa đồ ăn để tỏ rằng mình không chết đói, không tham ăn Tục
ngữ có câu : Ăn hết bị đòn ăn còn mất vợ "
Trang 4
Tính cộng đồng và tính mực thước trong bữa ăn thể hiện qua nồi cơm và chén nước mắm
Tính biện chứng , linh hoạt trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt
* Tính linh hoạt của người Việt Nam thể hiện rất rõ trong cách ăn
* Tính linh hoạt còn thể hiện trong dụng cụ ăn : truyền thống sử dụng dụng cụ là đôi đũa, đó là
cách ăn đặc thù mô phỏng động tác của con chim nhặt hạt xuất phát từ những thứ ăn những thứ
ko thể dùng tay bốc hoặc mó tay vào được ( cơm, cá, nước mắm )
* Biểu hiện ko kém quan trọng hơn cả của tính biện chứng trong việc ăn là ở chỗ người Việt
Nam đặc biệt chú trọng đến quan hệ biện chúng Âm- Dương bao gồm 3 mặt liên quan mật thiết
với nhau là: âm dương của thức ăn, sự quân bình âm dương trong cơ thể và sự cân bằng âm
dương giữa con người với môi trường tự nhiên
+ Để tạo nên những món ăn có sự cân bằng âm dương người Việt phân biệt thức ăn theo 5 mức
âm dương ứng với ngũ hành: hàn ( lạnh ), nhiệt ( nóng ), ôn ( ẩm ), lương ( mát ), bình ( trung
tính )
+ Để tạo nên sự quân bình âm dương trong cơ thể ngoài việc ăn các món chế biến có tính đến sự
quân bình âm dương người Việt Nam còn sử dụng thức ăn như những vị thuốc để điểu chỉnh sự
mất quân bình âm dương trong cơ thể Mọi bệnh tật đều do mất quân bình âm dương vì vậy mọi
người bị ốm do quá ân cần ăn đồ dương và ngược lại ốm do quá dương cần ăn đồ âm để khôi
phục lại sự thăng bằng đã mất
+ Để đảm bảo quân bình âm dương giữa con người với môi trường thì người Việt có tập quán ăn
uống theo vùng khí hậu , theo mùa Ăn theo mùa tức là tận dụng tối đa môi trường tự nhiên để
phục vụ con người là hòa mình vào tự nhiên tạo nên sự cân bằng biện chứng giữa con người với
môi trường Thức ăn theo mùa hay mùa nào thức ấy " Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể, chim
ngói mùa thu, chim cu mùa hè "
+ Tình biện chứng trong việc ăn uống không chỉ thể hiện ở việc ăn phải hợp thời tiết , phải đúng
mùa, và người Việt Nam sành ăn còn phải biết chọn đúng bộ phận có giá trị ( chuối sau, cau
trước,đầu chép, mép trôi, môi mè, lườn trắm ) Thời điểm có giá trị còn là lúc thức ăn đang trong
quá trình âm dương chuyển hóa, đang ở dạng âm dương cân bằng hơn cả và vì vậy mà rất giàu
chất dinh dưỡng ( trứng lộn, nhộng, lợn sữa, ong non )
- Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân
- Chân tốt vì hài , tai tốt vì hoa
* Trang phục vủa người Việt:
Nam giới: Khố , áo bà ba , áo the , quần , khăn đóng,…
Trang 5
Nữ giới: yếm , áo cánh , áo dài, váy , quần , khăn , nón ,…
c) Ở và đi lại
Ứng phó với khoảng cách giao thông
+) Ở xã hội Việt Nam cổ truyền, do bản chất nông nghiệp sống định
cư cho nên con người ít có nhu cầu di chuyển.Đặc biệt nhiều cụ già ở nông thôn thậm chí còn ít
khi đi xa.Vì vậy ,dễ dàng hiểu được giao thông trước đây chủ yếu bằng đường bộ,thuộc loại lĩnh
vực kém phát triển
Từ thế kỉ XX còn phát triển các phương tiện đi lại bằng gia súc: trâu, ngựa, voi Nhưng phổ
biến vẫn là đôi chân
+) Hoạt động chủ yếu của người nông nghiệp Việt Nam là di chuyển gần từ nhà ra đồng,từ nhà
lên nương.Ruộng nước và nương rẫy là nơi không thể đưa các phương tiện xe nên họ dùng sức là
chủ yếu là dùng sức.Chính vì vậy trên thế giới này không một ngôn ngữ có số lượng chỉ hoạt
động vận chuyển bằng sức người đa dạng và phong phú như tiếng việt
Ứng phó với thời tiết, khí hậu : nhà cửa, kiến trúc
Đối với nông nghiệp thì ngôi nhà chính là tổ ấm để đối phó với thời tiết nóng lạnh, nắng mưa,
gió bão- 1 trong những yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo cho họ 1 cuộc sống định cư ổn định: "
Có an cư thì mới có lạc nghiệp " hay " thứ nhất dương cơ, thứ nhì âm phần " Do ngôi nhà chiếm
vị trí quan trọng đặc biệt trong cuộc sống nên Nhà ( chố ở ) được đồng nhất với gia đình
Ngôi nhà ở Việt Nam có những đặc điểm sau:
+ Do khu vực cư trú nên ngôi nhà của người Việt thường gắn liền với môi trường sông nước
Những người sống bằng nghề sông nước ( chài lưới, chở đò ) thường lấy thuyền, bè là nhà ở gọi
là nhà thuyền, nhà bè, nhiều gia đình gọi là xóm chài và làng chài Tuy vậy nhưng họ vẫn có nhà
trên sàn trên mặt nước để ứng phó với việc ngập lụt và khí hậu nhiệt đới với độ ẩm cao thêm vào
đó là hình mái cong Mái cong ngoài ý nghĩa là con thuyền thì ko có tác dụng thực tế gì, tạo dáng
vẻ thanh thoát đặc biệt và gợi cảm giác bay bổng cho ngôi nhà vốn được trải rộng trên mặt bằng
để hòa mình vào thiên nhiên
+ Để đối phó với môi trường tự nhiên tiêu chuẩn ngôi nhà ở Việt Nam về mặt cấu trúc là nhà
cao cửa rộng
Kiên trúc mở tạo không gian thoáng mát, giao hòa với tự nhiên, cái cao của ngôi nhà VN bao
gồm 2 yêu cầu : sàn và nền cao so với mặt đất và mái cao so với sàn/ nền Nhà cao mà cửa ko
cao mà phải rộng, của ko cao để tránh ảnh nắng chiếu xiên vào còn cửa rộng để đón gió mát và
tránh nóng
+ Biện pháp quan trong ko kém là chọn hướng nhà, chọn đất, tận dụng tối đa thế mạnh của môi
trường tự nhiên
Hướng nhà tiêu biểu là hướng Nam " Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng nam " Nhưng tùy thuộc vào
địa hình địa vật xung quanh vào sự có mặt của núi rừng, của sông, của con đường " Phong" và
" Thủy" là 2 yếu tô quan trọng nhất, thuật phong thủy được xây dựng trên âm dương ngũ hành do
vậy mà nhà phong thủy cần nắm vững hướng gió và hướng nước để âm dương được điều hòa là
tốt nhất Tuy nhiên trong việc " chọn nơi mà ở " thì người Việt còn có tính cộng đồng mà ko thể
quên làng " Nhất cận thị, nhị cận lân, tam cận giang, tứ cận lộ, ngũ cận điền "
+ Về cách thức kiến trúc thì đặc điểm của ngôi nhà VN truyền thống là rất động và linh hoạt
Chất động linh hoạt đó trước hết được thể hiện ở lối kết cấu khung, cốt lõi của ngôi nhà là bộ
phận khung chịu lực tạo nên bởi các bộ phận liên kết với nhau trong ko gian 3 chiều: theo chiều
đứng, theo chiều ngang và theo chiều dọc Tất cả các chi tiết của ngôi nhà được liên kết với nhau
bằng mộng, mộng là cách ghép theo nguyên lý âm dương phần lồi ra của 1 bộ phận này với chỗ
lõm vào có hình dáng và kích thước tương ứng của 1 bộ phận khác
Trang 6
+ Về hình thức kiến trúc thì ngôi nhà là tấm gương phản ánh đặc điểm của truyền thống văn hóa
dân tộc
Trước hết là môi trường sông nước phản ánh qua cách làm nhà sán với vách riêng và mái cong
hình thuyền Rồi tính cộng đồng thể hiện ở việc trong nhà ko chia thành nhiều phòng nhỏ biệt lập
như phương tây
Người Việt Nam có truyền thống thờ cúng tổ tiên và hiếu khách cho nên việc ưu tiên cho bộ bàn
ghế tiếp khách là ko ngoại lệ Hình thức kiến trúc ngôi nhà còn tuân thủ nguyên tắc coi trọng số
lẻ của truyền thống văn hóa nông nghiệp : Ngọ môn 5 cửa 9 lầu, cột cờ 3 cấp, số gian của ngôi
nhà bao giờ cũng là số lẻ
Cách liên kết theo lối ghép mộng âm dương giúp cho các bộ phận vừa gắn bó chặt chẽ lại vừa cơ
động và linh hoạt Nhìn chung chỉ trong 1 việc ở, ta cũng thấy nguyên lý âm dương và ý muốn
hướng tới 1 cuộc sống hài hòa chi phối con người Việt Nam 1 cách trọn vẹn
2 Môi trường xã hội :
