1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 11 – BAN CƠ BẢN HỌC KỲ I

129 1,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 575,5 KB

Nội dung

Ông dõi theo Liên và An ngước mắt lên nhìn vòm trời vạn ngôi sao lấp lánh để tìm sông Ngân hà và con vịt theo sau ông thần nông như trẻ thơ vẫn khao khát những điều kì diệu trong truyện

Trang 1

I Tác phẩm “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam

1 Phân tích bức tranh đời sống phố huyện nghèo trong “Hai đứa trẻ” và phát biểu cảm nghĩ của anh/chị ?

Bài làmHai đứa trẻ tuy chưa phải là truyện ngắn hay nhất nhưng lại khá tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam: bình dị, nhẹ nhàng mà tinh tế, thâm thúy Truyện dường như chẳng có gì: hầu như không có cốt truyện, chẳng có xung đột gay cấn, chắng có gì đặc biệt cả Hai đứa trẻ chỉ là một mảng đời thường bình lặng của một phố huyện nghèo từ lúc chiều xuống cho tới đêm khuya, với hương

vị màu sắc, âm thanh quen thuộc: tiếng trống thu không cất trên một chiếc chòi nhỏ, một ráng chiều ở phía chân trời, một mùi vị âm ẩm của đất, tiếng chó sủa, tiếng ếch nhái, tiếng muỗi vo ve… những âm thanh của mấy người bé nhỏ, thưa thớt, một quán nước chè tươi, một gánh hàng phở, một cảnh vãn chợ chiều với vỏnhãn, vỏ thị, rác rưởi và những đứa trẻ con nhà nghèo đang cúi lom khom tìm tòi,nhặt nhạnh, một đoàn tàu đêm lướt qua… và nỗi buồn mơ hồ với những khao khát đến tội nghiệp của Hai đứa trẻ

Chuyện hầu như chỉ có thế

Nhưng những hình ảnh tầm thường ấy, qua tấm lòng nhân hậu, qua ngòi bút tinh

tế, giàu chất thơ của Thạch Lam lại như có linh hồn, lung linh muôn màu sắc, có khả năng làm xao động đến chỗ thầm kín và nhạy cảm nhất của thế giới xúc cảm,

có khả năng đánh thức và khơi gợi biết bao tình cảm xót thương, day dứt, dịu dàng, nhân ái

Đó là truyện của Hai đứa trẻ nhưng cũng là truyện của cả một phố huyện nghèo với những con người bé nhỏ thưa thớt, tội nghiệp đang âm thầm đi vào đêm tối

Ít có tác phẩm nào hình ảnh đêm tối lại được miêu tả đậm đặc, trở đi trở lại… như một ám ảnh không dứt như trong truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam: tác phẩm mở đầu bằng những dấu hiệu của một “ngày tàn” và kết thúc bằng một

“đêm tịch mịch đầy bóng tối”, ở trong đó, màu đen, bóng tối bao trùm và ngự trị

Trang 2

tất cả: đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối, tối hết cả, con

đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại sẫm đen hơn nữa Một tiếng trống cầm canh ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn, khô khan, không vang động ra xa, rồi cũng chìm ngay vào bóng tối…

Cả đoàn tàu từ Hà Nội mang ánh sáng lướt qua trong phút chốc rồi cũng “đi vào đêm tối”… Trong cái phông của một khung cảnh bóng tối dày đặc này, là những mảnh đời của những con người sống trong tăm tối Họ là những con người bình thường, chỉ xuất hiện thoáng qua, hầu như chỉ như một cái bóng, từ hình ảnh mẹ con chị Tí với hàng nước tồi tàn đến một gia đình nhà xẩm sống lê la trên mặt đất, cho đến cả những con người không tên: một vài người bán hàng về muộn, những đứa trẻ con nhà nghèo cúi lom khom nhặt nhạnh, tìm tòi…

… Tất cả họ không được Thạch Lam miêu tả chi tiết: nguồn gốc, xuất thân, số phận… nhưng có lẽ nhờ thế mà số phận họ hiện lên càng thêm bé nhỏ, tội nghiệp,

ai cũng sống một cách âm thầm, nhẫn nhục, lam lũ Văn Thạch Lam là như thế: nhẹ về tả, thiên về gợi và biểu hiện đời sống bên trong: sống trong lặng lẽ, tăm tốinhưng giữa họ không thể thiếu vắng tình người Qua những lời trao đổi và những

cử chỉ thân mật giữa họ ta nhận ra được mối quan tâm, gắn bó Và tất cả họ

dường như đều hiền lành, nhân hậu qua ngọn bút nhân hậu của Thạch Lam

Nhưng giữa bấy nhiêu con người, nhà văn chỉ đi sâu vào thế giới tâm hồn của haiđứa trẻ: Liên và An Chúng chưa phải là loại cùng đinh nhất của xã hội nhưng là tiêu biểu cho những con nhà lành, đang rơi vào cảnh nghèo đói, bế tắc vì sa sút, thất nghiệp

Không phải ngẫu nhiên tác giả lấy Hai đứa trẻ để đặt tên cho truyện ngắn của mình Hình ảnh tăm tối của phố huyện và những con người tăm tối không kém, sống ở đây hiện lên qua cái nhìn và tâm trạng của chị em Liên, đặc biệt là của Liên Mở đầu tác phẩm ta bắt gặp hình ảnh Liên ngồi yên lặng bên mấy quả

thuốc sơn đen “đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quêthấm vào tâm hồn ngây thơ của chị” và “chị thấy buồn man mác trước cái giờ

Trang 3

khắc của “ngày tàn”” Thạch Lam không miêu tả tỉ mỉ đời sống vật chất của họ, nhà văn chủ yếu đi sâu thể hiện thế giới tinh thần của Liên với nỗi buồn man mác, mơ hồ của một cô bé không còn hoàn toàn trẻ con, nhưng cũng chưa phải là người lớn Tác giả gọi “chị” là vì quả Liên là một người chỉ biết quan tâm săn sóc

em bằng tình cảm trìu mến, dịu dàng, biết đảm đang tảo tần thay mẹ nhưng tâm hồn Liên thì vẫn còn là tâm hồn trẻ dại với những khao khát hồn nhiên, thơ ngây, bình dị

Ở đây, nhà văn đã nhập vào vai của “hai đứa trẻ”, thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ

và diễn tả cái thế giới tâm hồn trong sáng của chị em Liên: hình ảnh bóng tối và bức tranh phố huyện mà ta đã nói trên kia được cảm nhận chủ yếu từ nỗi niềm khao khát của hai đứa trẻ Tâm hồn trẻ vốn ưa quan sát, sợ bóng tối và khát khao ánh sáng Bức tranh phố huyện hiện ra chính là qua tâm trạng này: “Hai chị em gượng nhẹ (trên chiếc chõng sắp gãy) ngồi yên nhìn ra phố…” Liên trông thấy

“mấy đứa trẻ con nhà nghèo ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi” nhưng “chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó…” Trời nhá nhem tối,bây giờ chị em Liên mới thấy thằng cu bé xách điếu đóm và khiêng cái ghế trên lưng ở trong ngõ đi ra… Hai chị em Liên đứng sững nhìn theo bà cụ Thi đi lẫn vào bóng tối… “Hai chị em đành ngồi yên trên chõng đưa mắt theo dõi những người về muộn từ từ đi trong đêm”… “Từ khi nhà Liên dọn về đây… đêm nào Liên và em cũng phải ngồi trên chiếc chõng tre dưới gốc cây bàng với cái tối của quang cảnh phố

xung quanh”… Đêm tối đối với Liên “quen lắm, chị không sợ nó nữa” “Không

sợ nó nữa” nghĩa là đã từng sợ Chỉ mất từ “không sợ nó nữa” mà gợi ra bao liên tưởng Hẳn là Liên đã từng sợ cái bóng tối dày đặc đã từng bao vây những ngày đầu mới dọn về đây Còn bây giờ Liên đã “quen lắm” Sống mãi trong bóng tối rồi cũng thành quen, cũng như khổ mãi người ta cũng quen dần với nỗi khổ Có một cái gì tội nghiệp, cam chịu qua hai từ “quen lắm” mà nhà văn dùng ở đây Nhưng ngòi bút và tâm hồn của Thạch Lam không chỉ dừng ở đấy Cam chịu

Trang 4

nhưng cũng không hoàn toàn cam chịu, nhà văn đã đi sâu vào cái nỗi thèm khát ánh sánh trong chỗ sâu nhất của những tâm hồn trẻ dại Ông dõi theo Liên và An ngước mắt lên nhìn vòm trời vạn ngôi sao lấp lánh để tìm sông Ngân hà và con vịt theo sau ông thần nông như trẻ thơ vẫn khao khát những điều kì diệu trong truyện cổ tích, nhưng vũ trụ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật, lại quá xa lạ làm mỏi trí nghĩ, nên chỉ một lát, hai em lại cúi nhìn về mặt đất, và quầng sáng thân mật xung quanh ngọn đèn lay động của chị Tí… Nhàvăn chăm chú theo dõi từ cử chỉ, ánh mắt của chúng và ghi nhận lại thế thôi Nhưng chỉ cần thế, cũng đủ làm nao lòng người đọc

Sống mãi trong bóng tối, “quen lắm” với bóng tối, nhưng càng như hế, chúng càng khát khao hướng về ánh sáng, chúng theo dõi, tìm kiếm, chỉ mong ánh sáng đến từ mọi phía: từ “ngàn sao lấp lánh trên trời”, đếm từng hột sáng lọt qua phên nứa, chúng mơ tưởng tới ánh sáng của quá khứ, của những kỉ niệm về “Hà Nội xaxăm”, “Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo” đã lùi xa tít tắp; chúng mải mê đón chờ đoàn tàu từ Hà Nội về với “các toa đèn sáng trưng”; chúng còn nhìn theo

cả cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng xa xa mãi…

Đó là thế giới của ao ước, dù chỉ là một ao ước nhỏ nhoi, dù chỉ như là một ảo ảnh

Không thấm đượm một tấm lòng nhân ái sâu xa, không hiểu lòng con trẻ, không

có một tâm hồn nhạy cảm giàu chất thơ thì không thể diễn tả tinh tế đến thế nỗi thèm khát ánh sáng của những con người sống trong bóng tối

Đọc Hai đứa trẻ, ta có cảm giác như nhà văn chẳng hư cấu sáng tạo gì Mọi chi tiết giản dị như đời sống thực Cuộc sống cứ hiện lên trang viết như nó vốn như vậy Nhưng sức mạnh của ngòi bút Thạch Lam là ở đấy Từ những chuyện đời thường vốn phẳng lặng, tẻ nhạt và đơn điệu, nhà văn đã phát hiện ra một đời sốngđang vận động, có bề sâu, trong đó ánh sáng tồn tại bên cạnh bóng tối, cái đẹp đẽ nằm ngay trong cái bình thường, cái khao khát ước mơ trong cái nhẫn nhục cam chịu, cái xôn xao biến động trong cái bình lặng hàng ngày, cái tăm tối trước mắt

Trang 5

và những kỷ niệm sáng tươi…

Nét độc đáo trong bút pháp Thạch Lam là ở chỗ: nhà văn đã sử dụng nghệ thuật tương phản một cách hầu như tự nhiên, không chút tô vẽ, cường điệu, và nhờ thế,bức tranh phố huyện trở nên phong phú, chân thật, gợi cảm

Đọc Hai đứa trẻ ta bị ám ảnh day dứt không thôi trước đêm tối bao trùm phố huyện và xót xa thương cảm trước cuộc đời hiu quạnh cam chịu của những con người sống nơi đây Nhưng Hai đứa trẻ cũng thu hút ta bởi cái hương vị man máccủa đồng quê vào một “chiều mùa hạ êm như ru” và “một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát”… Nó làm sống lại cả một thời quá vãng, nó đánh thức tình cảm quê hương đậm đà, và làm giàu tâm hồn ta bởi những tình cảm

“êm mát và sâu kín”

2 Vì sao hai chị em Liên đêm đêm cố thức đợi chuyến tàu đi qua phố huyện Thể hiện tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ, tác giả muốn nói điều gì với người đọc ?

