Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao qua truyện ngắn “Chí Phèo”

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 11 – BAN CƠ BẢN HỌC KỲ I (Trang 61 - 70)

II. Tác phẩm “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân

3. Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao qua truyện ngắn “Chí Phèo”

Bài làm

Trong tác phẩm “Nước mắt” trước CMT8, Nam Cao đã mượn lời của nhà văn Pháp François Coppée làm lời đề từ: “Người ta chỉ xấu xa hư hỏng trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ. Nước mắt là miếng kính biến hình vũ trụ.” Nam Cao là 1 nhà văn luôn nhìn đời bằng nước mắt, tình thương. Ông từng tuyên ngôn: “sống đã rồi hãy viết” bởi 1 nhà văn muốn viết nhân đạo trước hết phải sống cho nhân đạo đã. Với cái nhìn đời đầy nước mắt ấy, tác phẩm của Nam Cao cũng chứa chan tình nhân đạo nhân văn. Trước CM Nam Cao viết về 2 đề tài chính đó là người nông dân và trí thức tiểu tư sản. Trong cả 2 đề tài này ông đều đề cập đến bi kịch của co người trong XH cũ bằng ngòi bút giàu lòng nhân văn, nhân ái. T/p tiêu biểu trong đề tài nông dân ta phải kể đến đó là “CP”. Đến nay truyện được tái bản hàng chục lần và được dưa vào trong CT giảng dạy như là 1 trong những kiệt tác của Nam Cao nói riêng, của dòng VH hiện thực phê phán VN 30 – 45 nói chung. Thành công của Nam Cao trong t/p này là nhà văn đã XD được bi kịch của người nông dân trong XH cũ – những con người sinh ra làm người nhưng không được làm người, cả đời khao khát lương thiện nhưng kết cục lại trở thành bất lương thông qua NV chính đó là CP. Có thể khẳng định CP của NC đã bộc lộ rất rõ tình cảm nhân đạo, nhân

văn sâu sắc và cao cả. Chekhov đã từng nói: “1 người nghệ sĩ chân chính phải là 1 nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”. NC là 1 nhà văn như thế.

Trong tiếng Hán Việt, “nhân” có nghĩa là người còn “đạo” là đạo lí. Như vậy hiểu nôm na, "nhân đạo" là đạo lí làm người. Sâu xa hơn, nó là tình yêu thương con người của 1 nhà văn, là cách nhìn đời, nhìn người, là quan điểm, lập trường của người nghệ sĩ. Họ phải nhìn đời bằng nước mắt tình thương bởi NC trong "Lão Hạc" đã nói: " Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương." Nếu dứng từ góc độ t/p thì 1 t/p VH chân chính, giá trị nhân đạo chính là giá trị nhân tâm của t/p. Nói như Nam Cao, đó phải là một cái gì đó “vừa đau đớn vừa phấn khởi. Nó ca ngợi lòng thương, tình bác ái, sự công bình, nó làm người gần người hơn.” Còn theo như Thạch Lam trong “Gió lạnh đầu mùa”:

- Văn chương phải là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực; nó làm trong sạch lòng người, làm thay đổi một cái thế giới tàn ác và giả tạo.

Để có được những áng văn như vậy, nhà văn phải "đứng trong lao khổ mở lòng mình ra đón lấy tiếng vang động của cuộc đời" hay nói như Tố Hữu:

-Nhà thơ phải là những con ong hút nhụy từ những bông hoa của cuộc sống. Không có sự cần mẫn của con ong, nhụy hoa không thể trở thành mật ngọt. Điều này được thể hiện rõ trong “CP” của nhà văn NC, 1 t/p chứa chan tình nhân văn, nhân đạo.