Môi trường xã hội là những nhóm người, những tập đoàn, những lĩnh vực hoạt động, những yếu tố hợp thành một tổ chức, những thể chế (pháp luật, kinh tế, xã hội, nghề nghiệp,…) xung quanh con người
Cơ cấu xã hội Việt Nam cổ truyền:
Gia đình và dòng họ Làng
Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội đó chính là cách chọn lọc, dung hòa và tích hợp nhiều
nguồn gốc tạo ra văn hóa Việt Nam Đó là quá trình:Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội đó
chính là cách chọn lọc, dung hòa và tích hợp nhiều nguồn gốc bộc lộ tính chủ động và khả năng
chi phối, tác dộng trở lại của văn hóa bản địa trong quá trình tiếp nhận Dung hợp giữa văn hóa
Sự dung hợp của các hiện tượng văn hóa ngoại lai với nhau
tổng hợp các tôn giáo – xuất hiện đạo Cao Đài+ Sự tồn tại của Tam giáo (Phật giáo, Lão giáo,
Nho giáo) cao hơn là sự tích hợp văn hóa Đông – Tây với học thuyết Mác Sự dung hợp VH
khác trong một tình huống nhất định, một hoàn cảnh nhất định được thể hiện qua thái độ, hành
vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người
với nhau
Tuy nhiên hành vi ứng xử văn hóa của mỗi cá nhân là khác nhau, nó được hình thành qua
quá trình học tập, rèn luyện và trưởng thành của mỗi cá nhân đó trong một môi trường gia đình
và xã hội nhất định Hành vi ứng xử văn hóa được coi là các giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ
của mỗi cá nhân Nó được biểu hiện trong mối quan hệ với những người chung quanh, trong học
tập, công tác, với bạn bè và thậm chí ngay cả với chính bản thân mình Chúng ta bàn nhiều về
đạo đức, nhân cách của một con người, nhưng ít ai bàn đến phép lịch sự, cách đối nhân, xử thế
Trang 7
trong các mối quan hệ giao tiếp diễn ra hàng ngày trong gia đình, và ngoài xã hội Con người
chúng ta sống giữa các mối quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp Các mối quan hệ này có ảnh
hưởng đến sự hình thành, phát triển nhân cách và xu hướng hành động của họ Chính cuộc sống
đòi hỏi mỗi người phải có cách xử thế đúng đắn, thể hiện qua phép lịch sự trong quá trình giao
tiếp với các đối tác khác nhau Cách xử thế của mỗi cá nhân trong sự giao tiếp xã hội, được gắn
với nền văn minh của từng thời đại và đặc điểm văn hoá của từng dân tộc, khu vực dân cư Các
biểu hiện của cách ứng xử mang tính dân tộc, tính giai cấp, giới tính, tuổi tác Nó chịu ảnh
hưởng của nghề nghiệp, địa vị xã hội và cũng mang đặc điểm cá tính của mỗi con người Phép
lịch sự trong việc ứng xử chính là một sự tổng hợp các nghi thức được biểu hiện ra trong cách
giao tiếp, nhưng không phải là những ứng xử một cách máy móc mà là những việc làm, lời ăn
tiếng nói linh hoạt, nhiều vẻ, gắn với từng hoàn cảnh, từng môi trường cụ thể và tuỳ theo đối tác
gặp gỡ Ví dụ: Khi gặp gỡ người quen, ta chào, chứng tỏ ta đã nhận ra họ, kèm theo lời chào có
thể là bắt tay, mỉm cười…Lời chào hỏi, liên quan đến những quy ước nhất định, chịu ảnh hưởng
của những đặc điểm văn hoá dân tộc, vùng miền Mục đích và ý nghĩa của lời chào hỏi chính là
ta tự đặt mình trong mối quan hệ của cách xử thế đã được quy định và được xã hội chấp nhận
Khi muốn thiết lập mối quan hệ giữa những người mới gặp, thì lời giới thiệu của người thứ ba là
rất cần thiết Phép lịch sự dạy chúng ta tôn trọng người khác đó chính là một nghệ thuật sống tế
nhị Tôn trọng người tiếp xúc với mình chính là ta đang tôn trọng chính bản thân mình Trong
thời buổi cơ chế thị trường hiện nay, cuộc sống ngoài xã hội diễn ra vô cùng phức tạp, đa dạng,
những lời khuyên về những hành động ứng xử có văn hóa quả thật là khó đối với một số bạn trẻ
hiện nay, nói thế nhưng không có nghĩa là thế hệ trẻ hiện nay không quan tâm tới việc ứng xử có
văn hóa, mà do áp lực của học tập, công việc nên đôi khi họ chưa chú trọng tới việc ứng xử với
nhau có tế nhị và có văn hóa Để có thể tiếp xúc trò chuyện với người khác một cách thoải mái
thì bản thân chúng ta phải biết thích ứng với những gì đang diễn ra xung quanh mình Sự cân
bằng tình cảm đó sẽ đem lại cho ta một cảm giác thoải mái, tin tưởng trong sự giao tiếp Khéo
ứng xử, và ứng xử có tế nhị là không nên làm phiền người khác, không đi sâu vào đời tư của họ,
biết giữ một khoảng cách tình cảm giữa mình với người tiếp xúc, đặc biệt khi mới gặp, không
nên kể chuyện đời tư của mình một cách dễ đãi, không mời đến nhà những người ít quen biết
Nếu có cách đối nhân xử thế đúng đắn, có phép lịch sự trong giao tiếp thì người ta sẽ có
nhận thức đúng đắn về đạo đức tư cách lối sống của mình Điều này giúp chúng ta ngày càng
trưởng thành lên và có kinh nghiệm sống ngày càng phong phú Cách đối nhân xử thế là thể hiện
vốn sống của mỗi cá nhân, sự hiểu biết của mỗi người về các mối quan hệ xã hội người với
người
Câu 3: Chức năng cơ bản của văn hoá
Trang 8
Văn hoá có 5 chức năng là: Chức năng giáo dục; chức năng nhận thức dự báo; chức năng thẩm
mỹ và chức năng giải trí, chức năng kế tục và phát triển lịch sử
Nội dung cơ bản của các chức năng đó như sau:
- Chức năng giáo dục: là chức năng mà văn hoá thông qua các hoạt động, các sản phẩm của
mình nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người,
làm cho con người dần dần có những phẩm chất và năng lực theo những chuẩn mực xã hội đề ra
Văn hoá thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định là truyền thống
văn hoá mà còn bằng cả những giá trị đang hình thành Các giá trị này tạo thành một hệ thống
chuẩn mực mà con người hướng tới Nhờ vậy, văn hoá đóng vai trò quyết định trong việc hình
thành nhân cách ở con người, trong việc "trồng người " Với chức năng giáo dục, văn hoá tạo nên
sự phát triển liên tục của lịch sử mỗi dân tộc cũng như lịch sử nhân loại Văn hoá duy trì và phát
triển bản sắc dân tộc và là cầu nối hữu nghị gắn bó các dân tộc, gắn kết các thế hệ trong mục tiêu
hướng đến cái Chân- Thiện- Mỹ Văn hoá là "gien" xã hội di truyền phẩm chất cộng đồng người
- Chức năng nhận thức, dự báo: Là chức năng đầu tiên, tồn tại trong mọi hoạt động văn hoá
Bởi, con người không có nhận thức thì không thể có bất cứ một hành động văn hoá nào Nhưng
quá trình nhận thức này của con người trong các hoạt động văn hóa lại được thông qua đặc trưng,
đặc thù của văn hóa Nâng cao trình độ nhận thức của con người chính là phát huy những tiềm
- Chức năng thẩm mỹ: Cùng với nhu cầu hiểu biết, con người còn có nhu cầu hưởng thụ, hướng
tới cái đẹp Con người nhào nặn hiện thực theo quy luật của cái đẹp cho nên văn hóa phải có
chức năng này Nói cách khác, văn hoá là sự sáng tạo của con người theo quy luật của cái đẹp,
trong đó, văn học nghệ thuật là biểu hiện tập trung nhất sự sáng tạo ấy Với tư cách là khách thể
của văn hóa, con người tiếp nhận chức năng này của văn hóa và tự thanh lọc mình theo hướng
vươn tới cái đẹp và khắc phục cái xấu trong mỗi người
- Chức năng giải trí: Trong cuộc sống, ngoài hoạt động lao động và sáng tạo, con người còn có
nhu cầu giải trí Các hoạt động văn hoá, câu lạc bộ, bảo tàng, lễ hội, ca nhạc, sẽ đáp ứng được
các nhu cầu ấy Như vậy, sự giải trí bằng các hoạt động văn hoá là bổ ích, cần thiết, góp phần
giúp cho con người lao động sáng tạo có hiệu quả hơn và giúp con người phát triển toàn điện
