Thời kỳ Pháp thuộc

Một phần của tài liệu đề cương ôn tập môn cơ sở văn hóa (Trang 31)

Khởi đầu quá trình tiếp xúc, giao lưu văn hoá phương Tây (Pháp). Đối tượng trực tiếp tiếp xúc là các tầng lớp sĩ phu. Còn ở các làng quê thì ảnh hưởng của sự giao lưu rất ít. Tầng lớp sĩ phu - những người nhạy cảm với văn hoá đương thời, đã phân hoá thành ba thái độ ứng xử

khác nhau:

+ Chống lại sự giao tiếp, chống lại văn hoá phương Tây. + Chấp nhận sự giao tiếp, đầu hàng thực dân về mặt chính trị, cố học lấy chữ Pháp, văn hoá

Pháp để ra làm quan cho chính quyền thuộc địa.

+ Chủ động tích cực giao lưu với văn hoá Pháp để tìm đường giải phóng dân tộc. -Nho giáo tuy được phục hồi làm quốc giáo từ thời nhà Nguyễn nhưng nó đã đến hồi suy tàn, không còn đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa trước ảnh hưởng của VH phương Tây.

-Khởi đầu quá trình thâm nhập của VH phương Tây mà chủ yếu là Pháp và cũng là khởi đầu

thời kì VHVN hội nhập vào nền VH nhân loại.

Thành tựu văn hóa chính

Nét nổi bật ở giai đoạn này là sự khởi đầu tiếp xúc với VH phương Tây đã tạo nên những

biến đổi:

-Văn hóa tinh thần:

+Về tư duy: lối tư duy phân tích của người phương Tây đã bổ sung nhuần nhuyễn cho lối tư

duy tổng hợp truyền thống.

+Ý thức về vai trò cá nhân được nâng cao dần bổ sung vào ý thức cộng đồng. +Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của báo chí, của văn học chữ quốc ngữ gắn với sự xuất hiện những thể loại văn học mới có nguồn gốc phương Tây (tiểu thuyết, thơ mới), những quan điểm nghệ thuật mới (chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực phê phán, phương pháp miêu tả và phân tích tâm lý...). Bối cảnh lịch sử, văn hoá thời này đã thúc đẩy sự phát triển của bộ phận văn học yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược. Đó là các nhà thơ - chí sĩ: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương... Về sau các nhà hoạt động chính trị như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cũng đã dùng ngòi bút của mình tố cáo chế độ thực dân, cổ vũ nhân dân đấu tranh cho độc lập, cho tiến bộ xã hội. Trước Cách mạng tháng Tám, bộ phận nhà văn thuộc chủ nghĩa hiện thực phê phán đã có những tác phẩm phê phán sắc sảo xã hội của chế độ thực dân như: Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Chí Phèo (Nam Cao), Số

đỏ (Vũ Trọng Phụng)...

+Tiếng Pháp đưa vào dạy chính thức ở nhà trường thời Pháp thuộc. Hệ thống chữ quốc ngữ được được sử dụng phổ biến và khi cách mạng thành công trở thành chữ viết chính thức của

nước nhà.

+Hệ tư tưởng dân chủ tự do tư sản truyền bá vào nước ta. Đặc biệt, tư tưởng cách mạng vô sản Mác - Lênin đã được tiếp thu sáng tạo vào Việt Nam qua những trí thức trẻ giàu lòng yêu

nước như Nguyễn Ái Quốc.

-Văn hóa vật chất:

+Quá trình đô thị hóa bắt đầu và ngày càng tác động lớn đến đời sống xã hội, xuất hiện nhiều tầng lớp, giai cấp mới: tư sản, tiểu tư sàn, công nhân, thị dân… +Nhiều công trình kiến trúc mang dáng dấp văn hoá Pháp, tiêu biểu có Đại học quốc gia Hà Nội, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Nhà thờ Đức Bà tại TPHCM, đường sắt, cầu

Long Biên…

+Phát triển về khoa học, cơ sở hạ tầng xã hội: Khoa học xã hội - nhân văn nước ta vốn có một bề dày nhưng còn lẻ tẻ và chưa có hệ thống, nay tiếp thu những phương pháp mới mới trong nghiên cứu. Khoa học tự nhiên kĩ thuật hầu như hoàn toàn mới đã được tiếp thu nhanh. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật như đường quốc lộ, nhà máy điện, khai mỏ, nhà bưu điện,... bắt đầu

xây dựng.