Bài làmThạch Lam là một nhà văn lãng mạn tiêu biểu của nhóm Tự Lực Văn Đoàn.Sáng tác của ông thiên về phản ánh hiện thực đời sống của tầng lớp người nghèo

ở các phố huyện nhỏ và làng quê nghèo Đọc những truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa”, “Dưới bóng hoàng lan”… nhất là truyện ngắn “Hai đứa trẻ” ta dễ dàng nhận ra một lối viết thật tinh tế cùng tấm lòng rất mực nhạy cảm và nhân hậu Ở

đó, ông chủ yếu đi sâu thể hiện những xúc cảm mong manh mơ hồ trong thế giới nội tâm nhân vật vì thế truyện ngắn của ông còn được ví như “một bài thơ trữ tình đượm buồn”

Một truyện ngắn hay theo quan niệm truyền thống phải có cốt truyện đặc biệt được tạo ra bởi những tình huống éo le đầy kịch tính Không đi theo lối mòn

đó, truyện “Hai đứa trẻ” in trong tập “Nắng trong vườn” của Thạch Lam chỉ là

Trang 6

một chuyện tâm tình nhỏ nhẹ nhưng không vì thế mà ta có thể dễ dàng quên đượctâm trạng thức đợi tàu của chị em Liên Ngày lại ngày khi đêm về khuya, chuyến tàu từ Hà Nội về đi qua phố huyện vậy mà hai chị em Liên vẫn khắc khoải thao thức và nhẫn lại, hồi hộp chờ đợi được nhìn nó với bao vui buồn và hi vọng.

Câu truyện được bắt đầu với những xao động trong tâm hồn hai đứa trẻ khi nghe tiếng trống thu không gọi chiều về trên phố huyện Tiếp đó, màn đêm buôngxuống, bóng tối “ngập đầy dần đôi mắt Liên” Đêm tối như ôm trùm lên tất cả phố huyện và càng dày đặc mênh mông hơn khi nhà văn điểm vào đó những “hột sáng”, “quầng sáng” leo lét, lờ mờ và một chấm lửa nhỏ lơ lửng trôi đi trong đêm… Nổi bật lên giữa thế giới đầy bóng tối và sự tàn tạ của cảnh vật: chiều tàn, chợ tàn, chõng tàn… là cảnh sống lam lũ quẩn quanh của những đứa trẻ nhặt rác,

mẹ con chị Tí với gánh hàng nước ế ẩm, gia đình bác xẩm, bà cụ Thi điên và hai chị em Liên và An với gian hàng tạp hoá còm cõi, lèo tèo, xơ xác Cuộc sống của hai chị em thật lay lắt, tẻ nhạt, ngày cũng như đêm cứ lặp đi lặp lại thật đơn điệu

và buồn chán Hai em như hai cái mầm non mọc trên mảnh đất cằn cỗi, bạc

Trang 7

Có lẽ bởi vậy mà chuyến tàu được nhà văn tập trung bút lực miêu tả một cách tỉ mỉ theo trình tự thời gian, qua tâm trạng của hai chị em Liên và An Khi đêm đã về khuya, Liên vẫn thao thức không ngủ cho tới lúc “tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi” Liên đã reo lên

“Dậy đi, An Tàu đến rồi” Chuyến tàu chỉ dừng lại trong giây lát rồi đi vào đêm tối mênh mông giống như một ánh sao băng lấp lánh bất chợt bay qua nền trời rồivụt tắt, mang theo bao ước mơ và hoài bão đi tới nơi nào chẳng rõ vậy nên hai chị

em Liên “vẫn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng,

xa xa mãi rồi khuất hẳn sau rặng tre” Chuyến tàu đêm nay không đông và kém sáng hơn mọi ngày nhưng Liên vẫn “lặng theo mơ tưởng Hà Nội xa xăm, Hà Nộisáng rực vui vẻ và huyên náo Con tàu như đã đem một thế giới khác đi qua Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng của ngọn đèn của chị Tí

và ánh lửa của bác Siêu” Đó là hình ảnh của Hà Nội trong kí ức tuổi thơ, Hà Nội của những kỉ niệm đẹp mà bấy lâu nay chị em Liên vẫn tha thiết hướng về dù chỉ trong giây lát “theo dòng mơ tưởng” Phải chăng những kỉ niệm tươi sáng thường

in đậm và khắc sâu trong tâm hồn tuổi thơ giống như một chiếc gối êm đềm ru ta vào giấc ngủ dịu êm dù thực tại có phũ phàng hay ảm đạm Xa Hà Nội đã lâu rồi nhưng chị em Liên vẫn “nhớ như in” những lần “đi chơi bờ hồ được uống những cốc nước lạnh xanh đỏ, ăn những thức ăn ngon lạ” Họ nhớ như in “một vùng sáng rực và lấp lánh” dù hiện tại với hai em mùi phở của bác Siêu thật hấp dẫn nhưng “quá xa xỉ, nhiều tiền, hai chị em không bao giờ mua được” Tuy vậy, nó

cứ gợi nhớ mùi thơm của hồi nào… Hình ảnh chuyến tàu đêm là kí ức đẹp của tuổi thơ một thời nhớ lại trong tiếc nuối Chuyến tàu càng sáng rực, vui vẻ thì Liên càng ý thức rõ hơn cảnh sống tăm tối, buồn tẻ và chìm lặng của phố huyện nghèo Đoàn tàu đi rồi, đêm tối vẫn “bao bọc chung quanh” Liên gối đầu lên tay

và nhắm mắt lại để “hình ảnh thế giới xung quanh mình mờ mờ đi trong mắt chị”

Đó là lúc thấm thía sâu sắc nỗi buồn về một cuộc sống mòn mỏi, quẩn quanh không thể đổi thay, Liên “thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết

Trang 8

như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ” Đó là hình ảnh gây ấn tượng day dứt buồn cuối cùng đi vào giấc ngủ của cô bé Liên Nhưng đâu chỉ buồn và tiếc nuối, hai chị em Liên còn hồi hộp vui sướng khi tàu về như

“mong đợi một cái gì tươi sáng hơn đến với cuộc sống nghèo khổ thường ngày của họ” Cuộc sống hiện tại xung quanh Liên thật buồn tẻ, chuyến tàu từ Hà Nội

về như đã đem lại một chút thế giới khác đi qua phố huyện nghèo Bởi vậy, khi tàu về rồi “khuất dần sau rặng tre” mà Liên vẫn cứ “lặng theo mơ tưởng” Dường như Liên đang ấp ủ trong lòng một khát khao thay đổi cuộc sống của hiện tại vẫn

le lói một niềm hi vọng rồi một ngày nào đó được trở lại cuộc sống tươi sáng của ngày xưa như khi còn ở Hà Nội Trong ý nghĩ hồn nhiên, non nớt và tội nghiệp của Liên, Hà Nội là một thiên đường ở trong mơ Nhìn theo đoàn tàu đang xa dần, xa dần trong lòng Liên cứ rộn lên những bồi hồi, xao xuyến, ánh mắt của Liên cứ đắm chìm vào cõi mơ tưởng Liên nghĩ về quá khứ, nghĩ về tương lai và hiện tại Quá khứ tuổi thơ tươi sáng qua lâu rồi, tương lai thì mờ mịt mong manh còn hiện tại thì đầy bóng tối Những trạng thái tâm trạng ấy thật mơ hồ, mong manh mà chỉ có một tâm hồn nhạy cảm cùng với một tấm lòng nhân hậu của Thạch Lam mới có thể phát hiện và thể hiện được Với chị em Liên, chuyến tàu

từ Hà Nội về không chỉ là kí ức mà còn là hình ảnh của một tương lai tuy mơ hồ nhưng đẹp như một giấc mơ trong truyện cổ tích thần kì Nó như một ảo ảnh vụt sáng lên rồi tắt dần, xa dần trong tâm trạng tiếc nuối của cô bé Liên Nhưng dẫu sao nó vẫn là niềm vui, một niềm an ủi làm vơi đi mọi tẻ nhạt, buồn chán của hiện tại để hai chị em Liên đi vào giấc ngủ sau một ngày dài đầy buồn tẻ

Không một chi tiết éo le, truyện hai đứa trẻ chỉ xoay quanh tâm trạng hồi hộp, khắc khoải đợi tàu trong đêm của chị em Liên Bắt đầu từ tiếng trống thu không, thời gian cứ trôi qua theo sự xuất hiện từng mảnh đời tàn tạ của phố

huyện nghèo, người đọc bỗng nhận ra trong tiếng reo “Dậy đi, An Tàu đến rồi”

là tình cảm bùi ngùi thương cảm của nhà văn dành cho những con người nhỏ bé, tội nghiệp như bị chôn vùi trong cuộc sống leo lét vô nghĩa trong xã hội cũ trước

Trang 9

cách mạng Còn gì thương cảm hơn khi niềm vui, niềm an ủi và ước mơ, hi vọng của họ chỉ là một chuyến tàu đêm từ Hà Nội về vụt qua trong giây lát Trang sáchcuối cùng khép lại mà tâm trạng thức đợi tàu của chị em Liên cứ ám ảnh, cứ vấn vương ta hoài cứ như thầm thì nói hộ Thạch Lam: có những cuộc đời mới đáng thương và tội nghiệp làm sao nhưng cũng thật cảm động và đáng trân trọng biết bao khi họ vẫn vượt lên mọi tối tăm, lầm than trong hiện thực để ước mơ và hi vọng, để không mất đi niềm tin vào cuộc sống có chút ánh sáng trong tương lai Ngày lại ngày, đêm lại đêm, Liên vẫn cố thức đợi tàu là những nỗ lực vừa cụ thể vừa mơ hồ muốn thoát ra khỏi hiện tại Niềm tin và ước vọng ấy tuy mong manh nhưng tha thiết vô cùng trong tâm hồn hai đứa trẻ Qua đó, ta nhận ra một tiếng kêu thổn thức trong trái tim của Thạch Lam Cần phải thay đổi thế giới tăm tối này, cần phải đem đến cho con người nhất là trẻ thơ một cuộc sống hạnh phúc Phải chăng hình ảnh hai chị em Liên cũng là hình ảnh của hai chị em cậu bé Vinh(tên hồi nhỏ của nhà văn Thạch Lam) ngày nào trên một phố huyện nghèo nay đãlùi sâu vào dĩ vãng của ông.

Là một truyện ngắn không có cốt truyện, đặc biệt nhà văn chỉ đi sâu vào thếgiới nội tâm của hai đứa trẻ, đó là những biến thái mơ hồ, mong manh trong tâm trạng hai đứa trẻ nhưng đã được cảm nhận và thể hiện thật tinh tế trong lối viết văn mềm mại, trong sáng, giàu hình ảnh và nhạc điệu Chỉ một âm thanh “tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại trong đêm kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi” cũng đủ để

ta hình dung ra cô bé Liên đang sống trong mơ tưởng Đó là âm thanh của chờ đợi và hi vọng nhưng cũng là dư âm của tiếc nuối Đặc biệt là hình ảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện vừa như là niềm tiếc nuối một quá khứ tươi sáng đã mất vừa là niềm an ủi vỗ về đối với hiện tại nhưng nó lại vừa gióng lên một cái gìtươi sáng ở tương lai Vì thế chuyến tàu đêm được coi là một “nhãn tự” của bài thơ trữ tình đượm buồn này

Đọc truyện ngắn “Hai đứa trẻ” ta có cảm giác như được đọc một “bài thơ trữ tình đượm buồn” bởi qua tâm trạng đợi tàu của hai chị em Liên ta rất dễ nhận

Trang 10

ra một tiếng nói trữ tình thầm kín, nhẹ nhàng nhưng thấm thía vô cùng trong lòngngười đọc.

3

Phân tích tâm trạng chị em Liên đêm đêm cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ - Thạch Lam.