- Chức năng kế tục và phát triển:
Câu 4: Khái niệm bản sắc văn hoá dân tộc
Bản sắc là những nét riêng, những đặc trưng của sự vật, hiện tượng giúp phân biệt nó
với những sự vật, hiện tượng khác
Bản sắc dân tộc là sắc thái bao quát một cách uyển chuyển, linh hoạt những đặc điểm
của dân tộc tạo nên một diện mạo riêng của dân tộc ấy, không thể đồng nhất với các dân tộc khác trong cộng đồng khu vực hay cộng đồng loài người
Bản sắc văn hoá của dân tộc là cách thức xây dựng nền văn hoá của dân tộc, là sự lan toả sắc thái tư duy, tâm hồn, trí tuệ, ngôn ngữ, phong độ, cung cách, hành vi ứng xử trong văn chương nghệ thuật, trong lao động sáng tạo ra vật chất mang tính độc đáo của dân tộc
Bản sắc văn hoá dân tộc là một kiểu tổng hợp, kết hợp những phẩm chất, những giá trị văn hoá nội sinh và ngoại sinh tạo thành linh hồn, sức sống bền vững của dân tộc, có những nét ưu trội hơn một số dân tộc khác, mang tính ổn định trong quá trình lịch sử đấu tranh và xây dựng của dân tộc đó
Trang 9Câu 5: Khái niệm ngôn ngữ Những đặc trưng cơ bản của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam
Khái niệm ngôn ngữ:
Ngôn ngữ là hệ thống để giao thiệp hay suy luận dùng một cách biểu diễn, phép ẩn dụ, và
một loại ngữ pháp theo lôgic, mỗi cái đó bao hàm một tiêu chuẩn hay sự thật thuộc lịch sử và siêu việt Nhiều ngôn ngữ sử dụng điệu bộ, âm thanh, ký hiệu, hay chữ viết, và cố gắng truyền khái niệm, ý nghĩa, và ý nghĩ, nhưng mà nhiều khi những khía cạnh này nằm sát quá, cho nên khó phân biệt nó
Ngôn ngữ không phải là một bộ “quy tắc và ngữ pháp” Ngôn ngữ là công cụ người ta dùng để
biểu đạt ý nghĩa và tình cảm của mình đối với người khác, qua đó để người ta hiểu nhau
Những đặc trưng cơ bản của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam:
Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có TÍNH BIỂU TRƯNG cao Tính biểu trưng thể hiện ở
xu hướng khái quát hóa, ước lệ hóa, công thức hóa với những cấu trúc cân đối, hài hòa
Xu hướng ước lệ bộc lộ ở chỗ tiếng Việt thích những cách diễn đạt bằng các con số biểu
trưng Lối tư duy tổng hợp mọi yếu tố, lối sống ổn định có quan hệ tốt với hết thảy mọi
người dẫn đến xu hướng trọng sự cân đối hài hòa trong ngôn từ – một biểu hiện khác của
tính biểu trưng Tính cân xứng là một đặc tính rất điển hình của tiếng Việt
Đặc điểm thứ hai của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam là nó rất GIÀU CHẤT BIỂU CẢM
– sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình cảm Về mặt từ ngữ, chất biểu cảm này thể
hiện ở chỗ các từ, bên cạnh yếu tố gốc mang sắc thái nghĩa trung hòa, thường có rất nhiều biến
thể với những sắc thái nghĩa biểu cảm: Bên cạnh màu xanh trung tính, có đủ thứ xanh rì, xanh
rờn, xanh rợn, xanh ngắt, xanh um, xanh lè, xanh lét… Bên cạnh màu đỏ trung tính thì có đỏ
rực, đỏ au, đỏ lòm, đỏ loét, đỏ hoe…Các từ láy mang sắc thái biểu cảm mạnh cũng rất phổ biến
trong tiếng Việt
Về mặt ngữ pháp, tiếng Việt sử dụng rất nhiều các hư từ có sắc thái biểu cảm: à, ư, nhỉ, nhé,
chăng, chớ, hả, phỏng, sao, chứ… Cấu trúc “iếc hóa” mang sắc thái đánh giá (sách siếc, bàn
biếc…) cũng góp phần quan trọng trong việc tăng cường hệ thống các phương tiện biểu cảm cho
tiếng Việt
Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam còn có đặc điểm thứ ba là TÍNH ĐỘNG và LINH HOẠT.Tính động, linh hoạt này trước hết bộc lộ ở hệ thống ngữ pháp Trong khi ngữ pháp biến
hình của các ngôn ngữ châu Âu là một thứ pháp chặt chẽ tới mức máy móc thì ngữ pháp tiếng
Việt tổ chức chủ yếu theo lối dùng các từ hư để biểu hiện các ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp,
khiến cho người sử dụng được quyền linh hoạt tối đa Ngữ pháp của các ngôn ngữ phương Tây
là ngữ pháp hình thức, còn ngữ pháp Việt Nam là ngữ pháp ngữ nghĩa Nói bằng một ngôn ngữ
châu Âu, ta bắt buộc phải chia động từ theo các thể, các ngôi…; phải đặt danh từ vào các giống,
các số, các cách…; phải đặt tính từ vào những hình thái phù hợp với danh từ…; tóm lại là phải
đáp ứng đầy đủ mọi đòi hỏi tai quái nhất mà hệ thống ngữ pháp của ngôn ngữ đó yêu cầu (ngay
cả khi ý nghĩa ngữ pháp đó đã được thể hiện năm bảy lần trong câu bằng những hình thái khác
rồi cũng vậy) Còn trong tiếng Việt thì tùy theo ý đồ của người nói mà anh ta có thể diễn đạt,
Trang 10
không diễn đạt hay diễn đạt nhiều lần một ý nghĩa ngữ pháp nào đó Chính vì linh hoạt như vậy
mà tiếng Việt có khả năng diễn đạt khái quát rất cao:
Tính động, linh hoạt của ngôn từ Việt Nam còn bộc lộ ở chỗ trong lời nói, người Việt
rất thích dùng cấu trúc động từ: trong một câu có bao nhiêu hành động thì có bấy nhiêu động từ
Tính linh hoạt, năng động còn là nguyên nhân khiến cho tiếng Việt ưa dùng cấu trúc chủ
động mà ít dùng cấu trúc bị động Người Việt thậm chí dùng cấu trúc chủ động ngay cả trong
câu bị động: Cấu trúc bị động thích hợp cho việc diễn đạt lối tư duy hướng ngoại, khách quan
(tách rời khỏi người nói) của người Phương Tây, còn cấu trúc chủ động thì thích hợp cho việc
diễn đạt lối tư duy hướng nội, chủ quan (gắn bó mật thiết với người nói) của văn hóa
nông nghiệp phương Đông
Như vậy, có thể nói rằng trong giao tiếp, người Việt Nam có thiên hướng nói đến những nội dung tĩnh (tâm lý, tình cảm, dẫn đến nghệ thuật thơ ca và phương pháp biểu trưng) bằng hình
thức động (cấu trúc động từ, ngữ phápngữ nghĩa linh hoạt) Trong khi đó người phương Tây nói
riêng và truyền thống văn hóa trọng dương nói chung lại có thiên hướng nói đến những nội
dung động (hành động, sự việc, dẫn đến nghệ thuật văn xuôi và phương pháp tả thực) bằng hình
thức tĩnh (cấu trúc danh từ, ngữ pháp hình thức chặt chẽ)
Câu 5: Khái niệm lễ hội, phân tích những giá trị của lễ hội cổ truyền Việt Nam, phân tích
cấu trúc của lễ hội cổ truyền Việt Nam
Khái niệm: Lễ hội là hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao động vất vả
hoặc là một dịp để mọi người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, hoặc liên
quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân hoặc chỉ đơn thuần là những hoạt động có
tính chất vui chơi, giải trí nên có sức hấp dẫn cao đối với khách
Những giá trị của lễ hội cổ truyền Việt Nam:
Khi nước ta cũng như ở nhiều nước khác đã bước vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng lễ
hội cổ truyền vẫn tồn tại thậm chí còn bùng phát mạnh mẽ Phải chăng lễ hội cổ truyền vẫn thu
hút và lôi cuốn con người xã hội hiện đại? Nói cách khác, lễ hội cổ truyền vẫn đáp ứng nhu cầu
của con người không chỉ trong xã hội cổ truyền mà cả xã hội hiện đại Có được điều đó là do lễ
hội cổ truyền hội tụ các giá trị sau:
Giá trị cố kết và biểu dương sức mạnh cộng đồng:
Lễ hội nào cũng là của và thuộc về một cộng đồng người nhất định, đó có thể là cộng đồng làng
xã (hội làng), cộng đồng nghề nghiệp (hội nghề), cộng đồng tôn giáo (hội chùa, hội đền, hội nhà
thờ), cộng đồng dân tộc (hội Đền Hùng - quôc tế) đến cộng đồng nhỏ hẹp hơn, như gia tộc, dòng
họ chính lễ hội là dịp biểu dương sức mạnh của cộng đồng và là chất kết dính tạo nên sự cố kết
cộng đồng
Mỗi cộng đồng hình thành và tồn tại trên cơ sở của những nền tảng gắn kết, như gắn kết do cùng