Đọc CP của NC, ta thấy đầu tiên ngòi bút giàu lòng nhân ái của nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy này tập trung vào để thể hiện nỗi đồng cảm, sự thương xót trước người nông dân trong XH cũ. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời của NV CP. Đây là 1 điển hình của người nông dân VN trc CMT8. Lai lịch của Chí mở ra trong t/p là 1 đứa trẻ xám ngắt, bọc trong 1 tấm váy đụp bên cạnh lò gạch bỏ

hoang được người thả ống lươn mang về vào 1 sáng tinh sương. Chí là 1 đứa trẻ không cha, không mẹ, không họ hàng, không người thân thích, cả con số không to tướng đè bẹp lên cuộc đời Chí. Lớn lên, CP được cưu mang bởi những con người nghèo khổ. Chí phải đi ở hết nhà này sang nhà khác. Từ gia đình bà góa mù đến nhà ông phó cối… QK ấy không làm cho CP trở thành 1 đứa trẻ hư hỏng. Trái lại, đến năm 20 tuổi, khi đi làm canh điền cho nhà Lí Kiến, CP vẫn giữ nguyên bản tính 1 người nông dân thuần hậu. Nhưng vì 1 cơn ghen bóng gió, CP đã bị BK tống vào ngục tù. Con người xảo quyệt này sẵn sàng chà đạp lên cuộc đời người khác không thương tiếc, không ghê tay. Bắt đầu từ đây, CP hoàn toàn khác. Điều đau đớn ở đây đó là CP sau 7,8 năm ở trong tù khi ra đã trở thành con người khác hẳn. Cái nhà tù nhào nặn CP trở thành 1 con quỉ dữ của làng VĐ. Như vậy, viết về cuộc đời, về nỗi khổ đau của người nông dân không cha không mẹ này, ngòi bút của NC ứa biết bao nhiêu máu và nước mắt trên từng trang viết cho dù giọng văn của nhà văn rất lạnh lùng, thờ ơ. Đây là 1 sở trường, 1 phong cách rất riêng của NC.

Nhưng có lẽ sự đồng cảm của nhà văn được bộc lộ rõ nhất khi thể hiện nỗi đau đớn của NV muốn đòi quyền làm người: " Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao!". Trong khi tất cả làng VĐ đều tránh CP thì NC lại đem tấm lòng, đem ngòi bút giàu lòng nhân ái của mình đến cạnh NV, đi sau vào trong sâu thẳm NV đẻ đồng cảm cùng nỗi đau của NV. Điều này được thể hiện rất rõ thông qua những câu văn của NC ngay ở đoạn đầu:

- Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Ban đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nghĩ: “Chắc nó chừa mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất!

Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều.

Trong những câu văn trên, có thể đó là câu NC dẫn truyện. Nhưng cũng có những câu ta không phát hiện được đây là lời nói của NC hay của CP. Rõ ràng ở đây NC đã SD ngôn ngữ kể đa thanh, nghĩa là 1 câu nói được hiểu từ nhiều giọng nói, nhiều người nói. NC đã nhập vào trong nỗi đau của NV, đau cùng nối đau của NV, vui cùng niềm vui của NV. Đó là sự đồng cảm sâu sắc của nhà văn nhân đạo chủ nghĩa NC

Không chỉ dừng lại ở đó, NC còn thể hiện nỗi đồng cảm của mình với con người để nên vợ nên chồng với Chí đó là Thị Nở. NV này xấu đến ma chê quỉ hờn, cả làng VĐ tránh thị như tránh bệnh dịch. Ấy thế mà NC vẫn đồng cảm được với người đàn bà xấu xí để phát hiện Thị Nở là 1 người đẹp theo nghĩa đúng của từ. Khi cả làng VĐ tránh thị như tránh dịch, coi CP như quỉ dữ thì có lẽ chỉ có NC lách sâu ngòi bút của mình để phát hiện ra Thị Nở có đức tính của 1 con người, mang con người này đến bên cạnh CP để đung đẩy trái tim của CP bấy lâu nay vốn lạc điệu. Như vậy rõ ràng ở đây, NC thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với người nông dân trong XH cũ

Ngoài ra, ngòi bút giàu lòng nhân đạo của nhà văn còn lách sâu vào để tập trung tố cáo cái XH mà Vụ Trong Phụng đã gọi là "chó đểu" còn NC lại gọi đó là XH "quần ngư tranh thực". Đây là XH của bọn địa chủ cầm cân nảy mực, ôm chặt chân đế quốc, là kẻ thù của ND. Điều này được bộc lộ rất rõ ở các thế lực trong làng VĐ ngày ấy đó là Đội Tảo, là Bá Kiến. Đây chính là bầy cá tranh nhau ăn 1 món mồi đó là người nông dân mà tiêu biểu ở đây đó là CP, là Thị Nở. Với lối sống đè đầu cưỡi cổ, với lối sống mềm nắn rắn buông, những con người nông dân hiền hậu như Chí bao giờ cũng bị thiệt thoi hơn cả. Hắn biết đạp bàn đạp ghế để được 50 đồng nhưng biết quẳng lại mấy hào vì thương anh túng quá. Hắn biết dìm người khác xuống sông song giả bộ kéo lên để