Bài làmHai đứa là trẻ một trong những truyện ngắn thường được nhắc tới nhiều nhất của Thạch Lam Hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua một phố huyện nghèo thờitrước đã được Thạch Lam miêu tả rất khéo léo, đã nổi lên thành một hình ảnh đầy ý nghĩa, bộc lộ chủ đề của tác phẩm

Trước hết, bối cảnh cho chuyến tàu đêm xuất hiện là cuộc sống buồn tẻ, đơn điệu, đáng thương nơi phố huyện Thạch Lam đã chọn được thời điểm để làm nổi bật những tính chất ấy Truyện bắt đầu từ tiếng trống thu không dội xuống phố huyện, từng tiếng, từng tiếng mỏi mòn, giữa lúc trên bầu trời, ánh ngày đang dần nhường chỗ cho bóng hoàng hôn, phương tây đỏ rực lên như lửa báo hiệu một ngày đang tắt Đêm tối sẽ đem tới cho phố huyện những gì? Chỉ có bóng tối, sự im lặng, mà tiếng ếch nhái ngoài đồng, tiếng muỗi kêu trong nhà, lại khiến cho nó càng trở nên vắng lặng, hoang vu, buồn bã hơn

Thế ra, giữa thế kỷ hai mươi, thế kỷ của những đô thị đầy ấp ánh sáng, vẫn

có những miền đất, nhiều miền đất, sống trong sự tăm tối của cuộc sống hàng trăm, hàng ngàn năm về trước như vậy đấy

Phiên chợ chiều đã vãn, những ồn ào tấp nập của buổi chợ đã tan đi, để lại phố huyện với thực chất của nó: cái nghèo nàn, cái tiêu điều xơ xác Những đứa trẻ con lom khom tìm kiếm trên cái nền chợ xơ xác ấy, giữa những rác rưởi mà phiên chợ bỏ lại, mong tìm được chút gì đỡ cho cuộc sống Thật là một chi tiết đầy ý nghĩa và rất gợi cảm về cái nghèo

Rồi đêm xuống Cuộc sống có xôn xao động đậy được chút nào chăng? Quả cũng có xôn xao một chút đấy, nhưng không vì thế mà vẻ nghèo, vẻ buồn của cuộc sống lại bớt đi Bắt đầu là ngôi hàng nước của con chị Tí, với chiếc võng

Trang 11

con, vài ba cái bát, một điếu hút thuốc lào bày ra rồi lại thu vào vì vắng

khách Tiếp đến là gánh phở có ngọn lửa bập bùng của bác Siêu, cũng vắng khách vì đó là thứ quá xa xỉ (phở mà trở thành xa xí phẩm, thật là một nhận xéthóm hỉnh và đầy xót xa của Thạch Lam!)

Chính giữa cảnh tiêu điều như vậy của phố huyện, Thạch Lam đã miêu tả tâm trạng khắc khoải chờ đợi chuyến tàu của hai chị em cô bé Liên Đó là hai đứa trẻ đã từng có những ngày sống ở một nơi không đến nỗi nghèo khổ và tối tăm như thế Với chúng, nhất là với bé Liên, nơi ấy Hà Nội luôn đọng lại như một

kỷ niệm xa xôi và mơ hồ nhưng bao giờ cũng êm đềm, đẹp đẽ và rực rỡ ánh sáng Còn giờ đây, nơi phố huyện, cuộc sống của chúng thiếu hẳn ánh sáng và niềm vui Ngày nào cũng giống hệt ngày nào, chúng chờ bán cho người ta nhưng món hàng nhỏ nhoi không hề thay đổi: một bao diêm, một cuộn chỉ, mấy bánh xà phòng Chiều chiều, trong bóng chập choạng của hoàng hôn và trong tiếng muỗi vo ve, hai chị em cặm cụi kiểm đếm số tiền bé nhỏ bán được trong ngày Chi tiết về chiếc chõng tre cũ, sắp gãy được Thạch Lam đưa vào đây thật là đầy ý nghĩa: cuộc sống của hai đứa trẻ mới lớn lên sao mà đã sớm già nua tàn tạ! Cả chi tiết bà lão hơi điên đến mua rượu uống, cũng gợi lên bao nỗi buồn Cái thế giới mà các em Liên và An tiếp cận ngày này qua ngày khác chỉ có thế Đây là niềm vui, biết lấy gì mà hy vọng?

May mắn thay, hai đứa trẻ đã tìm được chút niềm vui để mong đợi Mỗi đêmchuyến tàu từ Hà Nội sẽ đi qua phố huyện trong mấy phút Mỗi đêm, hai đứa trẻ lại chờ đợi chuyến tàu Hẳn các em đã chờ đợi nó qua suốt một ngày buồn

tẻ của mình Nhưng nỗi đợi chờ bắt đầu khắc khoải từ khi bóng chiều đổ

xuống Rồi trong đêm tối, những ngọn đèn thắp lên ở đằng kia, bóng hai mẹ con chị Tí trên đường, ngọn lửa bập bùng của gánh phở bác Siêu, tiếng hát của

vợ chồng bác xẩm mù Với các em, đó là những cái mốc điểm bước đi của thời gian đang cho các em xích gần lại với chuyến tàu Mỗi đêm, chỉ có một

Trang 12

chuyến tàu đi qua phố huyện Các em không thể bỏ lỡ nó Bởi thế, đã buồn ngủríu cả mắt, An và Liên vẫn cố chống lại cơn buồn ngủ Cho đến khi, vì chờ đợi quá lâu trong cái không khí buồn tẻ của phố huyện, bé An không thể thức đượcnữa “Em gối đầu lên tay chị, mi mắt sắp sửa rơi xuống, còn dặn với: “Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé!” Thật là một cảnh chờ đợi thiết tha như mọi sự chờđợi thiết tha ở trên đời!

Trên phố huyện ấy, giữa tâm trạng chờ đợi ấy của hai đứa trẻ, chuyến tàu đêm được Thạch Lam miêu tả tỉ mỉ và trang trọng làm sao! Chuyến tàu được báo trước từ xa, với hình ảnh hai ba người cầm đèn lồng lung lay các bóng dài,

vẻ xôn xao của những người chờ tàu, rồi ngọn lửa xanh biếc sát mặt đất như

ma trơi Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi Chuyến tàu đã đến cùng với tiếng còi đã rít lên Đoàn tàu vụt qua trước mặt Bé An đã thức dậy và tâm hồn cả hai đứa trẻ đều bị cuốn hút bởi chuyến tàu Các toa đèn đều sáng trưng những toa hạng trên sang trọng,

lố nhố người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng Đoàn tàu đã đi qua nhưng tâm hồn chị em Liên thì vẫn gửi hút theo nó mãi, nhìn nó để lại trong đêm tối những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh xa xa mãi rồi đi khuất sau rặng tre Giờ đây, sự tương phản giữa hình ảnh đoàn tàu với cuộc sống nơi phố huyện càng trở nên rõ rệt trong tâm trí của đứa trẻ: đêm tối vẫn bao bọc xung quanh, đồng ruộng mênh mang và yên lặng

Đọc xong truyện Hai đứa trẻ, người đọc không thể không ngẫm nghĩ về ý nghĩa sâu xa của hình ảnh chuyến tàu đêm mà Thạch Lam đã cố tình miêu tả

nó để làm nổi lên thật rõ cuộc sống buồn tẻ đáng thương của hai chị em Liên? Với các em, chuyến tàu ấy là tất cả niềm vui và hi vọng Đó là Hà Nội trong quá khứ êm đềm xa xôi Đó là niềm vui duy nhất để giải toả cho tâm trí sau một ngày mệt mỏi, đơn điệu và buồn chán Đó là âm thanh, ánh sáng, vẻ lấp

Trang 13

lánh, của một cuộc đời mà các em hi vọng, một cuộc đời khác, hoàn toàn

không giống với cuộc đời nghèo nàn và tẻ nhạt nơi đây Có lẽ, qua truyện ngắnnày, Thạch Lam đã muốn nói với chúng ta: có những cuộc đời mới đáng

thương sao, có những ước mơ bé nhỏ, tội nghiệp nhưng chân thành tha thiết vàcảm động làm sao! Nhưng dẫu sao, sự chờ đợi của các em cũng cho chúng ta một bài học: trong cuộc đời, phải biết vượt lên cái tẻ nhạt, cái vô vị hàng ngày

để mà hi vọng, vì còn có hi vọng, dẫu cho hi vọng rất nhỏ bé, thì mới có thể còn gọi là sống

Hai đứa trẻ không thuộc loại truyện hấp dẫn người đọc vì sự ly kỳ hay gay cấn của cốt truyện Sức mạnh và sức sống của nó nằm trong vấn đề mà nó đặt

ra và cả trong thái độ của Thạch Lam đối với cuộc sống: một thái độ ấp iu đầy lòng nhân ái Chính thái độ ấy cũng ảnh hưởng đến cách viết của Thạch Lam:

tỉ mỉ và trân trọng Truyện tuy hơi buồn nhưng nó giúp cho con người thêm yêu thương con người

Trang 14

4 Phân tích tâm trạng nhân vật Liên trong không gian phố huyện (Hai đứa trẻ - Thạch Lam)

Bài làmThạch Lam xuất hiện trên văn đàn Việt Nam 1930 - 1945 như một làn "gió đầu mùa" tinh khiết, êm nhẹ Người đọc văn Thạch Lam cảm nhận được một tình người đằm thắm trong một giọng văn tha thiết Cái đẹp tự lan toả, "tiềm tàng trong mọi vật bình thường" khiến cho "lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn" Thạch Lam đã khơi gợi ánh sáng cho những tâm hồn từ ngay những mảng đời chìm trong bóng tối.Truyện ngắn Hai đứa trẻ - câu chuyện về hai chị em ở phố huyện nghèo - như một bài thơ thấm đẫm tình người Thế giới trẻ thơ gợi lại cho mỗi chúng ta những rung động êm đềm mà sâu sắc, mở ra những suy tư về thân phận con người

Trong văn xuôi Việt Nam những năm 30 của thế kỉ XX, có lẽ khó ai tìm ra được những nét đẹp tiềm ẩn trong cái bình thường giỏi như Thạch Lam Các nhà văn

Tự lực Văn đoàn, những anh em của Thạch Lam cũng hay nói về cảnh nhà quê, người nhà quê nhưng đã tước đi vẻ hồn nhiên tươi tắn chân thực của cuộc sống

ấy, thay vào đó là những cái nhìn có phần xa lạ, kẻ cả, đôi chút khinh miệt Có lẽ,trong số anh em họ Nguyễn Tường, Thạch Lam là người sống sâu nặng hơn cả

Trang 15

với kí ức tuổi thơ của mình Trong tâm tư của nhà văn, phố huyện Cẩm Giàng (Hưng Yên) và người chị tần tảo đã trở thành chuỗi kỉ niệm đẹp đẽ nhất, khiến cho ông khi viết về hình ảnh phố huyện vẫn còn vẹn nguyên những ấn tượng sâu đậm của tuổi thơ Hai chị em Liên và An chính là những gì Thạch Lam yêu mến, gắn bó thuở thiếu thời.

Người đọc không thể nào quên ấn tượng về một không gian phố huyện chuyển dần vào bóng đêm Những âm thanh của một ngày sắp tắt cùng với một phương tây cháy rực gieo vào lòng người nỗi buồn mơ hồ Một phiên chợ chiều tàn, dăm đứa trẻ nhặt nhạnh những thứ vương vãi xung quanh chợ không chỉ đánh động tình thương củacô bé Liên đầy lòng trắc ẩn mà còn khiến chúng ta cũng bồi hồi vìnhững nét thân thuộc của quê hương, một "mủi riêng của đất, của quê hương này" Tài năng của Thạch Lam đã giúp chúng ta nhận ra cái hồn quê hương dìu dịu thấm vào từng cảnh vật và những sinh hoạt ban đêm của những con người phố huyện Tất cả những gì nhà văn mô tả đều hết sức bình thường trong một câuchuyện không có cốt truyện Khung cảnh và những con người đều như hướng vàomột chủ đích của nhà văn: khắc hoạ những nét bình dị, lặng lẽ trong một không khí xã hội đang chìm trong bóng đêm dày đặc của cuộc sống quẩn quanh không lối thoát

Những nhân vật phố huyện: mẹ con chị Tý với hàng nước, bác Siêu bán phở, gia đình bác Xẩm từng ấy nhân vật đã làm nên cái đặc trưng của phố huyện Đó là những con người đang lầm lũi trong cuộc mưu sinh, tâm trạng lúc nào cũng lo toan và nhẫn nhịn Họ cùng chờ đợi, không phải là những người khách mà chính

là đang mòn mỏi hy vọng Những cuộc đời trong bóng tối ấy, cũng giống như không gian phố huyện kia, dày đặc tăm tối nhưng vẫn loé lên ánh sáng của một thế giớ khác, một thứ ánh sáng mong manh nhưng không hề lịm tắt

Không phải ngẫu nhiên nhà văn đã miêu tả cuộc sống phố huyện gắn với ba thời điểm nối tiếp: hoàng hôn - tối - khuya Bóng tối càng dày đặc bao nhiêu thì khát vọng hướng về ánh sáng càng khắc khoải bấy nhiêu Ánh đỏ rực của buổi hoàng