cư trú trên một lãnh thổ (cộng cư), gắn kết về sở hữu tài nguyên và lợi ích kinh tế (công hữu),
gắn kết bởi số mệnh chịu sự chi phối của một lực lượng siêu nhiên nào đó (cộng mệnh), gắn kết
bởi nhu cầu sự đồng cảm trong các hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hoá (cộng cảm)… Lễ
hội là môi trường góp phần quan trọng tạo nên niềm cộng mệnh và cộng cảm của sức mạnh cộng
đồng
Trang 11
Ngày nay, trong điều kiện xã hội hiện đại, con người càng ngày càng khẳng định “cái cá nhân”,
“cá tính” của mình thì không vì thế cái “cộng đồng” bị phá vỡ, mà nó chỉ biến đổi các sắc thái và
phạm vi, con người vẫn phải nương tựa vào cộng đồng, có nhu cầu cố kết cộng đồng Trong điều
kiện như vậy, lễ hội vẫn giữ nguyên giá trị biểu tượng của sức mạnh cộng đồng và tạo nên sự cố
kêt cộng đồng ấy
Giá trị hướng về cội nguồn:
Tất cả mọi lễ hội cổ truyền đều hướng về nguồn Đó là nguồn cội tự nhiên mà con người vốn từ
đó sinh ra và nay vẫn là một bộ phận hữu cơ; nguồn cội cộng đồng như dân tộc, đất nước, xóm
làng, tổ tiên, nguồn cội văn hoá Hơn thế nữa, hướng về nguồn đã trở thành tâm thức của con
người Việt Nam - “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” Chính vì thế, lễ hội
bao giờ cũng gắn với hành hương - du lịch
Ngày nay, trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật, tin học hoá, toàn cầu hóa, con người
bừng tỉnh về tình trạng tách rời giữa bản thân mình với tự nhiên, môi trường; với lịch sử xa xưa,
với truyền thống văn hoá độc đáo đang bị mai một Chính trong môi trường tự nhiên và xã hội
như vậy, hơn bao giờ hết con người càng có nhu cầu hướng về, tìm lại cái nguồn cội tự nhiên của
mình, hoà mình vào với môi trường thiên nhiên; trở về, tìm lại và khẳng định cái nguồn gốc cộng
đồng và bản sắc văn hoá của mình trong cái chung của văn hoá nhân loại Chính nền văn hoá
truyền thống, trong đó có lễ hội cổ truyền là một biểu tượng, có thể đáp ứng nhu cầu bức xúc ấy
Đó cũng chính là tính nhân bản bền vững và sâu sắc của lễ hội có thể đáp ứng nhu cầu của con
người ở mọi thời đại
Giá trị cân bằng đời sống tâm linh:
Bên cạnh đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tư tưởng còn hiện hữu đời sống tâm linh Đó là
đời sống của con người hướng về cái cao cả thiêng liêng - chân thiện mỹ - cái mà con người
ngưỡng mộ, ước vọng, tôn thờ, trong đó có niềm tin tôn giáo tín ngưỡng Như vậy, tôn giáo tín
ngưỡng thuộc về đời sống tâm linh, tuy nhiên không phải tất cả đời sống tâm linh là tôn giáo tín
ngưỡng Chính tôn giáo tín ngưỡng, các nghi lễ, lễ hội góp phần làm thoả mãn nhu cầu về đời
sống tâm linh của con người, đó là “cuộc đời thứ hai”, đó là trạng thái “thăng hoa” từ đời sống
trần tục, hiện hữu
Xã hội hiện đại với nhịp sống công nghiệp, các hoạt động của con người dường như được
“chương trình hoá” theo nhịp hoạt động của máy móc, căng thẳng và đơn điệu, ồn ào, chật chội
nhưng vẫn cảm thấy cô đơn Một đời sống như vậy tuy có đầy đủ về vật chất nhưng vẫn khô
cứng về đời sống tinh thần và tâm linh, một đời sống chỉ có dồn nén, “trật tự” mà thiếu sự cởi
mở, xô bồ, “tháo khoán” Tất cả những cái đó hạn chế khả năng hoà đồng của con người, làm
thui chột những khả năng sáng tạo văn hoá mang tính đại chúng Một đời sống như vậy không có
“thời điểm mạnh”, “cuộc sống thứ hai”, không có sự “bùng cháy” và “thăng hoa”
Trở về với văn hoá dân tộc, lễ hội cổ truyền con người hiện đại dường như được tắm mình trong
dòng nước mát đầu nguồn của văn hoá dân tộc, tận hưởng những giây phút thiêng liêng, ngưỡng
vọng những biểu tượng siêu việt cao cả - chân thiện mỹ, được sống những giờ phút giao cảm hồ
hởi đầy tinh thần cộng đồng, con người có thể phô bày tất cả những gì là tinh tuý đẹp đẽ nhất của
bản thân qua các cuộc thi tài, qua các hình thức trình diễn nghệ thuật, cách thức ăn mặc lộng lẫy,
đẹp đẽ khác hẳn ngày thường Tất cả đó là trạng thái “thăng hoa” từ đời sống hiện thực, vượt
Trang 12
lên trên đời sống hiện thực Nói cách khác, lễ hội đã thuộc về phạm trù cái thiêng liêng của đời
sống tâm linh, đối lập và cân bằng với cái trần tục của đời sống hiện thực
Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa:
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng - văn hoá cộng đồng của nhân dân ở nông thôn
cũng như ở đô thị Trong các lễ hội đó, nhân dân tự đứng ra tổ chức, chi phí, sáng tạo và tái hiện
các sinh hoạt văn hoá cộng đồng và hưởng thụ các giá trị văn hoá và tâm linh, do vậy, lễ hội bao
giờ cũng thấm đượm tinh thần dân chủ và nhân bản sâu sắc Đặc biệt trong “thời điểm mạnh”
của lễ hội, khi mà tất cả mọi người chan hoà trong không khí thiêng liêng, hứng khởi thì các cách
biệt xã hội giữa cá nhân ngày thường dường như được xoá nhoà, con người cùng sáng tạo và
hưởng thụ những giá trị văn hoá của mình
Điều này có phần nào đối lập với đời sống thường nhật của những xã hội phát triển, khi mà phân
công lao động xã hội đã được chuyên môn hoá, nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hoá của con
người đã phần nào tách biệt
Đấy là chưa kể trong xã hội nhất định, một lớp người có đặc quyền có tham vọng “cướp đoạt”
các sáng tạo văn hoá cộng đồng để phục vụ cho lợi ích riêng của mình Đến như nhu cầu giao
tiếp với thần linh của con người cũng tập trung vào một lớp người có “khả năng đặc biệt” Như
vậy, con người, đứng từ góc độ quảng đại quần chúng, không còn thực sự là chủ thể của quá
trình sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hoá một cách bình đẳng nữa Xu hướng đó phần nào
xói mòn tinh thần nhân bản của văn hoá, làm tha hoá chính bản thân con người Do vậy, con
người trong xã hội hiện đại, cùng với xu hướng dân chủ hoá về kinh tế, xã hội thì cũng diễn ra
quá trình dân chủ hoá về văn hoá Chính nền văn hoá truyền thống, trong đó có lễ hội cổ truyền
là môi trường tiềm ẩn những nhân tố dân chủ trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hoá ấy
Giá trị bảo tồn và trao truyền văn hóa:
Lễ hội không chỉ là tấm gương phản chiếu nền văn hoá dân tộc, mà còn là môi trường bảo tồn,
làm giàu và phát huy nền văn hoá dân tộc ấy
Cuộc sống của con người Việt Nam không phải lúc nào cũng là ngày hội, mà trong chu kỳ một
năm, với bao ngày tháng nhọc nhằn, vất vả, lo âu, để rồi “xuân thu nhị kỳ”, “tháng tám giỗ cha,
tháng ba giỗ mẹ”, cuộc sống nơi thôn quê vốn tĩnh lặng ấy vang dậy tiếng trống chiêng, người
người tụ hội nơi đình chùa mở hội Nơi đó, con người hoá thân thành văn hoá, văn hoá làm biến
đổi con người, một “bảo tàng sống” về văn hoá dân tộc được hồi sinh, sáng tạo và trao truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác Tôi đã nhiều lần tự hỏi, nếu như không có nghi lễ và hội hè thì các
làn điệu dân ca như quan họ, hát xoan ; các điệu múa xanh tiền, con đĩ đánh bồng, múa rồng,
múa lân ; các hình thức sân khấu chèo, hát bội, rối nước, cải lương ; các trò chơi, trò diễn:
Đánh cờ người, chọi gà, chơi đu, đánh vật, bơi trải, đánh phết, trò trám sẽ ra đời và duy trì như
thế nào trong lòng dân tộc suốt hàng nghìn năm qua Và như vậy thì dân tộc và văn hoá dân tộc
sẽ đi đâu, về đâu, sẽ còn mất ra sao?