Một số trường trung học, cao đẳng được thành lập như trường Viễn Đông Bác Cổ - Pháp lập tại Hà Nội.

Lĩnh vực văn hóa tổ chức xã hội:

+ Chia nước ta thành 3 xứ (Bắc, Trung, Nam) và nhiều tỉnh nhỏ để trị + Tỉnh trưởng là người Pháp có viên phó và các ty phụ giúp

Cơ cấu xã hội cơ sở: Duy trì tổ chức làng xã, sử dụng bộ máy phong kiến làm việc cho chính quyền thuộc địa

Lĩnh vực giáo dục:

+ Duy trì Nho giáo đến năm 1915 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Mở nhiều viện nghiên cứu như Viện vi trùng học, trường Viễn đông Bắc cổ + Mục đích để đào tạo đội ngũ phục vụ cho nhà nước bảo hộ

Hai đặc trưng cơ bản:

+ Tiếp xúc cưỡng bức và giao lưu văn hóa Việt Pháp + Giao thoa tự nhiên với thế giới

Sự thay đổi của văn hóa Việt: + Chữ quốc ngữ

+ Xuất hiện báo chí và nhà xuất bản nhằm tuyên truyền cho chính quyền thực dân như Gia Định, Công nghiệp, Đăng cổ tùng báo,... Ngoài ra cũng có một số tờ báo tiếng Pháp như L’annam; LeTraval

Thời kỳ hiện đại

Phát triển nghệ thuật chuyên nghiệp

Kế thừa và nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống

Mở rộng giao lưu văn hóa

Câu 9: Những yếu tố thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam được bảo tồn và phát huy như thế nào trong giai đoạn hiện nay.

** Trước hết, cùng nhìn lại về bản sắc. Cái máu thịt, cái cốt lõi trong con người, trong văn hóa Việt Nam, chính là lòng yêu nước nồng nàn, tình đoàn kết keo sơn, sự tương thân tương ái; hài hòa và thân thiết đặc biệt với thiên nhiên, với thế giới bên ngoài. Thiên nhiên đối với người Việt Nam như trong gia đình. Nó biểu hiện ngay cả trong cách nói: Ông Giăng, Dì Gió, Mụ Trời... Nhìn vào một bữa ăn, một tấm khăn thổ cẩm, những bày biện trên bàn thờ... đều thấy đầy ắp thiên nhiên. Nhưng một thiên nhiên tươi đẹp, rực rỡ ấy đã mất đi khá nhiều. Nếu một ngày nào đó, cả Tây Nguyên, Tây Bắc đều hết rừng thì sẽ ra sao? Cho nên giữ rừng, không chỉ để giữ nguồn nước, lá phổi...mà còn giữ cả bản sắc văn hóa. Riêng tôi, mỗi lần nghe câu hát "Làng tôi xanh bóng tre..." lại thót lòng bởi giờ còn rất ít tre trúc và cây xanh trong những làng quê Việt! Một trong những tinh hoa, một tài sản hết sức quý giá của văn hóa dân tộc ta là Tiếng Việt. Tài tình làm sao khi cha ông ta gọi là Tiếng Việt chứ không phải Tiếng Kinh. Tiếng Việt là hồn cốt của cả dải đất hình chữ S, là một yếu tố căn bản làm nên sự thống nhất đất nước. Tiếng Việt cũng như các dạng thức văn hóa khác, không phải nhất thành bất biến, phải luôn có khoảng không, khoảng mở để tiếp nhận những tinh hoa trong quá trình giao thoa tiếp biến văn hóa. Giới trẻ đang làm giàu cho Tiếng Việt, đáng ghi nhận công lao đó; nhưng có một bộ phận không nhỏ đang làm hỏng đi Tiếng Việt. Trong những người làm thô, xấu đi Tiếng Việt có báo chí, nhất là báo mạng. Không những khô khan, thiếu hình ảnh mà còn phá hoại cả từ dùng, ngữ pháp. Lại có cả những ca sĩ, diễn viên... mới vào nghề đã vội vã lấy "nghệ danh" như một người Tây giả. Cùng với việc giữ gìn, làm giàu đẹp Tiếng Việt, phải chú ý giữ gìn, làm giàu đẹp tiếng nói, chữ viết của các dân tộc anh em. Tiếng mẹ đẻ là thiêng liêng! Những tác phẩm của nhà thơ Gam-datốp viết bằng tiếng A-va, hồn A-va, một dân tộc thiểu số thuộc Liên Xô trước đây đã làm lay động cả thế giới. Trong xã hội hiện đại, trước yêu cầu CNH, HĐH đất nước hiện nay, đòi hỏi sự tăng tốc trong phát triển, nhưng không thể phát triển bằng mọi giá. Văn hóa lúc này không chỉ là mục tiêu, động lực mà còn là công cụ hữu hiệu để điều tiết, hạn chế sự phát triển cực đoan. Việc đô thị hóa nông thôn, dời dân cho những công trình lớn, cần được chú ý số một là không gian văn hóa. Câu ca daoAnh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương làm nao lòng người xa xứ ở ý nghĩa biểu tượng của nó: Người ta nhớ, người ta yêu quê hương vì những cái gắn bó muôn đời, vì những cái không nơi nào có...