được hàm ơn và Chí Phèo đã bị mắc mưu. Điều này được thể hiện rõ nét nhất ở lần thứ 2 sau khi ra tù CP đến nhà BK để xin đi ở tù. Rõ ràng mục đích chính là đến để đòi việc làm, đòi nhà ở nhưng sau khi được giao cho 5 sào đất ở bờ sông, CP đã bị BK 1 lần nữa tha hóa, trở thành công cụ đi đòi nợ thuê cho giai cấp thống trị, góp phần chiến thắng cho giai cấp thống trị. Có lẽ đây là khoảng TG đau đớn nhất của CP. trong khoảng TG ấy, CP lấn quá sâu vào trong tội lỗi.

Ta còn thấy ngòi bút tố cáo của nhà văn được thể hiện rất rõ khi CP bị tống vào tù. Trước khi vào tù, Chí là người nông dân hiền như cục đất. Vậy mà 7, 8 năm ở trong tù Chí đã bị tha hóa. Đây là nhà tù của bọn thực dân đồng lõa với giai cấp phong kiến, tiếp tay cho lão Bá để tha hóa CP. Nhà tù này có bản chất trái hoàn toàn với bản chất XH của 1 nhà tù mà loài người đang mong đợi. Nhà tù này chỉ mở cửa tù thu nạp tù nhân khi anh ta hiền như cục đất để nhào nặn, đào tạo trở thành kẻ bất lương rồi thả họ ra. Chính nhà tù ấy đã biến anh Chí hiền lành thành Chí Phèo. Nhân đây ta nhắc qua diện mạo của CP khi ra tù: cái đầu cạo trọc lốc, hàm răng cạo trắng hớn, mặt đen cơng cơng, 2 con mắt gườm gườm, ngực xăm trổ đầy những hình rồng phượng, lại có cả 1 ông tướng cầm chùy trông đặc như 1 tên săng đá. Đây là 1 sp của cái lối sống, lối thống trị, là sp của XH khốn nạn này.

Có thể nói, sinh ra 1 người nông dân Chí thuần hậu là 1 bà mẹ khổ đau nào đó nhưng có phần nhẫn tâm bỏ con mình ở cái lò gạch cũ bỏ hoang vào 1 sáng tinh sương. Nhưng đẻ ra 1 CP côn đồ mà sau này trở thành quỉ dữ của làng Vũ Đại chính là XH khốn nạn chó đểu. Như vậy NC không chỉ nói 1 mình CP phỉa chịu bi kịch này mà CP là 1 hiện tượng có tính qui luật ở nông thôn VN trước CM tháng 8. Ta thấy trong t/p những anh em họ hàng gần xa của CP. tiền thân của CP là Binh Chức, Năm Thọ; hậu thân của CP là 1 CP con. Vì vậy, CP bi kịch của 1 tầng lớp con người. Viết lên những dòng văn này, ngòi bút của NC

giần giật căm hờn, bộc lộ rõ thái độ tố cáo những thế lực dẫn đến đau khổ. Rõ ràng NC đã đứng trên quyền con người để tố cáo. Điều này chứng tỏ ông là 1 nhà văn nhân đạo sâu sắc.

Bên cạnh đó, ngòi bút giàu lòng nhân ái của NC cũng đã lách sâu vào bên trong tâm hồn của NV để phát hiện dưới đáy sâu tâm hồn của người nông dân vẫn có những bản tính tốt đẹp. Đầu tiên nhà văn lách sâu vào dưới đáy sâu thẳm tâm hồn CP – 1 con người dưới đáy cùng của XH – để phát hiện dưới đáy tâm hồn của anh vẫn còn lương thiện. Nó cho người yêu văn thấy rõ ở dưới đáy sâu của 1 con quỉ dữ vẫn còn có khao khát lương thiện. Nó được hiện lên 1 cách rõ nét ngay ở bài chửi của CP ở đầu t/p bằng NT phân thân. Ở bề mặt đó là 1 CP côn đồ với 1 bài chửi rất riêng, rất trứ danh. Nhưng đằng sau bài chửi của CP côn đồ, NC còn chỉ ra cho người yêu văn nhận thấy đó là 1 CP đang vật vã trong nỗi cô độc, 1 CP đang khao khát lương thiện và bài chửi ấy là 1 bài giao tiếp rất riêng của Chí. Chí đang muốn làm hòa với mọi người dù cách làm hòa ấy chỉ là 1 bài chửi.