Đã ai đó từng nói làng xã Việt Nam là cái nôi hình thành, bảo tồn, sản sinh văn hoá truyền thống
của dân tộc nhất là trong hoàn cảnh bị xâm lược và đồng hoá Trong cái làng xã nghèo nàn ấy,
ngôi đình mái chùa, cái đền và cùng với nó là lễ hội với “xuân thu nhị kỳ” chính là tâm điểm của
cái nôi văn hoá đó Không có làng xã Việt Nam thì cũng không có văn hoá Việt Nam
Trang 13
Điều này càng cực kỳ quan trọng trong điều kiện xã hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá và toàn
cầu hoá hiện nay, khi mà sự nghiệp bảo tồn, làm giàu và phát huy văn hoá truyền thống dân tộc
trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, thì làng xã và lễ hội Việt Nam lại gánh một phần trách nhiệm
là nơi bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
Cấu trúc của lễ hội cổ truyền Việt Nam: Bao gồm 2 phần chính : phần lễ(yếu tố chính) và phần
hội ( yếu tố phát sinh)
Phần lễ:
• Phần chính, mang ý nghĩa tạ ơn và xin thần linh bảo trợ
• Gồm các nghi thức (dâng rượu, dâng trà, dâng hoa quả, dâng thức ăn mặn)
• Mỗi lễ hội chứa đựng ý nghĩa riêng
Phần hội là phần khác nhau giữa các lễ hội Phần đáng lưu ý là trò diễn Trò diễn là hoạt
động mang tính nghi lễ, diễn lại toàn bộ hay một phần hoạt động của nhân vật được phụng thờ Chẳng hạn trò diễn Thánh Gióng đánh giặc Ân trong hội Gióng hay Quang Trung đại phá quân Thanh trong lễ hội Đống Đa
• Phần trò chơi, thi đấu, biểu diễn liên quan đến nhân vật thờ phụng
• Trình tự: từ nơi thờ vọng đến nơi diễn ra một sự kiện nào liên quan nhân vật thờ phụng Các trò diễn trong lễ hội là các lớp văn hoá tín ngưỡng của các thời kỳ lịch sử khác nhau lắng đọng lại, phản ánh những sinh hoạt của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước gắn kết với nhân dân được phụng thờ
• Các trò chơi gắn với nhiều thời kỳ được lắng đọng lại, phản ánh cách sinh hoạt của dân
cư và nhân vật thờ phụng
• Các trò chơi gắn với ước vọng con người Ví dụ: Cầu mưa (đốt pháo); Cầu an (Thả diều);
Ước vọng nhanh nhẹn, khéo léo (thổi cơm, dọn cỗ,…); …
Quy trình diễn ra trong lễ hội
• Diễn xướng sự tích: nhằm tái hiện sự tích và nét đặc trưng nhất của mỗi vị thần linh
Câu 6: Nho giáo và khai thác giá trị trong văn hóa
Nho giáo Việt Nam
Trang 14
Nho giáo Việt Nam được xem là một trong những tín ngưỡng quan trọng của Việt Nam, đóng
góp trong việc xây dựng chỗ dựa vững chắc trong việc phát triển kinh tế, lịch sử, kiến trúc và tồn
tại các triều đại phong kiến như Nhà Lý, Nhà Trần, Nhà Lê, Nhà Nguyễn, Hiện nay có khoảng
10% đến khoảng 20% dân số theo Nho giáo, nhưng hầu hết là ở Bắc Bộ và Bắc Trung bộ
QUÁ TRÌNH DU NHẬP
Đã có một số bằng chứng cho thấy Nho giáo được truyền vào thế kỷ 1 TCN khi ở Trung Quốc
nhà Tây Hán đã đánh bại tập đoàn phong kiến họ Triệu và giành lấy quyền thống trị và cho lập 3
quận tại Bắc Bộ, tuy niên tầm ảnh hưởng Nho giáo còn rất hạn chế, song song đó Nho giáo là
công cụ thống trị của chính quyền đô hộ và phục vụ cho chính quyền đô hộ, Nho giáo còn được
xem để du nhập chữ Hán vào Việt Nam và dần Hán hóa ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam tạo ra
về mặt kỹ thuật với một kho tàng tri thức về xã hội và tự nhiên, đó là nền văn học, sử học, triết
học, thiên văn học và y học được tiếp thu từ người Trung Hoa cổ đại.[1]
Đến thế kỷ 9, sau chiến thắng Bạch Đằng vĩ đại của Ngô Quyền, khi dân tộc Việt Nam bước
sang kỷ nguyên độc lập, tự chủ và thực sự bắt tay vào xây dựng nền văn minh Đại Việt trong
khuôn khổ của một nhà nước phong kiến quân chủ tập quyền, thì xã hội Việt Nam lúc này mới
đặt ra những yêu cầu đối với sự tồn tại và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam, đầu tiên phải kể
đến là muốn tồn tại thì phải truyền bá Nho giáo đến người dân, củng cố quyền lực phong kiến
lớn mạnh và không bị giặc ngoài tấn công
Vì quyền lực của nhà nước đó nằm trong tay nhà vua, nên chữ “trung” của Nho giáo cần được
tiếp thu để củng cố quyền lực của nhà vua Ngay từ thời Lý – Trần, trung với vua không tách rời
trung với nước, vì đó là những ông vua thực sự điều hành cuộc chiến tranh giữ nước của dân
tộc Việt Nam đi đến thắng lợi Ở Việt Nam, “trung” thường gắn với “nghĩa” nhằm đề cao trách
nhiệm của con người đối với Tổ quốc, quê hương, làng xóm Cũng chính vì thế, trong Hịch
tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn thường gắn “trung” với “nghĩa” Hơn nữa, nếu nhà nước phong kiến
tập quyền muốn trở nên hùng mạnh thì phải quan tâm đến con người, đến nhân dân và do đó,
“nghĩa” không tách rời “nhân” Ngọn cờ nhân nghĩa là để “yên dân”, để giải phóng nhân dân
khỏi áp bức của quân xâm lược.[2]
Thời kỳ khi chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, Nho giáo không ngừng củng cố và phát
triển cho đến vào giữa thế kỷ 19, yêu cầu tất yếu này dần như bị suy sụp và dần nhạt phai khi sự
du nhập mạnh mẽ của phương Tây của thực dân Pháp, tuy nhiên Nho giáo vẫn là công cụ ảnh
hưởng đối với những nhà yêu nước cách mạng như Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học hay Hồ
Chí Minh,
ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHÂN SINH
Nho giáo đều ảnh hưởng đến con người, giúp cho người ta hiếu học và thành công hơn trong xã
hội, đặc biệt, bản tính "Thiện" luôn đề cao các giá trị về chính trị, phẩm chất quý giá, phạm trù
với chữ "Nhân" do Khổng Tử để lại, chữ "Nhân" được coi là nguyên lý để quy định bản tính,
quan hệ giữa người với người, từ quý tộc đến nông dân[3]
Ảnh hưởng đến tác phẩm, văn học và châm ngôn
Nho giáo được xem là có sức lan tỏa và ảnh hưởng đến Văn học Việt Nam, điển hình như hai
bản tuyên ngôn độc lập như "Nam Quốc Sơn Hà" của Lý Thường Kiệt và "Bình Ngô Đại Cáo"
của Nguyễn Trãi đề cao tính dân tộc, nguyện vọng dành độc lập của Nhân dân Việt Nam, trong
đó ở tác phẩm "Nam Quốc Sơn Hà" có kể đến câu: "Sông núi nước Nam, vua Nam ở, rành rành
định phận tại sách Trời" đã nhắc đến nước Nam đã có chủ quyền và luôn chống lại sự uy hiếp từ
phía phương Bắc cho dù chứng mình với trời đất mà nhân dân kính phụng
Trang 15
Câu châm ngôn "Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn" đã có từ nghìn năm của dân tộc Việt Nam, đối
với Nho giáo, chữ "Lễ" luôn nhắc đến người dân rằng phải học lễ độ, ứng xử tôn ti trật tự, đề cao
tính lễ kính với người và phải có trên dưới rõ ràng, còn chữ "Văn" luôn nhắc nhở phải học Văn
để sau này con cháu muôn thuở đời sau phải nhớ đến công lao của ông cha ta để lại trong suốt