Cội nguồn cần được vun đắp. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trước hết và mãi mãi là bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí quyết tâm xây dựng đất nước không chỉ giàu mà đẹp, đẹp ở môi trường, ở lẽ công bằng, ở cách ứng xử nhân ái giữa con người và con người. Sức mạnh ở đó, bản sắc ở đó mà sự tiên tiến cũng ở đó.

** Nước ta có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có những sắc thái, bản địa riêng, chúng bổ sung cho nhau làm phong phú nền văn hóa Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc. Điều đó cho chúng ta thấy nền văn hóa nước ta là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc. Vốn văn hóa truyền thống của dân tộc được gìn giữ và phát huy qua nhiều hoạt động văn hóa. Những hoạt động ấy diễn ra thường xuyên, liên tục và trên khắp mọi miền đất nước. Nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống: tuồng, chèo, cải lương, chầu văn, hò Huế... được gìn giữ, được biểu diễn và thu hút nhiều người quan tâm. Những lễ hội vẫn được tổ chức thường xuyên mỗi dịp lễ tết khắp ba miền. Nhiều festival nghệ thuật được tổ chức trong và ngoài nước. Có thêm nhiều tác phẩm có giá trị về đề tài cách mạng và kháng chiến, về công cuộc đổi mới. Nhiều bộ sưu tập công phu từ kho tàng văn hóa dân gian và văn hóa bác học ở Việt Nam qua các thế kỷ được xuất bản, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy những giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của dân tộc ta. Nhiều tác giả có xu hướng khai thác kho tàng văn học dân gian làm chất liệu

cho sáng tác của mình.

Số đông văn nghệ sỹ được rèn luyện và thử thách trong thực tiễn cách mạng có vốn sống, giàu lòng yêu nước, trước những biến động của thời cuộc và những khó khăn của đời sống vẫn giữ được phẩm chất, kiên định quan điểm sáng tác phục vụ nhân dân. Thể chế văn hóa mới giúp đội ngũ này làm tốt vai trò nòng cốt trong việc sáng tạo các giá trị văn hóa mới, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới. Một bộ phận quan trọng trong thiết chế văn hóa, đặc biệt là các bảo tàng gần đây đã có những phương thức hoạt động mới có hiệu quả. Văn hóa, nghệ thuật các dân tộc thiểu số có bước tiến đáng kể. Đội ngũ những nhà văn hóa dân tộc thiểu số phát triển cả về số lượng, chất lượng, có đóng góp quan trọng vào hầu hết các lĩnh vực văn học - nghệ thuật. Bảo vệ di sản văn hóa là một việc làm được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm, vì di sản là vốn quý của dân tộc để lại cho muôn đời sau. Những việc làm thiết thực hướng về cội nguồn, về cách mạng và kháng chiến, tưởng nhớ các anh hùng dân tộc, quý trọng các danh nhân văn hóa, đền ơn đáp nghĩa những người có công, giúp đỡ những người hoạn nạn... trở thành phong trào rộng khắp trong quần chúng. Nó góp phần gìn giữ những di sản văn hóa tinh thần quý báu: lòng yêu nước, nhân ái, khoan dung..., nuôi dưỡng tinh thần, sức sống dẻo dai của người Việt Nam

trong lịch sử để vươn lên.