Trang 16

hôn dẫu đẹp nhưng lại gieo vào lòng cô bé Liên nỗi buồn man mác vì cuộc sống của hai đứa trẻ trong một gia đình sa sút đã mang sẵn những dư vị của bóng tối

Đó là thời điểm bắt đầu những lo toan của thế giới người lớn nên "bóng tối ngập đầy dần" đôi mắt Liên Liên đã chứng kiến những con người "đi lần vào bóng tối", "từ từ đi vào bóng đêm" và rồi từ bóng tối mênh mông lại hiện lên những bóng đời chập chờn ánh sáng ngọn đèn, bếp lửa Ánh sáng của thực tại chỉ còn là

"nguồn sáng" xa lạ của những vì sao trên trời Là những "khe sáng", "quầng

sáng", "hột sáng" mong manh của những con người cùng sống nơi phố huyện nghèo Sự sống như ẩn mình trong ánh sáng nhưng vẫn không xua tan được

những ám ảnh bóng tối Nó chỉ đánh thức những hoài niệm tuổi thơ Những ngày tháng êm đềm của chị em Liên khi cảnh nhà chưa sa sút "Vùng sáng rực và lấp lánh" của quá khứ là một tương phản để cắt nghĩa cho tâm trạng của Liên: "Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa" Đó là sự chấp nhận, là thực tế đáng buồn mà Thạch Lam đã nhận ra từ cuộc sống của hai đứa trẻ Hoàn cảnh không cho phép hai chị em Liên - An được sống bình thường như bao đứa trẻ khác, tuổi thơ của những đứa trẻ con nhà nghèo không có ánh sáng, đang cằn cỗi dần cùng bóng tối Phải chăng vì vậy mà cô bé Liên dễ động lòng trắc ẩn trước

"mấy đứa trẻ con nhà nghèo", còn An dù thèm nhập bọn cùng đám trẻ con chơi đùa, nhưng nhớ lời mẹ dặn nên đành ngồi im Cảnh nghèo dễ khiến tạo ra mặc cảm, dù cho là những đứa trẻ Thạch Lam dường như không muốn để cho những cảm giác bi kịch đè nặng lên số phận những con người nghèo khổ, bằng thái độ trân trọng, ông đã nâng đỡ cho các nhân vật của mình, vực dậy những khát khao đổi đời ngay trong những khoảnh khắc ánh sáng mong manh nhất: "Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ"

"Một cái gì tươi sáng hơn", bản thân họ cũng không hề biết trước, chỉ là những trông ngóng mơ hồ Nhà văn không thể chỉ ra "con đường sáng" cho những con người nghèo khổ ấy Có lẽ, ông cũng không mơ hồ, ảo tưởng như những cây bút

Trang 17

Tự lực Văn đoàn khác như Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo để mong chờ một thay đổi theo khuynh hướng cải lương, một tình thương bố thí nửa vời Ông cũngkhông trông chờ nhiều vào hoạt động của "Hội Ánh sáng" do các anh em của ông

tổ chức sẽ cải thiện cuộc sống dân nghèo Bằng trực giác và sự nhạy cảm của tâmhồn nghệ sĩ giàu yêu thương, Thạch Lam đã phát hiện những nội lực để vươn lên của con người từ chính nền cuộc sống nghèo khổ Ông đã diễn giải sâu sắc bằng hình tượng chuyến tàu đêm ngang qua phố huyện

Chuyến tàu ấy là hoạt động cuối cùng về đêm của phố huyện, là dịp cuối cùng để cho những người bán hàng đêm như chị em Liên mong "may ra còn có một vài người mua" Nhưng vượt lên cuộc sống thường nhật mà nỗi thất vọng lớn hơn niềm hy vọng, là sự háo hức trông đợi chuyến tàu "mang ánh sáng của một thế giới khác đi qua" để con người không đánh mất niềm tin vào sự sống Vì vậy Thạch Lam đã dành những câu văn thật tinh tế để diễn tả cảm giác đợichờ ở Liên

và An Đặc biệt, cô bé Liên đã chiếm được nhiều cảm tình ở người đọc Không chỉ vì Liên là người chị lớn đảm đang, tay hòm chìa khoá của mẹ, vì dẫu cho cô

bé Liên có tự hào về chiếc chìa khoá đeo vào chiếc dây xà tích bạc thì điều ấy chỉlàm người đọc buồn và thương cảm cho một cô bé sớm già trước tuổi Điều mà Thạch Lam làm cho người đọc yêu mến nhân vật chính là khoảnh khắc ông giúp phát hiện vẻ đẹp giàu nữ tính của nhân vật: "Liên khẽ quạt cho em, vuốt lại mái tóc tơ ( ) Qua kẽ lá của cành bàng, ngàn sao vẫn lấp lánh; một con đom đóm bám vào dưới mặt lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy rồi hoa bàng rụng xuống vaiLiên khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cvảm giác mơ hồ không hiểu" Đây là trang văn đậm chất thơ, đem đến sự ngọt ngào của tình cảm nhà văn dành cho Liên, tạo ra cảm xúc đồng điệu ở người đọc.Một cô bé giàu mộng mơ, ắt hẳng không thể để tâm hồn ngập dần trong bóng tối

Đó là tiền đề để Liên có thể cảm nhận ánh sáng chuyến tàu đêm khác hẳng mọi người: Liên lặng theo mơ tưởng Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực,vui vẻ và

huyên náo Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua" Ánh sáng rực rỡ

Trang 18

của con tàu mang hình ảnh chứa đựng khát vọng về tương lai, đánh thức sức sốngmãnh liệt của tâm hồn Liên Không phải một lần Liên đón nhận ánh sáng ấy mà đêm nào cô cũng được sống trong những giờ phút mơ tưởng này Mơ ước lãng mạn bao giờ cũng là cơ sở của hành động Thạch Lam đã đem đến một thông điệp giàu ý nghĩa về con người, tạo nên giá trị nhân văn của tác phẩm: hãy tin tưởng và trân trọng khát vọng của con người, dẫu thực tại còn đầy bóng tối như không gian phố huyện nghèo kia, nhưng con người dù trong hoàn cảnh nào cũng vẫn hướng về ánh sáng Cảm quan lãng mạn không cho phép nhà văn đi xa hơn, nhưng cũng giúp cho người đọc thêm yêu mến những con người nghèo khổ đầy

hy vọng

Từ tình cảm dành cho những con người bé nhỏ, Thạch Lam còn làm sống dậy những tình cảm gắn bó với quê hương, mảnh đất và con người bình dị mà thân thương Có thể xem đó là một khía cạnh kháccủa tâm hồn nhân ái Thạch Lam Ông nói về những cảm nhận của hai chị em cũng là phát hiện về mối quan hệ gắnkết giữa con người với mảnh đất Dường như những hương vị bình thường, mùi đất, mùi chợ cũng là một phương diện của tâm hồn hai đứa trẻ, cũng là sự tha thiết trìu mến của nhà văn hướng về vùng đất Cẩm Giàng từng lưu dấu tuổi thơ Những chi tiết bình thường nhất nơi phố huyện còn lan toả cảm giác ấm áp ân tình của Thạch Lam đến tận bây giờ Bóng tối mênh mông là miền đời không thể lãng quên và không được phép lãng quên, bởi ở đó có những con người mà nhà văn thương mến nhất

Huyền Kiêu, một người bạn của Thạch Lam đã rất có lí khi cho rằng "Thạch Lam

là một người Việt Nam thành thực nhất", có lẽ bởi nhà văn đã yêu cuộc sống và những con người nghèo khổ qua những trang văn thấm đượm tình người, những trang văn "rất nhiều Thạch Lam trong đó" Độ chân cảm từ những trang văn Thạch Lam sẽ còn làm cho nhiều thế hệ người đọc còn bồi hồi xúc động./

Trang 19

đó chắt lọc ra cả một bức tranh đời sống nơi phố huyện nghèo (Hai đứa trẻ) mà

ở đó bóng tối đè nặng lên cuộc sống cùng cực ,lẩn quẩn của con người

Bức tranh đời sống phố huyện bắt đầu với cảnh nhá nhem tối và kết thúc với cảnh chờ tầu của chị em Liên và mọi người.Toàn bộ bức tranh là bóng

tối ,bóng tối lan toả ,bao trùm lên cảnh vật ,tạo nên bầu không khí nặng nề ,u uất.Dường như cuộc sống ở đây chỉ có một mầu đen xám xịt Bóng tối ở rặng tre ,bóng tối ở góc quán ,bóngtối ở ánh sáng lập loè của đom đóm Tất cả ,tất

cả đều chìm vào bóng tối Cuộc sống con người nơi phố huyện vốn đã không sung túc gì lại bị màn đêm bao trùm , đè nặng lại càng trở nên côi cút ,lẻ loi đến tội nghiệp Đâu đó vài đứa trẻ nhặt nhạnh nơi góc chợ hoang vắng vào lúcnửa đêm Chị em Liên quanh quẩn cùng quán hàng xén vốn đã vắng

khách Hàng phở của bác Siêu lặng lẽ lăn bánh Những hình ảnh lẻ loi , đơn chiếc ấy cùng vài ánh sáng nhỏ nhoi không đủ để xua tan bóng tối dày đặc ,lan toả đang dần đẻ lên cuộc sống của họ -những con người mà số lượng có thể đếm được trên đầu ngón tay “mấy chú” , “mấy người” Bóng tối cùng người bạn đồng hành của mình là sự im lặng đã thống trị trên cõi người Thời gian bỗng chốc trở nên im lặng , uất ức đén kỳ lạ Không gian bị thu hẹp còn vài mảnh đời nho nhỏ Không khí nặng nề như dồn nén bao nhiêu uất nghẹn của kiếp người Bửctanh ấy gợi lên bao nỗi xót xa

Trang 20

Nhưng Thạch Lam -người nghệ sĩ của tâm hồn ấy ,không dừng lại ở khắc hoạ bóng tối.Bóng tối đã đáng sợ nhưng cuộc sống quẩn quanh ở góc phố còn đáng

sợ hơn Họ ở đây chỉ toàn những người nghèo Đó là gia đình chị em Liên ở

do túng quẫn mà phải về phố huyện Đó là bà cụ Thi hơi điên;là gia đình bác Xẩm ;là gánh hàng chị Tý ;là quán phở của bác Siêu Những mảnh đời nghèo khó nơi phố huyện tụ họp lại không đủ để làm nên cuộc sống ồn ào.Cả một sự

tẻ nhạt đén kinh khủng hiện ra Chỉ qua một chi tiết nhơ:Chị em Liên không ngoái lại cũng biết tiếng cười khanh khách của bà cụ Thi ,nhìn đốm sáng xanh lúc ẩn lúc hiện đằng xa cũng biết là gánh phở của bác Siêu Dường như bao năm ,bao tháng rồi họ chỉ một công việc lặp đi lặp lại đó.Một công việc nhàm chán ,tẻ nhạt như chính cuộc đời họ.Nhưng sự việc ấy làm cho cuộc sống của

họ thêm tù túng ,ngột ngạt ,không có lối thoát ,không biết đi đâu Đối với họ,tương lai dường như không có mà chỉ có thực tại u buồn,quẫn bách Trước mắt họ ,tương lai đã khép kín cánh cửa Họ không hy vọng điều gì ,không ngóng đợi ai Hiện tại chỉ là những nghèo khó,cơ cực ,tù túng cùng những công việc nhàm chán Bức tranh ấy xoay lên nỗi đau trong tâm hồn độc giả ,bậtlên thành những tiếng kêu uất ức mà không có lời giải đáp

Tất cả những hành động ,sự việc và cuộc đời con người ở phố huyện nghèo đều lặp lại và nhàm chán.Duy chỉ có con tàu tuy vẫn lặp lại nhưng không nhàmchán Con tàu là hiện thân của ước vọng ,của tương lai đối với mọi người Ho tìm kiếm với con tàu ,chờ đợi nó không phải chỉ để buôn bán mà còn đón chờ một cái gì lạ lẫm đối với cuộc sống chung quanh vốn đã đơn điệu Con tàu đó với tiếng máy gầm phá tan bầu không khí vốn u uất lặng nề, với ánh sáng chói lọi ,rực rrỡ xé toang màn đêm bao phủ rồi lại rơi vào tối tăm như cũ Với chị

em Liên ,con tàu còn là hiện thân của quá khứ huy hoàng với cuộc sống sung túc ở Hà Nội ,là chút gì mới mẻ ở hiện tại và cả niềm mơ ước ở tương lai.Hình