nhiều năm liền Câu này đã phổ biến ở khắp trường học trên cả nước, không những thế nó còn là
một công cụ hữu ích trong việc phát triển xã hội Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng với tư tưởng Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh từng nói: "khởi nghĩa nước ta luôn bị dập tắt là bởi vì chưa có đường lối đúng đắn"
cho nên tư tưởng Hồ Chí Minh là một phần không thể thiếu đối với chính trị và xã hội Việt
Nam hiện nay, bao gồm những tôn giáo, triết lý phương đông như Chủ nghĩa Tam Dân, tư
tưởng Nho giáo, lối sống Phật Giáo với quan niệm "Từ bi Bác ái", "Thương người như thể
thương thân" và triết lý phương Tây như xây dựng kinh tế, cuộc cách mạng tư sản, lối sống
Câu 7: Đặc điểm môi trường tự nhiên Việt Nam
- Nằm trong khu vực Đông Nam Á (gần núi Hymalaya, dãy Thiên Sơn, gần hạ lưu các
con sông lớn, chênh lệch lớn giữa bình nguyên và núi rừng, chênh lệch nhỏ giữa bình nguyên và
mặt biển…) à ĐK khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều có gió mùa
- Nằm ngã tư đường của các cư dân và các nền văn minh Phổ tự nhiên VN: Nhiệt - Ẩm – Gió mùa
- Hệ sinh thái phồn tạp: Đa dạng sinh học, thực vật phát triển hơn động vật
- Địa hình Việt Nam: Dài Bắc – Nam; Hẹp Tây – Đông; Đi từ Tây sang Đông có Núi -
Đồi - Thung - Châu thổ - Ven biển - Biển - Hải đảo; Đi từ Bắc vào Nam là đèo cắt ngang
- Đa dạng môi trường sinh thái à Đa dạng văn hoá: Văn hoá sông nước và thực vật
+ Văn hoá thực vật: Bữa cơm (Cơm – Rau - Cá), tục thờ cây
+ Văn hoá sông nước: Kỹ thuật canh tác (xây đe, đập, kênh); Cư trú (Làng ven sông);
Ứng xử (Linh hoạt như nước); Sinh hoạt cộng đồng (Cua ghe, đua thuyền )
- Khó khăn: Thiên tai, lũ lụt, bão à tạo tính kiên cường, tinh thần cố kết cộng đồng…
Câu 8: phật giáo và khai thác giá trị trong phật giáo
Phật giáo Việt Nam
Phật giáo Việt Nam là Phật giáo được bản địa hóa khi du nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam, Phật
giáo Việt Nam mang những đặc điểm khác biệt so với Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo của
các nơi khác trên thế giới Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Việt Nam
Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm Đến đời nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo phát
triển cực thịnh, được coi là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống Đến
đời nhà Hậu Lê thì Nho giáo được coi là quốc giáo và Phật giáo đi vào giai đoạn suy thoái Đến
Trang 16
cuối thế kỷ XVIII, vua Quang Trung cố gắng chấn hưng đạo Phật, chỉnh đốn xây chùa, nhưng vì
mất sớm nên việc này không có nhiều kết quả Đến thế kỷ 20, mặc dù ảnh hưởng mạnh của quá
trình Âu hóa, Phật giáo Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi đầu từ các đô thị miền Nam với
các đóng góp quan trọng của các nhà sư Khánh Hòa và Thiện Chiếu [5]
Tóm lại, lịch sử Phật giáo Việt Nam trải qua bốn giai đoạn:
· từ đầu công nguyên đến hết thời kỳ Bắc thuộc là giai đoạn hình thành và phát triển rộng
khắp;
· thời Nhà Lý - Nhà Trần là giai đoạn cực thịnh;
· từ đời Hậu Lê đến cuối thế kỷ 19 là giai đoạn suy thoái;
· từ đầu thế kỷ 20 đến nay là giai đoạn phục hưng
Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam
Trên bước đường truyền bá và hội nhập, Phật giáo luôn luôn cố gắng thực hiện hai điều đó là khế
lý và khế cơ Nếu thiếu đi một trong hai yếu tố này Phật giáo sẽ chẳng còn là Phật giáo nữa Duy
trì và phát triển hai yếu tố này, Phật giáo được truyền vào Việt Nam và các nước khác
Khế lý là nói về mặt tư tưởng nhờ khế lý nên dù ở thời gian và không gian nào, giáo lý Phật-đà
vẫn hợp với chân lý, tư tưởng vẫn luôn luôn phong phú, sâu sắc mà vẫn giữ được bản chất của
mình và chỉ có một vị đó là vị giải thoát[13]
Khế cơ thiên trọng về mặt lịch sử nhờ khế cơ nên dù trong hoàn cảnh và quốc độ nào thì sự sinh
hoạt, thể hiện, truyền đạt cũng luôn luôn đa dạng[13] Tùy theo phong tục tập quán của mỗi quốc
gia mà vẫn không hề mất gốc (Phật giáo) Nói một cách khác thì có thể tùy nghi phương tiện
theo từng vùng miền để truyền bá giáo lý Phật-đà nhưng không làm mất đi bản sắc của Phật giáo
là ứng hợp với mọi tầng lớp và căn cơ chúng sanh
Tên gọi tuy có khác nhưng giáo lý vẫn là một nên gọi là khế lý, dù một mà không phải một, nên
có lắm tên Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Thái Lan, v.v tất cả đều có tên
chung là Phật giáo, bảo rằng giống cũng được nhưng bảo rằng không thì là sai Đây gọi là khế cơ
là bản địa hóa, hay sắc thái Phật giáo của từng vùng miền
Khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam đã được các vị thiền sư người Việt bản địa hóa, khiến
Phật giáo hòa mình vào lòng dân tộc tạo nên một sắc thái đặc biệt của riêng Việt Nam Phật giáo
đã cùng sinh tồn cùng dân tộc Điểm này dễ dàng nhận thấy trong những thời đại hưng thịnh của
đất nước như Đinh, Lê, Lý Trần đều là những lúc Phật giáo cũng song hành hưng thịnh và các vị
thiền sư có vị trí quan trọng trong các triều đại đó Dù được bản địa hóa để quyện mình vào lòng
dân tộc nhưng tam tạng kinh điển Phật giáo Việt Nam vẫn được truyền thừa trong suốt hơn 2000
năm lịch sử Phật giáo Việt Nam[5]
Tổng hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng truyền thống
Phật giáo thờ Phật trong chùa, tín ngưỡng truyền thống Việt Nam là thờ thần trong miếu và
thờ Mẫu trong phủ, bốn vị thần được thờ nhiều nhất là Tứ pháp: Mây-Mưa-Sấm-Chớp Tuy
nhiên bốn vị thần này đã được "Phật hóa" Các pho tượng này thường được gọi tượng Phật Pháp
Vân, Phật Pháp Vũ, Phật Pháp Lôi và Phật Pháp Điện, trên thực tế các tượng này hoàn toàn điêu
Trang 17
khắc theo tiêu chuẩn của một pho tượng Phật Nghĩa là đầy đủ 32 tướng tốt cùng 80 vẽ đẹp, mà
một trong những nét tiêu biểu chính là tướng nhục kế, những khế ấn, và khuôn mặt đầy lòng từ
mẫn v.v Các hệ thống thờ phụ này tổng hợp với nhau tạo nên các ngôi chùa "tiền Phật, hậu thần"
hay "tiền Phật, hậu Mẫu" Người Việt Nam đưa các vị Thần, Thánh, Mẫu, thành hoàng thổ địa,
anh hùng dân tộc vào thờ trong chùa Đa số các chùa còn để cả bia hậu, bát nhang cho các linh
hồn đã khuất
Tổng hợp giữa các tông phái Phật giáo
Các tông phái Phật giáo Đại thừa sau khi du nhập vào Việt Nam trộn lẫn với nhau Dòng thiền
Tỳ Ni Đa Lưu Chi pha trộn với Mật giáo Nhiều vị thiền sư đời Lý như Vạn Hạnh, Từ Đạo
Hạnh, Nguyễn Minh Không, đều giỏi pháp thuật và có tài thần thông biến hóa Thiền tông còn
kết hợp với Tịnh Độ tông như là trong việc tụng niệm Phật A Di Đà và Bồ Tát
Các điện thờ ở chùa miền Bắc có vô cùng phong phú các loại tượng Phật, bồ tát, la hán của các