CP chỉ mong được ai đó ra điều. Giả sử CP chửi trời, chửi đời hay chửi đến làng VĐ mà có ai đó ra điều thì coi như mục đích giao tiếp của Chí đã thành công bởi có người ra điều là có người chấp hắn, mà có người chấp hắn nghĩa là hắn ngang hàng với họ, hắn cũng là người. Thế nhưng chửi đến những đứa chết mẹ nào không ra chửi nhau với hắn vẫn không ai ra điều nghĩa là CP không còn đất để tồn tại làm người lương thiện, cả làng VĐ không ai coi Chí là người nữa rồi.

Chỉ đến khi Chí 40 tuổi mới gặp được Thị Nở, ngỡ tưởng rằng từ nay trở đi hơi cháo hành của Thị, tình yêu của Thị, người đàn bà xấu đến ma chê quỉ hờn ấy vĩnh viễn thuộc về CP. Ấy vậy nhưng đời lại cướp đi của Chí đến tận cả hơi cháo hành. Cuộc đời của Chí còn được thể hiện thông qua bà cô của Thị Nở. Dù Chí không gây thù oán gì với bà cô Thị Nở nhưng bà cô ấy vẫn không chấp

nhận Chí Phèo. Điều ấy đồng nghĩa với cả làng VĐ không ai chấp nhận CP làm người lương thiện nữa. Giờ đây trong giờ phút đau khổ này, hơi cháo hành lại xuất hiện như là trêu ngươi, như khoét sâu vào nỗi đau đớn của CP. Từ đó, NC đã phát hiện ra CP cả đời khao khát lương thiện. Rõ ràng, phát hiện ra bản tính lương thiện của con người dưới đáy cùng như CP phải là ngòi bút nhân đạo sâu sắc. Nhà văn phải đứng trong lao khổ lách sâu ngòi bút của mình vào những diễn biến tâm lí vô cùng phúc tạp, tinh vi của người và vật. Có thể khẳng định ngòi bút tâm lí của NC như 1 nhà phẫu thuật tài ba và NC xứng đáng là 1 nhà hiện thực tâm lí

Đối với 1 cô Thị Nở xấu đến ma chê quỉ hờn, NC vẫn nhận ra Thị vẫn còn tình người đó là tình yêu. Chính Thị Nở đung đẩy lại trái tim CP xưa nay vốn lạc điệu. Chính Thị Nở đã mang hơi cháo hành, mang lại lương thiện, mang lại tình yêu cho CP…

Nhắc đến 1 người nghệ sĩ chân chính là phải nhắc đến tính sáng tạo. Nói cách khác, sáng tạo là nguyên tắc để xác định 1 t/p VH là chân chính. Điều này NC hiểu rõ hơn ai hêt. Chẳng thế mà ông đã tuyên ngôn trong t/p “Đời thừa”: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có.” Nhận thức được điều này, ta thấy rất rõ ở đây NC viết CP vô cùng sáng tạo và có lẽ đây cũng là ngòi bút nhân đạo rất mới mẻ của nhà văn NC.

1 trong những yếu tố làm nên giá trị nhân đạo mới mẻ của truyện ngắn “CP” đó là giọng văn Nam Cao khá lạnh lùng. Ngay NV, đứa con tinh thần của mình ông cũng gọi là hắn: “hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi”. Đây là 1 sở trường của Nam Cao. Những đứa con tinh thần trong các t/p của ông thường được gọi là hắn, là y, là thị… Nhưng đằng sau từ hắn ấy, ngòi bút của Nam Cao ứa biết bao nhiêu máu và nước mắt trong từng ngôn

ngữ, từng câu văn. Chính vì vậy, phong cách của Nam Cao được ví như cái

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 11 – BAN CƠ BẢN HỌC KỲ I (Trang 61 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w