Trang 21

ảnh con tàu vụt qua đã làm giảm bớt sự bế tắc tù túng của cuộc sống để lại ước

mơ - một ước mơ hết sức tội nghiwpj cho mõi con người

Nếu như nhà văn thuộc Tự Lực Văn Đoàn đã xa rời thực tại ,thi vị hoá cuộc sống thì Thạch Lam lại gắn chặt với ngòi bút với đời sống ,dù ông là thành viên củ cốt của văn đàn ấy.Nếu đồng nghiệp của ông ca ngợi tình yêu khi say đắm ,khi đâu đớn ,lúc xô bờ (Hồn bướm mơ tiên, trăng sáng ,tình tuyệt

vọng )thì Thạch Lam lại đến với tình người Văn chương Thạch Lam lay động đến cõi sâu thẳm của tâm hồn con người và thức tỉnh họ bằng những nỗi đau.Với phong cách vừa lãng mạn ,vừa hiện thực ,ngòi bút Thạch Lam thực sựxuất xắc khi viết về cuộc sống con người nghèo khổ ,cùng nỗi đau âm

thầm ,nhẹ nhàng nhưng khi sắp sách lại ta không sao quên được Không phải lànhững nụ cười đến thắt ruột ,cười ra nước mắt của Nguyễn Công Hoan ,không phải là cái xót xa đến tận xương tuỷ như Nam Cao nhưng những trang văn nhẹ nhàng ,tinh tế và sâu lắng của Thạch Lam đã lột tả hết cuộc sống phố huyện vàcũng là cuộc sống của xã hội Việt Nam tù túng, ngột ngạt đương thời , đem đến cho người đọc những tình cảm thương xót đầy tính nhân bản

Dù chưa mạnh mẽ và nhất quán ở hành động như một số nhà văn giàu tính cách mạng, nhưng với quan niệm nghệ thuật sâu sắc và đúng đắn :Văn chương không phải là một cách để thoát ly hay lãng quên ,mà trái lại ,văn chương

“phải thực sự là thứ vũ khí thanh cao và đắc lực”,là tiếng kêu thương thoát ra

từ những kiếp lầm than ,khổ cực ,Thạch Lam đã khác xa với những nhà văn lãng mạn cùng thời và bức phù điêu quý giá ấy của ông nơi Hai đứa trẻ sẽ còn mãi xúc động đối với người đọc

Trang 23

II Tác phẩm “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân

1 Phân tích vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”

Vườn văn học Việt Nam, đặc biệt là phong trào văn học lãng mạn(1930-1945) toả ngát những bông hoa muôn màu, muôn sắc Giữa vườn hoa ngàn sắc tía đó nổi lên một bông hoa ngát hương: Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân-tác phẩm viết về một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng trong Vang bóng một thời truyện ngắn Chữ người

tử tù có một giá trị thiêng liêng, nổi bật Ai đã từng đọc Chữ người tử tù đều rung động cảm phục, sùng kính trước vẻ đẹp của người anh hùng sa cơ lỡ vận mà hiên ngang, bất khuất, có tài, có tâm, mến mộ nghĩa khí Đó là Huấn Cao (HC), HC là kết tinh, là hội

tụ phẩm chất của một con người có nhân, dũng, trí Ông là tập hợp của tất cả những gì tinh khiết nhất, cap đẹp nhất.

HC là một hình tượng thẩm mỹ, một nét đẹp trong cuộc sống đời thường, là một người

có nhân cách vẹn toàn, vừa có tài văn, tài võ, vừa là người có nghĩa khí HC phảng phất bóng dáng của Cao Bá Quát đã từng sống một cuộc sống tung hoành ngang dọc,

là người có tài ,có đức, văn hay chữ đẹp, sống trong giai đoạn của Nguyễn triều, dám đứng lên chống lại bọn thực dân phong kiến, bọn cường quyền, đả kích xã hội PK thối nát, bỉ ổi Phải chăng, Nguyễn Tuân(NT) đã mượn HC để ca ngợi Cao Bá Quát và mặt khác dựa vào Cao Bá Quát, khái quá lên một hình tượng HC mà cái đẹp của tài hoa quyện với cái đẹp của khí phách, tuy chí không thành nhưng vẫn coi thường hiểm nguy gian khổ, coi khinh cái chết Tư thế của HC hiên ngang lồng lộng toả sáng trên cái nền đen quánh của tù ngục Nói đến vẻ đẹp của hình tượng HC trước hết phải nhắc đến cái tái HC là một người viết chũa đẹp Trong thị hiếu thẩm mỹ của người xưa từ Trung

Trang 24

Quốc đến Việt Nam thì viết chữ đẹp là cả một nghệ thuật cao quý và chơi chữ đẹp là biểu hiện của con người có tri thức, một vẻ đẹp hoàn mỹ trong văn hoá truyền thống dân tộc Nó như một sản phẩm nghệ thuật, như một vật báu mà con người khát khao, thèm muốn Ngào ra, HC còn có tài bẻ khoá vượt ngục coi nhà tù như nơi không

người, ra vào như chơi Điều đó thể hiện một con người khát khao tự do, hoài bão tung hoành luôn đấu tranh cho chính nghĩa, chống lại triều đình PK mục nát Tất cả những tài năng đó làm thành một HC có tầm lớn, đi vào lòng độc giả như một anh hùng, một trượng phu đã vượt lên tất cả cái bình thường nhỏ nhoi của cuộc đời để vẫy vùng để chọc trời khuấy nước Nhưng trong cái xã hội PK bóc lột người, nhân tài như lá mùa thu ấy thì HC hiện lên là một anh hùng thất thế Nguyễn Du đã từng viết về Từ Hải- một anh hùng thời cổ:

Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn

Song vị hùm thiêng HC này tuy có sa cơ, lỡ nghiệp nhưng HC vẫn kiên cừơng, bất khuất, vẫn dũng khí Do đó, người đọc không chỉ nhận ra HC là một người có tài mà ông còn là người có dũng khí, hiên ngang trước cường quyền, trước một cái chết treo

lơ lửng Hết mực ca ngợi cái tài của HC, đồng thời Nguyễn Tuân cũng hết sức trân

trọng cái tâm của HC Bởi Cái tâm kia mới bằng ba chữ tài (Nguyễn Du).

Cái tâm của ông cũng vuông lắm, cao khiết và đày sức chinh phục như nét chữ của ông vậy Có lẽ phong cách tức là con người đã được thể hiện rất rõ ở đây.

Mặc dù viết chữ Nho đẹp lẽ ra ông phải trung thành với đạo thánh hiền, giữu mình theo lễ nghĩa Nho giáo, trung với vua, một lòng một dạ theo triều đình Nhưng không!

HC không chịu vào luồn ra cúi, không chịu sống trong cảnh nhung hoa áo gấm, thà làm giặc triều đình sống theo chính nghĩa mà mình đã vạch ra Sự nghiệp dang dở, bị bát, bị kết án tử hình nhưng ông vẫn không hề tỏ thái độ run sợ, không mảy may tiếc nuối, hối hận HC- ngôi sao Hôm chính vị ấy- bước vào ngục trong tư thế thật hiên ngang, khí phách ung dung Trong con mắt của bọ lính ông thật cao thượng, bất khuất, khinh đời Ngay cả với gông xiềng, với cái án tử hình sắp đến gần, thái độ của ông vẫn ngang tàn, lạnh lùng HC ung dung, lãnh đạm dỗ gông trước mạt bọn lính, không thèm chấp mấy lời đe doạ Ông bình thản ăn những món ăn do quan ngục biệt đãi, coi như mình có quyền hưởng thụ, ông làm việc theo ý mình, hoàn toàn tự chủ Ông ngước mát

Trang 25

nhìn lên nhà lao, lên những bộ mặt bất nhân, nham nhở Cái nhìn hiên ngang đó không run sợ, không căm hờn, oán hận, không van xin, cầu khẩn Đó là một cái nhìn của kẻ dám làm dám chịu.

Thậm chí ông còn khinh bạc, nặng lời khi chưa rõ ý tốt cuả quản ngục: Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây.

Con người khuấy nước trọc trời chẳng biết nể sợ ai Nừu trong đời thương trừ chỗ tri

kỷ, ông ít chịu cho chữ, nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối bao giờ, thì khi sa vào chốn giam cầm thì mấy chén rượu, vài bữa cơm thịt của hai con người vô danh tiểu tốt ở chốn tù ngục bé nhỏ này làm sao lung lay được ông hay vì quyền uy mà làm ông run sợ Thật đúng là nhân cách lý tưởng mà con người của ngàn năm qua vẫn ao ước Cái thái độ khinh đời, ngang tàn đó phải chăng làm cho viên quản ngục ngây ngất, kính nể Hc đã mang đén chốn lao tù, cho cái địa ngục sống này một ánh sáng ký ảo, huyền diệu, lung linh, chói rọi, soi sáng đạo lý làm người Thiên lương cao đẹp của ông là một vầng hào quang toả sáng rực rỡ trên bầu trời đầy u ám của nhà tù.

HC- vầng hào quang chói lọi này không những là một người có dũng trí mà còn là một con người có trài tim nhân hậu Khi biết thiện ý của quản ngục, HC đã rất cảm động.

Từ đó, ta thấy ông Huấn là người có lòng bao dung, độ lượng, chia sẻ nỗi niềm cùng với hai người bạn bạn mới mà suýt nữa ông đã đánh mất: Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi Nào ta biết đâu một người thầy quản đay lại có cái sở thích cao quý như vậy Thiếu chút nữ ta đi phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ Sự biệt đãi bằng vật chất và thái độ ân cần không làm cho trái tim sắt đá kia mềm lòng Chính cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài và những sở thích cao quý, hướng về văn minh, văn hoá mới cảm hoá được trái tim dường như được đúc bằng thép ấy Thái độ biệt nhỡn liên tài của HC đối với quản ngục không phải sự liên tài sự trả ân đối với người

đã đối xử tử tế, biết chơi chữ của mình, mà là sự trân trọng, cảm đọng trước một nhân cách Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn Quản ngục sống giưũa bùn nhơ nhớp mà vẫn giữu được thiên lương, biết trọng người tài, kính cái đẹp Đó đúng là một đoá sen trong bùn.

Ánh hào quang rực rỡ, vẻ đẹp tuyệt diệu toả ra rất rõ ở cảnh HC cho chữ Nó bộc lộ

Trang 26

trọn vẹn nhất vẻ đẹo nhân cách HC ở đây vẻ đẹp này toả hương thơm ngát hơn lúc vào hết Dưới ngòi bút của NT, một cảnh tượng đày kịch tính diễn ra, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có Đó là sự tương phản giữa một bên là một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tương đày mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián với một bên là tấm lụa trắng tinh, căng phẳng và với ánh sáng của bó đuốc tẩm dầu đang cháy rừng rực Ba đầu người chăm chú trên một tấm lụa bạch nguyên vẹn.

Nó là sự trái ngược của sự tàn bạo, đánh đập, tra khảo dã man với ánh sáng của nền văn minh, văn hóa Đó còn là sự mâu thuẫn giữa bóng tối và ánh sáng, cái xấu và cái đẹp, cái ác và cái thiện, cái chết và cái sống, cái xấu xa đê tiện và cái trong trẻo cao thượng Ngòi bút dựng cảnh, dựng người của Nguyễn Tuân rất giàu tính tạo hình với trình độ nghệ thuật điêu luyện, sức sảo, gần đạt đến sự hoàn mĩ( Vũ Ngọc Phan ).