tông phái khác nhau Các chùa miền Nam còn có xu hướng kết hợp Tiểu thừa vớiĐại thừa Nhiều
chùa mang hình thức Tiểu thừa (thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, sư mặc áo vàng) nhưng lại theo giáo
lý Đại thừa; bên cạnh Phật Thích Ca Mâu Ni còn có các tượng Phật nhỏ khác, bên cạnh áo vàng
còn có áo nâu, áo lam
Tổng hợp giữa Phật giáo với các tôn giáo khác
Tín ngưỡng truyền thống đã tiếp nhận Phật giáo ngay từ đầu Công nguyên Sau đó Phật giáo
cùng tín ngưỡng truyền thống tiếp nhận Đạo giáo Rồi tất cả cùng tiếp nhận Nho giáo để làm nên
"Tam giáo đồng nguyên" (cả ba tôn giáo có cùng một gốc) và "Tam giáo đồng quy" (cả ba tôn
giáo có cùng một mục đích) Ba tôn giáo trợ giúp lẫn nhau: Nho giáo lo tổ chức xã hội, Đạo giáo
lo thể xác con người, Phật giáo lo tâm linh, kiếp sau của con người Trong nhiều thế kỷ, hình ảnh
"Tam giáo tổ sư" với Thích Ca Mâu Ni ở giữa,Lão Tử ở bên trái, Khổng Tử ở bên phải đã in sâu
vào tâm thức mọi người Việt[14]
Ngoài ra Phật giáo Việt Nam còn được hòa trộn với tất cả các tôn giáo khác để hình thành Đạo
Cao Đài vào thập niên 1920 với quan điểm là "Thiên nhân hợp nhất" và "Vạn giáo nhất lý"
Tính hài hòa âm dương
Sau tính tổng hợp, hài hòa âm dương là một trong những đặc tính khác của lối tư duy nông
nghiệp, nó ảnh hưởng rất lớn đến Phật giáo Việt Nam làm cho Phật giáo Việt Nam có phần thiên
về nữ tính
Các vị Phật Ấn Độ xuất thân là nam giới, khi vào Việt Nam bị biến thành "Phật ông - Phật
bà" Phật Bà Quan Âm (biến thể của Quán Thế Âm Bồ Tát) là vị thần hộ mệnh của vùng Nam Á
nên còn được gọi là Quan Âm Nam Hải Ngoài ra người Việt còn có những vị Phật riêng của
mình như Man Nương Phật Mẫu (tên khác: Phật Mẫu), Quan Âm Thị Kính (tên khác: Quan Âm
Tống Tử), Quan Âm Diệu Thiện (tên khác: Phật Bà Chùa Hương, Bà chúa Ba)
Tính linh hoạt]
Phật giáo Việt Nam còn có một đặc điểm là rất linh hoạt, mà nhà Phật thường gọi là "tùy duyên
bất biến; bất biến mà vẫn thường tùy duyên" nghĩa là tùy thuộc vào tình huống cụ thể mà người
ta có thể tu, giải thích Phật giáo theo các cách khác nhau Nhưng vẫn không xa rời giáo lý cơ bản
của nhà Phật Ví dụ: Các vị bồ tát, các vị hòa thượng đều được gọi chung là Phật, Phật Bà Quan
Âm (vốn là bồ tát), Phật Di Lặc (vốn là hòa thượng), Ngoài ra Phật ở Việt Nam mang dáng dấp
hiền hòa và dân dã: ông Bụt Ốc (Thích Ca tóc xoăn), ông Nhịn ăn mà mặc (chỉ Thích Ca Tuyết
Trang 18
Sơn), Trên đầu Phật Bà Chùa Hương còn có lọn tóc đuôi gà rất truyền thống của phụ nữ Việt
Nam
Phật giáo và Văn hóa Việt
Phật giáo đã thấm nhuần vào cách suy tư và sinh hoạt của người Việt nên dấu vết Phật giáo trong
văn hóa Việt khá đậm nét Nhiều người Việt theo lệ ăn chay vào những ngày mồng một hay
ngày rằm
Trong văn học thì truyện Nôm bình dân kể lại truyện Bà Chúa Ba tức truyện Quan âm chùa
Hương Nghệ thuật trình diễn có vở chèo Quan Âm Thị Kính Truyện Kiều của Tố nhưNguyễn
Du cũng hàm chứa nhiều tư tưởng Phật giáo
Văn chương truyền khẩu thì số tục ngữ ca dao liên quan đến Phật giáo rất đa dạng
Đi với Bụt mặc áo cà-sa
Đi với ma mặc áo giấy
Câu 8: Trình bày những đặc điểm của văn hóa: nhà Nguyễn, Nhà Lý, nhà Trần, Thời kỳ
Pháp thuộc, văn hóa Việt Nam hiện đại Có thể khai thác những giá trị văn hóa (vật thể,
phi vật thể) của thời kỳ này phục vụ hoạt động kinh doanh DL
1 Nhà Lý
Tôn giáo, tín ngưỡng Trong các tôn giáo Đại Việt thời Lý, Phật giáo về cơ bản là tôn giáo có ảnh hưởng nhiều nhất,
ngoài ra Nho giáo và Đạo giáo cũng có tác động đến đời sống chính trị xã hội Thời Lý, bên cạnh
tín ngưỡng dân gian truyền thống có tư tưởng tam giáo đồng nguyên, coi trọng cả 3 tôn giáo này
Đạo Phật phát triển và truyền bá rộng rãi Năm 1031, nhà Lý cho xây 950 ngồi Chùa Năm
1129, khánh thành 84000 bảo tháp
Phật giáo được truyền vào từ thời Bắc thuộc, vẫn đóng vai trò ảnh hưởng lớn hơn cả Sau khi lên
ngôi, Lý Công Uẩn cho xây dựng nhiều chùa, phát hàng ngàn lạng vàng thuê thợ đúc chuông đặt
trong các chùa
Trang 19
Các vua Lý kế nghiệp cũng tiếp tục xây dựng chùa chiền, đúc chuông, tô tượng, cử sứ sang
Trung Quốc xin nhà Tống kinh Phật, biến các chùa thành nơi cầu đảo, làm lễ tạ ơn khi chiến
thắng quân xâm lược, lễ đại xá… Các quý tộc và nhân dân cũng đóng góp xây dựng nhiều chùa ở
các địa phương
Việc chú trọng xây dựng chùa thời Lý được sử gia Lê Văn Hưu thời Trần ghi nhận là “xây tường
cao ngất, tạc cột chùa bằng đá, làm chùa thờ Phật lộng lẫy hơn cả cung điện của vua”
Chùa chiền mọc lên khắp nơi và trở thành biểu tượng của Phật giáo Chùa thời Lý được chia làm
3 hạng: Đại, Trung và Tiểu danh lam Nổi lên các chùa lớn là chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa
Dạm (Bắc Ninh), chùa Long Đọi (Hà Nam) Năm 1049, Lý Thái Tông cho xây chùa Diên Hựu,
dựng cột đá ở giữa ao, làm tòa sen của Phật Quan Âm đặt trên cột đá Năm 1105, Lý Nhân
Tông cho sửa lại, vét hồ Liên Hoa đài, gọi là hồ Linh Chiểu, ngoài hồ có hành lang chạm vẽ chạy
xung quanh, ngoài hồ có hành lang lại đào hồ Bích Trì có cầu bắc qua để đi lại…
Do du nhập vào Đại Việt qua những con đường khác nhau và do sự tiếp nhận của nhân dân
đương thời, Phật giáo không có một dòng duy nhất Có dòng hòa với tín ngưỡng dân gian cổ
truyền (các chùa Pháp Vân, chùa Pháp Vũ, chùa Diên Hựu - Một Cột…), có dòng thiên về Mật
Tông (với những nhà sư giỏi về pháp thuật và chữa bệnh), có dòng thoát tục, có dòng tu tại gia
lấy “cái tâm” làm gốc… Trong trào lưu đó, giai cấp thống trị mong muốn tìm ra một tôn giáo
làm nền cho sinh hoạt tinh thần và tâm tinh người Việt, thoát khỏi hệ tư tưởng Nho giáo của
phương Bắc
Nối tiếp ý tưởng của cha ông, Lý Thánh Tông đã có ý định sáng lập ra phái Thiền Đảo Đường
với nhiều nét của phương Nam, nhưng không thành Dần dần hình thành sự hòa hợp giữa Phật
giáo và Nho giáo
Nho giáo cũng được truyền vào từ thời Bắc thuộc Nho giáo hình thành ảnh hưởng trong xã hội
qua hệ thống giáo dục và khoa cử theo mô hình Trung Quốc Khi việc học hành được mở mang
thì nên lực lượng Nho sĩ ngày càng đông trong xã hội Tuy nhiên, Nho giáo thời Lý nhìn chung
chưa có điều kiện phát triển mạnh mẽ như các triều đại sau
Đạo giáo cũng được truyền vào từ thời Bắc thuộc như Phật giáo và Nho giáo, tuy có vai trò ít
hơn nhưng vẫn có ảnh hưởng nhất định Điều đó được thể hiện trong chế độ thi cử, yêu cầu các
thí sinh hiểu biết cả 3 tôn giáo này mới có thể đỗ Đến thời Lý Cao Tông, nhà Lý chính thức tổ