Các di tích văn hóa lịch sử đang được bảo tồn, tôn tạo để các thế hệ sau có thể sử dụng cảm thụ, thưởng thức nhằm nâng cao hiểu biết về lịch sử dân tộc. Nước ta tự hào được UNESCO công nhận bảy di sản văn hóa thế giới: Di sản văn hóa vật thể: Vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng, Phố cổ Hội An, Cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn. Di sản văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc Cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên. Tháng 11-2006, tuần Hội nghị Cấp cao APEC diễn ra tại Việt Nam. Tuy đây là hội nghị có ý nghĩa kinh tế - chính trị lớn nhưng sự thành công rực rỡ của nó có đóng góp một phần không nhỏ từ bản sắc văn hóa dân tộc. Trong tuần lễ đó, hàng loạt các hoạt động văn hóa lớn được tổ chức: đại tiệc "Di sản văn hóa Việt Nam" chào mừng APEC; khái quát lịch sử dân tộc hình thành qua hiện vật; văn hóa phi vật thể như các chương trình: "Dấu ấn văn hóa Huế", "Tinh hoa Hà Nội"; nhiều hoạt động nghệ thuật phong phú đa dạng: ca trù, hát xẩm, chầu văn, đờn ca tài tử Nam Bộ, ẩm thực các vùng miền. Việt Nam đã khẳng định được mình, để lại ấn tượng tốt đẹp trong con mắt bạn bè quốc tế từ cách giao tiếp, ứng xử cho đến vốn văn hóa riêng phong phú, đậm đà. Những bước tiến mới trong quá trình hội nhập đang đem lại những kết quả tốt đẹp: ngày 11-1-2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO và chủ nhà APEC, được đề cử là ứng cử viên châu Á duy nhất vào ghế không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Đây là sự ghi nhận của quốc tế về vị thế của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI. Nhiều tờ báo trên thế giới đã ca ngợi: Việt Nam không chỉ thể hiện được khả năng kinh tế, tiềm lực chính trị mà còn khẳng định được bản lĩnh,

bản sắc văn hóa dân tộc mình.

thu những tinh hoa của nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ thế giới cùng với việc mở rộng giao lưu quốc tế là cơ hội để chúng ta tiếp thu thành quả trí tuệ của loài người. Từ đó sáng tạo nên một nền văn hóa mới: kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế. Chiếc áo dài truyền thống có những nét cách tân trong kiểu dáng, hoa văn trang trí. Nhiều bài hát, lấy chất liệu từ dân gian nhưng lại được phối theo những thể loại nhạc hiện đại: pop, Hiphop, Rock... tạo nên sự hấp dẫn cho người nghe. Con người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ vẫn giữ được nét giản dị, thuần hậu lại cực kỳ thông minh, nhanh nhẹn, khả năng phán đoán và nắm bắt xã hội hết sức nhạy bén trước nhịp sống phương Tây. Bên cạnh những phong tục đẹp của ngày tết hay những lễ hội truyền thống, người Việt Nam vẫn nô nức tham gia những sinh hoạt văn hóa vốn của phương Tây Câu 10: Nêu những nét văn hóa đặc trưng của vùng văn hóa Tây Bắc, Việt Bắc, Châu Thổ Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ. Những giá trị văn hóa đó có thể khai thác phục vụ mục đích

kinh doanh du lịch

Vùng văn hóa Bắc Bộ

- Văn hóa vật chất

+ Nhà: thường là nhà không chái, hình thức nhà vì kèo phát triển, có quan tâm đến phong thủy (vd: gió không lùa vào nhà, nước không chảy vào nhà)

Kết cấu nhà rộng, thoáng mát

Gian chính giữa bên trong để bàn thờ (Tam Sơn, bình hương, hoa, chân đèn, câu đối, hoành phi…)

Vật liệu: sử dụng vật liệu nhẹ là chủ yếu nhưng cũng tiếp thu kỹ thuật và sử dụng vật liệu bền: xi măng, sắt, thép…

Nhà xây to đẹp, bền chắc và tương xứng với cảnh quan Trồng cây cối quanh nơi cư trú tạo bóng mát cho ngôi nhà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Ẩm thực: cơ cấu bữa ăn của cư dân vung BB cũng giống như bữa ăn của cư dân vùng đất khác gồm: cơm, rau, cá, chủ yếu là các loại cá nước ngọt.

Về mùa đông: thích dùng nhiều thịt và mỡ đẻ giữ nhiệt cho cơ thể, thích ứng với khí hậu lạnh nơi đây.

Một phần của tài liệu đề cương ôn tập môn cơ sở văn hóa (Trang 31)