Dưới ánh sáng của bó đuốc đỏ rực-bó đuóc của trí tuện, của niềm tin, của hy vọng và trong khung cảnh thật nghiêm trang, thật thiêng liêng này, HC dồn hết tâm linh, sinh lực vào từng nét chữ Ông không mảy may lưu ý gì đến cái xấu xa xa, bẩn thỉu đang tồn tại mà hoàn toàn bị thu hút, quyến rũ vào một sự vật :tấm lụa bạch nguyên vẹn Đúng thế, ở đay chỉ có cái đẹp, cái cao thượng mới thực sự tồn tại Chính tấm lụa trắng tinh này mà ông HC đang cho ra đời những con chữ tuyệt tác ấy mới thực sự có sức mạnh Ở đây không còn là một HC tử tù nữa Chỉ còn một HC tự do nhất, sống động nhất Cái giá treo cổ kia cũng không còn nữa mà chỉ có cuộc sống vĩnh hằng về chân lý của cái đẹp Ngôi sao sáng –HC -đang phát quan bừng tỉnh cái không gian u tối, phá

vỡ caí màn đem ngự trị ngàn đời ở đây HC đem đén nơi đay một thế giới văn hoá Vẻ đẹp cao nhân đó đã làm cho viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đòng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực Tuy nhiên, ở nhà ngục này có sự thay bậc đổi ngôi, có sự chuyển hoá vị thế,

vị trí xã hội của con người Nó noí lên một sự thật mà đày tính lãng mạn Giờ phút này

và tại nơi đay không phải do quản ngục làm chủ Sức mạnh, quyền lực của cái đẹp và chân lý tồn tại trên đời, thể hiện sức mạnh, quyền uy theo cách riêng của nó.

Nó không khất phục người ta bằng bạo lực, nó chinh phục người ta bằng tự bản chất của nó Nó không giày xéo áp đặt con người để bắt người ta phải tuân theo nó, trái lại,

nó vực con người ta đứng dậy, tự nguyện đi theo nó để hướng tới cái

Trang 27

CHÂN-THIỆN-MỸ trở nên trong sáng và tốt đẹp hơn Và ở đây caí đẹp đã lên ngôi thay thế cho cái xấu xa, thấp kém, cái đẹp nâng đỡ con người, cứu vớt con người(Đôxtôiepxki) Cái đẹp đăng quan, cái xâú xa đã phải chìm xuống nhường chỗ cho cái đẹp Cái đẹp đã tồn tại, sẵn sàng và rất cần sự đánh thức cái thiên lương ở mỗi con người HC cho chữ như chuyển giao một nhân cách tự do, chuyển giao cái đẹp đẻ cái đẹp mãi sinh sôi nảy nở,

đi vào cõi vĩnh hằng Hình tượng nhân vật HC được khắc hoạ bằng ngòi bút lãng mạn

cứ sừng sững hiên ngang hiện lên như muốn cất bổng lên, phá vỡ chốn lao tù, phá vỡ cái cuộc sống đang tràn ngập màn đêm, ngột ngạt, trì trệ.

Phải chăng đó là quan niệm thẩm mỹ của HC hay của là của chính NT: cái đẹp phải gắn với cái thiện không thể ở chung với cái xấu, cái ác Sự chân thành, bộc bạch giản

dị đó của HC đã khiến cho ngục quan cảm đọng vái người tù một cái và rưng rưng: Kẻ

mê muội nỳa xin bái lĩnh.

Nói tóm lại, HC là một con người tích tụ những phẩm chất tốt đẹp nhất Tuy bị cầm tù

về thể xác nhưng lại tự do về tâm hồn Hay nói khac đi, HC dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân là biểu tượng cho cái đẹp trong hoàn cảnh lịch sử đang đày rẫy những cái xấu

xa ,tội lỗi, biểu tượng cho Thiên lương cao quý Con người sống vượt lên những hiện thực tầm thường, tăm tối để toả sáng, đẻ vĩnh cửu, để bất diệt, truyền cho người đời phẩm giá làm người, những phẩm giá tiêu biểu cho đạo lý dân tộc.

Dựng lên hình tượng HC với vẻ đẹp rực rỡ tráng lệ giữa chốn lao tù ẩm thấp chật chội

NT đã thể hiện niềm cảm phục sâu sắc đối với những người anh hùng xả thân vì nghĩa lớn Nhà văn đã sử dụng ngòi bút tả thực đầy kịch tính kết hợp với việc khắc hoạ tính cách nhân vật và ngòi bút miêu tả phong cảnh hiện thực lẫn lãng mạn Có thể nói Chữ người tử tù với bút pháp sắc sảo khi dựng người, dựng cảnh, với ngôn ngữ văn xuôi giàu có và góc cạnh, với vẻ đẹp tuyệt vơì của HC, tác phẩm xứng đáng là một áng văn chương một thời vang bóng và nó mãi mài vang bóng trong bạn đọc nhiều thời.

2 Trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, quản ngục từng được nhận xét là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ.” Hãy làm sáng tỏ nhận xét trên qua việc phân tích nhân vật quản ngục.

Bài làm

Trang 28

Nếu như nhân vật Huấn Cao là biểu tượng về cái đẹp với sức mạnh hướng thiện của

nó, thì nhân vật viên quản ngục được sáng tạo ra là để hiện thực hóa sức mạnh ấy Có viên quản ngục thì ý đồ nghệ thuật của nhà văn mới thực hiện được Nhưng vai trò cực

kì quan trọng ấy của nhân vật quản ngục không dễ nhận ra, bởi vì nhân vật này dường như được Nguyễn Tuân “giấu” đi, ẩn xuống hàng thứ hai đằng sau nhân vật Huấn Cao Cảm giác ban đầu khi đọc Chữ người tử tù, người đọc choáng ván, ngập trong ánh sáng tỏa ra từ hình tượng Huấn Cao uy nghi, rực rỡ Từng dòng chữ, từng trang sách

cứ lấp lánh Huấn Cao Người đọc chẳng thiết nghĩ điều gì khác ngoài nghĩ về Huấn Cao Nhưng đọc thêm một vài lần nữa, gấp trang sách lại, ngẫm nghĩ kĩ, thấy nhân vật quản ngục từ từ hiện lên, ngày một rõ nét và cuốn hút ta bằng một sức mạnh kì lạ Ta càng thấm thía, cảm phục ngòi bút tài hoa, thâm thúy của Nguyễn Tuân Khi được khám phá, phát hiện, nhân vật quản ngục sẽ đem lại cho ta nhiều khoái cảm thẩm mĩ mới mẻ, thú vị Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ “ngông” Mỗi trang viết của ông đều muốn thể hiện sự tài hoa uyên bác Mọi sự vật, hiện tượng được miêu tả dù chỉ là cái ăn cái uống cũng được quan sát chủ yếu ở phương diện văn hóa, mĩ thuật Ông thường đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương sót lại và ông gọi là Vang bóng một thời Văn Nguyễn Tuân vừa đĩnh đạc cổ kính, vừa trẻ trung hiện đại Nguyễn Tuân học theo “chủ nghĩa

xê dịch” Ông là nhà văn của những tính cách phi thường, của những tìm cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mĩ, của gió, bão, núi cao rừng thẳm, thác ghềnh dữ dội… Phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân đã khiến Nguyễn Tuân tìm đến thể tùy bút như một điều tất yếu Sau Cách mạng tháng Tám, phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi quan trọng Ông vẫn tiếp cận thế giới, con người thiên về phương diện văn hóa nghệ thuật, nghệ sĩ, nhưng giờ đây ông còn tìm thấy chất tài hoa nghệ sĩ ở cả quần chúng nhân dân Chất giọng khinh bạc vẫn được duy trì và chủ yếu để dành cho kẻ thù của dân tộc hay những khía cạnh tiêu cực của xã hội

Là nhân vật phụ của truyện ngắn, nhưng nhân vật quản ngục lại có một sứ mệnh nghệ thuật không nhỏ Nếu Huấn Cao là hình ảnh cảu những người có khả năng tạo ra cái đẹp thì viên quản ngục lại là biểu tượng của người biết thưởng thức và cảm nhận cái

Trang 29

đẹp Chính vì vậy, nhân vật này tạo thành một cặp tương đồng và tương xứng với Huấn Cao

Ở phần đầu truyện ngắn, quản ngục đã nói về người tử tù Huấn Cao bằng những lời trầm trồ thán phục một cách chân thành “Trong đó, tôi nhận thấy tên người đứng đầu bọn phản nghịch là Huấn Cao Tôi nghe ngời ngợi Huấn Cao? Hay là cái người mà tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?” Đó là một

chuyện xưa nay chưa có kẻ coi ngục nào từng làm đối với người tù của mình Tâm trạng chờ đợi, mong ngóng sự xuất hiện của Huấn Cao cũng là điều khó hiểu ở kẻ coi

tù này Với tư cách là người dẫn truyện, Nguyễn Tuân đã dành cho nhân vật quản ngục nhưng lời tốt đẹp, đầy trân trọng Nếu xem cuộc đời như một dòng thác dữ thì viên quản ngục, trong những suy tư chìm đắm về ông Huấn, lại có gương mặt của một “mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ” Nếu xem cuộc đời như một dòng thác

dữ thì viên quản ngục, trong những suy tư chìm đắm về ông Huấn, lại có gương mặt của một “mặt nước ao xuân, bằng lặng, kính đáo và êm nhẹ” Nếu xã hội đương thời nhiễu nhương như “một bản đàn mà nhạc luật đề hỗn loạn, xô bồ” thì viên quản ngục, với “tính cách dịu dàng và lòng biết giá người”, là một âm thanh trong trẻo “chen vào giữa bản đàn ấy” Việc nhà văn tạo ra một nhân vật khác đời và khác người như thế, âu cũng là lẽ đương nhiên với một tính cách và phong cách như Nguyễn Tuân

Viên quản ngục được nói đến trong tác phẩm là một người có “sở thích cao quý” Để tạo ra thư pháp cần đến một tài năng siêu phàm, nhưng để hiểu và yêu nghệ thuật này thì lại cần đến một sở thích cao quý, một tấm lòng tri kỉ Điều đáng nói là sở nguyện này lại có ở một con người phải hàng ngày, hàng giờ tiếp xúc và chung sống với cái ác, cái xấu và những cặn bã trong xã hội Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, sở thích của quản ngục được đẩy lên đến mức phi thường và viên quản ngục được nâng lên thành một kiểu tài hoa, nghệ sĩ Vì tình yêu với cái đẹp, con người có nghiệm vụ thi hành pháp luật này đã bất chấp cả luật pháp, dám cả gan biệt đãi một kẻ tử tù, sẵn sàng mang cả tính mạng củ mình ra thế chấp để đổi lấy cái đẹp mà mình tôn thờ

Nhân vật quản ngục bị đặt vào một thử thách khá gay go quyết liệt Mấy ngày ngắn ngủi ông Huấn Cao tạm bị giam trong ngục tử tù của y, quản ngục luôn sống trong tình trạng vô cùng căn thẳng, hồi hộp Y thừa biết tính cách của Huấn Cao “vốn khoảng,

Trang 30

trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ” Viên quản ngục khổ tâm nhất là có một ông Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không biết làm thế nào mà xin được chữ Không can đảm giáp lại mặt một người cách xa y nhiều quá, y chỉ lo mai mốt đây, ông Huấn bị hành hình mà không kịp xin được mấy chữ, thì ân hận suốt đời mất Mặt khác, viên quản ngục luôn luôn phải dò xét, đề phòng cả bọn thuộc hạ, ông sợ “tên bát phẩm thơ lại này đem cáo giác với quan trên thì khó mà ở yên”, ông phải “dò ý tứ hắn lần nữa xem sao rồi sẽ liệu”

Bên cạnh đó, quản ngục còn là một người có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” “Ta muốn biệt đãi ông Huấn Cao, ta muốn cho ông ta đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại” Mặc dù bị ông Huấn nói những lời ra lệnh và có vẻ “khinh bạc đến điều”, “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều Là nhà người đừng đặt chân vào đây”,

nhưng ông vẫn không tự ái, mà lại còn chấp nhận “Xin lĩnh ý”, làm theo đầy nhịn nhục Những bữa cơm với rượu và thịt vẫn tiếp tục được mang đến có phần nồng hậu hơn Bởi ông có con mắt tinh đời để thấu hiểu và lí giải cái nguyên cớ bên trong của thái độ, của hành động kiêu ngạo ấy Lầ nào xuất hiện trước mặt Huấn Cao, ông cũng

có vẻ khúm núm, khép nép Đó không phải là biểu hiện của sự sợ hãi mà là thái độ quy phục Sự nhịn nhục của con người này không đồng nghĩa với sự hạ mình Đó chỉ là cái nghiêng mình kính cẩn trước một tấm lòng, một nhân cách của kẻ biết yêu cái đẹp, biết trọng cái tài

Ông là người đứng đầu bộ máy đàn áp, là kẻ có thừa mánh khóe và luôn cẩn trọng trong công việc mẫn cán của một viên quan coi ngục Ông đã “cắt lời” của thầy thơ lại khi dò xét cấp dưới của mình: “Chuyện triều đình quốc gia, chúng ta biết gì mà bàn bạc cho thêm lời Nhỡ ra lại vạ miệng thì khốn”, cái tính cẩn trọng của ông lại một lần nữa thể hiện khi ông vào ngục hỏi tâm nguyện cuối cùng của Huấn Cao: “Đối với những người như ngài, phép nước ngặt lắm” Có phải chăng cái cảnh phải tra tấn con người hằng ngày và cuộc sống chốn nhà lao đã dạy cho viên quản ngục như thế?