chức các kỳ thi Tam giáo Việc thi cử bằng tam giáo phản ánh tam giáo đồng nguyên vào thời
Lý; trong đó Nho giáo là hệ tư tưởng dùng để quản lý xã hội, Phật giáo là quốc giáo, còn Đạo
giáo có ảnh hưởng nhất định trong các tầng lớp dân cư
+Tín ngưỡng dân gian hình thành từ nhiều đời vẫn được coi trong và rất phổ biến
Những phong tục ngày càng được mở rộng như thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các anh hùng
dân tộc, người có công với làng, với nước…
Nhà Lý đã dựng đền “Đồ đại thành hoàng”, đền “Đồng cổ” (trống đồng), đền thờ Hai Bà Trưng,
đền thờ Phùng Hưng, đền thờ Phạm Cự Lạng ở kinh thành Thăng Long; nâng lễ thờ thần Phù
Đổng Thiên Vương lên tầm quốc gia
Các tục thờ nguyên thủy “vạn vật hữu linh” vẫn còn nhiều Triều đình cũng tham gia vào đời
sống tín ngưỡng với dân gian
Nghệ thuật, kiến trúc
Những công trình kiến trúc chủ yếu thời kỳ này là kinh thành, cung điện, dinh thự các quan lại,
lăng mộ vua chúa và đặc biệt là chùa chiền, đền miếu
Trang 20
Kinh thành, cung điện
Đại Việt sử ký toàn thư mô tả việc xây dựng kinh thành Thăng Long thời Lý Thái Tổ như sau
Xây dựng các cung điện trong kinh thành Thăng Long, phía trước dựng điện Càn Nguyên làm chỗ coi chầu, bên tả làm điện Tập Hiền, bên hữu dựng điện Giảng Võ Lại mở cửa Phi Long thông với cung Nghênh Xuân, cửa Đan Phượng thông với cửa Uy Viễn, hướng chính nam dựng điện Cao Minh, đều có 3 thềm rồng, trong thềm rồng có hành lang dẫn
ra xung quanh bốn phía
Cấm Thành (nơi ở của vua) có trục đối xứng bắc – nam, điện Càn Nguyên ở trên núi Nùng (Long Đỗ) Nhà Lý cho xây dựng 36 cung, 49 điện ở khu trung tâm Cấm thành Thăng Long Công trình hoàng thành Thăng Long, qua kết quả khai quật của giới khảo cổ học Việt Nam từ năm 2002 đã cho thấy những dấu tích của nghệ thuật kiến trúc thời Lý Đó là những công trình mang các đặc điểm
Đẹp và công phu
Phong phú về loại hình (từ 3 hàng chân cột tới 6 hàng chân cột một vì)
Quy mô rộng lớn (có kiến trúc dài 13 gian vẫn chưa kết thúc trong hố khai quật)
Trang trí rất tinh xảo, kết hợp hài hòa giữa các chất liệu gỗ - đá - gạch - đất nung
Quy hoạch thống nhất và cân xứng Việc khai quật khu Hoàng thành Thăng Long ở 18 Hoàng Diệu (Hà Nội) còn giúp các nhà khảo cổ nhận diện mặt bằng kiến trúc tại đây
Chân cột bằng đá, móng trụ sỏi, nền nhà lát gạch vuông, có cống thoát nước
Mặt bằng kiến trúc kiểu chữ nhật nhiều gian, có từ 3 cột đến 6 cột, bên cạnh các mặt bằng kiểu lục giác, bát giác
Các sử gia đánh giá kiến trúc hoàng thành Thăng Long đánh dấu bước chuyển biến vượt bậc của nghệ thuật kiến trúc và quy hoạch kinh thành Thăng Long
Bến sông Hồng có điện Hàm Quang, bên hồ Kim Minh có điện Hồ Thiên Bát Giác, trên hồ Dâm Đàm có cung Tây Hồ Trong kinh thành có các vườn ngự uyển như Xuân Quang, Thượng Lâm, Quỳnh Lâm, Bảo Hoa Đời Lý Thái Tông làm thêm điện Tuyên Đức, điện Diên Phúc có thềm trước gọi là thềm rồng (long trì), phía đông thềm rồng đặt điện Văn Minh, phía tây đặt điện Quang Vũ
ao, làm tòa sen của Phật Quan Âm đặt trên cột đá Năm 1105, Lý Nhân Tông cho sửa lại, vét
hồ Liên Hoa đài, gọi là hồ Linh Chiểu, ngoài hồ có hành lang chạm vẽ chạy xung quanh, ngoài hồ có hành lang lại đào hồ Bích Trì có cầu bắc qua để đi lại…
Thời Lý có nhiều quần thể chùa – tháp lớn Kiến trúc chùa thời Lý thường có nhiều tầng nền giật cấp, bạt sâu vào sườn núi, cao dần lên đỉnh, chỉ một tầng nền đã có chiều dài 120 mét và rộng 70 mét, tất cả được kè đá và bố cục đối xứng qua trục chính tâm và quy hoạch tổng thể, kết hợp hài hòa giữa chùa và tháp Trong chùa đặt tượng thờ, đồ thờ với nhiều chất liệu khác
nhau, kết hợp cả 3 yếu tố thiền, tịnh, mật của các tông phái Phật giáo
Trang 21
Các chùa thường có tháp lớn như tháp Báo Thiên 12 tầng – vài chục mét, tháp Phổ Minh cao
14 tầng – 21 mét, tháp Chiêu Ân 9 tầng, tháp Phật Tích 10 tầng, tháp Sùng Thiện Diên Linh
13 tầng, tháp Vạn Phong Thành Thiện… Các tháp được trang trí tượng tròn, phù điêu bằng
đá, đất nung đẹp và nhiều tranh vẽ Phật trên tường và các bức chạm lộng bằng gỗ với chủ đề động vật, thực vật tươi vui
Ngoài chùa, nhà Lý còn xây dựng nhiều công trình khác như đền Đồng Cổ, lầu gác trên núi Cung vua, Văn Miếu - Quốc Tử Giám Việc xây dựng thời Lý được tuân thủ theo một nguyên tắc quy hoạch của phương thuật địa lý thời cổ cho phù hợp với quy luật tự nhiên, hài hòa cao với cảnh quan xung quanh, tận dụng tối đa lợi thế của môi trường Hệ quả là tạo ra
sự hòa hợp lâu dài giữa con người với công trình và thiên nhiên[6] Chùa thời Lý được đặt trong một quần thể kiến trúc, tại những nơi có cảnh thiên nhiên tươi đẹp và có liên hệ cộng đồng dân cư, gần làng sát nước
Điêu khắc, đúc tượng
Đầu rồng trang trí mái cung điện thời nhà Lý
Nghệ thuật điêu khắc thời Lý là một thành tố hiện diện thường trực ngay cả ở những công trình không có tên trong sử sách hay bia cổ cũng được trang hoàng uy nghiêm, bài trí lộng lẫy
Những công trình điêu khắc tinh tế với những tấm phù điêu mô típ hoa văn hoa cúc nhiều cánh, hoa sen, lá cây và đặc biệt là rồng giun mình trơn nằm gọn trong chiếc lá đề Đặc điểm chung là chân thực, đơn giản, khỏe mạnh
Nghệ thuật đúc chuông – tô tượng rất phổ biến Nước Đại Việt có 4 công trình nghệ thuật bằng đồng nổi tiếng được gọi là “An Nam tứ đại khí” thì 3 trong số đó được tạo ra thời Lý
1 Tháp Báo Thiên còn gọi là Đại Thắng Tư Thiên Tháp, được xây trên một quả gò cạnh hồ Lục Thủy vào tháng ba năm 1057 đời vua Lý Thánh Tông, trong phạm
vi chùa Báo Thiên Tháp xây 12 tầng, cao mấy chục trượng
2 Chuông Quy Điền (chùa Một Cột – Hà Nội) đúc năm 1080 thời Lý Nhân Tông
3 Tượng Phật Di Lặc chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều, Quảng Ninh) do nhà sư Dương Không Lộ đúc, cao 6 trượng (khoảng 20 mét)
Ngoài 3 tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao trên, các tác phẩm khác được xem là tiêu biểu gồm có
Tượng Phật A Di Đà ở chùa Phật Tích - Bắc Ninh Tượng được tạc năm 1057, cao 2,77 mét, liền với bệ Nét mặt tượng trầm tư nhưng vẫn rạng rỡ
Các tượng linh điểu (Garuda)
Tượng người có cánh đánh trống (Kinnari) mang phong cách nghệ thuật Cham Pa, nét mặt đẹp dịu dàng, trầm tư
Tượng sư tử chùa Hương Lãng dài gần 3 mét, rộng 1,5 mét có vẻ dũng mãnh
Dãy 10 con thú nằm ở cửa tiền đường chùa Phật Tích
Tượng rồng nằm dài theo bậc thềm, tượng người, voi, ngựa…
Các tượng người hay vật đều sinh động và có hồn; đường cong lớn và dày đặc, nét uyển chuyển mềm mại, dù làm bằng chất liệu nào Bố cục các tác phẩm điêu khắc đẹp cân xứng, hài hòa