Viên quản ngục là người hết lòng theo đuổi mục đích Ông hiểu những người như Huấn Cao nên “Viên Quảng Ngục không lấy làm oán thù thái độ khinh bạc của ông Huấn”, mà ngược lại, Quản ngục mong ước ông Huấn dịu bớt tính nết để xin chữ:

"Quản Ngục mong mỏi một ngày gần đây ông Huấn sẽ dịu bớt tính nết, thì y sẽ nhờ

Trang 31

ông viết, ông viết cho mấy chữ" Quản ngục là người có tâm hồn cao thượng, là nghệ

sĩ biết thưởng thức cái đẹp Ngoài ra, ông còn là một con người có niềm tin, tin tưởng vào tương lai, cuộc sống, dù điều đó ông biết được nó rất mỏng manh

Tác phẩm khép lại bằng một cuộc đổi ngôi kì lạ từ màn cho chữ quản ngục của Huấn Cao Trước những lời di huấn của tử tù, “Ngục quan cảm độg, vái người tù một cái, chấp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”” Không phải ông cố tình hạ thấp mình mà là một cách chân thành nhất, ông tự nhận thấy mình là một “kẻ mê muội” Cái cúi đầu của quản ngục trước Huấn Cao là cái cúi đầu đầy ý nghĩa Nó không làm cho ông thấp hèn đi mà nó tôn vinh một nhân cách, một tấm lòng, một sở thích, tất cả đều rất cao quý

Là một nhà văn của Chủ nghĩa Lãng mạn, người suốt đời coi cái đẹp và nghệ thuật là tôn giáo của mình, tất yếu, Nguyễn Tuân sẽ say mê hướng vào những vẻ đẹp vừa mới

lạ, độc đáo, vừa dữ dội, phi thường Với ông, “sự tầm thường là cái chết của nghệ thuật” (V.Huy-gô) Vậy nên, bút pháp tương phản, phóng đại được khai thác tối đa cùng với những thủ pháp nghệ thuật của hội họa, điêu khắc và điện ảnh được huy động triệt để đã làm nên những trang văn tuyệt bút

Có thể nói, xây dựng nhân vật quản ngục – một kẻ chỉ biết thưởng thức cái đẹp, tôn thờ cái tài hoa, khí phách, Nguyễn Tuân đã tạo nên một đối tượng tương xứng với nhân vật chính Huấn Cao, từ đó gửi gắm những triết lí, thông điệp sâu xa: “Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ chỉ biết tiếc, biệt trọng người có tài, hẳn không phải là một

kẻ xấu hay vô tình” Thậm chí, với những con người như quản ngục và thơ lại, họ càng đáng quý, đáng trân trọng hơn bởi họ như loài hoa sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” Chỉ bằng một vài nét phát họa chân dung, cử chỉ, đi vào tâm tư, suy nghĩ của nhân vật,ngòi bút Nguyễn Tuân đã lưu lại một gương mặt độc đáo trên những trang viết của Chữ người tử tù

Nhân vật viên quản ngục là một sáng tạo rất mực sinh động của Nguyễn Tuân, để vừa

tô đậm vẻ đẹp lí tưởng của nhân vật Huấn Cao, lại vừa thể hiện vẻ đẹp của một con người đang được dắt dẫn bởi cái đẹp và cái thiện Đây là kiểu sáng tạo nhân vật rất mới trong văn học hiện đại Việt Nam, cái cách để cho nhân vật tự tạo tính cách Tác phẩm khép lại nhưng gieo vào lòng người đọc sự vững tin rằng cái đẹp là cái vĩnh

Trang 32

hằng và bất khả chiến bại, tin rằng “cái đẹp sẽ cứu vãn thế giới” (Đốp – xtôi – ép – xki) Đàng sau lớp màn sương huyền thoại về những nhân vật lịch sử một thời vang bóng của Chữ người tử tù là bóng dáng của nhà văn Đó là một tinh thần đậm đà kín đáo gửi gắm vào những nhã thú văn hóa thẩm mĩ truyền thống của dân tộc, là thái độ bất hòa với chế độ xã hội đương thời và sự kính trọng những con người tài hoa, khí phách, thiên lương Đó cũng chính là cái tâm đáng quý trọng của nhà văn tài hoa độc đáo Nguyễn Tuân

3 Phân tích cảnh cho chữ trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

Bài làmKhi nhắc tới lối văn chương luôn khát khao hướng tới chân-thiện-mĩ, người ta thường nhắc tới Nguyễn Tuân- một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp Ông được đánh giá là một trong những cây bút tài hoa nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại Trong các sáng tac của Nguyễn Tuân, các nhân vật thường được miêu

tả, nhìn nhận như một nghệ sĩ Và tác phẩm “Chữ người tử tù” cũng được xây dựng bằng cách nhìn nhận như vậy Bên cạnh đó, nhà văn đã khéo léo sáng tạolên một tình huống truyện vô cùng độc đáo Đó là cảnh cho chữ trong nhà giam- là phần đặc sắc nhất của thiên truyện này “một cảnh tượng xưa nay chưatừng có”

Đoạn cho chữ nằm ở phần cuối tác phẩm.ở vị trí này tình huống truyện được đẩy lên đến đỉnh điểm vì viên quản ngục bỗng nhận được công văn về việc xử

tử những tên phản loạn, trong đó có Huấn Cao Do vậy cảnh cho chữ có ý

Trang 33

nghĩa cởi nút,giải tỏa những băn khoăn ,chờ đợi nơi người đọc, từ đó toát lên những giá trị lớn lao của tác phẩm.

Sau khi nhận được công văn, viên quản ngục đã rãi bày tâm sự của mình với thầy thơ lại Nghe xong truyện, thầy thơ lại đã chạy xuống buồng giam Huấn Cao để kể rõ nỗi lòng viên quản ngục Và đêm hôm đó, trong một buồng tối chật hẹp với ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu, “ một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” đang diễn ra Thông thường để sáng tạo nghệ thuật người ta thường tìm đến những nơi có không gian đẹp, thoáng đãng , yên tĩnh Nhưng trong một không gian chứa đầy bóng tối, nhơ bẩn chốn ngục tù thì việc sáng tạo nghệ thuật vẫn xảy ra Thời gian ở đây cũng gợi cho ta tình cảnh của người

tử tù Đây có lẽ là đêm cuối của người tử tù-người cho chữ và cũng chính là giờ phút cuối cùng của Huấn Cao Và trong hoàn cảnh ấy thì “ một người tù cổđeo gông, chân vướng xiềng” vẫn ung dung, đĩnh đạc “dậm tô nét chữ trên tấmlụa trăng tinh” Trong khi ấy, viên quản ngục và thầy thơ lại thì khúm lúm chuyển động.ở đây cho thấy dường như trật tự xã hội đang bị đảo lộn Viên quản ngục đáng nhẽ phải hô hào , răn đe kẻ tù tội Thế nhưng trong cảnh tượngnày thì tù nhân lại trở thành người răn dạy, ban phát cái đẹp

Đây quả thực là một cuộc gặp gỡ xưa nay chưa từng có giữa Huấn Cao-người

có tài viết chữ nhanh , đẹp và viên quản ngục, thầy thơ lại-những người thích chơi chữ Họ đã gặp nhau trong hoàn cảnh thật đặc biệt: một bên là kẻ phản nghịch phải lĩnh án tử hình( Huấn Cao) và một bên là những người thực thi pháp luật Trên bình diện xã hội, họ ở hai phía đối lập nhau nhưng xét trên bình diện nghệ thuật họ lại là tri âm, tri kỉ của nhau Vì thế mà thật là chua xót

vì đây là lần đầu tiên nhưng cũng là lần cuối cùng ba con người ấy gặp nhau Hơn thế nữa, họ gặp nhau với con người thật, ước muốn thật của mình Trong đoạn văn, nhà văn đã sử dụng sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối làm câu chuyện cũng vận động theo sự vận động của ánh sáng và bóng tối Cái hỗn

Trang 34

độn, xô bồ của nhà giam với cái thanh khiết của nền lụa trắng và những nét chữ đẹp đẽ Nhà văn đã làm nổi bật hình ảnh của Huấn Cao, tô đậm sự vươn lên thắng thế của ánh sáng so với bóng tối, cái đẹp so với cái xấu và cái thiện

so với cái ác Vào lúc ấy, từ một quan hệ đối nghịch kì lạ: ngọn lửa của chính nghĩa bùng cháy ở chốn ngục tù tối

tăm, cái đẹp được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn… ở đây, Nguyễn Tuân

đã nêu bật chủ đề của tác phẩm: cái đẹp chiến thắng cái xấu xa, thiên lương chiến thắng tội ác Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện đầy ấn tượng

Sau khi cho chữ xong, Huấn Cao đã khuyên quản ngục từ bỏ chốn ngục tù nhơ bẩn: “đổi chỗ ở” để có thể tiếp tục sở nguyện cao ý Muốn chơi chữ phải giữ được thiên lương Trong môi trường của cái ác, cái đẹp khó có thể bền vững Cái đẹp có thể nảy sinh từ chốn tối tăm, nhơ bẩn, từ môi trường của cái ác( chochữ trong tù nhưng không thể chung sống với cái ác Nguyễn Tuân nhắc đến thú chơi chữ là môn nghệ thuật đòi hỏi sự cảm nhận không chỉ bằng thị giác

mà còn cảm nhận bằng tâm hồn Người ta thưởng thức chữ không mấy ai thấy, cảm nhận mùi thơm của mực Hãy biết tìm trong mực trong chữ hương vị của thiên lương Cái gốc của chữ chính là cái thiện và chơi chữ chính là thể hiện cách sống có văn hóa

Trước lời khuyên của người tử tù, viên quản nguc xúc động “ vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng nghẹn ngào: kẻ

mê muội này xin bái lĩnh” Bằng sức mạnh của một nhân cách cao cả và tài năng xuất chúng, người tử tù đã hướng quản ngục đến một cuộc sống của cái thiện Và trên con đường đến với cái chết Huấn Cao gieo mầm cuộc sống cho những người lầm đường Trong khung cảnh đen tối của tù ngục, hình tượng Huấn Cao bỗng trở lên cao lớn là thường, vượt lên trên những cái dung tục thấp hèn của thế giới xung quanh Đồng thời thể hiện một niềm tin vững chắc của con người: trong bất kì hoàn cảnh nào con người vẫn luôn khao khát

Trang 35

hướng tới chân- thiện-mĩ.

Có ý kiến cho rằng: Nguyễn Tuân là nhà văn duy mĩ, tức là điều khiến ông quan tâm chỉ là cái đẹp, là nghệ thuật Nhưng qua truyện ngắn “ Chữ người tử tù” mà đặc biệt là cảnh cho chữ ta càng thấy rằng nhận xét trên là hời hợt, thiếu chính xác Đúng là trong truyện ngắn này, Nguyễn Tuân ca ngợi cái đẹp nhưng cái đẹp bao giờ cũng gắn với cái thiện, thiên lương con người Quan điểm này đã bác bỏ định kiến về nghệ thuật trước cách mạng, Nguyễn Tuân là một nhà văn có tư tưởng duy mĩ, theo quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật Bêncạnh đó, truyện còn ca ngời viên quản ngục và thầy thơ lại là những con người tuy sống trong môi trường độc ác xấu xa nhưng vẫn là những “thanh âm trong trẻo” biết hướng tới cái thiện Qua đó còn thể hiện tấm lòng yêu nước, căm ghét bọn thống trị đương thời và thái độ trân trọng đối với những người có

“thiên lương” trên cơ sở đạo lí truyền thống của nhà văn

“Chữ người tử tù” là bài ca bi tráng, bất diệt về thiên lương, tài năng và nhân cách cao cả của con người Hành động cho chữ của Huấn Cao, những dong chữ cuối cung của đời người có ý nghĩa truyền lại cái tài hoa trong sáng cho kẻtri âm, tri kỉ hôm nay và mai sau Nếu không có sự truyền lại này cái đẹp sẽ mai một Đó cũng là tấm lòng muốn giữ gìn cái đẹp cho đời

Bằng nhịp điệu chậm rãi, câu văn giàu hình ảnh gợi liên tưởng đến một đoạn phim quay chậm Từng hình ảnh, từng động tác dần hiện lên dưới ngòi bút đậm chất điện ảnh của Nguyễn Tuân: một buồng tối chật hẹp…hình ảnh con người “ba cái đầu đang chăm chú trên một tấm lụa trắng tinh”, hình ảnh người

tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang viết chữ Trình tự miêu tả cũng thể hiện tư tưởng một cách rõ nét: từ bóng tối đến ánh sáng, từ hôi hám nhơ bẩn đến cái đẹp Ngôn ngữ, hình ảnh cổ kính cũng tạo không khí cho tác phẩm Ngôn ngữ sử dụng nhiều từ hán việt để miêu tả đối tượng là thú chơi chữ Tác giả đã “phục chế” cái cổ xưa bằng kĩ thuật hiện đại như bút pháp tả thực, phân

Trang 36

tích tâm lí nhân vật.( văn học cổ nói chung không tả thực và phân tích tâm lí nhân vật)

Cảnh cho chữ trong “ Chữ người tử tù” đã kết tinh tài năng , sáng tạo và tư tưởng độc đáo của Nguyễn Tuân Tác phẩm đã nói lên lòng ngưỡng vọng và tâm sự nuối tiếc đối với những con người có tài hoa, nghĩa khí và nhân cách cao thượng Đan xen vào đó tác giả cũng kín đao bày tỏ cái đau xót chung cho cái đẹp chân chính, đích thực đang bị hủy hoại Tác phẩm góp một tiếng nói đầy tính nhân bản: dù cuộc đờicó đen tối vẫn còn có những tấm lòng tỏa sáng

4 “Cảnh cho chữ là cảnh xưa nay chưa từng có” Phân tích làm rõ quan điểm trên.

Bài làm

Trang 37

Trong sự nghiệp Nguyễn Tuân, tập truyện ngắn “Vang bóng một thời” là một mốc son đậm nét giúp người đọc hiểu và gần Nguyễn Tuân hơn, một

Nguyễn Tuân tài ba, uyên bác và làm chủ gần như tuyệt đối vốn tiếng Việt phong phú, dồi dào và đầy sáng tạo Tập truyện ngắn này của Nguyễn Tuân cũng là một thành tựu rực rỡ của văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945, hội tụ trong đó những yếu tố thẩm mỹ và nguyên tắc sáng tác của phương phápsáng tác này Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là một trong số đó

Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám là một nhà văn duy mỹ Ôngyêu đến say đắm cái đẹp, ngợi ca cái đẹp, tôn thờ cái đẹp Theo ông mỹ là đỉnhcao của nhân cách con người Ông săn lùng cái đẹp không tiếc công sức Ôngmiêu tả cái đẹp bằng kho ngôn ngữ giàu có của riêng ông Nhưng nhân vậthiện lên trong tác phẩm của Nguyễn Tuân phải là hiện thân của cái đẹp Đó lànhững con người tài hoa hoạt động trong những hoàn cảnh, môi trường đặcbiệt, phi thường Ông phát hiện, miêu tả cái đẹp bên ngoài và bên trong củanhân vật Trong cái đẹp của ông bao gồm cái chân và thiện Ông còn kết hợp

mỹ với dũng Truyện ngắn Chữ người tử tù (1939) trong tập Vang bóng mộtthời là áng văn hay nhất, tiêu biểu nhất của Nguyễn Tuân Giá trị tư tưởng vàdụng công nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện chủ yếu trong đoạn văn

tả “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”, cảnh tượng một người tử tù chochữ một viên quản ngục

Trong “Chữ người tử tù” nói riêng và tập truyện ngắn “Vang bóng mộtthời” nói chung, Nguyễn Tuân đã dựng lại những mảnh của cuộc sống một thời

đã qua, một thời vang bóng Cả một dấu xưa vàng son, quá vãng nay trở vềsáng lại trên mỗi trang văn với vẻ đẹp mê hồn, có khi rùng rợn mang đầy nuốitiếc, bâng khuâng Truyện tuy ngắn nhưng cũng đủ để nhà văn vẽ ra một sựtương phản giữa cái lý tưởng và hoàn cảnh thực tại, giữa cái Thiện và cái Ác,giữa ánh sáng và bóng tối Nhân vật Huấn Cao, quản ngục, thầy thư lại là một

Trang 38

bộ ba nhân vật mà trong đó chỉ Huấn Cao là có tên (một cái tên cũng khá mơ

hồ gồm tên gọi tắt của chức vụ (Huấn) đi kèm với họ (Cao)) nhưng vẫn sánglên như những nốt nhấn giữa một mặt bằng tăm tối Có thể nói hoàn cảnh nhàlao nói riêng và hoàn cảnh xã hội nói chung đã giam hãm những con ngườitrong sạch đó vào cái lồng thiên địa chật hẹp và bó buộc, là một không gian thùđịch và luôn ẩn chứa sức phá hoại đối với cái Tài, cái Đẹp, cái Thiên lương.Nhân vật quản ngục và thư lại là những con người trung gian mà Huấn Cao lànhân vật lý tưởng, mẫu hình lý tưởng đối lập với cuộc sống đang níu giữ, kéoghì quản ngục và thư lại xuống Quản ngục và thư lại sống lẫn trong cuộc sống

đó, Huấn Cao vượt lên khỏi cuộc sống đó nhưng xét đến cùng họ đều là nhânvật của văn học lãng mạn Huấn Cao sống một cuộc sống mà bình sinh chọctrời khuấy nước mặc dầu với những hình tích và hành trạng bí ẩn đầy màu sắctruyền thuyết Con người ấy đối lập mình với thế giới, với chế độ mà mìnhđang sống bởi tự ý thức được mình, ý thức được phẩm giá của mình, kiêu hãnhđứng riêng ra và cao hơn với xung quanh và cảm thấy cô độc trong niềm kiêuhãnh đó Tuy quản ngục và thầy thư lại không được như Huấn Cao nhưng họvẫn là những người xa lạ với hoàn cảnh của mình đang sống “Trong hoàncảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng vàlòng biết giá người (…) của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻochen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ” Họ sống lạclõng với xung quanh, là những người chọn nhầm nghề bởi nơi họ sống là mộtnơi “lẫn lộn (…) khó giữ thiên lương”, là nơi mà những cái thuần khiết bị đày

ải giữa một đống cặn bã Giữa cảnh sống đó, nhân cách và tài năng của HuấnCao càng rực sáng hơn, Huấn Cao đã vượt lên khỏi những ràng buộc của hoàncảnh để sống với chính bản thân mình dù rằng ông đang ở trong cảnh tù đày,

cá nằm trên thớt Nguyễn Tuân đã dùng những lời thật đẹp để tả lại khungcảnh “một ngôi sao Hôm nhấp nháy như muốn trụt xuống phía chân trời không

Trang 39

định (…); bấy nhiêu âm thanh phức tạp bay cao dần lên khỏi mặt đất tối, nâng

đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ…” Những câu văn bay bổng,tài hoa đó đã nói lên phần nào lòng yêu mến của nhà văn với các nhân vật lýtưởng của mình

Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là một bức tranh gồm nhiều mảng màukhác nhau, phân rõ tối sáng, đậm nhạt mà trong đó cái Thiện và cái Ác, ánhsáng và bóng tối luôn tương phản với nhau Có thể nói, ngay ước muốn xinchữ Huấn Cao của viên quản ngục đã là một ý định đầy chất lãng mạn Ước

mơ đó đã là cái nền nâng đỡ cho hàng loạt chi tiết sau này để những mảng màutương phản được bày ra Cảnh tượng Huấn Cao cho chữ là tột đỉnh của quanđiểm lãng mạn mà tại điểm hội tụ đó cái Thiện chiến thắng cái Ác, ánh sáng đãlấn át bóng tối và quan trọng hơn là sự phát triển của tính cách nhân vật khôngcòn phụ thuộc vào hoàn cảnh Tính cách, cảm xúc của nhân vật đã vượt lêntrên hoàn cảnh

Ông Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù là một nho sĩ tài hoa củamột thời đã qua nay chỉ còn “vang bóng” Nguyễn Tuân đã dựa vào nguyênmẫu nhà thơ, nhà giáo, một lãnh tụ của khởi nghĩa nông dân là Cao Bá Quát,một người hết sức tài hoa và dũng khí phi thường để sáng tạo ra nhân vật HuấnCao (Cao là họ, Huấn là dạy) Cao Bá Quát trước khi thành lãnh tụ nông dâncũng là thầy giáo Nguyễn Tuân đã đưa vào hai tính cách nổi bật của nguyênmẫu để xây dựng nhân vật Huấn Cao Cao Bá Quát người viết chữ đẹp nổitiếng và khí phách lừng lẫy Xây dựng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân vừathể hiện lý tưởng thẩm mỹ của ông lại vừa thỏa mãn tinh thần nổi loạn của ôngđối với xã hội đen tối tàn bạo lúc bấy giờ

Truyện có hai nhân vật chính, một là ông Huấn Cao có tài viết chữ đẹp,một nữa là viên quản ngục say mê chữ đẹp của Huấn quyết tìm mọi cách để

“xin chữ” treo trong nhà Lão coi chữ Huấn Cao như báu vật Họ đã gặp nhau

Trang 40

trong một tình huống oái oăm là nhà ngục Người có tài viết chữ đẹp lại là mộttên “đại nghịch” cầm đầu cuộc khởi nghĩa nông dân (triều đình gọi là nổi loạn,

“giặc” đang bị bắt giam chờ ngày thụ hình Con người mê chữ đẹp của ôngHuấn Cao lại là một tên quản ngục đại diện cho cái trật tự xã hội ấy Trên bìnhdiện nghệ thuật họ là tri âm tri kỉ, trên bình diện xã hội họ ở hai vị trí đối lập.Tình huống của truyện có tính kịch Từ tình huống đầy kịch tính ấy, tính cáchcủa hai nhân vật được bộc lộ và tư tưởng chủ đề của truyện được thể hiện mộtcách sâu sắc Nguyễn Tuân thích xây dựng nhân vật trong tình huống phithường Một viên quản ngục, tay sai đắc lực cho bộ máy thống trị lại tha thiếtxin chữ một tội phạm Còn Huấn Cao là một bậc anh hùng, một nghệ sĩ đâu có

dễ dàng cho chữ một kẻ tiểu nhân đang làm nghề tàn ác, lừa lọc Vậy mà việccho chữ trong ngục đã diễn ra Huấn Cao nói: “Ta nhất sinh không vì vàng bạchay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối bao giờ” Huấn Cao coi thườngtiền bạc và uy quyền, nhưng Huấn Cao vui lòng cho chữ viên quản ngục vì conngười sống giữa chốn bùn nhơ này, nơi người ta chỉ biết sống bằng tàn nhẫn,bằng lừa lọc lại có kẻ biết trọng người có nghĩa khí, biết tôn quí cái đẹp củachữ nghĩa “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người Nào ta cóbiết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quí nhưvậy” Viên quản ngục cũng không dễ gì nhận được chữ của Huấn Cao Hắn đã

bị nghi ngờ, bị đuổi Có lần hắn mon men vào ngục định làm quen và biệt đãiHuấn Cao để xin chữ thì lại bị Huấn Cao cự tuyệt: “Người hỏi ta muốn gì? Tachỉ muốn có một điều, là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây” Về sau hiểu đượctấm lòng của viên quản ngục, ông đã nói một lời sâu sắc và cảm động “Thiếuchút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ” Coi khinh cường quyền vàtiền bạc Huấn Cao chỉ trọng những tấm lòng biết quí cái đẹp, cái tài, có sởthích cao quí Những con người ấy theo Huấn Cao là còn giữ được “thiênlương” Ông khuyên viên quản ngục bỏ cái nghề nhơ bẩn của mình đi “ở đây

Ngày đăng: 05/07/2015, 20:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w